Hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Khi lựa chọn kinh doanh theo hình thức hộ cá thể nhưng các bạn lại không biết phải đăng ký ở đâu? Hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào? Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tiếp thep phải thực hiện các thủ tục gì? Để trả lời cho vấn đề đăng ký kinh doanh hộ cá thể ở đâu? Vui lòng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin cần thiết nhé!

>>>Xem thêm: Đăng ký giấy phép hết bao nhiêu tiền?100 triệu đồng]. Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2015 là 90 triệu đồng.

Ví dụ 2: Bà B đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp của cả năm 2015. Đến tháng 10 năm 2015 Bà B ngừng/nghỉ kinh doanh thì Bà B được giảm thuế khoán tương ứng với 03 tháng cuối năm 2015.

c] Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một [01] người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

Ví dụ 3: Hộ gia đình C được thành lập bởi một nhóm gồm 04 cá nhân. Năm 2015 Hộ gia đình C có doanh thu kinh doanh là 180 triệu đồng [>100 triệu đồng] thì Hộ gia đình C thuộc diện phải nộp thuế giá trị giá tăng và thuế thu nhập cá nhân trên tổng doanh thu là 180 triệu đồng.

d] Cá nhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm kinh doanh cố định trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế như đối với cá nhân kinh doanh là đối tượng cư trú.

2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a] Doanh thu tính thuế

a.1] Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế [trường hợp thuộc diện chịu thuế] của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

a.2] Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b] Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1] Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2] Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.

b.3] Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

c] Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3, khoản 2 Điều này.

- Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

d] Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

d.1] Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

d.2] Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh [không hoạt động từ đầu năm] hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

d.3] Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư này."

Vậy từ quy định trên thì cho thấy nếu bạn kinh doanh theo hộ kinh doanh thì anh sẽ nộp thuế theo phương pháp khoán. Và căn cứ tính thuế của bạn được tính dựa trên doanh thu tính thuế mà không phải dựa trên vốn kinh doanh của bạn, sau này bạn có muốn chuyển sang hình thức là doanh nghiệp vẫn với ngành nghề kinh doanh là bán hàng hóa thì luật pháp không quy định cần vốn pháp định thế nên để vốn điều có thể thay đổi hoặc không là tùy ý chí của bạn.

5. Đóng thuế khi kinh doanh giầy dép?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em thuê nhà ở chợ huyện để bán dép,nhưng em không trưng bày bằng kệ mà em chỉ bán ngoài hành lang nhà, kiểu bán hàng xổ. Em dự trữ dép số lượng nhiều trong nhà.Vậy em có phải đóng thuế gì không? Nếu có là thuế gì ạ ? Cảm ơn!

-Lê Thị Thúy Nhi

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật, cá nhân có hoạt động kinh doanh và doanh thu đến ngưỡng tính thuế [từ trên 100 triệu đồng/năm] thì phải đóng thuế theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu bạn có hoạt động kinh doanh bán dầy dép và doanh thu khoán trên 100 triệu đồng/năm thì phải đóng thuế, không kể việc bạn có trưng bày dày dép bằng kệ hay không. Trong trường hợp bạn phải đóng thuế thì có ba loại thuế cần lưu ý:

- Lệ phí môn bài: + 300.000 đồng/năm với doanh thu từ trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng

+ 500.000 đồng/năm với doanh thu từ trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng

+ 1000.000 đồng/năm với doanh thu từ trên 500 triệu đồng trở lên

- Số thuế GTGT và TNCN phải nộp = Doanh thu khoán * Thuế suất

Tỷ lệ tính thuế GTGT và TNCN: + Thuế giá trị gia tăng: 2%

+ Thuế TNCN: 1%

6. Có được hoàn trả thuế TNCN trong thời gian thử việc?

Thưa luật sư, em muốn hỏi trước đó em làm ở công ty cũ với mức lương là 7 triệu sau thuế. Sau đó em đổi việc vào tháng 9 với thời gian thử việc là hai tháng với mức lương là 9tr sau thuế. Em muốn hỏi là em có được hoàn lại thuế trong thời gian thử việc không? Xin cảm ơn ạ.

-Nguyen Hoai Tan

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân quy định về khấu trừ thuế với một số trường hợp khác sau:

"2. Chứng từ khấu trừ

a] Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.

b] Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

b.1] Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.

b.2] Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba [03] tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn [từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng 8/2014] với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2013 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.

Vậy đối với trường hợp của bạn có ký hợp đồng thử việc 2 tháng nên từ quy định trên bạn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế. Bạn có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo. Vậy nếu số tiền thuế tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì bạn có thể quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề