Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh FPTS

Chuyển tiền từ Tài khoản Ngân hàng vào Tài khoản Chứng khoán Phái sinh tại FPTS

Quý khách có thể thực hiện theo 2 cách sau:

1. Thực hiện giao dịch trực tuyến qua ngân hàng

Quý khách có thể thực hiện chuyển tiền nhanh chóng, tiện lợi qua kênh giao dịch trực tuyến của các ngân hàng.

Danh sách tài khoản nhận tiền chứng khoán phái sinh của FPTS xem tại đây

Hướng dẫn chuyển tiền trực tuyến:

  • Ngân hàng BIDV
  • Ngân hàng Tienphongbank

2. Lập Ủy nhiệm chi (UNC) chuyển khoản tại quầy giao dịch của ngân hàng

Quý khách vui lòng điền thông tin UNC theo nội dung như sau:

  • Tên đơn vị thụ hưởng, Số tài khoản người hưởng, Tại ngân hàng theo danh sách tài khoản ngân hàng tại đây
  • Nội dung nộp tiền: Chuyển tiền vào tài khoản <Số tài khoản chứng khoán phái sinh của khách hàng> của <Họ tên chủ tài khoản>

♦ Một số lưu ý:

- Nội dung nộp tiền: Quý khách cần ghi đầy đủ thông tin Số tài khoản (11 chữ số) và Tên chủ tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại FPTS, viết không dấu theo cấu trúc sau:

"Nop tien vao TK CKPS  so  cua "

        Ví dụ: Nop tien vao TK CKPS so 058C123456F cua Nguyen Van A 

- Thời gian xử lý giao dịch: Trường hợp tiền của Quý khách được ngân hàng hạch toán vào tài khoản FPTS sau 16h30 các ngày làm việc trong tuần hoặc các ngày nghỉ/ngày lễ, sẽ không làm giảm dư nợ thấu chi trong ngày, Công ty sẽ tiến hành hạch toán tiền vào tài khoản chứng khoán của Quý khách vào ngày làm việc kế tiếp.

- Các trường hợp Quý khách cần gửi yêu cầu tra soát giao dịch:

  • Ghi thiếu/sai thông tin Số tài khoản chứng khoán và/hoặc tên chủ tài khoản tại phần nội dung nộp tiền
  • Nộp nhầm vào tài khoản chuyên dùng khác của FPTS (Đấu giá/ Thực hiện quyền, …)

Các trường hợp trên sẽ không được FPTS tự động hạch toán vào tài khoản chứng khoán của Quý khách. Quý khách vui lòng thực hiện gửi yêu cầu tra soát giao dịch. Hướng dẫn tra soát vui lòng xem tại đây

♦ Nếu cần hỗ trợ thêm, Quý khách vui lòng liên hệ:

- Hà Nội

  • Dịch vụ khách hàng: 19006446
  • Kế toán giao dịch: 19006446: 6207/6206/6205

- TP. Hồ Chí Minh

  • Dịch vụ khách hàng: 19006446, máy lẻ 8702/8703/8705/8706/8707/8708
  • Kế toán giao dịch: 19006446, máy lẻ: 9293/9207

- Đà Nẵng

  • Dịch vụ khách hàng: 19006446, máy lẻ 686
  • Kế toán giao dịch: 19006446, máy lẻ: 669

Theo Quyết định số 61/QĐ-VSD ngày 16/5/2022 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2022, cách tính Giá thanh toán cuối cùng của Hợp đồng tương lai Chỉ số VN30 được thay đổi như sau:

1. Thay đổi phương pháp tính giá thanh toán cuối cùng (FSP) của Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 từ “là giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng” thành “là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục”.

2. Loại trừ giá giao dịch thỏa thuận khi tính toán mức ký quỹ yêu cầu và tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trong phiên giao dịch cũng như khi tính giá thanh toán hàng ngày theo phương pháp bình quân gia quyền (trong trường hợp không có giá đóng cửa).


Page 2

Chênh lệch giữa giá Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (giá tương lai) và chỉ số VN30 (giá hiện tại) chủ yếu do "chi phí lưu trữ" giữa hai thời điểm. Nguyên nhân là để mua được một rổ cố phiếu tương đương gồm 30 cổ phiếu cấu thành trong VN30 theo tỷ lệ tương ứng, Khách hàng sẽ phải bỏ ra một số tiền ban đầu và do đó phải chịu một khoản chi phí lãi vay trên số tiền bỏ ra. Bên cạnh đó, các cổ phiếu trong danh mục VN30 có thể chi trả cổ tức và tạo ra thu nhập cho người đang nắm giữ. Dòng cổ tức này có thể bù đắp phần nào chi phí lãi vay đã phát sinh. Tại Việt Nam thì chi phí lãi vay thường cao hơn cổ tức thực nhận, do đó “chi phí lưu trữ” thường có giá trị dương.

Do người mua Hợp đồng tương lai không phải chịu chi phí lưu trữ phát sinh từ việc mua rổ cổ phiếu và giữ đến ngày đáo hạn, họ sẽ chấp nhận chi trả khoản chênh lệch tương đương chi phí này cho người bán. Độ lớn của khoản chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai và chỉ số hiện tại phụ thuộc vào lãi suất vay, tỷ suất cổ tức của rổ chỉ số, và thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Càng gần đến ngày đáo hạn, giá hợp đồng tương lai chỉ số sẽ tiến gần đến mức chỉ số trên thị trường cơ sở. Tại ngày đáo hạn thì hai mức giá này sẽ bằng nhau theo quy định về giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số tại thị trường Việt Nam.

Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh FPTS

1. LỆNH UP (Áp dụng trong xu thế thị trường tăng)

  • Định nghĩa: Là lệnh điều kiện đặt chờ kích hoạt mà mức giá đặt và giá điều kiện được xác định trước (cao hơn giá thị trường hiện tại). Khi giá thị trường tăng đến hoặc vượt cao hơn giá kích hoạt thì lệnh sẽ được kích hoạt (gửi vào sàn) theo giá và khối lượng Khách hàng đã đặt.
  • Ứng dụng của Lệnh UP:
    • Mua cắt lỗ (khi Khách hàng đang sở hữu vị thế bán, đặt lệnh UP - Mua để cắt lỗ trong trường hợp dự đoán giá thị trường tăng vượt ngưỡng giá điều kiện)
    • Bán chốt lãi (khi Khách hàng đang sở hữu vị thế mua đặt lệnh UP - Bán để chốt lãi trong trường hợp dự đoán thị trường tăng đến ngưỡng giá điều kiện rồi sẽ giảm)
    • Mở vị thế mới khi giá đạt/vượt ngưỡng kháng cự
  • Nguyên tắc hủy/sửa lệnh: Lệnh UP không được phép sửa, chỉ được hủy
  • Ví dụ minh họa: Khách hàng đang sở hữu 01 vị thế Bán, giá thị trường đang là 945, Khách hàng đặt 1 lệnh điều kiện UP - Mua với mục đích cắt lỗ với giá điều kiện 950 và Giá đặt điều chỉnh là 951 (biên trượt 1). Giá thị trường biến động đến khi chạm mức 950 (bằng mức giá điều kiện) thì lệnh Mua LO với giá 951 sẽ được hệ thống kích hoạt và đẩy vào sàn giao dịch.

Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh FPTS

  • Hướng dẫn đặt Lệnh UP tại đây

2. Lệnh DOWN (Áp dụng trong xu thế thị trường giảm)

  • Định nghĩa: Là lệnh điều kiện đặt chờ mà mức giá đặt và giá điều kiện được xác định trước (thấp hơn giá thị trường hiện tại). Khi giá thị trường giảm tới hoặc dưới giá kích hoạt thì lệnh sẽ được kích hoạt (gửi vào sàn) theo giá và khối lượng Khách hàng đã đặt.
  • Ứng dụng của lệnh Down:
    • Bán cắt lỗ (Khi Khách hàng đang sở hữu vị thế mua, đặt lệnh DOWN - Bán để cắt lỗ trong trường hợp dự đoán giá thị trường giảm quá ngưỡng giá điều kiện).
    • Mua chốt lãi ( Khi Khách hàng đang sở hữu vị thế bán, đặt lệnh DOWN - Mua để chốt lãi trong trường hợp dự đoán giá thị trường giảm quá ngưỡng giá điều kiện rồi sẽ tăng).
    • Mở vị thế mới khi giá đạt/vượt ngưỡng hỗ trợ.
  • Nguyên tắc hủy/sửa lệnh: Lệnh DOWN không được phép sửa, chỉ được hủy.
  • Ví dụ minh họa: Khách hàng đang sở hữu 01 vị thế Mua, giá thị trường đang là 950, Khách hàng đặt 1 lệnh điều kiện DOWN - Bán với mục đích cắt lỗ với giá điều kiện 930 và Giá đặt điều chỉnh là 929 (biên trượt 1). Giá thị trường biến động đến khi chạm mức 930 (bằng mức giá điều kiện) thì lệnh Bán LO với giá 929 sẽ được hệ thống kích hoạt và đẩy vào sàn giao dịch.

Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh FPTS

  • Hướng dẫn đặt Lệnh DOWN tại đây

3. Lệnh OCO (One Cancel Other)

  • Định nghĩa: Là lệnh đóng vị thế với giá kỳ vọng (chốt lời) tại mức giá xác định trước và được gửi luôn vào Sở giao dịch kết hợp cùng Lệnh cắt lỗ chờ kích hoạt tại mức Giá kích hoạt được Khách hàng xác định trước. Lệnh thường được sử dụng đi kèm với 1 vị thế đang mở.
  • Ứng dụng của lệnh OCO: Khách hàng đã nắm giữ vị thế, lệnh OCO dùng để đóng vị thế nhằm mục đích chốt lãi theo giá kỳ vọng hoặc cắt lỗ tự động trong trường hợp giá diễn biến xấu
    • Nếu Khách hàng có vị thế mua, Khách hàng cần đặt lệnh OCO là lệnh BÁN.
    • Nếu Khách hàng có vị thế bán, Khách hàng cần đặt lệnh OCO là lệnh MUA.
  • Kích hoạt lệnh: Khi giá thị trường chạm hoặc vượt qua Giá kích hoạt thì:
    • Lệnh chốt lãi bị hủy phần khối lượng còn lại chưa khớp.
    • Lệnh cắt lỗ sẽ được kích hoạt và gửi vào Sở giao dịch với: Khối lượng của lệnh cắt lỗ là khối lượng phần chưa khớp của lệnh chốt lãi với giá đặt vào Sở giao dịch là Giá đặt điều chỉnh.
  • Nguyên tắc hủy/sửa lệnh:
    • Lệnh chốt lãi không được phép sửa, chỉ được hủy. Khi hủy lệnh chốt lãi thì lệnh cắt lỗ sẽ không được kích hoạt nữa.
    • Lệnh cắt lỗ không được phép sửa, chỉ được hủy.
  • Ví dụ: Khách hàng đặt lệnh OCO Bán với mục đích Chốt lãi và Cắt lỗ:

Khách hàng đang sở hữu vị thế Mua và giá thị trường đang là 940. Khách hàng đặt lệnh OCO Bán 1 hợp đồng với Giá chốt lãi 950 (cho lệnh chốt lãi), Giá điều kiện là 930 và Biên trượt là 1 (cho lệnh cắt lỗ). Lệnh chốt lãi với giá 950 được gửi luôn vào Sở giao dịch. Giả sử lệnh chốt lãi chưa khớp và giá thị trường giảm xuống 930 thì:

  • Lệnh chốt lãi sẽ bị hủy
  • Sau khi lệnh chốt lãi được hủy thành công thì lệnh cắt lỗ sẽ được kích hoạt và gửi lên Sở giao dịch với khối lượng 1 và giá 929 (Giá đặt điều chỉnh)

Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh FPTS

- Hướng dẫn đặt Lệnh OCO tại đây

4. Lệnh BULL & BEAR (B&B)

  • Định nghĩa: Lệnh B&B là lệnh mở vị thế mới kết hợp với lệnh đóng vị thế để chốt lãi theo kỳ vọng và lệnh cắt lỗ nếu giá thị trường diễn biến xấu. Lệnh B&B gồm 03 lệnh:  
    • Lệnh gốc B&B là lệnh mở vị thế mới được gửi luôn vào Sở giao dịch.
    • Lệnh chốt lãi chờ kích hoạt với mức Giá chốt lãi xác định trước.
    • Lệnh cắt lỗ chờ kích hoạt tại mức Giá kích hoạt được Khách hàng xác định trước.
  • Kích hoạt lệnh: Lệnh chốt lãi và lệnh cắt lỗ chỉ được kích hoạt khi lệnh gốc B&B (lệnh mở mới vị thế) được khớp hết (có trạng thái lệnh là Đã khớp). Trường hợp lệnh gốc B&B chưa khớp hoặc mới chỉ khớp một phần thì lệnh cắt lỗ và chốt lãi cũng không được kích hoạt.
  • Khi lệnh gốc B&B đã khớp hết thì lệnh chốt lãi tự động được gửi lên Sở giao dịch với khối lượng bằng khối lượng của lệnh gốc B&B.
  • Khi giá thị trường chạm hoặc vượt qua Giá kích hoạt thì:
    • Lệnh chốt lãi bị hủy phần khối lượng còn lại chưa khớp.
    • Lệnh cắt lỗ sẽ được kích hoạt và gửi vào Sở giao dịch với: Khối lượng của lệnh cắt lỗ là khối lượng phần chưa khớp của lệnh chốt lãi với Giá đặt vào Sở giao dịch là Giá đặt điều chỉnh.
  • Nguyên tắc hủy / sửa lệnh:
    • Lệnh gốc B&B (lệnh mở mới vị thế) không được phép sửa, chỉ được hủy. Khi hủy lệnh gốc B&B thì lệnh chốt lãi và lệnh cắt lỗ sẽ không được kích hoạt nữa.
    • Lệnh chốt lãi không được phép sửa, chỉ được hủy. Khi hủy lệnh chốt lãi thì lệnh cắt lỗ sẽ không được kích hoạt nữa.
    • Lệnh cắt lỗ không được phép sửa, chỉ được hủy.
  • Ví dụ: Khách hàng đặt lệnh B&B Mua với khối lượng 4 và giá 940. Khách hàng đặt Khoảng lãi là 10 (cho lệnh chốt lãi), Khoảng lỗ là 10 và Biên trượt là 1 (cho lệnh cắt lỗ). Sau khi lệnh gốc B&B mua 4 hợp đồng với giá 940 được khớp hoàn toàn thì lệnh chốt lãi được gửi lên Sở giao dịch với khối lượng 4 và giá 950 (Giá chốt lãi).

Giả sử lệnh chốt lãi đã khớp 1 hợp đồng, sau đó giá thị trường giảm xuống 930 thì:

  • Lệnh chốt lãi sẽ bị hủy phần khối lượng chưa khớp.
  • Sau khi lệnh chốt lãi được hủy thành công thì lệnh cắt lỗ sẽ được kích hoạt và gửi lên Sở giao dịch với khối lượng 3 (khối lượng chưa khớp của lệnh chốt lãi) và giá 929 (Giá đặt điều chỉnh).

Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh FPTS

Hướng đẫn đặt Lệnh Bull&Bear tại đây

* Lưu ý:

  • Lệnh điều kiện sẽ được kích hoạt sau khi thỏa mãn các điều kiện về giá mà Khách hàng đã lựa chọn khi đặt lệnh điều kiện. Khách hàng chấp nhận toàn bộ kết quả giao dịch sau khi Lệnh điều kiện đã được kích hoạt và/hoặc khớp lệnh.
  • Khách hàng tự chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến Lệnh điều kiện mà Khách hàng đặt, bao gồm: mã hợp đồng, loại lệnh, vị thế mua/bán, giá điều kiện, giá đặt, khối lượng đặt… và các thành phần khác như trong hướng dẫn của từng loại lệnh.
  • Lệnh điều kiện sẽ không được kích hoạt và/hoặc thực hiện nếu Khách hàng không có đủ tiền và/hoặc vị thế trên tài khoản chứng khoán theo đúng quy định để Lệnh điều kiện có thể được kích hoạt và thực hiện.
  • Lệnh điều kiện có thể chỉ khớp một phần hoặc không khớp trong các trường hợp giá thị trường biến động nhanh mà tốc độ đẩy lệnh của hệ thống không theo kịp.
  • Lệnh điều kiện là phương thức giao dịch điện tử nên luôn tiềm ẩn các rủi ro của phương thức giao dịch điện tử. Khách hàng đồng ý miễn trừ cho FPTS mọi trách nhiệm phát sinh từ những rủi ro trong giao dịch điện tử của Khách hàng.