Tổng tài sản ngân hàng Liên Việt

Mới đây, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt [LienVietPostBank] đã công bố báo cáo tài chính quý II. 

Theo đó, lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.589 tỷ đồng, tăng tới 76% so với cùng kỳ năm 2021. 

Các mảng kinh doanh của LienVietPostBank đều tăng trưởng tốt. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 5.921 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 33% lên 650 tỷ. Đặc biệt, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 347 tỷ đồng và đóng góp gần 10% lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong nửa đầu năm 2022. 

Nếu đem so sánh với cả năm 2021, mảng chứng khoán đầu tư khiến LienVietPostBank âm 1,3 tỷ đồng và con số này trong năm 2020 là lãi 138 tỷ đồng.

Vậy, chứng khoán đầu tư là gì?

Chứng khoán đầu tư theo quy định là các loại giấy tờ có giá, có rủi ro thấp và thanh khoản cao. Bao gồm: trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ phái sinh có tính an toàn cao.

Trong đó, trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ [TPCP] là loại hình đầu tư phổ biến nhất. Đây là một kênh đầu tư vào những tài sản sinh lợi góp phần đảm bảo dự trữ thanh khoản. Chính vì vậy, trong năm qua hầu hết các phiên phát hành trái phiếu Chính phủ đều có có khối lượng giao dịch đạt 100%.

Theo báo cáo của Bộ tài chính, khối lượng huy động trên thị trường trái phiếu Chính phủ trong năm 2021 là 318.213 tỷ đồng. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 13,92 năm [giảm 0,02 năm so với cuối năm 2020], lãi suất phát hành bình quân đạt 2,30% [giảm 0,56% so với cuối năm 2020].

Đáng lưu ý, trong các phiên đấu thầu nhà đầu tư chủ yếu là các ngân hàng mua trái phiếu.

Còn nhớ, trong cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2021, ông Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu [ACB] khi đó đã tiết lộ ngân hàng đã thu về 700 tỉ đồng từ việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ trong năm 2020. Đấy là động lực đáng kể đóng góp vào lợi nhuận kỷ lục 9.596 tỉ đồng của ACB trong năm 2020.

Bên cạnh trái phiếu Chính Phủ còn có trái phiếu doanh nghiệp [TPDN], do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức tín dụng khác với lãi suất cố định ở mức cao hơn đáng kể so với lãi suất tiền gửi và có kỳ hạn. Cũng theo Bộ tài chính, với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tính đến hết năm 2021, dư nợ thị trường TPDN riêng lẻ đạt khoảng 16% GDP năm 2021.

Theo đó, đầu tư vào trái phiếu, ngân hàng sẽ hưởng lãi định kỳ và tất toán khoản đầu tư vào ngày đáo hạn, hoặc khi chủ thể phát hành mua lại trái phiếu.

Bên cạnh trái phiếu, tín phiếu cũng là một trong những loại hình được ngân hàng lựa chọn. Tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành nên gần như không có rủi ro, nhưng tất nhiên lãi suất cũng sẽ không cao. Vì vậy, các nhà băng thường ít đầu tư vào kênh này hơn.

Quay trở lại Ngân hàng Liên Việt, kết thúc quý II/2022, danh mục chứng khoán đầu tư chiếm 14% tổng tài sản của nhà băng này.

Trích BCTC hợp nhất bán niên 2022 của LienVietpostbank

Nhìn vào diễn giải chi tiết, có thể thấy LienVietPostbank chủ yếu đầu tư vào Chứng khoán Chính Phủ [66%] và Chứng khoán nợ do các TCTD trong nước phát hành.

Trọng Nghĩa

Theo đó, báo cáo tài chính quý I của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt [LienVietPostBank] vừa công bố cho thấy, các chỉ báo trên bảng cân đối kế toán cho thấy sự tăng trưởng chững lại. Riêng tiền gửi huy động từ khách hàng, tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh 25% so với đầu năm, xuống còn hơn 13.330 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,37% hồi đầu năm lên 1,42% do nợ có khả năng mất vốn [nhóm 5] tăng hơn 50%.

Nhưng xét về kết quả kinh doanh ba tháng đầu năm, LienVietPostBank vẫn có con số lợi nhuận tích cực nhờ ghi nhận thu nhập lãi thuần [chủ yếu từ hoạt động tín dụng] tăng 40% so với cùng kỳ, đạt 2.876 tỷ đồng.

Lãi thuần từ dịch vụ cũng tăng 34% lên gần 220 tỷ. Việc xử lý được nợ xấu và thu hồi nợ cũng đóng góp chính cho khoản lãi khác hơn 190 tỷ trong khi con số này cùng kỳ chưa đến chục tỷ đồng.

Chỉ tiêu [tỷ đồng]

31/3/2022 31/3/2021 Thay đổi [%]
Tổng tài sản 284.918 289.193 -1%
Cho vay 207.749 208.54 -1%
Tiền gửi của khách 177.460 180.276 -2%
Tỷ lệ nợ xấu 1,42% 1,37% +0,5%

Quỳnh Trang

Ngày 28-4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt [LienVietPostBank [mã: LPB]] tiến hành đại hội cổ đông thường niên 2022, trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh và tăng vốn năm nay.

Theo đó, năm 2022, ngân hàng này dự kiến tổng tài sản đạt 336.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với năm ngoái. Tổng giá trị huy động thị trường 1 là 257.070 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 18,4%.

Trong đó, tín dụng thị trường 1 năm 2022 có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào giới hạn tăng trưởng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

Còn theo kế hoạch của ngân hàng này, tín dụng thị trường 1 năm 2022 có thể tăng thêm gần 38.000 tỷ đồng so với năm 2021, lên mức 246.650 tỷ đồng.

Thu dịch vụ dự kiến tăng trưởng 34% so với năm 2021, có thể đạt mức 1.150 tỷ đồng vào năm nay. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế có thể đạt 4.800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 32% so với năm ngoái.

Theo kết quả kinh doanh vừa công bố, lợi nhuận trước thuế quý I-2022 của LPB đạt gần 1.800 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 tháng đầu năm, ngân hàng này đã hoàn thành 37,5% kế hoạch năm 2022.

Tính đến 31-3-2022, tổng tài sản của Ngân hàng giảm 1,5% so với cùng kỳ xuống còn 284.918 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng giảm nhẹ 0,6%, dự phòng rủi ro cho vay tăng 9,7%.

Huy động tiền gửi từ khách hàng giảm mạnh 35,8% so với đầu năm, đạt 177.460 tỷ đồng do ngân hàng tối ưu hóa tỷ lệ cho vay/huy động.

Theo Tổng Giám đốc Phạm Doãn Sơn, để hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2022, ngân hàng đã xây dựng các giải pháp để triển khai trong năm 2022. Cụ thể, xây dựng cơ cấu nguồn và cân đối nguồn vốn hiệu quả nhằm giảm chi phí vốn, tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ, an toàn.

Bên cạnh đó, LPB sẽ quyết liệt trong công tác thu hồi nợ xấu, đồng thời đầu tư vào công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Về kế hoạch tăng vốn điều lệ, năm 2022, LienVietPostBank có kế hoạch tăng vốn thêm hơn 6.200 tỷ đồng thông qua 3 hình thức.

Huy động 2.255 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2021.

LPB cũng sẽ chào bán 95.859 cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài để tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau phát hành tối đa là 9,99%. Bên cạnh đó, 300.000 cổ phiếu sẽ được chào bán cho các cổ đông hiện hữu của ngân hàng này.

Nếu tăng vốn thành công, vốn điều lệ của LPB dự kiến tăng 41,6%, đạt gần 21.300 tỷ đồng.

Với số vốn điều lệ tăng thêm, LPB sẽ mở rộng quy mô cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh nhằm mục tiêu tăng trưởng quy mô ngân hàng, mở rộng thị phần, tận dụng thế mạnh mạng lưới rộng khắp để trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu LPB của LienVietPostBank chốt phiên sáng ngày 28-4 đạt mức 16.300 đồng/cổ phiếu.

Giao dịch tại LienVietPostBank. [Ảnh: Vietnam+]

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt [LienVietPostBank-mã: LPB] vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 với lợi nhuận trước thuế đạt 836 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế cả năm, lợi nhuận trước đạt 3.638 tỷ đồng, tăng 49,9% so với năm 2020, vượt 14% so với kế hoạch đề ra tại Đại hội cổ đông thường niên.

Nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận của ngân hàng vẫn đến từ thu nhập lãi thuần khi tăng hơn 34% mang về hơn 9.017 tỷ đồng, tương đương tăng thêm hơn 2.297 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lãi thuần từ dịch vụ cũng tăng 36,9% mang về gần 858 tỷ đồng cho ngân hàng; thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh 125% so với cùng kỳ năm trước với gần 140 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động của LienVietPostBank đạt hơn 4.961 tỷ đồng, cao gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

[LienVietPostBank phát hành cổ phiếu ESOP và nhà đầu tư nước ngoài]

Tựu chung các mảng kinh doanh, tổng thu nhập của LienVietPostBank năm 2021 đạt kỷ lục 10.051 tỷ, tăng 29,3%. Trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ 9,6%. Qua đó, kéo lợi nhuận thuần tăng trưởng gần 59% lên mức 4.960 tỷ đồng.

Trong năm qua, LienVietPostBank đã trích hơn 1.322 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro, tăng 89%.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản ngân hàng đạt 289.194 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cuối năm 2020. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 18,3% lên gần 208.954 tỷ và chiếm hơn 72% tổng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ mức 1,43% hồi đầu năm xuống còn 1,33%. Dự phòng rủi ro cho vay trong năm 2021 tăng thêm 40% lên 3.171 tỷ đồng./.

Thùy Linh [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề