Hpv 16 là gì

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do ung thư cổ tử cung dự kiến sẽ tăng lên 443.000 người trên toàn cầu và trở thành loại ung thư nguy hiểm, cao thứ 2 sau ung thư vú. Tại Việt Nam, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa “thần tốc” về độ tuổi, hy hữu nhất là trường hợp 14 tuổi đã phát hiện mắc ung thư cổ tử cung.

Theo báo cáo “Kế hoạch hành động quốc gia về Dự phòng và Kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025” của Bộ Y tế cho biết, có đến 80% phụ nữ Việt Nam có nguy cơ nhiễm virus HPV [là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung] ít nhất một lần trong đời. Tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25%.

Một con số đáng lo ngại là trung bình mỗi ngày, Việt Nam hiện có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó 7 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung. Con số này cao gấp 2 đến 3 lần số ca tử vong do các biến chứng liên quan tới thai sản [mang thai và sinh con]. Trên phạm vi toàn cầu, số ca tử vong do ung thư cổ tử cung lớn hơn nhiều so với số ca tử vong do các nguyên nhân như HIV, lao và sốt rét kết hợp lại.

Ung thư cổ tử cung tạo ra các gánh nặng bệnh tật khủng khiếp cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội. Năm 2012, tổng gánh nặng trực tiếp của ung thư cổ tử cung khoảng 1.755 tỷ đồng, xếp thứ 4 và chiếm khoảng 0,015% GDP; gánh nặng gián tiếp khoảng 418 tỷ đồng, xếp thứ 5 trong số 6 loại bệnh ung thư thường gặp nhất.

Cổ tử cung dài khoảng 5cm, nằm giữa tử cung và âm đạo, là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, lớp mô này được tạo thành từ các tế bào.

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, tạo ra khối u trong cổ tử cung, nhân lên vô kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là do virus Human Papillomavirus [HPV]. Gần 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV. Trong đó virus HPV týp 16 và 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

Virus HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng và tay.

Bác sĩ CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Có hơn 140 týp Papillomavirus [HPV] được phát hiện ở người và khoảng 40 týp là nguyên nhân gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục. Trong đó, 2 týp HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung của phụ nữ, sau đó phát triển làm thay đổi mô tử cung và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Đây cũng là loại virus gây ra nhiều bệnh khác như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,…”

“Khoảng 90% trường hợp mụn cóc [sùi mào gà] ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là nam giới gây ra bởi virus HPV 2 týp 6 và 11. Các loại virus HPV khác có thể gây ung thư ở dương vật và ung thư cuống họng” –  bác sĩ CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh.

Hầu như tất cả mọi người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều bị nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời, và trong số đó, có khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao [týp HPV 16 và 18]. Khi bị nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để chống lại sự lây nhiễm này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng phòng vệ thành công, trong trường hợp bị nhiễm HPV nguy cơ cao, chúng ta sẽ có khả năng bị ung thư trong tương lai.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, các chuyên gia cũng đã xác định một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tăng khả năng chuyển tế bào bình thường sang tế bào bất thường hoặc tế bào ung thư:

  • Quan hệ với nhiều người: Các nghiên cứu phát hiện, nếu một phụ nữ có nhiều hơn 7 bạn tình trong đời hoặc nhiều hơn 2 bạn tình trong vòng 1 năm, nguy cơ nhiễm HPV sẽ tăng lên. Ngoài việc có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục khi còn ở tuổi vị thành niên cũng là yếu tố nguy cơ, vì lúc này các tế bào mô cổ tử cung chưa trưởng thành, chúng cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tác động tổn thương.
  • Mang thai sớm hoặc mang thai nhiều lần: Việc mang thai và sinh con trước năm 17 tuổi, khi các cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện sẽ gây tổn thương cho cơ quan sinh sản, đặc biệt là cổ tử cung. Ngoài ra, những người mang thai từ 4 lần trở lên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nicotine, đây là chất dễ khiến hệ miễn dịch suy yếu và làm stress oxy hóa, từ đó làm mất cân bằng các gen sinh ung thư.
  • Suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Việc suy giảm miễn dịch là yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
  • Một số yếu tố khác như: Vệ sinh cá nhân kém, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, lạc nội mạc tử cung, nhiễm chlamydia…

>> Xem thêm: Độ tuổi nào dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung

Cũng giống như các loại ung thư khác, những thay đổi của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu diễn biến thầm lặng, hầu như không có triệu chứng điển hình.

Bác sĩ CKI Bạch Thị Chính cảnh báo, khi có dấu hiệu rõ ràng, có thể ung thư cổ tử cung đã phát triển và lan rộng. Trong giai đoạn này, điều trị vẫn có hiệu quả nhưng rất phức tạp và tốn kém. Có thể phải phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Nếu phẫu thuật có thể sẽ liên quan đến việc cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và các hạch bạch huyết lân cận, điều này có thể khiến phụ nữ mất thiên chức làm mẹ.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết của ung thư cổ tử cung:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Đây là triệu chứng rõ ràng nhất của ung thư cổ tử cung. Chảy máu âm đạo có thể xảy ra sau giao hợp, chảy máu sau mãn kinh, sau hành kinh, số ngày hành kinh kéo dài, hoặc chảy quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau vùng chậu: Đau vùng chậu cũng là dấu hiệu khả nghi nhất của ung thư cổ tử cung. Ở giai đoạn này có khả năng tế bào ung thư đã lan tới xương chậu. Phụ nữ cần đặc biệt chú ý khi bị đau xương chậu không liên quan đến kỳ kinh, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường: Dịch tiết âm đạo có màu khác thường như xám đục, có mùi hôi, tiết dịch nhiều hơn bình thường.
  • Thay đổi thói quen đi tiểu: Tiểu thường xuyên, tiểu gấp cũng là các triệu chứng liên quan đến ung thư cổ tử cung.
  • Sưng đau ở chân: Khi khối u phát triển lớn dần, nó sẽ chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng chậu gây ra đau và sưng chân. Đặc biệt cơn đau kéo dài dai dẳng, có thể biến mất trong một vài ngày, nhưng sau đó càng nặng hơn.

Đây là giai đoạn sớm nhất, thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Giai đoạn chớm nở này còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Dấu hiệu của tiền ung thư cổ tử cung là các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót bề mặt của cổ tử cung, chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung, người bệnh có thể sẽ bị cắt một phần hay toàn bộ tử cung, hoặc xạ trị. Nếu cắt bỏ quá nhiều mô, người phụ nữ có thể mất cơ hội mang thai do các mô sẹo có thể gây hẹp cổ tử cung, chặn tinh trùng và trứng gặp nhau.

Khối ung thư bắt đầu lan đến âm đạo, các mô xung quanh cổ tử cung và vùng chậu. Giai đoạn này buộc phải điều trị bằng xạ trị phối hợp với hóa trị và không bảo tồn được chức năng sinh sản. Một số trường hợp có thể phẫu thuật nhưng thường phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng, kết hợp thêm xạ và hóa trị.

Khối u lan ra ngoài vùng chậu, xâm lấn đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng hoặc di căn đến các cơ quan như phổi, gan, xương… Lúc này, chủ yếu kéo dài thời gian sống và giảm triệu chứng.

>> Xem thêm: Điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn

Ung thư cổ tử cung nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng hơn, gây ra các biến chứng trầm trọng do kết quả của u xâm lấn đến các cơ quan lân cận. Những biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Vô sinh: Ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng lớn đến cổ tử cung – nơi để trứng và tinh trùng phát triển. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung vì nhiều lý do buộc phải cắt cổ tử cung để đảm bảo tính mạng. Điều này khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. Bên cạnh đó, nếu buồng trứng bị cắt người bệnh cũng có thể bị mãn kinh sớm.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm, là tác nhân khiến nhiều hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân và gia đình.
  • Suy thận: Trong nhiều trường hợp, khối u ung thư cổ tử cung có thể chen vào niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. Nước tiểu tích tụ lâu ngày khiến thận sưng, khả năng dẫn đến sẹo, làm suy giảm chức năng của thận.
  • Chảy máu: Nếu ung thư cổ tử cung lan vào âm đạo, ruột hoặc bàng quang có thể gây chảy máu. Chảy máu có thể xảy ra ở âm đạo, trực tràng hoặc đoạn đi tiểu lẫn máu.

Chia sẻ về mức độ nguy hiểm của ung thư cổ tử cung, bác sĩ CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sót 5 năm của người phụ nữ có ung thư cổ tử cung xâm lấn là 92%. Nếu ung thư cổ tử cung lan ra những mô xung quanh hoặc các cơ quan, tỷ lệ sống sót 5 năm là 56%. Nếu ung thư di căn xa, tỷ lệ sống sót 5 năm là 17%.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh cũng phát triển đầy đủ 4 giai đoạn. Có trường hợp chỉ dừng lại ở giai đoạn 2 hoặc 3. Do vậy, phụ nữ nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần thực hiện tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa trong đó có ung thư cổ tử cung để chữa trị kịp thời. Nếu bệnh càng tiến triển thì việc chữa trị càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, nữ giới nên sử dụng các biện pháp tự bảo vệ khi quan hệ tình dục, luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ vào các thời điểm nhạy cảm, chẳng hạn như trong kỳ hành kinh, sau kỳ kinh, sau khi vận động thể lực, sau khi quan hệ tình dục, xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý…

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là do lây nhiễm virus HPV. Chính vì vậy, cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản và hiệu quả là tiêm vắc xin phòng HPV.

Nhấn mạnh về vai trò của vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra, bác sĩ CKI Bạch Thị Chính cho biết: “Vắc xin ngừa virus HPV được Bộ Y tế cấp phép lưu hành vào năm 2008. Cho đến nay đã có hơn 1 triệu liều được sử dụng tại Việt Nam. Vắc xin ngừa HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung gây ra bởi hai chủng HPV 16,18 cũng như các mụn cóc sinh dục do các type 6,11; các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn…”

Vắc xin ngừa HPV [HPV 6,11,16,18] đã được chứng minh có độ an toàn và hiệu quả cao qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong hơn 15 năm qua – bác sĩ CKI Bạch Thị Chính khẳng định.

Hiện nay, Việt Nam đang có vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil của Mỹ [ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16 và 18] phòng các bệnh gây ra do virus HPV.

Loại vắc xin Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung của Mỹ
Số chủng phòng ngừa Phòng 4 týp HPV [6, 11, 16 và 18]
Đối tượng tiêm Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi
Lịch tiêm Gồm 3 mũi:
  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên
Tác dụng Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Bé gái từ 9 tuổi và phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung bất luận đã quan hệ tình dục hay chưa. Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 26, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không đang điều trị các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin này.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu?

Với gần 60 cơ sở trên toàn quốc, Hệ thống tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung cấp đủ các loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung với cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, dịch vụ an toàn, cao cấp với giá thành hợp lý.

Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, toàn bộ vắc xin, trong đó có vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do HPV được bảo quản trong dây chuyền lạnh đạt tiêu chuẩn Thực hành bảo quản thuốc GSP. Theo đó, hệ thống kho lạnh hiện đại đảm bảo vắc xin được bảo quản trong khoảng nhiệt độ từ 2 – 8 độ C, với 3 nguồn điện cấp liên tục. Kho lạnh được trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động, hệ thống cảnh báo khi nhiệt độ vượt ra khỏi ngưỡng kịp thời, kênh tiếp nhận thông tin cảnh báo đa dạng. Các tủ lưu giữ vắc xin tại phòng tiêm hiện đại cho phép bảo quản vắc xin lẻ theo tiêu chuẩn cao nhất trước khi tiêm…

Tất cả khách hàng đến VNVC đều được miễn phí sử dụng nhiều tiện ích, được khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sức khỏe sau tiêm để hạn chế tối đa những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng đi tiêm chủng, đặc biệt khách hàng là nữ nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên đến tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, VNVC làm việc sớm, đóng cửa muộn, không nghỉ trưa, làm việc ngay cả ngày lễ, tết, giúp khách hàng tiếp cận được với dịch vụ của VNVC một cách tốt nhất.

Để đăng ký tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do HPV, khách hàng có thể điền thông tin trực tuyến tại đây, gọi đến tổng đài 028.7300.6595 hoặc inbox fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được tư vấn và hướng dẫn.

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC: //vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/

Video liên quan

Chủ Đề