Hiệp định thương mại Việt-Mỹ tiếng Anh

Call Number: Bản Unknown Bản Unknown
382.959 H428đ
Sẵn sàng  Đặt mượn
Sẵn sàng  Đặt mượn

Sau BTA - Việt Nam tự tin hội nhập quốc tế

Ngày 13.7.2000, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ [BTA].

Nếu không đạt được BTA, Việt Nam sẽ khó có cửa gia nhập WTO, một tổ chức mà luật chơi do Mỹ định hình và dẫn dắt. 

Khi đó, Mỹ gửi bản dự thảo Hiệp định Thương mại song phương. “Luật chơi” được Hoa Kỳ vạch rất rõ: Các điều khoản sẽ được đàm phán trên cơ sở các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO]. Do đó, việc đàm phán thành công bản hiệp định này có một ý nghĩa quan trọng với Việt Nam, như một cuộc tập dượt thử sức trước khi bước vào sân chơi lớn toàn cầu là WTO. 

“Hiệp định BTA chính là nền tảng tốt giúp Việt Nam tự tin hơn trong công cuộc hội nhập quốc tế. Việt Nam chỉnh sửa, thay đổi hàng chục Luật, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ. Sau BTA, Việt Nam tự tin đẩy mạnh hội nhập sâu rộng, gắn cam kết quốc tế với cải cách trong nước, đặc biệt là cải cách thể chế kinh tế” - TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM, nhận định. 

BTA thúc đẩy một quá trình để Việt Nam từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử để hội nhập vào kinh tế thế giới. 

Và kết quả vượt mong đợi

“Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ 1 tỉ USD vào năm 2000 đã tăng lên 10 tỉ USD vào năm 2007, chủ yếu nhờ tác động của việc ký kết BTA. Sau năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng cao một phần do sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để tận dụng lợi thế nhân công rẻ do chi phí nhân công Trung Quốc tăng lên, và những doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu hướng ra xuất khẩu” - GS. David Dapice, chuyên gia hàng đầu về kinh tế Đông Nam Á tại Trường Quản lý Nhà nước John F Kennedy, Đại học Harvard, cho biết.

Năm 2020, dù xuất khẩu sang nhiều thị trường chịu ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19 nhưng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn đạt 90,8 tỉ USD, tăng 19,8% so với năm 2019; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 77,1 tỉ USD, tăng 25,7% so với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ khoảng 13,7 tỉ USD, giảm 5%, xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ ghi nhận 63,4 tỉ USD.

Đáng lưu ý, thương mại song phương tiếp tục được duy trì trong 7 tháng năm 2021 khi Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,7 tỉ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam nhập từ Hoa Kỳ 8,97 tỉ USD, tăng 10,6%.

Nhận định về quan hệ Việt-Mỹ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: Về bản chất, Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư cùng có lợi với Hoa Kỳ, cùng hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ để thiết lập chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị chất lượng.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, giá trị nhập khẩu hàng từ Hoa Kỳ trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, từ đó thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đến Việt Nam lập nhà máy và gia tăng lượng hàng từ các nhà cung ứng Hoa Kỳ.

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "hiệp định thương mại", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ hiệp định thương mại, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ hiệp định thương mại trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Đây là Hiệp định thương mại đầu tiên giữa hai nước.

2. “Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: 15 năm một chặng đường”.

3. Hoàng đế sẽ sớm ký hiệp định thương mại đó thôi.

4. 1994 - Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ [NAFTA] có hiệu lực.

5. Kể từ năm 1995 trên 300 hiệp định thương mại đã được ban hành.

6. Chúng tôi đang nói về chính phủ đàm phán trong Hiệp định thương mại?

7. Canada cũng đẩy mạnh có được hiệp định thương mại tự do với Thái Lan .

8. APEC Hiệp định thương mại tự do ^ “Trans-Pacific free trade deal agreed creating vast partnership”.

9. Đài Loan cũng đã ký hiệp định thương mại tự do với Singapore và New Zealand.

10. Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại Tự do Canada-Hoa Kỳ vào tháng 1, 1989.

11. Ngày 4 tháng 10 năm 2001: Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

12. Việc mở cửa này xuất phát từ hiệp định thương mại tự do của Úc với Hoa Kỳ.

13. Chính phủ cũng đang tìm cách thiết lập các hiệp định thương mại với Singapore và Hoa Kỳ.

14. Hiện các nước thành viên SACU và Hoa Kỳ đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do.

15. Hơn mười hiệp định thương mại tự do đã được ký kết với các nước và khu vực khác.

16. Hiệp định thương mại tự do [FTA] là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia.

17. Cả hai quốc gia cũng là những nước ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á [SAFTA].

18. Cuối cùng, cần thúc đẩy các hiệp định thương mại toàn diện để tăng cường viễn cảnh tăng trưởng.

19. Ấn Độ công khai hỗ trợ một khu vực của châu Á với Hiệp định thương mại tự do.

20. Cũng có các lựa chọn ngoại giao như liên minh và hiệp định thương mại với các chủng tộc khác.

21. Trước đây, thương mại quốc tế thường được điều chỉnh bằng các hiệp định thương mại song phương giữa hai nước.

22. Trump cũng chỉ ra mong muốn chấm dứt Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ [NAFTA] với Canada và Mexico.

23. Miến Điện bị buộc phải bồi thường chiến phí 1 triệu bảng Anh, và phải ký một hiệp định thương mại.

24. BTA [Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa kỳ]: "Tôi không phải là người khởi đầu nhưng là người kết thúc.

25. Trung Quốc dường như thích các nhóm hẹp của ASEAN+3 về Hiệp định thương mại tự do trong tương lai.

26. o Thương mại quốc tế sẽ ngày càng trở nên cạnh tranh hơn khi các hiệp định thương mại mới ra đời;

27. 10: Liên Xô đồng ý hỗ trợ ngũ cốc và nguyên liệu thô cho Đức theo một hiệp định thương mại mới.

28. Kinh tế México có mối liên hệ chặt chẽ với Canada và Mỹ nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.

29. Một trong những mục tiêu chính của ông là thất bại của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ trong thời kỳ này.

30. Vào cuối năm 2004, ông đã thành công dẫn Maroc trở thành một hiệp định thương mại tự do lịch sử với Hoa Kỳ.

31. Nó là hiệp định thương mại song phương lớn nhất của EU cho đến nay và mang hình thức hiệp ước theo luật quốc tế.

32. Việt Nam có thể tận dụng các hiệp định thương mại tự do khu vực và quốc tế để dỡ bỏ các đặc quyền này.

33. Hiệp định Thương mại tự do EU-Canada [CETA] là một thỏa thuận thương mại tự do đề xuất giữa Canada và Liên minh châu Âu.

34. Lý do của chuyến thăm này.. là sư hoàn thành chi tiết hiệp định thương mại giữa Coca Cola... và hãng nước ngọt VEB của Leizig.

35. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ [NAFTA] đã tạo ra một trong những khu khu vực trao đổi thương mại lớn nhất thế giới năm 1994.

36. Ấn Độ đóng cửa Nathu La sau Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, và đèo được mở lại vào năm 2006 sau nhiều hiệp định thương mại song phương.

37. Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ được ký kết, nhiều giống chanh ta ở thị trường Hoa Kỳ đã được trồng tại Trung Mỹ và México.

38. Điều gì sẽ xảy ra nếu tăng khả năng đảm bảo cam kết lên 30% trên tất cả các lĩnh vực trong xã hội, từ khí hậu đến các hiệp định thương mại?

39. Trong hai năm 2014 và 2015, giữa quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương [TPP], Việt Nam đã phóng thích 14 nhà hoạt động và blogger dưới sức ép của Hoa Kỳ.

40. Các hội nghị đế quốc năm 1923 và 1926 quyết định rằng New Zealand nên được phép đàm phán các hiệp ước chính trị của mình, và hiệp định thương mại đầu tiên được phê chuẩn vào năm 1928 với Nhật Bản.

41. Tổng thống Bush và Tổng thống Lee đã thảo luận về việc thông qua Hiệp định Thương mại tự do Hàn - Mỹ [KORUS FTA], việc đang phải đối mặt với sự chống đối từ phía các nhà lập pháp của cả hai nước.

42. Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ [tiếng Anh: North American Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA] là hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12 tháng 8 năm 1993, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.

43. Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Nhật Bản [JEFTA: Japan-EU Free Trade Agreement] là một thỏa thuận thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Nhật Bản và được đàm phán từ năm 2013 đến năm 2017.

44. Vì hiệp định thương mại tự do JEFTA chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội thế giới và 40% thương mại toàn cầu, nó được Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe nói tới ở Brussels cho đây là “sự ra đời của khu kinh tế lớn nhất thế giới.”

45. Năm 1846, Trung tá Hải quân [Commander] James Biddle được Chính phủ Hoa Kỳ gửi đến để mở cửa thương mại, neo trong vịnh Tokyo với hai tàu, trong đó có một tàu chiến được trang bị 72 khẩu pháo, nhưng lời đề nghị về một hiệp định thương mại của ông không thành công.

46. Nó cũng được coi là một trường hợp thử nghiệm cho Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương [TTIP / TAFTA] và gây nhiều tranh cãi trong các phần, đặc biệt là việc bảo vệ các khoản đầu tư, mà sẽ cho phép các công ty, với tình trạng pháp lý thay đổi của các quốc gia, đòi bồi thiệt hại [giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia].

47. Những yêu sách này bao gồm: tăng cường kiểm soát nhập cư vào Anh, đặc biệt với các nước thành viên EU mới; áp dụng rào cản cao hơn với công dân các nước thành viên EU hiện tại; tăng thêm thẩm quyền cho phép quốc hội các nước thành viên phủ quyết dự luật EU; ký kết hiệp định thương mại tự do mới và tiết giảm bộ máy quan liêu cho thương mại; giảm bớt ảnh hưởng của Toà án Nhân quyền châu Âu đối với toà án và cảnh sát Anh; trao nhiều quyền lực cho các nước thành viên và giảm bớt quyền lực của chính quyền trung ương EU; và từ bỏ mục tiêu hướng tới một 'liên minh thắt chặn' hơn nữa.

Video liên quan

Chủ Đề