Hệ thống báo cháy khách sạn hoạt động khi nào năm 2024

Giống như những công trình khác, khách sạn, nhà nghỉ luôn cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về tính mạng của mọi người bằng cách trang bị, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. Vậy quy định cụ thể của công tác PCCC tại khách sạn, nhà nghỉ là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tại phụ lục III Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về danh mục các cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan Quản lý an toàn Phòng cháy và Chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước, trong và sau khi đưa vào sử dụng. Trong đó, các nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn, nhà đa năng, trụ sở làm việc của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác cũng nằm trong danh mục những cơ sở này.

Hệ thống báo cháy khách sạn hoạt động khi nào năm 2024

Đồng thời, theo quy định tại phụ lục I của Nghị định 79/2014/NĐ-CP, nhà nghỉ, khách sạn cũng thuộc danh mục thuộc diện quản lý phòng cháy chữa cháy và là cơ sở có nguy hiểm về sự cố cháy, nổ. Vì vậy, các nhà nghỉ và khách sạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trước khi đi vào hoạt động kinh doanh.

Đối với cơ sở có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000 m3 trở lên nhưng không quá 9 tầng hoặc 25m

Khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ của cơ quan, tổ chức (bao gồm cơ sở kinh doanh khách sạn) nêu rõ:

Hệ thống báo cháy khách sạn hoạt động khi nào năm 2024

– Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn hoặc sơ đồ cũng như những quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

– Phải đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy các hệ thống điện, chống tĩnh điện, hệ thống chống sét, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt…

– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện kinh doanh, đặc điểm của cơ sở.

– Phải có đội ngũ hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và được bố trí thường trực để sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

– Có phương án chữa cháy, thoát nạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.

– Có hệ thống cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc phục vụ ngăn cháy, thiết bị cảnh báo cháy nhanh; phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác; phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có hồ sơ theo dõi, quản lý các hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của Bộ Công an.

Đối với cơ sở có chiều cao dưới 5 tầng hoặc khối tích dưới 5000m3

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định: Các cơ sở này phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

Đối với cơ sở có chiều cao trên 9 tầng hoặc từ 25m trở lên

Đối với các cơ sở trong diện này, thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này, còn phải thực hiện thêm một số điều kiện sau:

Hệ thống báo cháy khách sạn hoạt động khi nào năm 2024

– Kết cấu xây dựng của cơ sở phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của cơ sở, theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

– Các vách ngăn, tường và trần của đường thoát nạn, lối thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người, tuyệt đối không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm hay cách nhiệt và các vật liệu dễ cháy.

Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước, trong nhiều hình thức khác nhau, đã tồn tại trong nhiều năm. Mặc dù ít thay đổi về căn bản trong thời đại kỹ thuật, nhưng theo thời gian, đặc điểm thiết kế & độ tin cậy của nó đã được nâng cao một cách lớn lao.

Chính Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước đã chứng minh hùng hồn vai trò của nó trong việc bảo vệ hữu hiệu tài sản và sinh mạng con người trong hàng triệu trường hợp hỏa hoạn trên khắp thế giới. Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước thường là lựa chọn tự nhiên của những hiện trường nhỏ, hoặc những nơi mà ngân sách có giới hạn.

Trong Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước, tính chất 'thông minh' của hệ thống chỉ tập trung vào tủ điều khiển hệ thống báo cháy (control panel), nơi nhận những tín hiệu tạo ra bởi những đầu báo cháy hoặc công tắc khẩn loại qui ước, và rồi, tới lượt nó, tủ điều khiển lại truyền tín hiệu đến các thiết bị báo động khác.

Những đầu báo cháy qui ước thường được nối kết với tủ điều khiển bằng những mạch dây, mỗi mạch dây bảo vệ một khu vực của hiện trường.

Đầu báo cháy hiển thị 2 trạng thái: trạng thái bình thường và trạng thái báo động.

Thông thường, tủ điều khiển được chia thành nhiều zone (mạch zone 1, 2, 3, 4, ..., 8 v.v..) và 2 mạch chuông riêng biệt.

SƠ ĐỒ MẪU HỆ THỐNG BÁO CHÁY QUI ƯỚC

Hệ thống báo cháy khách sạn hoạt động khi nào năm 2024

Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy:

*Control Panel: Trung tâm điều khiển hệ thống. Nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật, nó báo cho biết nơi nào đã xảy ra sự cố, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp đối phó thích hợp. Control Panel nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn, ...) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa phóng thanh, đèn báo cháy,...) Nhiều thiết bị khởi báo có thể nối chung vào một mạch dây. Mỗi mạch dây chạy về tủ trung tâm gọi là một zone.

*Annunciator (Bộ Hiển Thị Phụ): Tại những hiện trường rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông tin báo cháy cần thông báo tại hơn một vị trí, thì dùng annunciator như là một thiết bị hiển thị bổ sung. Control Panel là nơi hiển thị thứ nhất. Annunciator là nơi hiển thị thứ hai. Có thể nối kết cùng lúc nhiều annunciator.

*Đầu Báo Khói: Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu sẽ có khói xuất hiện như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra. Khói phát ra từ nguồn cháy, bay lên cao, xâm nhập vào bầu cảm ứng của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy. Đầu báo khói phổ biến hiện nay là đầu báo khói quang điện (photoelectric), spot hoặc beam.

*Đầu Báo Nhiệt: Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra. Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phân cảm nhiệt của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy. Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng. Đầu báo nhiệt cố định kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đã được xác định trước, thí dụ 580C, 680C, 1080C chẳng hạn. Còn đầu báo nhiệt gia tăng thì kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó đột ngột tăng lên bất thường trong một khoảng thời gian ngắn; thí dụ tăng đột ngột 60C/phút, 80C/phút.

*Đầu Báo Lửa: Phát hiện tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó rất nhạy cảm với tia lửa, thường được dùng tại những môi trường vô cùng nhạy cảm, dễ bắt lửa, thí dụ như kho chứa xăng dầu.

*Công Tắc Khẩn: Nếu những thiết bị khởi báo trên là loại thiết bị kích hoạt tự động, thì công tắc khẩn là loại thiết bị kích hoạt thủ công. Nói cách khác, con người có thể chủ động kích hoạt tín hiệu báo cháy bằng cách tác động vào thiết bị này mỗi khi chính mình tận mắt phát hiện cháy trước khi các thiết bị báo cháy khởi kích.

*Chuông/Còi/Loa Phóng Thanh/Đèn Báo Cháy: Thông báo sự cố cháy cho những người đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hưởng biết, để tìm lối thoát hiểm.

II. Hệ Thống Báo Cháy Địa Chỉ

Hệ Thống Báo Cháy Có Địa Chỉ khác với Hệ Thống Báo Cháy Qui Ước ở phương pháp xử lý tín hiệu, có tốc độ nhận dạng linh hoạt hơn, thông minh hơn, và phạm vi kiểm soát lớn hơn.

Nó kết hợp kỹ thuật vi tính và kỹ thuật truyền dữ liệu hiện đại để giám sát và điều khiển hệ thống - xứng đáng là một hệ thống thông minh, được chọn áp dụng ở qui mô vừa hoặc lớn, hoặc cho những hiện trường phức tạp.

Trong một hệ thống báo cháy analog có địa chỉ, những đầu báo cháy nối kết nhau, được chạy thành loop chung quanh hiện trường, mỗi đầu báo có một địa chỉ riêng. Hệ thống có thể có một hoặc nhiều loop, tùy kích cỡ hệ thống và yêu cầu thiết kế.

Tủ điều khiển liên lạc với từng đầu báo một cách độc lập, và liên tục nhận báo cáo về trạng thái hoạt động của đầu báo: trạng thái bình thường, trạng thái báo động, hoặc trạng thái lỗi kỹ thuật.

Vì mỗi đầu báo có một địa chỉ độc lập, nên tủ điều khiển báo cháy có thể hiển thị chính xác vị trí của thiết bị có vấn đề, nhờ đó nhanh chóng định vị sự cố liên quan.

Bên trong đầu báo địa chỉ, tự nó có những bộ phận 'thông minh' có khả năng dự báo 'phòng xa', trước khi báo tình trạng cháy thật hoặc trouble thật xảy ra, chẳng hạn nó truyền tín hiệu báo cho biết đầu báo có nhiều bụi bặm bám ở mưc độ đã được xác định trước.

Đầu báo có địa chỉ cũng truyền tín hiệu cảnh báo sớm khi phát hiện khói/nhiệt ở mức đã được lập trình trước...

Khí nào hệ thống báo cháy hoạt động?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháyKhi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.

Hệ thống cảnh báo cháy rừng hoạt động như thế nào?

Hệ thống cảnh báo cháy rừng hoạt động 24/24 giờ và truyền hình ảnh về màn hình lớn đặt tại Chi cục Kiểm lâm hoặc qua điện thoại thông minh, máy tính bảng của từng cán bộ kiểm lâm có kết nối internet.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy tự độngỞ chế độ thường trực giám sát mà có tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị thì trung tâm báo cháy sẽ phát ra tín hiệu báo lỗi hoặc không có tín hiệu hiển thị trên màn hình. Khi khắc phục lỗi chế độ sự cố kết thúc và chuyển sang chế độ thường trực.

Cơ sở khách sạn từ báo nhiêu tầng thì không cần xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy lối thoát hiểm hệ thống cấp nước và hệ thống báo cháy được?

* Quy định phòng cháy chữa cháy với nhà nghỉ, khách sạn có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3trở lên nhưng không quá 9 tầng hoặc 25m.