Hồ điều hoà ở đâu

Quận Thanh Xuân dẫn đầu thành phố về giáo dục

[HNMO] - Sau khi mở cửa vào ngày 10-9, Công viên hồ điều hòa Nhân Chính trở thành địa điểm lý tưởng để người dân tới vui chơi, thể dục…

Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ điều hòa Nhân Chính do UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư có diện tích hơn 13ha, khởi công ngày 8-5-2016.

Trong đó, phần diện tích mặt nước là 8ha, giúp điều hòa không khí khu vực, tạo môi trường trong lành, tươi mát.

Diện tích còn lại hơn 5ha, bao gồm hệ thống vườn hoa, cây xanh, đường dạo, quảng trường, đài phun nước, khu vui chơi giải trí, không gian ngầm đa chức năng...

Bà Phạm Thị Phấn [quận Thanh Xuân] chia sẻ: “Tôi thấy Công viên hồ điều hòa Nhân Chính có một không gian đẹp. Công viên là địa điểm lý tưởng để những người già như chúng tôi tập thể dục và lũ trẻ vui đùa”.

Theo bà Phấn, thành phố Hà Nội cần có nhiều hơn những công viên như này.

Với không gian rộng, công viên trở thành địa điểm lý tưởng để người dân vui chơi, thể dục…

Công viên thiết lập trục không gian cảnh quan hiện đại trên các tuyến đường Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện công tác duy trì cây xanh cảnh quan, vệ sinh môi trường; vận hành hệ thống hạ tầng, kỹ thuật đã được UBND quận Thanh Xuân hoàn tất.

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính mở cửa phục vụ người dân miễn phí từ 5h đến 23h hằng ngày.

Đặc biệt, công viên nằm ở vị trí đắc địa, giáp với nhiều tuyến đường lớn như: Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến… và cổng chính nằm trên đường Hoàng Minh Giám.

Cáông nhân gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng khu vực bên ngoài công viên.

Hồ điều hòa [tiếng Anh: Detention Basin] có vai trò rất lớn trong việc thoát nước mưa ở đô thị.

Hồ điều hòa [Detention Basin] [Ảnh: goodfon]

Hồ điều hòa [Detention Basin]

Hồ điều hòa - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Detention Basin.

Hồ điều hòa là công trình có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng dòng chảy nước mưa một cách tự nhiên nhằm chống úng, ngập và giảm chi phí xây dựng, quản lí hệ thống thoát nước. Ngoài ra, có thể điều chỉnh lưu lượng để phục vụ cho mục đích tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường... [Theo Susdrain]

Hệ thống hồ điều hòa ở Hà Nội

Khu vực nội thành Hà Nội được chia thành 3 khu vực: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.

Nhóm điều tiết khu vực thượng lưu

Nhóm này bao gồm hai hồ: Hồ Tây và hồTrúc Bạch với tổng diện tích mặt hồ là 589 ha [trong đó Hồ Tây 567 ha, hồ Trúc Bạch 22 ha] có nhiệm vụ điều hòa trực tiếp cho diện tích lưu vực 930 ha [bao gồm cả diện tích mặt hồ và diện tích thu nước quanh hồ].

Nhóm điều tiết khu vực trung lưu của sông Tô Lịch

Nhóm này bao gồm 20 hồ loại vừa và nhỏ nằm rải rác ở các lưu vực sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu, tổng diện tích mặt nước là 131,7 ha.

Nhóm điều tiết khu vực hạ lưu 

Nhóm hồ này bao gồm 3 hồ lớn: Hồ Yên Sở [137 ha], Hồ Linh Đàm [76 ha], Hồ Định Công [19,2 ha]. Như vậy nếu tất cả 3 nhóm hồ trên cùng tham gia điều hoà thì một lượng nước khá lớn được trữ lại không tham gia dòng chảy trên các sông, sẽ có ảnh hưởng đến quá trình dòng chảy về đập Thanh Liệt [giai đoạn tự chảy].

Hầu hết các hồ điều hoà tại Hà Nội đều liên kết trực tiếp với hệ thống tiêu bằng đường cống hoặc kênh dẫn mà không có cống điều tiết nên dòng chảy vào và ra khỏi hồ tự nhiên và không được kiểm soát.

Việc vận hành hệ thống hồ phải thông qua vận hành hệ thống tiêu, không thể tiến hành vận hành đơn lẻ từng hồ trong hệ thống. Trên thực tế nhóm hồ thượng lưu có khả năng điều tiết với lượng nước lớn nhưng phát huy tác dụng kém do nằm ở địa hình cao, diện tích phụ trách nhỏ hơn nhiều so với khả năng của hồ.

Nhóm hồ trung lưu có tác dụng tốt về mặt lí thuyết xong trên thực tế do bị bồi lắng, công trình nối tiếp giữa hồ và hệ thống kênh không tốt nên không phát huy hết khả năng. Nhóm hồ hạ lưu chỉ tham gia điều tiết giảm tải cho công trình đầu mối. Tổng diện tích hồ điều hoà 952,9 ha chiếm 5,559% diện tích 9 quận nội thành [17.142 ha trừ quận Hà Đông]. [Theo Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy Lợi]

Hoàng Huy

  • Môi trường xanh

Thứ sáu, 02/04/2021 17:30 [GMT+7]

Hồ điều hòa có thật sự điều hòa

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Tưởng chừng sống gần các hồ điều hòa có không khí trong lành, nhưng nhiều năm qua, người dân sống xung quanh hồ ngán ngẩm khi nguồn nước trong hồ liên tục bị ô nhiễm, khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn.

Hồ điều hòa là loại hồ nước nhân tạo, được tạo ra với mục đích dự trữ nước, điều hòa khí hậu, giảm ngập úng cho các khu đô thị, mang lại không khí trong lành và thiên nhiên cho cư dân. Hồ điều hòa không nằm riêng rẽ mà thường được thiết kế, xây dựng đi cùng với công viên cảnh quan, cây xanh rất đồng bộ và khoa học. Tuy nhiên hiện nay, nhiều hồ điều hòa đang bị ô nhiễm, lấn chiếm, bê tông hóa hoặc thu hẹp diện tích mặt nước khiến không thể phát huy tác dụng.

Sự gia tăng nhanh chóng về mật độ dân số tại các khu vực nội thành đòi hỏi sự mở rộng tương xứng về diện tích mặt nước và cây xanh. Nó dần trở thành bất khả thi khi hàng loạt dự án cải tạo hồ tự nhiên, xây dựng hồ điều hòa chưa cho ra kết quả.

Dự án hồ điều hòa với hi vọng sẽ giúp điều hòa không khí khu vực, tạo môi trường trong lành, tươi mát.

Hàng loạt hồ điều hòa kêu cứu

Với diện tích 168 ha, hồ Yên Sở là một trong những dự án hồ điều hòa lớn nhất Hà Nội, làm nhiệm vụ thoát lũ cho Hà Nội. Cũng bởi chỉ làm nhiệm vụ điều tiết lượng nước dư thừa từ nước mưa và nước thải mà chưa có biện pháp xử lý, nên tình trạng ô nhiễm, mà điển hình là cá chết diễn ra khá phổ biến.

Theo ghi nhận, liền kề khuôn viên hồ, nước thải từ các nhà xưởng và phát sinh từ sinh hoạt được thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch liền kề, từ đó theo hệ thống chảy trực tiếp ra hồ.

Thực tế, tại Hà Nội, khái niệm hồ điều hòa không còn bó buộc ở những diện tích hồ nhân tạo, mà với diện tích hồ tự nhiên rộng lớn, thành phố đã có những chủ trương cải tạo để biến những không gian này thành “lá phổi xanh” cho khu dân cư sinh sống lân cận. Tuy nhiên, không nhiều dự án trong số đó đem đến 1 kết quả khả thi.

Hay như mới đây tại Vinh Hồ điều hòa Vĩnh Tân được đầu tư xây dựng trên diện tích đất 53 ha, diện tích mặt nước 40 ha, nằm ở cuối kênh Bắc, thuộc vùng đất trũng giáp ranh giữa xã Hưng Lộc, xã Hưng Hòa và phường Hưng Dũng. Là hồ điều hòa rộng lớn nhất thành Vinh hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dù khá xa khu dân cư, nhưng những lúc “trái gió” mùi hôi từ hồ bốc lên khiến người dân cách xa hàng trăm mét cũng phải phát khiếp.

“Mùi hôi nặng nhất là vào mùa gió nam, không những người dân sống gần đó, mà những người ra hồ tập thể dục cũng kinh hoàng với việc ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm quá mức khiến cá trong hồ cũng không sống nổi”- một người dân cho biết. tình trạng nước hồ đổi màu đen đục, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Một số cống thoát nước xả xuống hồ bốc mùi khó chịu, mặt nước hồ là một màu đen kịt.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở hồ Rẻ Quạt khi sau nhiều năm lập dự án không triển khai, diện tích quanh hồ bị người dân lấn chiếm xây dựng thành nhà ở khiến hồ không thể thực hiện được chức năng điều hòa như kế hoạch mà còn trở thành nguồn ô nhiễm cho khu dân cư.

Diện tích hồ điều hòa được xây dựng mới không tương xứng với sự gia tăng dân cư, các dự án cải tạo hồ cũ không mang lại kết quả, trong khi hiện tượng bê tông hóa lại diễn ra quá nhanh được nhiều chuyên gia đánh giá là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngập úng mỗi khi có mưa lớn, đồng thời ảnh hưởng đến khí hậu ở khu vực nội thị.

Hiện có 98/122 hồ trong nội thành Hà Nội đã được cải tạo kè bờ chống lấn chiếm. Trong số đó, một số hồ được đầu tư xây dựng đảm bảo mục tiêu điều hòa tiêu thoát nước như Hồ Giảng Võ, Thành Công, Thiền Quang,... Thế nhưng, vẫn chưa đủ để giảm thiểu ngập úng mỗi khi mưa lớn xảy ra. Thiếu hụt không gian xanh, trong đó có không gian hồ nước trở thành thách thức mà nhiều thành phố lớn đang phải đối mặt khi mà quá trình đô thị hóa diễn ra.

Từ trên cao có thể thấy nước trong hồ bị ô nhiễm, đổi màu đen kịt.

Khó xử lý triệt để

Ô nhiễm tại các hồ điều hòa trong lòng thành phố đã diễn ra nhiều năm gần đây. Nhưng biện pháp khắc phục hiện vẫn chưa hữu hiệu. Đơn cử như tại hồ điều hòa Vinh Tân, do tình trạng ô nhiễm nên thời gian gần đây người dân đã viết đơn kêu cứu lên các cấp chính quyền.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng Phòng TN&MT thuộc UBND TP.Vinh xác nhận: Việc ô nhiễm tại các hồ điều hòa là có. Lâu nay, để khắc phục một phần ô nhiễm, biện pháp nạo vét được đưa lên hàng đầu. Tiếp đó là các cửa phai, cửa xả phải được vận hành theo đúng quy trình. Riêng hồ điều hòa Vinh Tân do chủ đầu tư chưa bàn giao cho chính quyền nên chưa thể vận hành, xử lý.

Nói về vấn đề này, ông Hoàng Hồng Khanh, Giám đốc Công ty Cổ phầnQuản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh cho rằng: Đối với hồ điều hòa Vinh Tân, vì là hồ điều hòa nên phải được thay bằng một nguồn nước nào đó để hạn chế nước thải. Tuy nhiên, hồ này chưa có nguồn nước thay thế, khiến nguồn nước thải ứ đọng. Với lại do chưa được bàn giao nên đơn vị chưa có cơ sở để quản lý, vận hành. “Đây là thực trạng chung chứ không riêng gì hồ điều hòa Vinh Tân, cần phải nạo vét hoặc thay nước thường xuyên mới sạch được” - ông Khanh cho biết.

Về mặt quản lý hồ hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Việc phân công, phân cấp quản lý hồ, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành còn chồng chéo, chưa thật sự rõ ràng, chưa có được sự phối hợp đồng bộ trong quản lý…

Từ thực tế trên cho thấy rất cần một giải pháp tổng thể về quản lý hồ đô thị không chỉ về mặt công nghệ, kỹ thuật, mà cả về chính sách, cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp, đảm bảo hài hòa vai trò điều tiết nước mưa giảm thiểu ngập úng với các vai trò khác của hồ đô thị. Việc đánh giá hiện trạng hệ thống hồ cũng như thực trạng công tác quản lý hồ là việc làm cần thiết để có những giải pháp quản lý đúng đắn, phù hợp với các vai trò khác nhau của hồ đô thị.

Công viên, sân chơi chung và cây xanh vốn đã hiếm, hồ nước và hệ thống sông, hồ điều hòa không khí tại thành phố lại đang dần bị thu hẹp đã ảnh hưởng trực tiếp hệ sinh thái, cảnh quan và chất lượng sống của người dân. Cùng với đó, mức độ tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi trầm trọng đang tạo thành một “ma trận ô nhiễm” đẩy cuộc sống của cư dân thành phố vào những vòng xoáy ngột ngạt. Trong “ma trận” nhức nhối đó, chủ trương đẩy mạnh xây dựng các công viên hồ điều hòa tại Hà Nội được coi như cơn mưa rào “giải nhiệt” cho cư dân Thủ đô.

Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ ở Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố cần diện tích không gian xanh bình quân 2,43 m2/người. Tuy nhiên, con số được nhiều kiến trúc sư đưa ra về hiện trạng năm 2017 ở Hà Nội mới chỉ dừng lại ở mức 1,7 m2/người.

Việc xây dựng, cải tạo hồ điều hòa có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ trong việc tái tạo cảnh quan, môi trường mà còn là điểm đến vui chơi hấp dẫn của người dân vào dịp cuối tuần. Ngoài ra, khi nguồn nước ngọt ngày càng bị hạn chế bởi ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu, hồ điều hòa sẽ có thêm nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, với các hồ điều hòa ở vùng đất nông nghiệp, nơi đây không chỉ có nhiệm vụ trữ nước cho sản xuất trong mùa khô, mà vào mùa mưa hồ còn ngăn nước tràn vào các vùng đô thị.

Thanh Thúy

  • Chiêm ngưỡng lá phổi xanh trong lòng thành phố
  • Hà Nội: Sớm hoàn thành dự án cải tạo hồ Linh Quang sau 16 năm dang dở
  • Singapore và bài học về xử lý ô nhiễm nguồn nước
  • Hồ điều tiết có giải được bài toán chống ngập ở TP.HCM?

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Hồ điều hòa có thật sự điều hòa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • Hồ điều hòa
  • Lá phổi xanh
  • Nguồn nước bị ô nhiễm
  • Cải tạo hồ điều hòa
  • ô nhiễm môi trường
  • xử lý ô nhiễm

Video liên quan

Chủ Đề