Mục đích ý nghĩa của việc phân vùng văn hóa năm 2024

Nhóm:

1. Khái niệm

Vùng văn hóa

Các nhà dân tộc học Xô viết đặc biệt là M. G. Levin và N. N. Trêhốcxarốp,

những người có công đầu trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết này, quan

niệm rằng : "Khu vực lịch sử – văn hoá (hay là khu vực lịch sử – dân tộc

học) là một vùng địa lý ở đó phát triển kinh tế - xã hội, trong quá trình lịch

sử lâu dài giữa họ diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng qua lại khăng khít, do

vậy ở đó hình thành nên những đặc trưng văn hoá chung về vật chất cũng

như tinh thần, vận mệnh lịch sử các chin tộc ấy gắn bó mật thiết với nhau.

Theo Ngô Đức Thịnh : “Vùng văn hoá là một vùng lãnh thổ có những tương

đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối

quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng sẽ trình độ phát triển

kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu ảnh hưởng văn hoá qua

lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh

hoạt văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với

vùng văn hóa khác.”

Văn hóa vùng

Nếu văn hoá vùng hình thành trên cơ sở giao lưu, giao tiếp lâu đời giữa các dân

tộc. có sự tương đồng về kinh tế, xã hội, cùng sinh sống trong một vùng địa lý

nhất định, thì văn hoá quốc gia cũng hình thành và chắt lọc trong quá trình giao

tiếp văn hoá giữa các tộc người, các vùng trong một nước. Ở đây, văn hoá vùng

đóng vai trò như là bước trung gian, như cái cầu nổi, để từ văn hoá tộc người,

thai nghén và hình thành văn hoá quốc gia; và ngược lại, từ văn hoá quốc gia,

tác động trở lại các xu hướng phát triển của văn hoá tộc người, văn hoá vùng.

2. Phân vùng văn hóa

Theo Ngô Đức Thịnh : Về nguyên tắc chung, vùng văn hoá không hoàn toàn là

vùng địa lý và càng không phải là vùng hành chính, bởi thể ranh giớ của nó

không trùng hợp với vùng hành chính. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, khi xem

xét vùng văn hoá, nhất là các nhân tố tác động tới vùng văn hoá không thể

không kể tới tác nhân quyền lực hành chính, mà một mặt nó góp phần cáo bảng

khác biệt văn hoá. trong phạm vi nó phát huy ảnh hưởng ; mặt khác, không phải

nó không góp phần tạo nên sự khác biệt văn hoá giữa vùng hành chính này với

vùng hành chính khác.

Trước nhất, phân vùng văn hoá ở Việt Nam không thể không đặt nó trong

khung cảnh chung của khu vực Đông Dang và rộng hơn là cả khu vực Đông

Nam Á. Riêng trong lãnh thổ nước ta, chúng tôi sử dụng hai cấp độ phân vùng,

đó là vùng và tiểu vùng, Sau này, khi những hiểu biết về văn hoá chi tiết và sâu