Hướng dẫn chấm công tháng 2 năm 2023

Mẫu bảng tính lương tăng ca là loại tài liệu xác định khoản tiền công mà người lao động được hưởng ứng với số giờ làm thêm (ngoài giờ hành chính) của mình. Pháp Luật đã ban hành hai mẫu thanh toán lương tăng ca, đi kèm với Thông tư 200/2014 và Thông tư 133/2016.

Trong bài viết này, ACheckin sẽ giới thiệu đến bạn hai mẫu tính lương trên kèm theo hướng dẫn xây dựng cụ thể chi tiết. Bên cạnh đó, mỗi mẫu sẽ có link tải miễn phí đính kèm. Cùng tìm hiểu ngay nội dung sau đây!

Để điền mẫu bảng tính lương tăng ca theo Thông tư 133, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Góc trái biểu mẫu:Điền thông tin cụ thể về đơn vị và bộ phận công tác;
  • Trường Tháng… năm…:Điền thông tin về phạm vi thời gian tính lương làm thêm giờ của người lao động;
  • Cột A, B:Điền số thứ tự và họ tên của người lao động;
  • Cột Hệ số lương (Cột 1):Điền hệ số lương cụ thể của từng người lao động;
  • Cột Hệ số phụ cấp (Cột 2):Điền hệ số phụ cấp cụ thể đối với từng người lao động;
  • Cột Công hệ số (Cột 3): Điền tổng hệ số mà người lao động được hưởng. Công thức tính cột 3: Cột 3 = Cột 1 + Cột 2;
  • Cột Tiền lương tháng (Cột 4):Điền tiền lương tháng ứng với từng người lao động. Giá trị này được tính bằng: Lương tối thiểu (theo quy định của Luật Lao Động) * Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ;
  • Cột Mức lương ngày (Cột 5):Điền mức lương tính theo ngày của từng người lao động. Giá trị này được tính bằng cách lấy số lương tháng chia cho 22 ngày trong tháng. Công thức: Cột 5 = Cột 4/ 22;
  • Cột Mức lương giờ (Cột 6): Điền mức lương được tính theo giờ. Mức lương này sẽ được tính bằng cách lấy số lương theo ngày chia cho 8 giờ làm việc. Công thức: Cột 6 = Cột 4/ 8;
  • Cột Số giờ làm thêm (cột 7, cột 8, cột 9, cột 11, cột 13, cột 16): Điền số giờ tăng ca thực tế theo dữ liệu trong bảng chấm công;
  • Cột Thành tiền đối với làm thêm ngày thường (Cột 8): Được tính bằng cách lấy số giờ làm thêm đối với ngày thường (Cột 7) nhân cho mức lương giờ (Cột 6). Công thức: Cột 8 = Cột 7 * Cột 6;
  • Cột Thành tiền đối với làm thêm ngày Thứ 7, Chủ Nhật (Cột 10): Được tính bằng số giờ làm thêm cuối tuần (Cột 9) nhân cho mức lương giờ (Cột 6) và nhân tiếp cho hệ số làm thêm theo quy định hiện hành. Công thức: Cột 10 = Cột 9 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành;
  • Cột Thành tiền đối với làm thêm ngày lễ, Tết (Cột 12): Được tính bằng số giờ làm thêm ngày lễ tết (Cột 11) nhân cho mức lương theo giờ (Cột 6) nhân cho hệ số làm thêm vào lễ tết theo quy định. Công thức: Cột 12 = Cột 11 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành;
  • Cột Thành tiền đối với làm thêm buổi đêm (Cột 14): Được tính bằng số giờ làm thêm ban đêm (Cột 13) nhân với mức lương giờ (Cột 6) nhân với hệ số làm thêm theo quy định hiện hành. Công thức: Cột 14 = Cột 13 * Cột 6 *Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành;
  • Cột Tổng số tiền (Cột 15): Điền tổng cộng số tiền. Công thức: Cột 15 = Cột 8 + Cột 10 + Cột 12 + Cột 14;
  • Cột Số ngày nghỉ bù (Cột 16 và 17): Điền số giờ công nghỉ bù thực tế của từng nhân sự (Cột 16); tiếp đó, quy ra số tiền tương ứng của những ngày nghỉ bù để trừ ra. Công thức: Cột 17 = Cột 16 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành;
  • Cột Số tiền được thanh toán (Cột 18): Được tính bằng cách lấy tổng số tiền (Cột 15) trừ cho số tiền công của những ngày nghỉ bù (Cột 17). Công thức: Cột 17 = Cột 15 – Cột 17;
  • Cột Ký nhận (Cột C): Chữ ký xác nhận của người lao động sau khi đã kiểm tra bảng thanh toán tiền công theo giờ và nhận tiền.
  • Chữ ký xác nhận, chứng từ kèm theo: Bên cạnh đó, mẫu bảng tính lương tăng ca còn phải được kèm theo bảng chấm công làm theo giờ ứng với phạm vi thời gian tính toán. Ngoài ra, bảng lương tăng ca còn phải có chữ ký xác nhận của người lập bảng, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được ủy quyền.

Bạn có thể tải mẫu bảng tính lương tăng ca theo Thông tư 133 qua: https://docs.google.com/spreadsheets/d/16SBqb91jityHMpA4CU62_AwC_xiEeJhsqPbRt3lojlc/edit?usp=sharing

Hướng dẫn chấm công tháng 2 năm 2023
Mẫu bảng tính lương tăng ca theo Thông tư 133

2. Mẫu bảng tính lương tăng ca theo Thông tư 200

Bảng tính lương tăng ca theo Thông tư 200 là một trong hai mẫu bảng tính lương tăng ca đúng quy định của Pháp luật Việt Nam. Cách để điền biểu mẫu này cũng cực kỳ đơn giản, tuần tự theo các bước sau:

Để hoàn tất mẫu bảng tính lương tăng ca, hãy tuân theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Phần góc trái của mẫu: Điền thông tin chi tiết về đơn vị và bộ phận làm việc;
  • Phần “Tháng… năm…”: Điền thời gian cụ thể để tính lương làm thêm giờ cho người lao động;
  • Cột A và B: Ghi số thứ tự và tên của người lao động.
  • Cột Hệ số lương (Cột 1): Ghi hệ số lương riêng cho từng người lao động;
  • Cột Hệ số phụ cấp (Cột 2):Ghi hệ số phụ cấp riêng cho từng người lao động; Cột Công hệ số (Cột 3): Tính tổng hệ số mà mỗi người lao động sẽ nhận được. Công thức tính cột 3: Cột 3 = Cột 1 + Cột 2;
  • Cột Tiền lương tháng (Cột 4):Ghi số tiền lương hàng tháng của mỗi người lao động. Giá trị này được tính bằng cách nhân lương tối thiểu (theo quy định của Luật Lao Động) với hệ số lương, sau đó cộng thêm hệ số phụ cấp chức vụ;
  • Cột Mức lương ngày (Cột 5):Tính mức lương hàng ngày của từng người lao động. Giá trị này được tính bằng cách chia số lương tháng cho 22 ngày làm việc trong tháng. Công thức: Cột 5 = Cột 4 / 22;
  • Cột Mức lương giờ (Cột 6): Tính mức lương hàng giờ. Mức lương này được tính bằng cách chia số lương tháng cho 8 giờ làm việc hàng ngày. Công thức: Cột 6 = Cột 4 / 8;
  • Các cột về số giờ làm thêm (Cột 7, Cột 8, Cột 9, Cột 11, Cột 13, Cột 16): Ghi số giờ làm thêm thực tế của mỗi người lao động dựa trên dữ liệu từ bảng chấm công;
  • Cột Thành tiền đối với làm thêm ngày thường (Cột 8):Tính số tiền cho giờ làm thêm vào ngày thường bằng cách nhân số giờ đó (Cột 7) với mức lương giờ (Cột 6). Công thức: Cột 8 = Cột 7 * Cột 6;
  • Cột Thành tiền đối với làm thêm ngày thứ 7, Chủ Nhật (Cột 10): Tính số tiền cho giờ làm thêm vào ngày cuối tuần bằng cách nhân số giờ đó (Cột 9) với mức lương giờ (Cột 6), sau đó nhân thêm với hệ số làm thêm theo quy định. Công thức: Cột 10 = Cột 9 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định;
  • Cột Thành tiền đối với làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ tết (Cột 12):Tính số tiền cho giờ làm thêm vào những ngày lễ, ngày nghỉ tết bằng cách nhân số giờ đó (Cột 11) với mức lương giờ (Cột 6), sau đó nhân với hệ số làm thêm vào lễ tết theo quy định. Công thức: Cột 12 = Cột 11 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định;
  • Cột Thành tiền đối với làm thêm vào ban đêm (Cột 14): Tính số tiền cho giờ làm thêm vào ban đêm bằng cách nhân số giờ đó (Cột 13) với mức lương giờ (Cột 6), sau đó nhân với hệ số làm thêm theo quy định. Công thức: Cột 14 = Cột 13 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định;
  • Cột Tổng số tiền (Cột 15): Ghi tổng số tiền cần thanh toán cho mỗi người lao động. Công thức: Cột 15 = Cột 8 + Cột 10 + Cột 12 + Cột 14;
  • Các cột về số ngày nghỉ bù (Cột 16 và 17): Ghi số giờ làm thêm trong ngày nghỉ bù thực tế của từng nhân viên (Cột 16); sau đó, tính số tiền tương ứng với ngày nghỉ bù để khấu trừ. Công thức: Cột 17 = Cột 16 * Cột 6 * Hệ số làm thêm theo quy định;
  • Cột Số tiền thanh toán (Cột 18): Tính tổng số tiền sẽ được thanh toán cho mỗi người lao động. Công thức: Cột 17 = Cột 15 – Cột 17;
  • Cột Ký nhận (Cột C): Đây là chỗ để ghi chữ ký xác nhận của người lao động sau khi đã kiểm tra bảng thanh toán tiền công theo giờ và nhận tiền;
  • Chứng từ kèm theo: Bảng tính lương tăng ca cần được đính kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ cùng phạm vi thời gian tương ứng. Bên cạnh đó, bảng tính lương làm thêm giờ cần phải được ký xác nhận đầy đủ từ phía người lập bảng, kế toán trưởng, giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền;

Tải ngay mẫu bảng tính lương theo thông tư 200:

Trên đây là hai mẫu bảng tính lương tăng ca được ban hành theo Thông tư 133 và Thông tư 200 của Bộ Tài Chính. Để giúp bạn có thể tham khảo cụ thể hơn, nội dung tiếp theo, ACheckin sẽ giới thiệu đến bạn hai mẫu Excel thanh toán tiền lương tăng ca chuẩn nhất.

Hướng dẫn chấm công tháng 2 năm 2023
Mẫu bảng tính lương tăng ca theo Thông tư 200

3. Mẫu Excel thanh toán tiền lương tăng ca chuẩn nhất

Ứng với từng biểu mẫu thanh toán tiền lương tăng ca theo Thông tư 133 và Thông tư 200, ACheckin sẽ giới thiệu đến bạn từng bảng thanh toán lương làm ngoài giờ cụ thể.

3.1 Mẫu theo Thông tư 133

Hướng dẫn chấm công tháng 2 năm 2023
Mẫu Excel thanh toán tiền lương tăng ca chuẩn nhất theo mẫu Thông tư 133

3.2 Mẫu theo Thông tư 200

Hướng dẫn chấm công tháng 2 năm 2023
Mẫu Excel thanh toán tiền lương tăng ca chuẩn nhất theo mẫu Thông tư 200

Sử dụng các mẫu bảng tính lương tăng ca trong Excel chỉ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi quy mô tăng lên, Excel trở nên phức tạp và khó khăn trong việc tính toán, lưu trữ và tìm kiếm file. Để giải quyết hiệu quả những thách thức này, việc chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp là một lựa chọn hợp lý.

Phần mềm quản lý nhân sự Checkin là giải pháp quản trị nhân sự giúp tính lương tăng ca tự động thông qua đơn xin OT trên app, ghi nhận thời gian chấm công, đếm tổng số thời gian tăng ca hợp lệ. Từ đó, phần mềm sẽ cập nhật công thứcc tính lương làm thêm vào bảng lương nhân sự.

Bên cạnh đó, phần mềm ACheckin còn giúp giới hạn thời gian tăng ca đảm bảo đúng luật, hạn chế tối đa tình trạng nhân sự tăng ca không trung thực. Với mức phí chỉ từ 15.000 VNĐ kèm theo khuyến mãi từ 3 – 6 tháng tùy gói lựa chọn, HR có thể tối ưu hiệu suất công việc của mình với phần mềm quản lý nhân sự ACheckin.

Hướng dẫn chấm công tháng 2 năm 2023
Tính lương tăng ca nhanh chóng với phần mềm quản lý nhân sự ACheckin

Vừa rồi, ACheckin đã giới thiệu đến bạn 4 mẫu bảng tính lương tăng ca theo quy định của Pháp Luật cùng cách xây dựng chi tiết. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích bạn trong quá trình tính toán tiền lương làm thêm giờ ở Doanh nghiệp mình. Nếu bạn quan tâm đến phần mềm tính tiền lương tăng ca tự động chính xác, liên hệ ngay: