Nữ trạng nguyên đầu tiên của nước ta là ai

Kim Dung 04/08/2020 | 14:24 In bài viết

[Ngày Nay] - Ở tuổi đôi mươi, bà giả nam đi thi và đỗ trạng nguyên. Tài năng, đức độ của bà được vua trọng dụng, dân kính trọng.

  • icon

    Nguyễn Thị Duệ

  • icon

    Nguyễn Thị Hinh

  • icon

    Nguyễn Thị Lộ

Giải thích Thời phong kiến, phụ nữ không được quyền thi cử, học hành. Tuy nhiên, lịch sử khoa bảng Việt Nam vẫn ghi nhận một nữ trạng nguyên, đó là bà Nguyễn Thị Duệ.

  • icon

    Bắc Ninh

  • icon

    Hải Dương

  • icon

    Nghệ An

Giải thích Bà Nguyễn Thị Duệ sống vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, quê ở làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh [Hải Dương].

  • icon

    Nguyễn Thị Du

  • icon

    Nguyễn Thị Ngọc Toàn

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Theo Hải Dương phong vật chí, bà còn có tên gọi khác là Nguyễn Thị Du hay Nguyễn Thị Ngọc Toàn.

  • icon

    4 tuổi

  • icon

    5 tuổi

  • icon

    6 tuổi

Giải thích Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý. Dù hiếu học nhưng sống dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ, bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách.

  • icon

    Nhà Lê

  • icon

    Nhà Mạc

  • icon

    Nhà Nguyễn

Giải thích Theo ghi chép của sử sách, cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm. Khi chúa Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm Thăng Long, nhà Mạc thất thế, chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Duệ cùng cha theo lên đây. Nhà Mạc mở khoa thi, bà giả nam tham dự và đỗ đầu. Khi vào cung dự yến tiệc, vua Mạc Kính Cung rất bất ngờ khi biết tân khoa trạng nguyên là nữ. Vua quý mến hiền tài, không trách tội nhưng theo phép tắc, bà không thể tiếp tục mang danh trạng nguyên. Tiếc nuối cho tài năng của người con gái trẻ, vua cho phép bà ở lại triều, theo Chuyện kể về các nhà khoa bảng.

  • icon

    Phụ trách việc dạy học cho các phi tần

  • icon

    Phụ trách việc dạy học cho hoàng tử và công chúa

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Nguyễn Thị Duệ được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần.

  • icon

    Bà Chúa Kho

  • icon

    Bà Chúa Sao

  • icon

    Bà Chúa Xứ

Giải thích Một thời gian sau, cảm sắc đẹp và tài năng của bà, vua Mạc Kính Cung đã lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi ngụ ý bà xinh đẹp và sáng láng như một vì sao sa. Vì thế, về sau dân gian còn gọi bà là "Bà Chúa Sao" hay "Bà Chúa Sao Sa".

  • icon

    Du ái quan

  • icon

    Linh ái quan

  • icon

    Nghi ái quan

Giải thích Năm 1625, quân Trịnh tiến lên Cao Bằng đánh nhà Mạc. Khi bị bắt, nữ trạng nguyên vẫn rất trấn định. Bà dùng gươm kề cổ, uy hiếp quân lính phải giải bà đến trước chúa Trịnh. Nhờ tài đối đáp xuất sắc, Nguyễn Thị Duệ thoát tử tội. Mến mộ tài năng, khí độ hiếm có của bà, chúa Trịnh giao trọng trách trông coi việc học của phủ chúa và rất trọng dụng. Sau này, bà được phong là Nghi ái quan.

  • icon

    Bồi dưỡng nhân tài

  • icon

    Chăm lo cuộc sống nhân dân

  • icon

    Xây dựng hệ thống luật lệ

Giải thích Thời làm quan, Nguyễn Thị Duệ rất coi trọng việc học và bồi dưỡng nhân tài. Bà còn xin triều đình cấp nhiều mẫu ruộng cho canh tác lấy huê lợi, giúp đỡ học trò nghèo biết chăm chỉ. Tương truyền, để thúc đẩy phong trào học tập địa phương, cứ vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, các sĩ tử lại tụ tập để chờ ngựa trạm đem đề bài của bà gửi về. Học trò làm bài xong, niêm phong đóng hộp để ngựa trạm chở về kinh cho bà chấm. Quê hương bà trở thành điểm sáng về học hành, đỗ đạt. Như vậy có thể xem, Nguyễn Thị Duệ chính là người đã sáng tạo ra phương pháp đào tạo từ xa thành công ngay từ thuở ấy. Ngoài ra, bà cũng thường xuyên cùng các bậc túc nho đến giảng dạy tại các khu vực ấn định rồi soạn đề, tổ chức thi. Bài thi được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương. Cách làm này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao giáo dục tại các vùng xa kinh kỳ. Nguyễn Thị Duệ sống dưới tư tưởng trọng nam khinh nữ nhưng tài năng của bà khiến người khác không thể không nể phục. Vì thế, trong phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội thời đó, bài thi đều qua tay bà chấm. Không chỉ tài năng, nữ trạng nguyên còn là người đức độ. Theo dân gian truyền lại, trước đây, khi còn nghèo khó, anh trai bà bị người trong làng hãm hại. Nhưng khi vinh hiển, bà không hề nghĩ đến thù riêng.

  • icon

    70 tuổi

  • icon

    75 tuổi

  • icon

    80 tuổi

Giải thích Khi cao tuổi, bà cáo quan về quê, mở am Đào Hoa, tiếp tục đọc sách và chỉ bảo các sĩ tử trong làng. Nhờ những đóng góp quan trọng cho giáo dục, thi cử, bà được triều đình hậu đãi. Tuy nhiên, nữ tiến sĩ vẫn sống cần kiệm, dành phần lớn bổng lộc để giúp đỡ người dân, đặc biệt các nho sĩ nghèo. Bà Nguyễn Thị Duệ mất vào năm 80 tuổi, an táng ở quê nhà. Sau khi mất, bà được người dân làng Kiệt Đặc lập đền thờ. Ngoài ra, bà còn được thờ tại Văn miếu Mao Điền cùng nhiều danh nhân, học sĩ danh tiếng khác.

Viện virus học quốc gia [NIV] thuộc Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ [ICMR] ở thành phố Pune, bang Maharashtra, đang đào tạo cho chuyên gia của các nước Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan về nâng cao năng lực xử lý dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, không chỉ qua 60 năm mà còn trải qua lịch sử nghìn năm giữa hai dân tộc.

Triều Tiên đang tích cực phát triển và xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng có thể mạnh như mỹ phẩm. Theo đó, tờ Chosun Shinbo của Triều Tiên ngày 7/8 đưa tin một thương hiệu mỹ phẩm mới của nước này, mang tên "Ngọc trai đen", do Viện nghiên cứu sản xuất sản phẩm Heukjinju Mian sản xuất, đang trở nên phổ biến.

Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter, tỷ phú Elon Musk ngày 6/8 cho biết nếu công ty Twitter có thể cung cấp phương pháp lấy mẫu 100 tài khoản và cách xác thực các tài khoản đó, thì thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD để mua công ty này sẽ được thực hiện đúng như các điều khoản ban đầu. Nhưng "nếu các tài liệu trên Ủy ban giao dịch chứng khoán [SEC] của họ là giả, thì sẽ không có chuyện thực thi hợp đồng".

[Ngày Nay] - Chiều 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.

[Ngày Nay] - Nhiều người tự mua và sử dụng sinh phẩm chẩn đoán để xét nghiệm và tự mua thuốc điều trị cúm mùa dẫn đến có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế bất hợp lý.

[Ngày Nay] - Góp ý xây dựng Thông tư quy định tiêu chí phân loại phim, nhiều ý kiến cho rằng các văn bản quy định liên quan đến cảnh tình dục trên phim còn dùng từ ngữ định tính, chung chung, làm khó nhà sản xuất.

[Ngày Nay] - Bốn nhà văn Việt kiều ra đời sau năm 1979 đang sinh sống tại Séc, Đức, Pháp, Mỹ cùng năm tác giả trẻ từ miền Bắc và Nam Việt Nam được chọn để viết kịch 5 phút về căn tính, bản sắc Việt Nam trong họ.

[Ngày Nay] - Nhà máy điện duy nhất tại dải Gaza của Palestine ngày 6/8 phải ngừng hoạt động do thiếu nhiên liệu. Sự việc xảy ra vài ngày sau khi Israel đóng cửa khẩu hàng hóa ra vào dải đất hẹp này.

[Ngày Nay] - Thực hiện lộ trình theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ [về cơ chế thu chi, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực đào tạo], nhiều trường đại học thông báo mức học phí năm học mới với mức thu tăng khá cao so với năm trước.

Video liên quan

Chủ Đề