Hướng dẫn sop tiêm chủng mở rộng là gì năm 2024

Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương trình chăm sóc sức khỏe thiết thực, hiệu quả nhất thực hiện theo công ước Quốc tế về quyền trẻ em và được coi là một trong những chương trình y tế quốc gia ưu tiên ở Việt Nam.

Vĩnh Phúc hiện có dân số trên 1 triệu người (trong đó có 21.807 trẻ dưới 1 tuổi và 21.933 phụ nữ có thai) nên công tác tiêm chủng luôn được ngành y tế và các địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm, nhằm kiểm soát và ngăn ngừa những bệnh dịch nguy hiểm, giảm đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong do những bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được triển khai đồng bộ, toàn diện, đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản là: nâng cao chất lượng tiêm chủng – nâng cao tỷ lệ tiêm chủng – đảm bảo an toàn tiêm chủng. Nhờ đó mà hoạt động tiêm chủng được duy trì thường xuyên, nền nếp, chất lượng tiêm chủng không ngừng được nâng lên, các chỉ tiêu tiêm chủng đều đạt so với kế hoạch; đảm bảo quy trình tiêm chủng từ khi đưa trẻ đến khám, tư vấn, cho đến giám sát phản ứng sau tiêm; triển khai thực hiện hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia từ tỉnh đến cơ sở.

Phát huy những thế mạnh đó, năm 2019, ngay từ đầu năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể. Chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thành phố hướng dẫn các trạm y tế xã xây dựng kế hoạch tiêm chủng tháng, quý, năm trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia; quản lý chặt chẽ đối tượng trong diện tiêm chủng; chấp hành nghiêm quy chế chuyên môn, thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình tiêm chủng; bảo đảm về chất lượng, số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu thực tế hàng năm của các điểm tiêm chủng; tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức cho đội ngũ y, bác sĩ; thực hiện tiêm chủng đầy đủ phòng 8 bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi, tiêm AT cho phụ nữ có thai; tích cực kiểm tra, giám sát hỗ trợ tại tất cả các tuyến để nâng cao hiệu quả công tác tiêm chủng mở, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của nhân dân; Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nhất là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, qua đó nâng cao sức nhận thức của cả cộng đồng về công tác tiêm chủng mở rộng.

Hướng dẫn sop tiêm chủng mở rộng là gì năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2019, số trẻ được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin trên địa bàn tỉnh là 14.352 trẻ, bằng 82,8% so với cùng kỳ năm 2018; tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm Viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh đạt 89,8%, tăng 22,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ đạt 67%); số phụ nữ có thai được tiêm vắc xin phòng uốn ván (AT2+) là 15.206 người, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2018. Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tiêm phòng trong chương trình TCMR đã giảm rõ rệt, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm giảm, một số bệnh không có trường hợp mắc như: uốn ván, bạch hầu, bại liệt…

Qua việc kiểm tra, giám sát thường xuyên cho thấy, công tác an toàn trong TCMR trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Các vắc xin được bảo quản tốt trong hệ thống dây chuyền lạnh, sắp xếp vắc xin theo đúng quy định của chương trình. Vắc xin tiêm được nhân viên y tế kiểm tra hạn sử dụng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin, chuẩn bị đầy đủ hộp thuốc chống sốc, vỏ vắc xin sau tiêm lưu lại trong vòng 14 ngày. Trong 1 buổi, các trạm chỉ được tiêm cho 40 – 50 trẻ. Để thực hiện tốt quy định này, các trạm thường chia ngày tiêm theo từng thôn, xóm, khu phố hoặc theo loại vắc xin và thông báo tới các đối tượng để các gia đình đưa trẻ đi tiêm đúng ngày, tránh hiện tượng chồng chéo. Quy trình tiêm chủng thực hiện một cửa theo sơ đồ hướng dẫn: Trước khi tiêm, tổ chức khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm, trường hợp đối tượng tiêm là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ; trong khi tiêm chủng, thực hiện tiêm theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn; sau khi tiêm chủng, theo dõi người được tiêm ít nhất 30 phút và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm. Trong quá trình triển khai tiêm chủng nếu xảy ra tai biến do tiêm chủng sẽ dừng ngay buổi tiêm chủng để xử trí cấp cứu, trường hợp vượt quá khả năng sẽ chuyển lên tuyến trên.

Hướng dẫn sop tiêm chủng mở rộng là gì năm 2024

Nhờ thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn tiêm chủng nên chất lượng tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng cũng được nâng lên rất nhiều. Chương trình TCMR ngày càng được cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội và gia đình quan tâm. Người dân đã tự giác đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Chị Nguyễn Thị Thùy Linh, Mậu Thông – Khai Quang – Vĩnh Yên cho biết “Tôi sinh con lần đầu. Cháu nhà tôi mới được 5 tháng tuổi. Từ khi mang thai tôi đã được cán bộ trạm hướng dẫn và tuyên truyền về tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ cho bà mẹ có thai và cho trẻ. Tôi đã hiểu và thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho bản thân trong quá trình mang thai. Đồng thời sau khi sinh, tôi đã cho con đi tiêm chủng rất đầy đủ, đúng lịch các mũi tiêm theo hướng dẫn của cán bộ trạm y tế. Tôi thấy quy trình tiêm rất thuận tiện, nhanh chóng, con tôi được các nhân viên y tế của trạm khám trước khi tiêm và theo dõi sau tiêm nên tôi cảm thấy rất yên tâm”. Còn chị Nguyễn Thị Minh Thảo, Vinh Thịnh Tây – Khai Quang – Vĩnh Yên cho biết “Do đã sinh lần thứ hai nên tôi thấy việc tiêm chủng đầy đủ rất có lợi cho sức khỏe của con, vì vậy tôi không bỏ lỡ lịch tiêm chủng của con lần nào. Vì mỗi lần đưa con đi tiêm tôi cảm thấy con mình đã được bảo vệ thêm một bệnh và để giúp tôi chăm sóc con tốt hơn thì cán bộ y tế của Trạm còn hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng ra sao để phòng những biến chứng của trẻ, điều đó giúp tôi không còn lo lắng nữa”.

Để tiếp tục duy trì, tiến tới làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh có vắc xin phòng, qua đó giảm chi phí của xã hội cho công tác điều trị bệnh, xử lý khi dịch bùng phát, trong thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng và bảo quản vắc xin; tăng cường năng lực cho cán bộ y tế về công tác an toàn tiêm chủng; đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức của cộng đồng để tăng tỷ lệ người dân tiêm chủng phòng bệnh; cập nhật, thông báo và trao đổi thông tin với người dân về các loại vắc xin mới; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo quản vắc xin, thực hiện quy trình tiêm, hỗ trợ kỹ thuật trong các buổi tiêm…

Tin tưởng rằng với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của người dân, công tác tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện ngày một hiệu quả hơn, từng bước giảm đến mức thấp nhất các bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống bằng vắc xin ở trẻ em và phụ nữ có thai./.