Hát hết một bài hầu đồng gọi là gì năm 2024

(HBĐT) - Nghi lễ hầu đồng còn gọi là Chầu văn, hát bóng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là một trong 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghi lễ Chầu văn được xếp vào loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, thuộc địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày nay, nghi lễ Chầu văn (hay còn gọi là hầu đồng) được tổ chức, diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc.

Hầu đồng - cuộc dạo chơi của các thần linh

Chầu văn có xuất xứ từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XIX, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việõt Nam. Trong đó, nghi lễ hầu đồng là tiết mục được nhiều người chú ý nhất.

Nghi lễ hầu đồng thường tập trung vào dịp tháng 3 và tháng 8 theo truyền thống “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” hoặc “ngày tiệc” của các Thánh và ngày rằm, mồng 1.

Trước khi hầu đồng, mọi việc phải được chuẩn bị kỹ càng, từ chọn ngày lành, tháng tốt; chọn nơi Đền, Phủ, Điện phù hợp; chọn bốn người hầu dâng; mời con nhang, đệ tử, quan khách; chuẩn bị lễ vật dâng cúng; trang phục, phụ kiện và không kém phần quan trọng là mời cung văn. Mấy ngày trước khi lên đồng, ông, bà Đồng phải kiêng không gần gũi người khác giới; ăn đồ chay, thậm chí nhịn ăn, có trạng thái chay tịnh để giao tiếp với thần linh.

Mở đầu các giá bao giờ cũng phải bắt buộc thỉnh mời Thánh Mẫu với lời lai thỉnh: “Đệ nhất tiên thiên, cung thỉnh mời đệ nhất tiên thiên”.

Tuy nhiên, Thánh Mẫu thường chỉ giáng chứ không nhập đồng tức chỉ “đậu” xuống thân xác ông, bà Đồng mà không nhập vào thân xác, tấm khăn đỏ vẫn được phủ kín (hầu trùm khăn - PV).

Sau các giá giáng đồng của Thánh Mẫu sẽ đến các giá nhập đồng của Thánh Hàng Quan. Đây là quan võ nên nhập đồng thường múa kiếm, long đao với dáng điệu uy nghi, mạnh mẽ sau đó ngồi hút thuốc, uống rượu và nghe cung văn hát bài chầu kể về sự tích, công đức các Quan:

“Sổ hội đồng, một tay Quan biên chép

Số mệnh trần gian,

sinh tử Quan chép biên

Ai mà hiếu thuận thảo hiền,

tu nhân tích đức

Quan lớn chép biên cho thọ trường”.

(Văn chầu Quan Đệ Nhị)

Khi Thánh Quan “xe giá hồi cung”, chiếc khăn đỏ tiếp tục được trùm lên đầu ông, bà Đồng để chuẩn bị hầu đến giá hàng Chầu (Chúa).

Phần lớn Chúa có nguồn gốc là người dân tộc thiểu số nên trang phục rực rỡ sắc màu và nhập đồng thường múa rất nhiều, từ múa quạt, múa xòe, múa chén, múa chèo đò, múa lắc chuông và đặc trưng, phổ biến nhất là múa mồi (mồi là đoạn giấy bản cuộn lại, có tẩm thêm sáp - PV). Theo đó, cung văn đã nhanh chóng chuyển nhạc sang giai điệu rộn ràng, sôi nổi, vui tươi của các bài hát mang đậm bản sắc dân tộc: Mường, Dao, Tày, Nùng…

Sau khi Chúa thăng, đến giá hầu ông Hoàng. Lúc này, ông Đồng thực sự như một nghệ sĩ tài hoa bởi vừa đó thôi ca múa rộn ràng vậy mà giờ đây khi ông Hoàng nhập đồng lại nho nhã, sang trọng đến ngỡ ngàng. Sở dĩ như vậy bởi các ông Hoàng đều là quan văn nên phong thái cũng khác. Tiêu biểu nhất trong giá chầu ông Hoàng là ông Hoàng Mười:

“Trời Nam có Đức Hoàng Mười

Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai

Nền trí dũng bậc nhân tài

Văn thao võ lược tư trời thông minh”.

(Văn chầu Hoàng Mười)

Dấu ấn của giá ông Hoàng là ông Hoàng thường “chấm lính, bắt đồng” cho Thánh Mẫu. ông Hoàng dùng chiếc hèo (hèo là một đoạn gỗ dài tầm 50 cm, đầu có buộc nhạc - PV) ném về phía một người trần nào đó để “chấm đồng, bắt lính”.

Tiếp nối giá ông Hoàng là đến giá hầu các Cô. Nếu như cung văn vừa tạm lắng chỉ còn tiếng nguyệt cầm để ông Hoàng thưởng thơ thì đến giá Cô, lúc này tất cả trống, phách, sáo, nhạc sóc đều được tấu lên rộn ràng. Giá hầu Cô tập trung nhiều hơn vào việc múa hát, ca ngợi vẻ đẹp các Cô. Nổi bật trong giá này là hầu Cô Chín có tài chữa bệnh:

“Sáng linh, chỉ thiên thiên thanh

Sáng linh, chỉ địa địa liệt

Chỉ huyết huyết tan

Chỉ tà tà tẩu

Chỉ bệnh bệnh không”.

(Văn chầu Cô Chín)

Cuối cùng trong một buổi lễ hầu đồng, bao giờ cũng là giá Cậu. Theo quan niệm, các Cậu tuổi đều từ 1 đến 9 nên điệu bộ của ông, bà Đồng lúc này trở nên nghịch ngợm, khỏe khắn với các điệu múa như múa lân, múa sư tử... Khi Cậu thăng cũng là lúc buổi hầu đồng kết thúc.

Giữ gìn những giá trị chuẩn mực của chầu văn, hầu đồng xưa

Thực tế đã cho thấy, hầu đồng, hát chầu văn là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt, mang trong đó những giá trị văn hóa, đạo đức, tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc. Những hoạt động này mang tính nghệ thuật sân khấu đặc sắc. Trong đó, yếu tố tâm linh là sức nặng chủ yếu lôi cuốn khán giả. Trong khi hầu đồng, người được nhập đồng múa các điệu theo tính cách của từng giá đồng, còn ở dưới cung văn tấu lên theo làn điệu chầu văn, lời ca mô tả nhân vật của giá đồng, tả quang cảnh nhân vật xuất hiện, kể sự tích, công đức của các Thánh.

Hát hết một bài hầu đồng gọi là gì năm 2024

Hầu dâng chuẩn bị lễ phục để ông Đồng hóa thân thành Quan Tam Phủ thuộc Thoải Phủ với trang phục màu trắờng. ảnh chụp tại Đền Thác Bờ.

Loại hình nghệ thuật này đòi hỏi công phu vì bao gồm cả ca, vũ, nhạc và lễ; thông qua lời hát, tiếng đàn của cung văn mà hầu đồng mới có thể nhập đồng hiển thánh. Cung văn là những người phải vừa hát giỏi, vừa chơi nhạc khí hay và phải biết nhiều làn điệu để chuyển đổi linh hoạt cho phù hợp từng giá đồng.

Bên cạnh nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, cung văn còn có bộ gõ; thỉnh thoảng cũng có đàn nhị hoặc ống sáo. Nghệ thuật gõ thanh phách, thanh la và nhịp trống trong chầu văn rất tinh tế và độc đáo, đòi hỏi nhạc công phải có trình độ kỹ thuật điêu luyện. Chính vì vậy mà âm nhạc chầu văn mang tính chất sôi nổi, náo động khác hẳn với không khí nhịp điệu lúc trầm lúc bổng của ca trù. Hát văn ngày nay không chỉ bó hẹp trong nghi lễ lên đồng mà còn được coi như hình thức ca nhạc dân gian vui tươi, lành mạnh; đan quyện cả yếu tố tín ngưỡng lẫn văn hóa.

Tuy nhiên, hiện nay còn rất ít những buổi lễ hầu đồng, hát chầu văn được thực hiện tuần tự, đầy đủ và chuẩn về văn hóa truyền thống như trên.