Hãy xác định phong cách và thể thơ của đoạn thơ dặn con

Đọc hiểu Dặn con - Đề số 1

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

[Trần Nhuận Minh]

1. Xác địnhphương thức biểu đạttrong văn bản trên ?

2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?

3. Nêu tác dụng củabiện pháp tu từđiệp cấu trúc “Con không…” ?

4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:

“Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào?”

5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?


Hướng dẫn:

1.Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự.

2.“Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.
Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống.

3.Tác dụng:

+ Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.

+ Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ

4.Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.

5.Bài học rút ra: Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Answers [ ]

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU

    1.

    Nghị luận

    Thể loại: Thơ 6 chữ

    2, Người bố dặn con hãy cho người ăn xin, không được hỏi là quê hương của người hành khất ở đâu, phải dạy con chó không được cắn người ăn xin.

    3,

    Người cha dặn con như vậy vì muốn con có thể đồng cảm cho những điều khó nói về hoàn cảnh xuất thân dẫn đến tình cảnh nghèo khó như vậy của người ăn xin

    4,

    Những lời khuyên của người cha đã giúp em có thêm sự đồng cảm với những người có cuộc sống khó khăn, để có thể trao đi yêu thương và sống tử tế với những người xung quanh mình hơn nữa.

    PHẦN LÀM VĂN

    1,

    Trong cuộc sống, sự đồng cảm của con người với nhau là sợi dây liên kết bền chặt để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. Thật vậy, sự đồng cảm được thể hiện bằng sự thấu hiểu, tôn trọng và đồng điệu về mặt cảm xúc, tâm hồn. Khi con người có thể đặt mình vào vị trí của những người xung quanh để thấu hiểu, tôn trọng và đồng cảm, ta sẽ hiểu được tâm tư, tình cảm, thái độ và hành động của người khác. Nhờ vậy, ta sẽ càng thêm thân thiết và hiểu thấu được người mà chúng ta yêu thương và trân trọng hơn. Từ đó, ta có thể giúp đỡ họ nếu cần thiết, cũng như đối xử với họ bằng thái độ yêu thương và nhân văn hơn nhiều. Sự đồng cảm là sợi dây gắn kết con người với nhau, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp của con người. Sự đồng cảm là thứ không thể thiếu trong những mối quan hệ tốt đẹp, lâu bền và tốt đẹp. Nhờ có sự đồng cảm mà con người chạm đến trái tim nhau, giúp đỡ nhau và đồng hành cùng nhau vượt qua những thử thách, gian khó trong cuộc sống. Tóm lại, sự đồng cảm là vũ khí tinh thần của con người để cùng nhau vượt qua những khó khăn, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp hơn.

    2,

    A, MB

    – GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân [1910-1987] sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành một trong cây bút tiêu biểu xuất sắc của nền văn học mới. Những tác phẩm chính của ông bao gồm: “Vang bóng một thời [1940], Tùy bút sông Đà [1960], Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi [1972]”,… Về phong cách nghệ thuật, trước cách mạng tháng tám, các tác phẩm của ông thể hiện sự ngông vô cùng thú vị và tài hoa. Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông hướng về những người lao động bình thường bằng giọng văn thấm đẫm tình cảm. Ngôn từ trong văn của Nguyễn Tuân luôn độc đáo, mới lạ.

    – GIỚI THIỆU tác phẩm: Truyện ngắn “Người lái đò sông Đà” là tùy bút xuất sắc của ông được in trong tập Sông Đà [1960]. Tác phẩm là thành quả thu được trong chuyến đi gian khổ tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi của tác giả.

    – Hình ảnh của những người lái đò sông Đà đã được tác giả miêu tả ở hai lần khác nhau. Ở mỗi lần, vẻ đẹp của những người lái đò sông Đà bình dị đều được khắc họa với một vẻ đẹp khác nhau. Đó là hai đoạn “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và ” Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh… cũng chả thấy ai bàn thêm một lời naò về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.

    B, TB

    1, Hình ảnh của những người lái đò dũng cảm, tài hoa và hiên ngang trong lúc lái đò.

    – Ở lần miêu tả này, tác giả đã thành công miêu tả hình ảnh của người lái đò sông Đà trên hành trình đi trên sông Đà của mình

    – Chi tiết “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở” tái hiện hình ảnh của người lái đò tựa như một chiến binh tài giỏi, dũng mãnh và tài hoa đứng trước sự uy hiếp mạnh mẽ và kinh hoàng từ nước và đá hiểm trở của sông Đà.

    – Đồng thời, ta cũng thấy được khả năng sử dụng ngôn ngữ tài hoa đắc địa của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông dùng những từ ngữ thuộc trường từ vựng chiến đấu để có thể tái hiện cuộc vượt sông Đà tựa như một cuộc chiến thực sự.

    2, Hình ảnh của những người lái đò bình dị trong đời sống

    – Sau cuộc hành trình dài và đầy rẫy những khó khăn, chắc hẳn đối với những người lần đầu trải nghiệm ngồi thuyền như tác giả chắc chắn sẽ được một phen kinh hãi và kinh hoàng bạt vía trước sự hiểm trở và hiểm nguy của địa hình đá và nước của sông Đà

    – Thế nhưng, đối với những người lái đò, ta thấy họ hiện lên sau cuộc lái đò với dáng vẻ bình thường và thoải mái.

    – Vì đó là công việc hàng ngày của họ, họ đối mặt với sự hiểm nguy hàng ngày đến từ nước và đá của sông Đà nên đối với họ, công việc đó là một công việc bình thường. Vì thế, họ chẳng cảm thấy tự hào hay có những cảm xúc quá đặc biệt sau những chuyến trở về từ “cửa tử” của mình.

    – Từ đó, hình ảnh của những người lái đò hiện lên với vẻ đẹp lao động bình dị, tốt đẹp, chất phác, vừa phi thường vừa giản dị, mộc mạc.

    C, KB

    Tóm lại, ở hai đoạn văn, hình ảnh của người lái đò sông Đà đã được hiện lên với hai trạng thái khác nhau. Dù ở trạng thái nào thì họ cũng toát lên vẻ đẹp chân thực, tài hoa, phi thường. Từ đó, ta cũng thấy được sự tài hoa trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân.

    BÀI LÀM

    Nguyễn Tuân [1910-1987] sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành một trong cây bút tiêu biểu xuất sắc của nền văn học mới. Những tác phẩm chính của ông bao gồm: “Vang bóng một thời [1940], Tùy bút sông Đà [1960], Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi [1972]”,… Về phong cách nghệ thuật, trước cách mạng tháng tám, các tác phẩm của ông thể hiện sự ngông vô cùng thú vị và tài hoa. Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông hướng về những người lao động bình thường bằng giọng văn thấm đẫm tình cảm. Ngôn từ trong văn của Nguyễn Tuân luôn độc đáo, mới lạ. Truyện ngắn “Người lái đò sông Đà” là tùy bút xuất sắc của ông được in trong tập Sông Đà [1960]. Tác phẩm là thành quả thu được trong chuyến đi gian khổ tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi của tác giả. Hình ảnh của những người lái đò sông Đà đã được tác giả miêu tả ở hai lần khác nhau. Ở mỗi lần, vẻ đẹp của những người lái đò sông Đà bình dị đều được khắc họa với một vẻ đẹp khác nhau. Đó là hai đoạn “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và ” Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh… cũng chả thấy ai bàn thêm một lời naò về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.

    Ở đoạn văn thứ nhất, người đọc thấy được hình ảnh của những người lái đò dũng cảm, tài hoa và hiên ngang trong lúc lái đò. Ở lần miêu tả này, tác giả đã thành công miêu tả hình ảnh của người lái đò sông Đà trên hành trình đi trên sông Đà của mình. Chi tiết “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở” tái hiện hình ảnh của người lái đò tựa như một chiến binh tài giỏi, dũng mãnh và tài hoa đứng trước sự uy hiếp mạnh mẽ và kinh hoàng từ nước và đá hiểm trở của sông Đà. Đồng thời, ta cũng thấy được khả năng sử dụng ngôn ngữ tài hoa đắc địa của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông dùng những từ ngữ thuộc trường từ vựng chiến đấu để có thể tái hiện cuộc vượt sông Đà tựa như một cuộc chiến thực sự.

    Ở đoạn văn thứ hai, ta thấy được hình ảnh của những người lái đò bình dị trong đời sống. Sau cuộc hành trình dài và đầy rẫy những khó khăn, chắc hẳn đối với những người lần đầu trải nghiệm ngồi thuyền như tác giả chắc chắn sẽ được một phen kinh hãi và kinh hoàng bạt vía trước sự hiểm trở và hiểm nguy của địa hình đá và nước của sông Đà. Thế nhưng, đối với những người lái đò, ta thấy họ hiện lên sau cuộc lái đò với dáng vẻ bình thường và thoải mái. Vì đó là công việc hàng ngày của họ, họ đối mặt với sự hiểm nguy hàng ngày đến từ nước và đá của sông Đà nên đối với họ, công việc đó là một công việc bình thường. Vì thế, họ chẳng cảm thấy tự hào hay có những cảm xúc quá đặc biệt sau những chuyến trở về từ “cửa tử” của mình. Từ đó, hình ảnh của những người lái đò hiện lên với vẻ đẹp lao động bình dị, tốt đẹp, chất phác, vừa phi thường vừa giản dị, mộc mạc.

    Tóm lại, ở hai đoạn văn, hình ảnh của người lái đò sông Đà đã được hiện lên với hai trạng thái khác nhau. Dù ở trạng thái nào thì họ cũng toát lên vẻ đẹp chân thực, tài hoa, phi thường. Từ đó, ta cũng thấy được sự tài hoa trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Hà Huy Tập, Nghệ An

Bài viết liên quan

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT thị xã Quảng Trị [Lần 1]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc [Lần 1]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh [Lần 4]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Phú – Yên Lạc, Vĩnh Phúc [Lần 6]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên [Lần 2]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị [Lần 2]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh [Lần 2]

Bài viết cùng chuyên mục

  • Đề thi thử Văn THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An lần 3

  • Đề thi thử môn Văn trường THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh lần 1–2018

  • Đề thi thử THPT QG 2018 môn Văn trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai

  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Chuyên ĐH SPHN – lần 3

  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn Trường THPT Chuyên ĐH Vinh năm 2018

  • Đề thi thử môn Văn 2018 THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc lần 1

  • Đề thi thử môn Văn 2018 THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc lần 3

  • Đề thi thử Ngữ Văn năm 2018 THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc lần 3

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THCS – THPT Đông Du, Đắk Lắk [Lần 3]

Bài viết liên quan

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT thị xã Quảng Trị [Lần 1]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc [Lần 1]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh [Lần 4]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Phú – Yên Lạc, Vĩnh Phúc [Lần 6]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên [Lần 2]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị [Lần 2]

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh

  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh [Lần 2]

Bài viết cùng chuyên mục

  • Đề thi thử Văn THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An lần 3

  • Đề thi thử môn Văn trường THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh lần 1–2018

  • Đề thi thử THPT QG 2018 môn Văn trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai

  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Chuyên ĐH SPHN – lần 3

  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn Trường THPT Chuyên ĐH Vinh năm 2018

  • Đề thi thử môn Văn 2018 THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc lần 1

  • Đề thi thử môn Văn 2018 THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc lần 3

  • Đề thi thử Ngữ Văn năm 2018 THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc lần 3

Đọc hiểu - Đề số 34 - THPT

Đề bài

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

DẶN CON

[Trần Nhuận Minh]

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

Câu 1. Hãy cho biết thể thơ và cách gieo vền của bài thơ.

Câu 2. Ý nghĩa của cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” ở câu thơ mở đầu?

Câu 3. Việc lặp lại: “Con không…Con không…” ở khổ 1,2 thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình”

Câu 4. Hãy thử lí giải tại sao người cha lại dặn con: Con không bao giờ được hỏi: Quê hương họ ở nơi nào.

Câu 5. Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Câu 6. Đọc bài thơ này, anh/chị có liên tưởng đến bài thơ nào đã học? Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 5 dòng] bàn về những lời dạy quý giá của cha.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Thể thơ: Tự do. Gieo vần chân.

Câu 2.

Cách gọi“hành khất”mà không phải“ăn mày”thể hiện thái độ tôn trọng của người cha với những người bị“giời đày”chẳng may phải xin ăn trên phố, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. Qua cách gọi ấy người cha cũng muốn con mình nhận ra nên có thái độ hành xử như thế nào cho đúng với những người cơ cực, khổ nghèo.

Câu 3.

Việc lặp lại“Con không…Con không…”ở khổ 1,2là những câu khẳng định có ý nghĩa mệnh lệnh thể hiện thái độ nghiêm khắc căn dặn con của nhân vật trữ tình. Người cha muốn khắc sâu trong con những điều tuyệt đối không được làm khi gặp những người hành khất tránh gây nên sự tổn thương về tinh thần cho họ.

Câu 4.

Nguyên nhân khiến người ha dặn dò con:Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào.

+ Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có họ hàng, làng xóm,…Ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết mong nhớ.

+ Những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.

⟹ Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.

Câu 5.

Những lời chia sẻ trong khổ cuối là lời dặn dò vô cùng ý nghĩa của người cha dành cho con:

+Mình tạm gọi là no ấm/Ai biết cơ trời vần xoay: Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn“vần xoay”biến đổi…

+Lòng tốt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này:Con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.

⟹ Người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

Câu 6.

Bài thơ gợi nhớ đến bài“Nói với con”của Y Phương.

Đoạn văn cần kết cấu rõ ràng, mạch lạc, tập trung bàn về những lời dạy của cha: Nội dung những lời dạy, ý nghĩa của những lời dạy

Loigiaihay.com

  • Đọc hiểu - Đề số 35 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 35, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Đọc hiểu - Đề số 36 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 36, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Đọc hiểu - Đề số 37 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 37, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Đọc hiểu - Đề số 38 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 38, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Đọc hiểu - Đề số 39 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 39, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

  • Một số phương tiện và phép liên kết trong văn bản

    Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết. Có các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.

  • Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

    Có 6 thao tác lập luận: 1/ Thao tác lập luận giải thích, 2/ Thao tác lập luận phân tích, 3/ Thao tác lập luận chứng minh, 4/ Thao tác lập luận so sánh, 5/ Thao tác lập luận bình luận, 6/ Thao tác lập luận bác bỏ

  • Các phương thức biểu đạt trong văn bản

    Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.

  • Đọc hiểu - Đề số 7 - THPT

    Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 7, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

Video liên quan

Chủ Đề