Hành lan an toàn cầu đường bộ bao nhiêu m năm 2024

Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12thì hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi đất của đường bộ, là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Việc xác định giới hạn hành lang an toàn đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP thì giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các khu vực đường ngoài đô thị, đường đô thị, đường cao tốc ngoài đô thị và đường cao tốc trong đô thị là khác nhau.

Trong đó, giới hạn hàng lang an toàn đường bộ đối với đường ngoài đô thị được xác định dựa trên căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

(1) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

(2) 13 mét đối với đường cấp III;

(3) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

(4) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

Lưu ý: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ sẽ được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12có quy định:

"Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người sử dụng đất có đất thuộc hành lang an toàn đường bộ thì không được xây dựng các công trình khác trên diện tích đất này, trừ một số công trình thiết yếu được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất của người sử dụng đất được gia nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất mà có thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình đã được công bố, cắm mốc thì ghi "Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình... (ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ)"; hoặc ghi "Thửa đất có... m2 đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình..." đối với trường hợp một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.

Do đó: Trường hợp để xác định thửa đất của bạn có thuộc hành lang an toàn đường bộ thì bạn cần phải xác định xem trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp cho bạn đối với diện tích đất trên có ghi nhận thông tin về thửa đất, diện tích đất thuộc hành lang an toàn bảo vệ công trình đường bộ hay không.

Trường hợp nếu diện tích đất trên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để xác định đất có thuộc hành lang an toàn đường bộ hay không thì bạn áp dụng quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP đã trích dẫn trên đây để xác định hoặc liên hệ với Phòng đăng ký đất đai tại địa phương để được cung cấp thông tin.

Trường hợp diện tích đất của bạn thuộc hành lang an toàn đường bộ thì bạn không được xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ hàng lang an toàn đường bộ được trích dẫn trên đây.

Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống trong giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Tùng. Gần đây tôi đang tìm hiểu quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp giúp tôi. Cụ thể là giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống trong giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống trong giao thông đường bộ được quy định tại quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

1. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị

  1. Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên:

- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên;

- 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét.

  1. Theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía:

- 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét;

- 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;

- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;

- 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.

2. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị

  1. Theo chiều dọc cầu được xác định như đối với cầu trên đường ngoài đô thị;
  1. Theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên và các cầu bắc qua sông, kênh, rạch không có hoạt động vận tải đường thủy được tính từ mép ngoài lan can ngoài cùng của cầu ra mỗi bên 07 mét, phần mố cầu lấy như hành lang đường đô thị; đối với phần cầu còn lại, quy định như Điểm b Khoản 1 Điều này.;
  1. Tại các nút giao thông đô thị, các cầu vượt, hầm chui và cầu dành cho người đi bộ qua đường theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hành lang an toàn đối với cống tương ứng với hành lang an toàn đường bộ nơi đặt cống.

Trên đây là nội dung câu trả lời về giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống trong giao thông đường bộ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP.