Hướng dẫn tạo csdl trong phpmyadmin

Một công cụ trực quan giúp quản lý database cực hay đó là phpMyAdmin, nếu bạn chưa biết cách sử dụng thì hãy đọc bài viết dưới đây ngay nhé.

I. Tìm hiểu về phpMyAdmin

1. phpMyAdmin là gì?

- phpMyAdmin là công cụ được viết bằng ngôn ngữ PHP giúp quản trị cở sở dữ liệu MySQL thông qua giao diện web. 

2. Các tính năng của phpMyAdmin

  • Quản lý user: thêm, xóa, sửa[phân quyền].
  • Quản lý database: tạo mới, xóa, sửa, thêm bảng, hàng, trường, tìm kiếm đối tượng.
  • Nhập xuất data[Import/Export]: hỗ trợ các định dạng SQL, XML và CSV.
  • Thực hiện các truy vấn MySQL, giám sát quá trình và theo dõi.
  • Sao lưu và khôi phục[Backup/Restore]: Thao tác thủ công.

- phpMyAdmin là một công cụ khá hay để duyệt cơ sở dữ liệu, quản lý các đặc quyền người dùng và thực hiện các truy vấn SQL, ngoài ra, nó có thể được coi là một công cụ quản trị đầy đủ tính năng.

3. Các hạn chế của phpMyAdmin

  • Chức năng export/import của phpMyAdmin thiếu rất nhiều tính năng mà bạn mong muốn:
  • Lập kế hoạch [Scheduling]: Với phpMyAdmin, không có cách nào để tự động xuất database data.
  • Hỗ trợ lưu trữ phương tiện truyền thông [Storage media support]: Vì phpMyAdmin là một phần mềm dựa trên web nên bạn chỉ có thể làm việc với nó thông qua trình duyệt. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể lưu các bản sao lưu vào các local drive có sẵn trên hệ thống của mình, thông qua hộp thoại Save As... của trình duyệt.
  • Nén, mã hóa và các tùy chọn khác: Các tệp được xuất bằng phpMyAdmin được lưu dưới dạng text files phổ biến, không cần xử lý thêm. Lưu trữ ở dạng ban đầu sẽ khiến chúng chiếm rất nhiều dung lượng đĩa và không an toàn.

II. Tạo database - phpMyAdmin

1. Tạo database

- Khởi động XAMPP, click vô Start kích hoạt Apache và MySQL.

- Trong XAMPP đã có sẵn phpMyAdmin, chúng ta chỉ cần mở trang bằng cách click vào button Admin tương ứng với MySQL, giao diện phpMyAdmin có dạng như hình dưới

- Click vào tab Databases, màn hình tạo database sẽ hiện ra, ở màn hình này ta chỉ chú ý phần Create database

  • Database name: điền tên database cần tạo, ví dụ: tintuc.
  • Collation: chọn dạng ngôn ngữ hiển thị, bạn có thể chọn utf8_general_ci.

2. Tạo user kết nối với database

- Thông thường ta có thể sử dụng luôn username root của MySQL để kết nối database, tuy nhiên về lý do bảo mật, chúng ta nên tạo riêng cho mỗi database một user riêng.

  • Click vào database có tên tintuc từ danh sách database bên trái, để thao tác những gì liên quan chỉ mỗi database tintuc.
  • Chọn tab Privileges để tạo user.
  • Click chọn Add user account để bắt đầu tạo

- Tại màn hình tạo account, chú ý những vị trí được đánh dấu trong hình:

  • ①: Đặt tên username, ví dụ user_tintuc.
  • ②: Chọn host name, thông thường chọn local, bên còn lại sẽ tự động hiển thị localhost, cách chọn này cũng phù hợp khi cấu hình server thực tế.
  • ③: Đặt password, ví dụ đặt 12345678.
  • ④: Xác nhận lại password, gõ như trên.
  • ⑤: Click chọn để tạo user cho database tintuc.

- Cũng ở màn hình tạo account này, click chọn Check all để cấp quyền truy cập cho user vừa tạo, tất nhiên bạn cũng có thể có lựa chọn riêng để giới hạn quyền của user.

- Cuối cùng click button Go bên dưới để kết thúc việc tạo user.

Bài viết nên đọc

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Lợi ích từ việc này không phải chỉ dành cho những bạn không biết viết code mà những người chuyên nghiệp họ cũng sử dụng. Vì sao ? câu trả lời đơn giản là nó tiện dụng, tốc độ bạn tạo ra được một cái Database bằng thao tác nhanh hơn rất nhiều so với việc tạo Database bằng code. Nói tóm gọn như thế thôi để tránh mất thời gian các bạn đọc bài và bây giờ chúng ta vào vấn đề chính của bài này.

Cách tạo Database bằng thao tác trên phpMyAdmin

Việc đầu tiên các bạn truy cập vào trang //localhost/phpmyadmin/ trên trình duyệt của bạn, đăng nhập tài khoản và chúng ta bất đầu.



Tiếp theo, chọn đến Tab Cơ sở dữ liệu các bạn sẽ thấy phía dưới sẽ là nơi nhập tên Database mới mà bạn muốn tạo. Chúng tôi tạo CSDL có tên là blogtipstop phần utf8_general_ci đây là kiểu dữ liệu dành cho database nó cho phép bạn sử dựng các ký tự đặc biệt và Tiếng Việt, không gây lỗi Font chữ, cái này chắc các bạn đã biết.



Tiếp theo, tạo bảng [Table] cho database của bạn, cần nhập vào Tên Table và số cột trong Table này và nhấn thực hiện để tạo. Ở đây chúng tôi tạo ra Table có tên là Users có 4 cột, một điều các bạn lưu ý không được sử dụng tên user không có s để đặt, bởi vì MySQL đã sử dụng một bảng với này để lưu trữ các tài khoản người dùng, vì vậy nếu bạn sử dụng tên đó sẽ báo lỗi.



Bước kế tiếp là tạo các các cột thuộc tính cho Table, nếu bạn đã từng học qua ngôn ngữ SQL thì bước này sẽ rất đơn giản dễ hiểu với bạn.


Tên: Nhập tên cột trong Table.

Kiểu: Kiểu dữ liệu của cột tưng ứng.

Dài/Giá-Trị: Kích thước độ dài của kiểu dữ liệu.

Mặc định: Những giá trị mặc định của cột, NULL hay Không.

Bảng đối chiếu: Kiểu dữ liệu của thuộc tính, phần này nên bỏ trống chọn cũng không sao, do ban đầu chúng ta đã chọn kiểu dữ liệu utf8_general_ci cho database thì toàn bộ các Table và cột bên trong điều có kiểu dữ liệu này.

Thuộc tính: Những thuộc tính cho cột, tùy trường hợp mà bạn chọn.

NULL: Quyết định cột bạn tạo có được bỏ trống dữ liệu hay không, tích vào dấu có nghĩa là cho rỗng, không tích thì không cho rỗng.

Chỉ mục: Chọn một cột làm khóa chính cho Table [Primary Key], thường chọn ID.

A_I: Viết tắt của chữ AUTO_INCREMENT đây là thuộc tính tự động tăng giá trị, chỉ có khóa chính mới sử dụng được. 


Còn những thứ phía sau thông thường chúng tôi không sử dụng trong ví dụ đơn giản này, các bạn có thể vọc để biết thêm. Nhấn vào nút Ghi lại để thực hiện việc tạo cột cho Table.


Khi mới tạo trong Table của bạn sẽ không có dữ liệu nào, để thêm dữ liệu vào trong Table chọn sang Tab Chèn phía trên.



Tại bước này chúng ta bất đầu thêm dữ liệu vào trong Table, nhập lần lượt các dữ liệu cần thiết vào Table, tại cột UserID chúng tôi sẽ bỏ trống vì đã có thuộc tính A_I sẽ tự động tăng ID lên. Nếu bạn chỉ thêm một người thì nhấn thực hiện kế bên, nếu thêm nhiều người thì nhấn nút thực hiện phía dưới nhé.


Kiểm tra lại dữ liệu trong Table sau khi thêm, tại đây chúng tôi thấy có 2 Users đã tạo ở bước trên thành công. Chú ý cột UserID chúng tôi bỏ trống nhưng hệ thống đã tự động tăng lên đúng theo chức năng của thuộc tính A_I.

Kết thức bài tại đây nếu có khó khăn trong lúc sử dụng hãy để lại comment phía dưới chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Share

Labels

MySQL phpMyadmin

Labels: MySQL phpMyadmin

Share

Fix lỗi port 80 bị chiếm và cách đổi port cho Xampp

Friday, November 17, 2017

Bạn là người mới thì chắc chắn có rất nhiều thắc mắc rằng tại sao sau khi cài đặt XAMPP hoàn tất ở bài viết trước của mình nhưng lại gặp phải lỗi không mở Apache được. Nguyên nhân nào khiến các bạn vướng phải phải lỗi này ? Thực chất có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc XAMPP không khởi động được Apache, lỗi này thường gặp phải nhiều nhất đó chính là trùng Port 80 hoặc Port 80 này đã bị một ứng dụng khác hay một service [dịch vụ] khác chiếm quyền sử dụng do đó dẫn đến tình trạng các bạn không khởi động được Apache dù đã cài đặt XAMPP thành công không xảy ra lỗi trong quá trình cài. Tổng Hợp Các Lỗi Thường Gặp Trên XAMPP Và Cách Khắc Phục BlogTipsTop chúng tôi đưa ra một số lỗi thường thấy nhất đối người dùng mới như bạn, những lỗi này tuy hay gặp nhưng hoàn toàn các bạn có thể tự khắc phục nó hoạt động bình thường và không ảnh hưởng đến hệ thống hệ điều hành window của bạn. 1. Port 80 in use by “Unable to open process” with PID 4! [Apache] Problem detected! [Apache] Port 80

Share

Read more

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu phpMyadmin

Monday, November 20, 2017

Vấn đề bảo mật cơ sở dữ liệu của một hệ thống Server mang tính tất yếu và là chuyện hàng đâu các lập trình viên phải làm được việc này, đặt mật khẩu cho phpMyadmin hay nói đúng hơn là đặt mật khẩu cho MySQL giúp bạn bảo mật được cơ sở dữ liệu của mình một cách tốt hơn. Đây là một hết sức đơn giản nhưng không phải ai ai điều có thể làm. Vì vậy, trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đặt hay đổi mật khẩu cho MySQL cho phpMyadmin theo hướng đơn giản nhất mà bạn nào cũng có thể làm được. Làm thế nào để đặt và đổi mật khẩu phpMyadmin? Các bạn lưu ý đặt hay đổi mật khẩu cho MySQL trên phpMyadmin cách thực hiện điều giống nhau nên chúng tôi chỉ thực hiện một lần để tiết kiệm thời gian của cac bạn. Trước khi vào bài các bạn hãy bật Apache và MySQL lên trước cái đã, nếu các bạn không muốn lúc nào cũng phải bật XAMPP thì nên xem thêm bài  Cài đặt XAMPP khởi động cùng hệ thống window này nhé. Bước 1:  Hãy truy cập vào trang phpMyadmin trên trình duyệt của bạn với địa chỉ sau 

Share

Read more

Hướng tạo tài khoản MySQL mới với phpMyAdmin trên XAMPP

Thursday, November 23, 2017

Như các bạn đã biết tài khoản root là tài khoản có quyền cao nhất trong các Server Linux nói chung và MySQL nói riêng, tài khoản này có thể thực hiện mọi thao tác quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị các tài khoản người dùng,... Vì nhu cầu công việc nên bạn giao cho một người khác tài khoản này để quản trị thì rất nguy hiểm cho hệ thống Server của bạn, nếu họ cẩn thận và có kiến thức thì không nói đến, nhưng cũng trừ trường hợp trong nhất thời lỗ mãn họ sẽ gây thiệt hại lớn cho bạn, gây mất dữ liệu hoặc thậm chí lỗi cả một hệ thống. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần tạo ra một tài khoản khác cho người dùng nhất định, giới hạn quyền, chức năng quản trị trong phạm vi sử dụng nhất định như vậy sẽ an toàn cho hệ thống của bạn hơn. Ngoài ra, trong bài viết  Hướng tạo tài khoản MySQL mới với phpMyAdmin trên XAMPP này chúng tôi còn giúp nâng cao hơn một kiến thức quản trị cơ sở liệu nữa nhé. Làm thế nào để tạo tài khoản MySQL mới ? Trước khi bất đầu tạo tài khoản mới

Chủ Đề