Hương phi là ai

20/11/2018, 13:00 GMT+07:00

Dung Phi Hòa Trác thị - người Duy Ngô Nhĩ là một phi tần rất được sủng ái của Thanh Cao Tông Càn Long Đế trong lịch sử Trung Quốc. 

Bà xuất thân thuộc dòng dõi quý tộc, được gả cho vua Càn Long nhưng mới nhập cung đã được phong làm Quý nhân. Càn Long rất sủng ái Dung phi khi ban cho nàng rất nhiều xiêm y lộng lẫy cùng vô vàn ngân lượng. Vì Dung phi theo đạo Hồi nên cũng được đặc cách trong vấn đề tín ngưỡng. Càn Long còn mời hẳn đầu bếp Hồi tộc chỉ để phục vụ mình Dung phi.


Chân dung của Dung Phi trong lịch sử.

Trong lịch sử, Kế Hoàng hậu lại là người đích thân dạy Dung phi Hòa Trác thị những lễ nghi, phép tắc trong cung nhà Thanh trước khi nàng được phong làm Quý Nhân.

Dung phi trong sử sách cũng không "ngang bướng" và có ý định ám sát Hoàng thượng như những gì vốn thấy trên phim. Ngược lại, nàng rất khiêm nhường, kính cẩn nên được lòng Sùng Khánh Hoàng thái hậu.

>> Có thể bạn quan tâm: Mối quan hệ tình ái của nữ diễn viên Lý Thấm


Hương Phi [Dung Phi] phiên bản Hoàn Châu Cách Cách.

Năm Càn Long thứ 26 [1761], ngày 30/12, phụng Hoàng thái hậu ý chỉ, sắc phong Quý nhân Hòa Trác thị trở thành Dung tần.

Năm Càn Long thứ 30 [1765], Càn Long Đế nam tuần. Trong cung rất nhiều phi tần nhưng ngài chỉ dẫn theo Dung tần Hòa Trác thị tùy giá cùng Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị, Lệnh Quý phi Ngụy thị cùng Khánh phi Lục thị theo đến Dương Châu, Tô Châu, Giang Ninh, Hàng Châu. Thế mới biết, có bao vị phi tần đến trước Dung phi nhưng nàng vẫn được Hoàng đế ưu ái, có thể tùy giá. Chứng tỏ một điều, Dung phi trong lịch sử rất được Càn Long rất trân trọng.


Hương Phi trong Hậu Cung Như Ý Truyện.

Cũng trong năm thứ 30 Càn Long, Khánh Quý Phi mất, năm thứ 31 Càn Long, tức năm 1766, Ô Nạp La Nạp hoàng hậu mất, Càn Long không lập thêm Hoàng hậu nữa. Tiếp đó, năm thứ 40, Lệnh Ý hoàng quý phi mất, Càn Long cũng không sắc phong Quý phi và Hoàng quý phi cho bất kỳ ai. Cho nên trong hậu cung địa vị cao nhất chính là Phi.

Dung phi là một trong 6 nàng phi trong cung. Sau tháng 7 năm thứ 43 Càn Long [1778], Dung phi đã được thăng lên hàng thứ ba đứng sau Du phi, Dĩnh phi. Sau năm thứ 50 Càn Long [1785], có thể do sức khỏe giảm sút mà Dung phi rất ít xuất hiện, nhưng Hoàng đế vẫn thường xuyên ban thưởng, quan tâm đến nàng.

>> Xem thêm:
- Càn Long và mối tình đồng giới bí mật với đại tham quan Hòa Thân
- Ai mới chính là "ái phi" của Càn Long


Dung phi trong Diên Hi Công Lược.

Theo ghi chép của “Thưởng tứ đề bạc”, ngày 14/04/1788 năm thứ 53 Càn Long, nhà vua đã ban thưởng cho Dung phi 10 quả quýt, đây là lần cuối cùng tìm thấy ghi chép về việc ban thưởng cho nàng. 5 ngày sau, tức ngày 19/04/1788, nàng ra đi đột ngột tại Viên Minh Viên, thọ 55 tuổi. Có lẽ điều hối tiếc nhất của nàng là chưa sinh được con cho vua.


Hương Phi [Dung Phi] từng là một bóng hồng nhan tuyệt sắc bên Càn Long đế.

Khác với Hương phi trong màn ảnh phải chết trong oan uổng thì Dung phi ngoài đời thực sống đến 55 tuổi mới qua đời. Từ khi Dung phi mất, Càn Long đế luôn tiếc thương, theo di nguyện của bà mà phân phát tất cả nữ trang, tặng phẩm mà bà tích góp cho các Phi tần, Cách Cách trong cung. Bà còn được an táng vào Dụ lăng phi viên tẩm.

Huyền thoại Hương Phi

Hương Phi là một cung phi của hoàng đế Càn Long rất được sủng ái nhưng lại có ý định giết Càn Long để tế chồng. Có thuyết cho rằng Hương Phi chính là Dung Phi mà năm 1979 các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện bài vị ở khu lăng tẩm Dụ Phi tại Đông Lăng, thành phố Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc. Sự thật như thế nào?

Đông Lăng có núi bao nước bọc, cảnh vật thanh u, khí hậu mát mẻ, được các đế vương hai triều Minh và Thanh chọn làm “phong thủy bảo địa”, xây nghĩa trang hoàng gia. Kể từ năm 1663 an táng hoàng đế Thuận Trị đến năm 1935 an táng Hoàng Quý Phi cuối cùng của vua Đồng Trị, qua 272 năm, Đông Lăng là nơi an nghỉ của 5 vị hoàng đế, 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử, 2 công chúa. Trong những con người nằm tại đây, ngoài nhân vật lừng danh như hoàng đế Khang Hy, Càn Long, Hiếu Trang hoàng hậu, Từ Hy thái hậu... còn có một cung phi liên quan đến những giai thoại tình ái của hoàng đế Càn Long, tên gọi Hương Phi. Vừa qua, giáo sư Triệu Văn Thành thuộc Học viện Hình sự quốc gia Trung Quốc đã sử dụng phần mềm khoa học hình sự “Hệ thống tổng hợp mô phỏng nhân dạng Cảnh tinh CCK-III”, chụp phần xương sọ của Hương Phi tại Đông Lăng, đã tái hiện dung mạo của nàng Hương Phi sau hơn 200 năm lìa xa cõi thế. Các nhà nghiên cứu sử học Trung Quốc cũng đưa ra những luận cứ mới về Hương Phi để xác định Hương Phi, Dung Phi... là một hay hai người khác nhau. Vua mùi hương Theo nhà nghiên cứu sử học Trung Quốc Chung Lâm, Hương Phi hoàn toàn khác với Dung Phi mà nhiều người ngộ nhận. Hương Phi ra đời khoảng năm 1745 trong một gia đình nghèo khổ thuộc tộc Hồi, người Duy Ngô Nhĩ ở Khát Thập, khu tự trị Tân Cương. Cô gái có dung mạo tuyệt thế và trên người tỏa ra một mùi hương rất đặc biệt làm say đắm lòng người. Do đó nàng còn có tên là Y Phách Nhĩ Hãn [“Vua của mùi hương” theo phương ngữ Iparxan của người Duy Ngô Nhĩ]. Mới 10 tuổi Hương Phi đã được “hoàng đế” Hoắc Tập Chiếm Đại Hòa Trác đón về làm thiếp. Năm 1758, anh em Hoắc Tập Chiếm làm phản, hoàng đế Càn Long sai Triệu Huệ đem quân trấn áp. Tháng 11 năm sau thì dẹp yên. Hương Phi lúc ấy mới 14 tuổi bị bắt giải về kinh dâng cho Càn Long. Hậu cung của Càn Long có hơn 40 người nhưng không ai có hương sắc kỳ lạ như Hương Phi nên Càn Long rất đẹp ý. Lúc ấy Hương Phi chưa biết chồng mình đã chết, cứ khóc than đòi gặp, trước hoàng đế vẫn không chịu hành lễ. Càn Long cho rằng nàng ấy sinh trưởng nơi biên ải, không hiểu nghi lễ triều đình, sai người đưa sang Tây Uyển nghỉ ngơi cho nguôi ngoai. Càn Long truyền lệnh chăm sóc Hương Phi thật chu đáo. Cho những thị nữ người Hồi giỏi chuyện đến hầu Hương Phi, khéo dùng lời khuyên bảo. Tất cả nơi ăn chốn ở của Hương Phi đều được làm đúng theo phong cách truyền thống của người Hồi, món ăn kiểu Hồi, trang phục kiểu Hồi, thậm chí xây cả một lễ đường Hồi giáo trong Tây Uyển... Nhưng Hương Phi không chút động lòng, nói rằng “nếu hoàng đế bức ta, ta sẽ dùng dao tự sát”, thậm chí còn nói sẽ không chết một mình mà phải giết “một người” để tế người chồng trước. Thiên kim tiểu thư Dung Phi Năm 1979, một tòa mộ tại khu lăng tẩm Dụ Phi ở Đông Lăng bỗng nhiên đổ sụp, lộ ra tấm bài vị bằng gỗ có khắc chữ Ả Rập. Các nhà khảo cổ và sử học thông qua kết quả xét nghiệm từ xương cốt và đối chiếu sử liệu, xác định rằng đây là mộ của hậu phi “Dung Phi”, cũng người Duy Ngô Nhĩ, được chép trong “Thanh sử cảo - Hậu phi truyện”. Nhưng đáng tiếc là sau đó nhiều người nhầm lẫn “Dung Phi” thành “Hương Phi” và kết luận rằng mộ Hương Phi không phải ở Khát Thập.

Hương Phi, theo giáo sư Triệu Văn Thành

Dung Phi, nguyên danh là Mại Mộc Nhiệt Ngãi Tư Mộc, sinh năm 1734 tại Sa Xa, Tân Cương, là thiên kim tiểu thư của đầu mục A Lý Hòa Trác [còn Hương Phi xuất thân trong gia đình nghèo khổ], cha mất sớm, được anh là Đồ Nhĩ Đô nuôi dưỡng, tinh thông Hán văn. Trong cuộc bình định phiến loạn, anh em Hoắc Tập Chiếm, Đồ Nhĩ Đô và 3 đầu mục khác lập được công lớn nên năm 1759, triều Thanh ra biểu chương cho những thủ lĩnh của người Duy Ngô Nhĩ được vào kinh yết kiến hoàng đế, Ngãi Tư Mộc cũng đi theo. Trong yến tiệc mừng công, đầu mục Ngạch Sắc Y hành lễ thưa rằng: “Thánh thượng đối với thần dân Tây Vực thật là ân trọng như núi, tình sâu như biển”, hoàng đế Càn Long ra câu đối rằng: “Hữu công tức đăng điện, hưu luận Đông- Tây-Nam-Bắc” [Có công thì đăng điện, chớ nói ở Đông-Tây-Nam-Bắc]. Mọi người trong điện đều nhìn nhau, không ai đối được, lập tức nàng Ngãi Tư Mộc bước ra đối rằng: “Vô sắc dã tiến cung, bất phân Hán-Mãn-Mông-Hồi” [Không đẹp cũng vào cung, đâu phân chia Hán- Mãn- Mông-Hồi]. Càn Long thấy người con gái Tây Vực này thông minh mẫn tiệp, rất là vừa ý, bèn đón vào cung lập làm “quý nhân”, năm ấy nàng đã 26 tuổi. Năm 1768, nàng được phong lên phi tần, gọi là Dung Phi. Dung Phi có công đưa âm nhạc và vũ đạo của người Duy Ngô Nhĩ vào cung đình và từ đó truyền bá rộng rãi, dung hợp nghệ thuật âm nhạc - vũ đạo của Tây Vực với Trung Nguyên, tạo tiền đề cho sự hình thành nền ca múa cận đại Trung Quốc. 28 năm trong cung, Dung Phi dù không sinh con nhưng rất được Càn Long sủng ái, thường đưa đi du ngoạn khắp nơi. Tháng 5-1788, Dung Phi bệnh mất ở Bắc Kinh, thọ 55 tuổi, được táng tại Đông Lăng. Theo sử liệu còn lại, Dung Phi sống trong Thanh cung 28 năm không hề có ai gọi nàng là “Hương Phi”. Trong “Thanh sử cảo” có chép rất nhiều về Dung Phi nhưng tuyệt nhiên không dính dáng gì đến chữ “Hương”, như vậy chắc chắn Dung Phi không phải Hương Phi.

Hương Phi đã chết như thế nào?

Theo Trung Quốc hoàng đế toàn truyện [NXB Giáo dục Sơn Đông, Trung Quốc 1996], phần “Cao Tông Ái Tân Giác La Hoằng Lịch”, mục “Hương Phi tuẫn tiết” có chép: Năm 1760 xảy ra cuộc phản kháng vũ trang lớn của người Hồi ở Ô Thập, Tân Cương, Càn Long hạ lệnh trấn áp thật nghiêm, cuộc chém giết lần này còn ác liệt hơn cuộc chiến trước đó, khiến vô số người Hồi mất mạng. Hương Phi biết tin rất bi thương, nung nấu ý định giết hoàng đế trả thù.

Giữa năm ấy, Càn Long hạ Giang Nam, du ngoạn Tô Châu, Hàng Châu, có đưa Hương Phi đi theo. Tại Hàng Châu, bị Càn Long cố tâm chiếm đoạt, Hương Phi rút dao ngắn trong tay áo đâm Càn Long nhưng không thành. Sự việc lộ ra, hoàng thái hậu Ô Thích Na La biết được, lập tức truyền giết Hương Phi, nhưng Càn Long không nghe. Hoàng thái hậu vô cùng tức giận dùng kéo cắt đi mái tóc của mình [đây là hành động đại kỵ của dân tộc Mãn Châu].

Mùa đông năm ấy, Càn Long đến Thiên đàn cử hành đại lễ tế cáo trời đất ở Viên Khâu, thái hậu sai người đưa Hương Phi vào cung Từ Ninh rồi ra lệnh khóa hết cửa lại, dù hoàng đế cũng không cho vào, hỏi Hương Phi rằng: “Ngươi trước sau không chịu khuất, vậy rốt cục là muốn cái gì?”, Hương Phi đáp: “Chỉ muốn chết mà thôi”, “Vậy hôm nay ta sẽ cho ngươi toại nguyện, thế nào?”, Hương Phi lập tức quỳ xuống dập đầu nói: “Thái hậu cho tôi được tròn chí nguyện, ơn đức lớn như trời đất”, nói rồi nước mắt như mưa, thái hậu sai đưa qua gian phòng đã có sẵn dây, Hương Phi treo cổ tự vẫn. Càn Long hay tin chạy về đến nơi thì Hương Phi đã ra người thiên cổ nhưng sắc diện vẫn tươi, da thịt vẫn thơm như lúc còn sống. Càn Long đau đớn vô cùng, cho táng Hương Phi theo nghi lễ phi tần. Càn Long về sau không lập hoàng hậu.

HÀN PHONG

Video liên quan

Chủ Đề