Hướng dẫn giao nhận bằng phần mềm bccp năm 2024

Vnpost có nhận gửi hàng là thực phẩm và hàng hoá này sẽ được vận chuyển bằng dịch vụ EMS. Cách gói bọc của hàng hoá này như sau:

‘- Củ, quả, hoa quả: Đối với hàng hoá là củ, quả, hoa quả cần được bọc trong giấy gói bảo vệ và đóng trong các hộp đựng thông thoáng, thích hợp để tránh bị dập, nát và thâm. Các loại bao gói thường dùng gồm hộp cát-tông và thùng gỗ. Vật liệu đóng gói cần đủ chắc chắn để có thể xếp chồng lên nhau khi vận chuyển. Hàng hoá bên trong cần được đóng gói cẩn thận để đảm bảo củ, quả, hoa quả, không bị hư hại trong quá trình vận chuyển và thông thoáng. Nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến một số loại củ, quả, hoa quả, cần đảm bảo bao bì được thiết kế để bảo vệ hàng hóa khỏi sự thay đổi nhiệt độ khi vận chuyển.

- Dầu ăn, nước mắm, rượu: Dầu ăn, nước mắm, rượu phải được đựng trong bình hoàn toàn kín, mỗi bình phải được đựng trong bình hoàn toàn kín, mỗi bình phải được đựng trong hộp bằng kim loại, gỗ hoặc vật liệu đủ độ bền để chất bên trong không bị chảy ra, được chèn bằng mùn cưa, bông hoặc bất kỳ chất khác có tác dụng chèn lót, bảo vệ.

- Thực phẩm đã qua chế biến có hạn sử dụng ngắn: Thực phẩm đã qua chế biến có hạn sử dụng ngắn cần được hút chân không, đóng gói trong bao bì thông thoáng, thích hợp và cần đủ chắc chắn để có thể xếp chồng lên nhau khi vận chuyển.

Hiện nay, VNPost có cung cấp dịch vụ vận chuyển cây cảnh. Dịch vụ sử dụng là dịch vụ chuyển phát nhanh EMS với chỉ tiêu thời gian toàn trình chậm hơn so với dịch vụ EMS tiêu chuẩn là 0,5 đến 1 ngày.

- Phải được đóng gói thành 01 kiện hình khối chắc chắn, các góc cạnh đảm bảo không sắc, nhọn tránh hỏng vật phẩm, hàng hóa khác;

- Đối với các loại cây hoa, cây cảnh nhỏ có thể đóng trong thùng xốp hoặc ống nhựa cứng PVC. Thùng xốp và ống nhựa cứng PVC phải được đóng kín, dán kín, có đục các lỗ nhỏ để không khí lưu thông.

- Đối với các loại cây cảnh có khối lượng lớn hơn 5kg hoặc kích thước lớn và những cây cảnh, cây hoa còn nguyên cành lá xanh, thân mềm dễ gãy phải được đóng khung gỗ chắc chắn hoặc hàn khung sắt để đảm bảo an toàn khi vận chuyển và xếp dỡ chuyển tải nhiều lần.

- Cố định cây cảnh, cây hoa bên trong thùng chứa để ngăn sự dịch chuyển trong quá trình vận chuyển. Có thể dùng giấy để bọc hoa và lá nhằm tăng lớp đệm. Lớp gói bọc phải đảm bảo an toàn, không để bầu đất (nếu có) bị vỡ làm mất vệ sinh và gián tiếp gây chết cây trong quá trình vận chuyển

- Nếu cây cảnh, cây hoa được đựng trong bình/chậu/lọ dễ vỡ thì phải sử dụng thêm vật liệu bao gói phụ để chèn bình. Để tránh rò rỉ hoặc chảy nước, bình/chậu/lọ phải không chứa nước, đất bên trong cũng phải được bao gói.

- Các nhãn cảnh báo nội dung hàng, nhãn chỉ hướng,... được dán ở vị trí dễ nhìn thấy trên mỗi kiện hàng.

Những hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hại khi uốn cong phải được đóng chắc chắn trong thùng có đủ độ cứng để bảo vệ hàng hóa không bị uốn cong hoặc bảo vệ hàng hóa khỏi những hư hại khác trong quá trình vận chuyển. Trên thùng chứa phải có chú dẫn “KHÔNG ĐƯỢC UỐN CONG” ở phía trên địa chỉ người nhận.

Đối với các mặt hàng như trên, Anh/Chị nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

- Các hoá hoá như tranh vẽ, bản đồ… phải được cuộn tròn và cho vào ống nhựa hoặc bọc bằng giấy, bìa có độ cứng, dai và cho vào hộp để đảm bảo an toàn.

- Ảnh, bưu thiếp, phim Xray,… phải được kẹp cùng các miếng bìa cứng sau đó buộc lại với nhau để tránh bị gấp nếp.

- Vật phẩm, hàng hóa dễ bị ảnh hưởng khi ướt cần phải được bọc kỹ bằng túi nilon trước khi đóng vào thùng.

Khi gửi các đồ vật sắc nhọn như dao, đinh,… nhân viên giao dịch sẽ hướng dẫn Anh/chị đóng gói chắc chắn, đảm bảo an toàn cho người nhân viên vận chuyển.

Những mặt hàng này Anh/Chị nên đóng trong thùng carton, được chèn lót bằng mút, xốp, bọt mềm hoặc các vật liệu khác có tác dụng bảo vệ nội dung bưu gửi. Với các thiết bị điện tử kích thước lớn như tivi, tủ lạnh,… phải đóng trong thùng gỗ/kim loại và có dấu mũi tên chỉ chiều xếp đặt bưu gửi, chỉ dẫn “Hàng dễ vỡ/Fragile” (nếu dễ vỡ) ở những vị trí dễ thấy nhất trên bưu gửi.

Những dạng hàng hoá thuộc chất bột khô phải được chấp nhận nếu đựng vào hộp kim loại hoàn toàn kín và bỏ vào trong một hộp bằng gỗ. Giữa hai lớp hộp đó được chèn bằng mùn cưa, các chất hút nước có tác dụng bảo vệ.

Những hàng hoá này rất dễ thất lạc và mất mát trong quá trình vận chuyển. Do vậy các loại hạt, hột, ốc vít phải được đựng trong túi nilon, bao vải và buộc chặt trước khi để vào trong thùng carton cứng.

Dạ, xà phòng hay nhựa cậy thuộc dạng chất dầu mỡ khó chảy. Để gói bọc những hàng hoá này Anh/chị phải gói bọc lớp thứ nhất bằng hộp, túi vải, chất dẻo...bỏ vào hộp làm bằng gỗ, kim loại hoặc chất khác có đủ độ bền để chất bên trong khỏi bị chảy ra.

Khi Anh/Chị muốn chuyển các chai lọ chứa chất lỏng thì hãy nhớ đóng gói chặt chẽ, kín để tránh tình trạng chất lỏng bị rò rỉ. Hãy thực hiện theo các bước sau đây:

  • Kiểm tra kỹ các chai lọ để đảm bảo các chai lọ được bịt kín nắp, không để chất lỏng chảy ra ngoài.
  • Cho chai lọ vào các túi nhựa không hở. Điều này sẽ giúp bảo vệ chai lọ đó an toàn hơn.
  • Cho các túi nhựa không hở vào các hộp kín. Để đảm bảo an toàn và giữ cho chai được ngay ngắn, Anh/Chị nên chèn các góc bằng xốp hoặc giấy xốp hơi chèn xung quanh.
  • Đóng và dán băng keo cẩn thận trên toàn bộ chiều dài hộp sao cho chắc chắn.

Nếu chất lỏng có các đặc tính khác thường hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho hàng hóa và con người. Khi đóng gói khách hàng cần lưu ý một số điểm sau:

Khi đóng chai lọ vào trong túi nhựa không hở, Anh/Chị cần cho thêm vào túi các vật liệu có khả năng thấm hút tốt như vật liệu polyme hút nước, mùn cưa, … Điều này sẽ giúp cho hàng hóa được an toàn hơn. Nếu chất lỏng có bị chảy hoặc rò rỉ sẽ an toàn với người khác.

Khi đóng gói các túi nhựa vào hộp chứa, cần sử dụng các vật liệu có tính đàn hồi để ngăn cách giữa các túi với nhau. Điều này tránh va đập các chai lọ với nhau trong quá trình vận chuyển. Sau đó lấp đầy các khoảng trống bằng bọt xốp hoặc giấy xốp hơi để cố định các chai lọ trong suốt quá trình vận chuyển.

Đóng hàng hóa vào các thùng gỗ hoặc thùng xốp chịu lực để đảm bảo các chai lọ được cố định và hạn chế sự tác động của ngoại lực.

Anh/Chị có thể dán một tờ giấy ghi chú “Hàng dễ vỡ/Fragile” và dấu mũi tên chỉ chiều xếp đặt bưu gửi ở những vị trí dễ thấy nhất. Điều này sẽ giúp nhân viên vận chuyển chú ý hơn và giúp đồ của Anh/Chị an toàn hơn.

Đối với hàng dễ lây nhiễm. Cách gói bọc cần tuân thủ những bước sau:

Các chất, sinh vật dễ hư hỏng và truyền nhiễm cho người và súc vật phải được ghi chú rõ hoặc dán nhãn “Hàng dễ lây nhiễm” trên bưu gửi và phải được gói bọc theo quy định. Người gửi các chất truyền nhiễm phải đảm bảo bưu gửi đã được gói bọc trong ba lớp:

Lớp bọc thứ nhất là bình chứa không ngấm nước, có đủ độ dai bền để không bị vỡ trong quá trình khai thác, vận chuyển. Lớp bọc thứ hai là một lớp bọc không ngấm nước, giữa hai lớp bọc là một lớp chất hút nước (bông gòn, giấy thấm, ...) đủ để ngấm hết toàn bộ chất đựng bên trong nếu bình chứa bị vỡ. Lớp bọc thứ ba phải đủ độ bền, dai, cứng, có kích thước, hình dáng vừa vặn với bình chứa để bảo vệ nội dung bên trong của bưu gửi.

Trường hợp hàng gửi là chất đông lạnh hoặc cần giữ lạnh, phải có chất liệu giữ lạnh đảm bảo giữ mức nhiệt độ phù hợp trong quá trình vận chuyển, phải được gói trong lớp gói bọc không ngấm nước, thoát khí CO2,… tùy theo chất liệu được sử dụng để giữ lạnh cho hàng gửi.

Khi Anh/Chị có nhu cầu nhân viên BĐ hỗ trợ gói bọc thì Anh/chị sẽ phải mất phí. Đối với từng BĐT/TP thì quy định các mức phí khác nhau tuỳ từng nội dung hàng hoá và nguyên vật liệu dùng để gói bọc. Anh/Chị vui lòng đến bưu cục gần nhất để gửi hàng hoá và được hướng dẫn chi tiết hơn.

Thông thường hàng hoá khi khách hàng đưa ra cần được kiểm tra nội dung trước khi gửi đi nên KH nên mang hàng hoá ra bưu cục để được nhân viên bưu điện hỗ trợ gói bọc. Những vấn đề cần được lưu ý đối với khâu gói bọc hàng hoá là: