Hậu quả khi đánh giá sai vấn đề năm 2024

thường răn dạy, phải biết “mang ơn, ghi nhớ” khi được quan tâm, giúp đỡ và rằng phải dám “nhận sai, sửa đổi” khi phạm lỗi lầm, khuyết điểm. Nhiều vị vua anh minh trong lịch sử cũng tự hạ mình nhận lỗi khi có sai lầm, thiếu sót trong chính sự; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng thay mặt Đảng, Chính phủ thẳng thắn “nhận sai lầm”, “khuyết điểm” và quyết tâm sửa sai trước Quốc hội và nhân dân về một số thiếu sót trong cải cách ruộng đất, thể hiện sự khiêm tốn, “chí công vô tư”, bản lĩnh của người cộng sản chân chính. Biết nhận sai chính là “tự phê bình và phê bình”, đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn sự trong sạch, niềm tin cho cơ quan, tổ chức, là nét ứng xử văn hóa tốt đẹp trong truyền thống dân tộc.

Tiếc rằng, hiện nay, nhiều người vì danh, lợi mà sẵn sàng “phủi sạch” trách nhiệm, dù sai sót, hậu quả đã rành rành. Khi thiếu liêm sỉ, danh dự, người ta dễ “thờ ơ, vô cảm” trước chính những lỗi lầm của bản thân. Một số cán bộ, đảng viên không những có thói quen giấu giếm, chối bỏ, phủ nhận sai phạm, khuyết điểm, mà khi bị “lộ”, lại còn thiếu thành khẩn, thậm chí sẵn sàng đổ lỗi cho người khác. Chưa hết, nhiều người còn cậy thế, thách thức tổ chức, dư luận, gây mất đoàn kết, bất ổn trong nội bộ, cơ quan, đơn vị.

Ấy vậy là, nét văn hóa “nhận sai” tốt đẹp đó dường như nay vẫn là “của hiếm”!

Nguyên nhân là từ đâu? Trong một số cơ quan, đơn vị, cấp dưới thường có thái độ e dè, ngại va chạm với cấp trên, nhiều khi thấy lãnh đạo làm sai cũng không dám can ngăn, sợ bị hiểu lầm là “chống đối”, nên “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”(1), sợ ảnh hưởng tới lợi ích bản thân. Một số người khi ở cương vị lãnh đạo, quản lý, mỗi khi ra quyết định thường có xu hướng cho rằng, ý kiến của mình là nhất, từ đó, áp đặt mọi người phải làm theo ý mình, không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác. Kể cả khi biết sai, họ cũng không dám nhận sai, vì lo sợ trách nhiệm hay sợ bị đánh giá yếu kém.

“Nhân vô thập toàn”, con người ta không ai hoàn hảo, không có khiếm khuyết, sai lầm. Điều quan trọng là thái độ ứng xử của bản thân trước những những khuyết điểm, sai lầm ấy, biết thực tâm nhận lỗi, sửa sai đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm.

Để có được đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, có lẽ trong mỗi người cán bộ, đảng viên không thể thiếu được một phẩm chất, đó là “dám nhận sai”. Nhận sai để mạnh mẽ đứng lên làm cho đúng! Khi đó dân mới tin và tổ chức đảng, chính quyền mới thêm mạnh, thêm vững./.

-----

(1) Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 30-10-2016, của Ban Chấp hành Trung ương, “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện

Trong doanh nghiệp, hoạt động đánh giá nhân viên thường kỳ là cơ sở để xem xét việc điều chỉnh mức lương cùng những đãi ngộ khác. Bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt, sai lầm mắc phải khi đánh giá nhân viên cũng đáng báo động ở rất nhiều doanh nghiệp. Những sai lầm ấy gây hậu quả nghiêm trọng:

Hậu quả khi đánh giá sai vấn đề năm 2024

  • Hình thành tư tưởng tị nạnh, đố kỵ trong nội bộ doanh nghiệp
  • Không giữ chân được những nhân sự làm tốt, tỷ lệ biến động nhân sự cao
  • Không cải tiến được năng suất nhân viên do đánh giá sai thực tế, từ đây khiến doanh nghiệp sử dụng nguồn lực kém hiệu quả

Hậu quả khi đánh giá sai vấn đề năm 2024

\>> TOP 5 phần mềm đánh giá nhân viên free tốt nhất 2021

Sau đây là những sai làm nhà quản lý cũng như doanh nghiệp nói chung cần tránh khi đánh giá nhân sự:

Đánh giá theo cảm quan ban đầu mà không nhìn vào quá trình làm việc gần đây

Nhiều nhà quản lý có cách đánh giá nhân viên phiến diện, dựa vào cảm quan, nhìn nhận ban đầu khi tiếp xúc với nhân viên (thường là khi tuyển dụng hoặc từ kỳ đánh giá trước) mà không đánh giá quá trình làm việc gần đây của họ. Việc này dẫn đến 2 khả năng:

  • Nhân viên có nỗ lực trong công việc nhưng không được ghi nhận
  • Nhân viên được sếp cho rằng có khả năng làm việc tốt nhưng thực tế lại phản ánh hiệu quả công việc thấp, không đạt kỳ vọng (KPI, OKRs…)

Đánh giá tốt hơn cho những nhân viên giống mình

Những nhà quản lý hay nhân viên được giao nhiệm vụ đánh giá nhân sự thường có xu hướng đánh giá cao người giống mình. Nhà quản lý cho rằng đây là điểm tốt, nhưng thực tế cần xem xét dựa vào năng lực, vị trí làm việc của nhân viên. Một người làm công việc sáng tạo cần có tiêu chí đánh giá khác với một nhà quản lý. Nếu ai cùng giống mình, liệu rằng doanh nghiệp có thể sáng tạo, đột phá mới không?

Đọc thêm: \>> Cách quản lý nhân viên yếu kém để nâng cao năng lực \>> Quản trị nhân sự tác động như thế nào tới sự tăng trưởng doanh nghiệp? \>> Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự: thay đổi nhỏ mang lại lợi ích lớn

Không thiết lập tiêu chí đánh giá nhân viên cho từng vị trí công việc

Nếu mắc phải sai lầm này, nhà quản lý đang mắc lỗi cơ bản nhất cần tránh khi thực hiện đánh giá nhân sự định kỳ. Trước khi tiến hành đánh giá, cần lập các tiêu chí đánh giá riêng cho mỗi vị trí công việc, bên cạnh những tiêu chí chung như việc thực hiện quy định, ý thức làm việc…

Chẳng hạn:

  • Vị trí nhân viên kinh doanh cần đánh giá việc am hiểu sản phẩm dịch vụ, doanh số đạt được, số lượng khách hàng tiềm năng tìm kiếm được/đơn hàng…
  • Vị trí thiết kế cần đánh giá số lượng thiết kế trong kỳ, thời gian hoàn thành trung bình mỗi thiết kế, tỷ lệ nhân sự/khách hàng hài lòng, đánh giá cao về sản phẩm thiết kế….

Quá nghiêm khắc với nhân viên

Tư tưởng nghiêm khắc với nhân viên như trước đây đã không còn phù hợp. Khi đánh giá nhân viên, nhiều nhà quản lý vẫn quá nghiêm khắc, cứng nhắc chăm chăm vào những tiêu chí được đặt ra và đòi hỏi nhân viên hoàn hảo. Điều này dễ dẫn đến tâm lý sợ sệt, thậm chí là mẫu thuẫn giữa nhà quản lý và nhân viên.

Đọc thêm: \>> Phần mềm quản lý công việc giúp tối ưu năng suất nhân viên \>> 6 sai lầm phổ biến trong quản lý tiến độ tại doanh nghiệp

Hiệu ứng tương phản khi đánh giá nhân sự

Đây là hiệu ứng so sánh nhân viên với một nhân viên tốt hơn, dựa vào một nhân viên xuất sắc để đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ, năng lực của người được đánh giá. Điều này dẫn đến các trường hợp:

  • Không đánh giá công bằng với nỗ lực của nhân viên, những người được đánh giá sẽ chỉ nằm trong các mức độ chung như khá, trung bình, giỏi
  • Chỉ chăm chăm so sánh trên những khía cạnh được khai thác giống với người đặt làm tiêu chuẩn, khó phát hiện ra được những ưu điểm của người khác

Lỗi định kiến

Nhà quản lý mắc lỗi định kiến khiến việc nhận định nhân viên theo những thành kiến không đúng. Chẳng hạn, sếp thường có định kiến với nhân sự về sự khác nhau có tính cá nhân sư giới tính, quê quán, tuổi tác… Chẳng hạn, một số công ty đánh giá các nhân viên có ít năm kinh nghiệm không có năng lực bằng những nhân viên gạo cội. Đây là sai lầm, cần đánh giá nhân viên dựa trên hiệu quả công việc thay vì số năm công tác.

Không trao đổi trực tiếp với nhân viên

Hậu quả khi đánh giá sai vấn đề năm 2024

Nhiều doanh nghiệp thực hiện đánh giá nhân sự trong thầm lặng, đến kỳ review lương, thưởng thì nhân sự mới được biết đến kỳ đánh giá. Điều này dẫn đến việc: nhân sự không biết mình làm tốt hay không để cải thiện, cố gắng.

Trên đây là những sai lầm mắc phải khi đánh giá nhân viên. Nếu công ty bạn chuẩn bị cho một kỳ đánh giá nhân sự sắp tới, hãy ghi nhớ những sai lầm này để không mắc phải nhé.