Hướng dẫn cài đặt định danh điện tử

Lực lượng Công an thu nhận thông tin cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp cho người dân để phục vụ việc cấp tài khoản định danh điện tử.

Thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn

Cụ thể, thông tin lịch sử về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng tài khoản. Thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Nghị định cũng quy định về khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. 

Trong đó, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao qua Nền tảng định danh và xác thực điện tử.

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD, trang thông tin định danh điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử bằng thiết bị, phần mềm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn.

Chủ thể danh tính điện tử khai thác, chia sẻ thông tin danh tính điện tử (trừ thông tin sinh trắc học) và thông tin khác của mình đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử với cá nhân, tổ chức khác qua ứng dụng VNelD.

Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử 

Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam quy định như sau:

1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử

Bước 1: Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.

Bước 2: Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.

Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

Sau khi App cần tải hiển thị  Chọn “ Cài đặt” để tải App “Ứng dụng định danh điện tử - VNeID” về máy.

NSD chọn “Mở” để mở ứng dụng định danh điện tử - VNeID vừa tải.

Sau khi tải về và cài đặt, NSD ấn chạy ứng dụng và ấn “Bắt đầu sử dụng” để tiến hành sử dụng app:

1.2.Đối với hệ điều hành IOS

NSD mở App store trên thiết bị di động

Công dân thực hiện các bước tương tự như hệ điều hành Android.

Theo: tailieuhuongdan.dean06.vn

Người sưu tầm: Lê Thanh Hải

Mức độ 1 gồm những thông tin cá nhân và ảnh chân dung. Ở mức 1, người dân được sử dụng một số tính năng cơ bản như: Giải quyết dịch vụ công trực tuyến về thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng...

Với mức độ 2, ngoài các thông tin như mức độ 1, tài khoản định danh điện tử có thêm thông tin về sinh trắc học của công dân (vân tay). Với tài khoản mức độ 2, người dân được sử dụng tất cả tiện ích đã tích hợp các loại giấy tờ gồm: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, chuyển tiền...).

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân Việt Nam có giá trị tương đương căn cước công dân gắn chip. Theo đó, người dân có thể dùng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 khi thực hiện các giao dịch mà cần có căn cước công dân. Lúc đó, tài khoản định danh mức 2 có giá trị cung cấp thông tin về các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản để các đơn vị hành chính đối chiếu khi công dân giao dịch.

Hướng dẫn cài đặt định danh điện tử

Người dân làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử.

Để có được tài khoản định danh điện tử, tùy theo mức độ, người dân thực hiện đăng ký thông qua ứng dụng VNeID trên điện thoại di động, hoặc đến cơ quan công an địa phương để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều người dân phản ánh gặp khó khăn trong việc đăng ký tài khoản định danh điện tử, một số người đăng ký nhưng không thành công.

Sau đây là hướng dẫn cách đăng ký tài khoản định danh điện tử chính xác.

Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với người đã có căn cước công dân gắn chip:

- Bước 1: Sử dụng thiết bị di động cài ứng dụng VNeID.

- Bước 2: Truy cập VNeID, nhập số định danh cá nhân, số điện thoại hoặc thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng; thu nhận ảnh chân dung và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản.

- Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua VNeID, tin nhắn SMS hoặc thư điện tử.

Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:

Đối với công dân đã có căn cước công dân gắn chip

- Bước 1: Công dân đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử; thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ công an.

- Bước 2: Cán bộ chức năng nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, lấy mẫu vân tay của công dân để xác thực với cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo tài khoản định danh.

- Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua VNeID, tin nhắn SMS hoặc thư điện tử.

Trường hợp công dân chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip, cơ quan công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ căn cước công dân.

Đã cấp hơn 11 triệu tài khoản định danh điện tử

Theo Nghị định 59/2022, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp tài khoản định danh điện tử, nếu chưa đủ 14 tuổi hoặc được giám hộ thì được đăng ký theo tài khoản của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Quy định này cũng áp dụng tương tự với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo số liệu từ Bộ Công an, tính đến ngày 20/10, cả nước đã có gần 11,2 triệu tài khoản định danh điện tử được phê duyệt (trong đó mức độ 1 là gần 153.000 tài khoản, mức độ 2 là hơn 11 triệu tài khoản).

Cơ quan chức năng cũng duyệt tích hợp thông tin Bảo hiểm y tế cho hơn 1 triệu tài khoản định danh, thông tin Giấy phép lái xe cho 200.000 tài khoản.

Về hiệu quả, số lượng sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ nộp hồ sơ trực tuyến đến nay đã đạt 30.000 lượt đăng nhập.