Học đại học ở Trung Quốc có khó không

Trung Quốc là một trong những điểm đến đáng tìm hiểu cho những ai có ý định đi du học. Vậy có nên đi du học Trung Quốc hay không? Những thuận lợi, khó khăn khi du học Trung Quốc là gì? Cùng HiCampus.vn tìm hiểu ngay nhé.

Đi du học Trung Quốc có tốt không? Thuận lợi khi đi du học Trung Quốc

Dưới đây là những lý do trả lời cho câu hỏi tại sao bạn nên đi du học Trung Quốc.

Chất lượng đào tạo

  • Trung Quốc có hệ thống giáo dục phát triển. Chất lượng đào tạo tại Trung Quốc sánh ngang với một số quốc gia phương Tây. Một số ngành học được Trung Quốc chú trọng và đang hot tại Việt Nam có thể kể đến: y học, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, giao thông, ngôn ngữ…
  • Môi trường học tập tại Trung Quốc rất được chú trọng đầu tư về chất lượng cơ sở vật chất.
  • Bằng cấp của Trung Quốc được chấp nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. 
  • Chính sách khuyến học tốt: Chính phủ Trung Quốc và các trường đại học có nhiều chính sách học bổng tốt cho du học sinh như miễn phí học phí, miễn phí tiền ở ký túc xá, khoản trợ cấp sinh hoạt hàng tháng lên đến 3.500 Nhân Dân Tệ [NDT]… 

Xem thêm: Danh sách học bổng du học Trung Quốc 2022-2023

Chi phí du học phải chăng, hợp lý

  • Học phí cho một năm tại Trung Quốc dao động từ 5.000 – 25.000 NDT tùy chuyên ngành, khá dễ thở so với học phí tại các nước phương Tây.
  • Chi phí sinh hoạt tại Trung Quốc chỉ tương đương với chi phí tại các thành phố lớn Việt Nam như Hà Nội, TP. HCM…
  • Khi xin visa đi du học, bạn không cần phỏng vấn. 

Hãy lựa chọn một trung tâm du học uy tín hỗ trợ nếu bạn e ngại các thủ tục cần thiết để đi du học Trung Quốc.

Xem thêm: Danh sách trung tâm du học trung quốc uy tín

 Văn hóa gần gũi, tương đồng

  • Trung Quốc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi du học: khoảng cách gần Việt Nam, phương tiện di chuyển đa dạng, thuận lợi cho du học sinh về thăm gia đình ngày Tết, hoặc cha mẹ người thân có thể đến Trung Quốc thăm con cái.
  • Văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có sự giao thoa gần gũi. Do đó sinh viên Việt Nam sẽ rất nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với cuộc sống mới.

Những khó khăn khi đi du học Trung Quốc

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, du học Trung Quốc cũng có những khó khăn nhất định. Cùng HiCampus.vn tìm hiểu cách giải quyết hoặc phòng tránh trước những rủi ro tiềm ẩn này nhé.

Đọc thêm  Tự apply học bổng Trung Quốc có khó không?

 Khác biệt về ngôn ngữ

Đối với những bạn du học sinh theo học bằng tiếng Anh, bạn có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là giao tiếp. Đừng lo lắng, bạn có thể vượt qua bằng cách: 

  • Chuẩn bị một vài mẫu câu đơn giản bằng tiếng Trung để giao tiếp như học số đếm, hỏi đường, hỏi giá cả… 
  • Ngoài ra các trường tại Trung Quốc thường có hỗ trợ các khóa học tiếng sơ cấp cho du học sinh. 

Các bạn có thể kiểm tra trước trình độ tiếng Trung của mình hoàn toàn miễn phí tại Hoa Ngữ Thành.

Các trường đại học Trung Quốc đều có các khóa học tiếng Trung cơ bản cho du học sinh

Nhớ nhà

Đây là khó khăn khó mà tránh khỏi khi bạn mới đến Trung Quốc học tập và sinh sống. Hãy khắc phục bằng cách:

  • Tham gia các hội nhóm dành cho người Việt Nam tại Trung Quốc. Những người đi trước sẽ chia sẻ và giúp đỡ bạn rất nhiều khi bạn du học tại trường đấy.
  • Bạn có thể không truy cập được một số mạng xã hội thông dụng tại Việt Nam như Facebook . Bạn có thể dùng zalo hoặc wechat để liên hệ về nhà
Nhớ thường xuyên gọi điện cho người thân ở Việt Nam nhé.

Thức ăn không hợp khẩu vị

Ẩm thực Trung Quốc nổi tiếng với những yếu tố như nhiều gia vị, cay, nóng, dầu mỡ… Hãy chuẩn bị trước tinh thần để tránh việc shock văn hóa khi sinh sống, học tập tại nơi đây. Bạn có thể yêu cầu nhà hàng gia giảm lại, hoặc lựa chọn tự nấu ăn để phù hợp với khẩu vị của bản thân mình.

Vấn đề khẩu vị cũng là một trong những vấn đề nhiều du học sinh quan tâm

Vậy, có nên đi du học Trung Quốc hay không?

Hi vọng với những thuận lợi và khó khăn mà du học Trung Quốc Hicampus.vn đã phân tích ở bài viết này, bạn đã đưa ra được câu trả lời cho riêng mình về việc nên hay không nên du học Trung Quốc. Hãy để thanh xuân của bạn trở nên có ý nghĩa hơn khi được trải nghiệm thật nhiều điều mới mẻ và thú vị bạn nhé.

Kết nối cùng Du học Trung Quốc Hicampus.vn

Theo dõi HiCampus.vn trên các kênh khác để không bỏ lỡ những thông tin mới chính xác và thú vị về cuộc sống – con người cùng những chương trình học bổng tại Trung Quốc của Du học sinh Việt Nam nhé

  • Theo dõi mình trên Facebook
  • Nếu bạn còn những băn khoăn về du học Trung Quốc, kết nối cùng mình tại đây
  • Nếu bạn có những câu hỏi về du học Trung Quốc hoặc tìm thêm nhiều hơn nữa các thông tin về du học Trung Quốc bạn có thể join nhóm của mình
  • Đừng quên Hicampus.vn đã có mặt trên các kênh mạng xã hội khác như: Tiktok ,Instagram

Tư vấn du học Trung Quốc miễn phí

Kỳ thi đại học [gaokao] ở Trung Quốc luôn được thế giới xem là thử thách lớn nhất đối với học sinh. Bài viết được chia sẻ trênThe Guardianvề lịch sử và những góc khuất của kỳ thi này.

Tính chất sống còn dẫn đến gian lận thi cử

Trong hai ngày đầu tháng 6 hàng năm, cả Trung Quốc như ngừng lại khi học sinh cuối cấp trung học bước vào kỳ thi gaokao quan trọng nhất trong cuộc đời. Gaokao là sự kiện quốc gia, ngang tầm với ngày nghỉ lễ, tuy nhiên ít vui vẻ hơn nhiều. Các công trình xây dựng gần điểm thi phải tạm hoãn thi công, giao thông cũng được chuyển hướng để tránh làm phiền thí sinh. Xe cứu thương túc trực bên ngoài phòng trường hợp thí sinh suy sụp do căng thẳng thần kinh, cảnh sát đi tuần tra để giữ cho đường phố yên tĩnh.

Người dẫn chương trình radio thảo luận về kết cấu bài thi và câu hỏi chi tiết. Khi kết quả được công bố, những người điểm cao nhất được chúc mừng trên toàn quốc. Điểm số trong kỳ thi gaokao quyết định cơ hội sống và khả năng kiếm tiền, do vậy đây là con số quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi đứa trẻ Trung Quốc. Suốt những năm tháng đến trường, nhiều học sinh chăm chỉ học thuộc lòng và luôn trong tình trạng căng thẳng.

Phụ huynh Trung Quốcđợi con làm bài bên ngoài điểm thi gaokao. Ảnh: Getty Images

Trước cổng trường, dưới cái nắng gay gắt mùa hè, phụ huynh chen chúc, xô đẩy để tìm chỗ đứng ngay trước hàng rào sắt, cố nhìn vào bên trong và đợi con mình bước ra. Ôtô đỗ kín khắp các con đường dẫn đến cổng trường. Sĩ quan cảnh sát thành phố kiên nhẫn giải thích với người đi đường vật lộn tìm không gian trống. Đó là cảnh tượng quen thuộc hàng năm trong mùa thi gaokao ở Trung Quốc.

Sau 5h chiều, khi kỳ thi kết thúc, học sinh bước ra khỏi phòng thi. Một số nhận được bó hoa từ bố mẹ, một số được bố vội vàng chụp kiểu ảnh bằng điện thoại để lưu lại khoảnh khắc quan trọng này, còn mẹ ngay lập tức hỏi han với vẻ bồn chồn: "Đề khó không?".

Với ý nghĩa sống còn từ cuộc thi gaokao, gian lận là một vấn đề lớn. Camera, thiết bị phát thanh, tai nghe để truyền câu hỏi và câu trả lời được tìm thấy trong các vật dụng cá nhân của thí sinh như trang sức, kính, ví, bút, thước kẻ và đồ lót. Hầu hết phòng thi có gắn camera và sử dụng máy dò kim loại.

Năm ngoái, cảnh sát đã phá một tổ chức gian lận thi cử ở tỉnh Giang Tây, cung cấp dịch vụ thuê người thi chuyên nghiệp giả dạng thí sinh với mức giá lên đến một triệu nhân dân tệ. Ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, hội đồng thi sử dụng máy bay không người lái để quét tín hiệu vô tuyến được gửi từ trong ra ngoài. Vân tay và mống mắt được sử dụng để xác minh danh tính thí sinh. Đề thi được bảo vệ hộ tống đưa đến trường và giám sát bằng hệ thống GPS, trong khi những giám khảo ra đề được giữ lại, kiểm soát chặt chẽ để tránh lộ đề. Năm nay, theo các quy định mới, gian lận thi cử có thể bị kết án lên đến 7 năm tù.

Áp lực đến chủ yếu từ bố mẹ và thầy cô giáo

Yuan Qi, 18 tuổi, học sinh ở Bắc Kinh cho biết lần đầu tiên được nghe nhắc tới gaokao là từ giáo viên tiểu học. Từ gaokao được nhắc đến thường xuyên ở trường, trên bàn ăn tối như một động lực để học sinh cố gắng. Cạnh tranh vào đại học ở nước nào cũng khốc liệt, ở Trung Quốc khó khăn gấp bội. Những đại học hàng đầu có thể chọn chỉ một trên 50.000 thí sinh. Tỷ lệ thất nghiệp sau đại học là khoảng 16%. Chỉ cần vào đại học, sinh viên gần như nắm chắc triển vọng nghề nghiệp và thậm chí hôn nhân.

Để sẵn sàng cho kỳ thi vào tháng 6,Yuan Qichỉ ngủ 6 đến 7 tiếng mỗi đêm kể từ tháng 3.Cậu nhồi nhét kiến thức 12 tiếng mỗi ngày hàng tháng trời trước kỳ thi, học thêm chăm chỉ vào cuối tuần,dành rất nhiều thời gian làm bài thi thử. Trước đó, bố Yuan tìm đủ cách để chuyển cậu từ quê [tỉnh Hà Bắc] đến trường trung học ở Bắc Kinh, tin rằng đây là bước gần hơn để đảm bảo tương lai trong trường đại học mơ ước.

Gaokao là biểu tượng của hệ thống giáo dục Trung Quốc. Tuy nhiên, kỳ thi bị chỉ trích vì gây áp lực lớn lên trẻ em. Một số lượng lớn gia đình khá giả cho con đi du học, một phần vì không hài lòng với kỳ thi này. Nhưng cuối cùng đa số nhận ra không có sự thay thế thích hợp cho gaokao. "Trung Quốc có quá nhiều người", đây là điệp khúc phổ biến để bào chữa cho tất cả mọi thứ từ giao thông đô thị đến nông thôn nghèo, và một lần nữa được sử dụng khi nói về cuộc cạnh tranh khốc liệt cho nguồn tài nguyên giáo dục hữu hạn.

Truyền thống để kỳ thi quyết định tương lai một con người đã có từ thời cổ đại ở Trung Quốc, từ kỳ thi keju tuyển quan chức triều đình vào thế kỷ 7 ở triều đại nhà Hán. Các ứng viên bị khóa trong phòng kín suốt 3 ngày, vừa làm bài thi vừa ăn ngủ trong đó. Với tỷ lệ đỗ 1%, thần kinh căng thẳng là dễ hiểu. Thậm chí còn có một thần ma gắn liền với các kỳ thi ở Trung Quốc - Zhong Kui, người tự sát ngay sau khi bị từ chối lần thi đầu tiên.

Gaokao thường được so sánh với kỳ thi keju. Ra đời năm 1952 dưới thời chính phủ cộng sản mới, gaokao bị ngưng hoạt động trong cuộc cách mạng văn hóa. Hầu hết trường đại học đóng cửa, các vị trí hiếm hoi trong trường đại học được phân theo chính trị chứ không nhờ khả năng học tập. Chỉ đến năm 1977, một năm sau khi Mao Trạch Đông qua đời, gaokao được tổ chức trở lại với hình thức mới hơn. 5,7 triệu người đã ghi danh với chỉ 22.000 suất vào đại học. Kể từ năm 1978, gaokao được tổ chức thường niên vào mùa hè.

Gaokao bao gồm 4 môn thi, mỗi môn 3 tiếng: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn [Sinh học, Hóa học, Vật lý] hoặc một môn xã hội tự chọn [Địa Lý, Lịch sử, Chính trị]. Đề chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống, nổi tiếng là rất khó. Đề Toán được so sánh với chương trình cấp đại học ở Anh. Tuy nhiên, đối với nhiều sinh viên, đáng sợ nhất là bài luận.

Điểm số trong kỳ thi gaokao là mục tiêu sống còn của học sinh Trung Quốc. Ảnh: The Guardian

Áp lực lớn nhất đến chủ yếu từ bố mẹ và thầy cô giáo. Tất nhiên, mỗi người đều có thể thi lại vào năm sau, nhưng thí sinh sẽ gặp khủng hoảng nếu tiếp tục thất bại. Các vụ tự tử trong mùa thi không còn xa lạ. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy kỳ thi căng thẳng là yếu tố chính trong 93% trường hợp học sinh tự tử. Năm ngoái, một trường trung học ở Hà Bắc làm hàng rào tầng trên ban công ký túc xá sau khi hai học sinh nhảy lầu thời điểm sắp tới kỳ thi gaokao.

Căng thẳng học tập có thể bắt đầu từ rất sớm, điều này được chứng minh khi một cậu bé 10 tuổi tự tử sau cuộc chiến với mẹ về bài tập về nhà. Tuy nhiên, đa số học sinh Trung Quốc không phàn nàn về khối lượng công việc của mình bởi đây đã trở thành điều bình thường.

Gaokao - chiếc cầu nhỏ hẹp không dành cho tất cả

Lối vào đại học là chiếc cầu nhỏ hẹp mà mọi người phải đi bộ một cách khó khăn để vượt qua. Một số người có đôi giày tốt hơn người khác. Gia đình giàu có tốn nhiều tiền thuê gia sư cho con ôn thi đại học. Học sinh ở các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải được chính quyền hỗ trợ điều kiện giáo dục tốt nhất.Nhiều phụ huynh và học sinh kiến nghị tiếng Anh nên trở thành môn tự chọn bởi điều kiện học tập thiếu thốn là một trở ngại lớn."Điểm số liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế xã hội",Trey Menefee, giảng viên Viện giáo dục Hong Kong cho biết.

Từ đầu những năm 2000, các tỉnh được phép ra đề thi riêng biệt. Năm nay, những trường đại học tốp đầu đã thử nghiệm phỏng vấn thí sinh. Những người gây ấn tượng sẽ được cộng thêm điểm. Trong khi đó, một số thay đổi nhỏ vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Hồi tháng 5, chính phủ công bố 80.000 chỉ tiêu vào trường đại học ở tỉnh Giang Tô và Hồ Bắc sẽ dành cho sinh viên đến từ khu vực nghèo với nỗ lực giải quyết bất bình đẳng giáo dục. Tuy nhiên, phụ huynh tầng lớp trung lưu ở 6 thành phố đã biểu tình phản đối, lo sợ điều này khiến con cái họ thua thiệt.

Không phải tất cả học sinh Trung Quốc đều đặt cược số mệnh vào kỳ thi gaokao. Mặc dù hơn 9 triệu người tham gia kỳ thi này mỗi năm, con số này đang giảm dần. Đó là nhờ sự gia tăng các khóa học nghề, đảm bảo triển vọng việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp. Nhiều học sinh có xu hướng ra nước ngoài du học. Hiện có 300.000 sinh viên Trung Quốc ở Mỹ và 90.000 sinh viên ở Anh.

Một người bạn cùng lớp của Yuan,Jiang Xinyecũng tham gia cuộc di cư. Thay vì thi gaokao,Xinyethi TOEFL, SAT và giành được vị trí ở một trường tư tại Massachusetts, Mỹ. Cô tin rằng con đường mình lựa chọn là đúng đắn, bởi trường học ở Trung Quốc chỉ dạy cách vượt qua kỳ thi gaokao, học sinh phải tự giải quyết các vấn đề của mình. "Giáo viên chỉ cho bạn biết câu trả lời đúng, và từ chối nghe ý kiến khác biệt", cô nói.Jiang Xinye đóng gói lên đường đi Mỹ khi bạn bè đang trong phòng thi.

Kết quả gaokao đến với Yuan không như mong đợi. Cậu đạt 664 điểm, xếp hạng 1.020 trên 61.222 thí sinh ở Bắc Kinh, vẫn là một điểm tốt nhưng thấp hơn nhiều so với dự kiến của bố mẹ. Chỉ có 500 người đầu tiên chắc chắn giành được vị trí vào Đại học Bắc Kinh khi số lượng thường được là 680. Ngay cả khi nằm trong tốp đầu, được nhận vào đại học chuyên về hàng không sau đó,điểm số của Yuan vẫn là nỗi thất vọng. Yuan đã thất bại theo định nghĩa hẹp về thành công. "Tôi không quá buồn, nhưng tôi cảm thấy bố mẹ là những người thất vọng nhất. Nếu không có họ, nếu không được đặt kỳ vọng quá cao từ khi còn nhỏ, có lẽ tôi sẽ cảm thấy khá hơn", cậu nói.

Phiêu Linh

Video liên quan

Chủ Đề