Quy định về thanh quyết toán công trình xây dựng năm 2024

Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Điều 29 Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:

1. Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

2. Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư.

Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán theo quy định tại Khoản 3 Điều này bị xử lý theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; sản xuất, khai khác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

6. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:

  1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:

- Giao cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

  1. Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

Trên đây là quy định về Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP.

Việc áp dụng quy định pháp luật tương ứng với thời điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Hiện nay, đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng được thực hiện theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo thông tin ông Mạnh cung cấp, Công ty của ông Mạnh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Trong hợp đồng Công ty ký với chủ đầu tư có quy định về điều khoản thanh toán như sau: “Bên A sẽ thanh toán đến 75% giá trị khối lượng từng đợt nghiệm thu cho bên B trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nghiệm thu thanh toán. Phần giữ lại cho mỗi đợt nghiệm thu thanh toán là 25% gồm 15% khấu trừ tạm ứng, 5% chờ phê duyệt quyết toán, 5% bảo hành hạng mục công trình”.

Về vấn đề trên, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.

Hợp đồng xây dựng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.

Các bên thực hiện hợp đồng xây dựng phải trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn nhau và đúng pháp luật, không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Thanh toán hợp đồng xây dựng

Tại Điều 18, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định việc thanh toán như sau:

Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.

Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.

Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quy định khác.

Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận nhưng không quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định cụ thể như sau:

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của bên nhận thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn;

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chuyển đủ giá trị của lần thanh toán cho bên nhận thầu.

Quyết toán hợp đồng xây dựng

Tại Điều 21 Nghị định 48/2010/NĐ-CP quy định: Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;

- Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng;

- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu;

- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng;

- Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 60 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện theo hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh (nếu có); trường hợp hợp đồng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng nhưng không quá 120 ngày.

Trường hợp ông Trần Mạnh hỏi về việc công ty ông là nhà thầu xây dựng ký hợp đồng xây dựng với bên giao thầu xây dựng là chủ đầu tư. Theo luật sư, điều khoản về thanh toán trong hợp đồng đã ký mà ông cung cấp là phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 48/2010/NĐ-CP. Bên giao thầu phải có nghĩa vụ thanh toán cho công ty ông 5% giá trị hợp đồng mà họ còn giữ khi hợp đồng được quyết toán.

Việc quyết toán hợp đồng xây dựng phải tuân thủ quy định tại Điều 21 Nghị định 48/2010/NĐ-CP. Nếu công ty ông Mạnh đã lập hồ sơ quyết toán nộp cho bên giao thầu đúng thời hạn, mà bên giao thầu kéo dài thời gian duyệt quyết toán để chậm thanh toán trả 5% giá trị hợp đồng, thì công ty ông Mạnh có quyền yêu cầu bên giao thầu thực hiện đúng điều khoản thanh toán đã ký.

Hai bên cần thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký kết. Trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thời hạn đề nghị Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm phạm.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Thanh quyết toán công trình xây dựng là gì?

Có thể hiểu thanh quyết toán là tổng kết giá trị cuối cùng của công trình xây dựng đó để chủ thể là bên giao thầu thanh toán cho chủ thể là bên nhận thầu. Chủ thể là bên giao thầu cần xác nhận công trình có đúng với thỏa thuận ban đầu hay không thì mới tiến hành thanh toán.

Ai lập quyết toán hợp đồng xây dựng?

Việc quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về hợp đồng xây dựng (hiện nay là Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015), hướng dẫn hợp đồng xây dựng (trong đó có quyết toán hợp đồng xây dựng) thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Thế nào là quyết toán A

- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm ...

Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng khi nào?

Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.