Manuka nghĩa là gì

Mật ong manuka là một loại mật ong có nguồn gốc từ New Zealand. Loại mật này được những chú ong sản xuất từ việc hút mật những bụi hoa manuka. Nếu bạn từng giật mình trước giá bán của mật ong manuka thì hãy đọc bài viết sau của Hello Bacsi để biết tại sao loại mật này lại trở nên đáng giá như vậy.

Vì sao mật ong manuka lại đặc biệt đến vậy?

Mật ong manuka là một loại mật có thành phần khá phức tạp, vượt xa các dạng mật ong thông thường khác. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra các chứng minh mật ong manuka có nhiều đặc tính quý giá.

Methylglyoxal [MGO] đã được chứng minh là hợp chất tự nhiên làm cho loại mật ong đến từ New Zealand trở nên đặc biệt.

Các sản phẩm từ mật ong manuka cũng yêu cầu chuyên gia phải biết cách xử lý, lưu trữ kiểm tra để chứng nhận khả năng, chất lượng và độ tinh khiết nhằm đưa ra những mặt hàng tiêu chuẩn cao nhất.

Lợi ích của mật ong manuka đối với sức khỏe

Các nhà khoa học đã đưa ra 7 lý do vì sao bạn không nên bỏ qua loại mật ong đến từ New Zealand, bao gồm:

1. Chữa lành vết thương

Từ thời xa xưa, mọi người đã biết sử dụng mật ong để điều trị vết thương, bỏng, lở loét và mụn nhọt. Năm 2007, mật ong manuka được FDA Hoa Kỳ chứng nhận là một trong những cách thức an toàn để nhằm xử lý vết thương. Mật ong chứa các đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, đồng thời duy trì môi trường vết thương ẩm và hàng rào bảo vệ, ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn trong vết thương.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong manuka có thể tăng cường khả năng làm lành vết thương, khuếch đại sự tái tạo mô và thậm chí giúp giảm đau ở những bệnh nhân bị bỏng.

Ví dụ, một nghiên cứu kéo dài hai tuần đã điều tra những tác động của việc dùng mật ong manuka trên 40 người có những vết thương chưa lành. Kết quả cho thấy 88% các vết thương có xu hướng giảm kích thước và tốc độ hồi phục đều ở mức khả quan.

Hơn nữa, mật ong manuka có thể giúp chữa lành vết loét do căn bệnh đái tháo đường gây ra. Một nghiên cứu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất cho thấy khi được sử dụng kết hợp với biện pháp điều trị vết thương thông thường, mật ong sẽ hỗ trợ đẩy lùi vết loét một cách hiệu quả hơn.

Cuối cùng, mật ong manuka mang lại hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng vết thương do các chủng kháng kháng sinh, chẳng hạn như Staphylococcus aureus [MRSA].

Do đó nếu muốn vết thương nhanh lành, bạn có thể bôi mật ong manuka thường xuyên và lấy băng cá nhân dán lại.

Khi được bôi lên da, mật ong manuka mang lại hiệu quả trong việc điều trị bỏng, loét và vết thương khó lành. Thực phẩm này cũng đã được chứng minh là chống lại các chủng nhiễm trùng kháng kháng sinh, chẳng hạn như MRSA.

2. Thúc đẩy sức khỏe răng miệng

Để tránh sâu răng và giữ cho nướu được khỏe mạnh, một điều quan trọng bạn cần làm là giảm thiểu vi khuẩn miệng có hại có thể gây ra hiện tượng hình thành mảng bám.

Một nghiên cứu đã xem xét tác động của việc nhai hoặc ngậm kẹo làm từ mật ong manuka đối với việc giảm mảng bám và viêm nướu. Sau ba bữa ăn hàng ngày, những người tham gia được chia làm 2 nhóm: Nhóm nhai hoặc ngậm kẹo mật ong trong 10 phút, nhóm còn lại sẽ nhai kẹo cao su không đường.

Kết quả cho thấy tình trạng chảy máu mảng bám và nướu ở nhóm dùng mật ong giảm đáng kể so với những người chỉ nhai kẹo cao su không đường. Ý tưởng tiêu thụ mật ong để nâng cao sức khỏe răng miệng lại dễ gây tranh cãi bởi hẳn bạn đã nghe qua không ít lời khuyên về việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến sâu răng.

Tuy nhiên, không giống như kẹo và đường tinh luyện, mật ong manuka có tác dụng kháng khuẩn mạnh và sẽ bảo vệ bạn khỏi những vấn đề về răng miệng.

Ngày nay, có đến hơn 300 loại mật ong, nhưng duy nhất mật ong Manuka của New Zealand là đặc biệt nổi tiếng trên toàn thế giới vì những lợi ích mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ một loại mật ong nào khác. Vậy mật ong Manuka có chứa chất gì và cách đọc các chỉ số liên quan đến chất này như thế nào?

Mật ong Manuka chứa những hợp chất gì?

Mật ong Manuka [tên khoa học là Leptospermum Scoparium], được tạo nên bởi việc thụ phấn và hút mật của những chú ong từ cây hoa Manuka, loài hoa bản địa chỉ có duy nhất tại một số vùng của Đảo Bắc New Zealand. Mặc dù giá của mật ong Manuka khá cao, nhưng nhiều nghiên cứu tại nhiều quốc gia, tổ chức, các trường đại học khác nhau qua nhiều năm, đã chứng minh được rằng mật ong Manuka rất có lợi ích và xứng đáng với giá tiền của nó.

Mật ong Manuka đặc trưng của New Zealand

So với các loại mật ong khác, mật ong Manuka có hiệu quả đặc biệt hơn cả và giúp tăng cường sức khỏe tốt nhất do có chứa nồng độ Methylglyoxal cao hơn nhiều so với mật ong thường. Trong mật ong Manuka, Methylglyoxal phát triển sau quá trình chuyển đổi Dihydroxyacetone, một hợp chất có lượng lớn trong mật hoa Manuka. Nồng độ Methylglyoxal cao dẫn đến tăng khả năng kháng sinh và kháng khuẩn.

Nhìn chung, mật ong Manuka có chứa một số hợp chất tự nhiên như sau và chính những hợp chất này làm cho nó trở nên khác biệt:

– Methylglyoxal: Hợp chất này đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại vi khuẩn, bao gồm cả Proteumirabilis và Enterobacter cloacae [vi khuẩn đường ruột].

– Dihydroxyacetone [DHA]: Chất này được tìm thấy trong mật của hoa Manuka và được chuyển hóa thành Methylglyoxal trong quá trình hình thành nên mật ong.

– Leptosperin: Đây là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong mật ong từ hoa Manuka và một số cây khác cùng họ. Nồng độ Leptosperin ổn định theo thời gian, và bằng cách đo nồng độ hợp chất này mà người ta có thể xác nhận được rằng mật ong này có phải là mật ong Manuka hay không, từ đó có thể dán nhãn là Manuka, hay hỗn hợp Manuka, hay là mật từ nhiều loại hoa khác nhau.

– Non-peroxide activity [NPA]: Đây cũng là hợp chất có tính kháng khuẩn, nhưng không phải loại mật ong Manuka nào cũng có chứa chất này.

Các sản phẩm mật ong Manuka khác nhau sẽ có các chỉ số xác định thành phần của hoạt động kháng khuẩn có trong mật ong Manuka khác nhau, thể hiện qua các chỉ số như UMF, MGS, MGO, KFactor…

Sau đây, bài viết sẽ giải thích ý nghĩa của các chỉ số UMF  MGS là 2 chỉ số được Kia Ora Vietnam nghiên cứu và chọn lựa nhờ vào độ uy tín của sản phẩm mật ong Manuka có gắn nhãn các chỉ số này, độ uy tín của hãng sản xuất, cũng như độ tin tưởng trong sử dụng của chính người dân tại New Zealand cũng như khách hàng trên toàn thế giới.

UMF [Unique Manuka Factor]

Vào năm 1981, Giáo sư Peter Molan và các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Waikato, New Zealand đã phát hiện ra rằng mật ong Manuka có hàm lượng enzyme cao hơn đáng kể so với mật ong thông thường. Các enzyme này tạo ra Methylglyoxal tự nhiên, hoạt động như một chất kháng khuẩn. Trong mật ong Manuka đặc biệt giàu methylglyoxal, non-hydrogen peroxide và dihydroxyacetone. Bộ ba này giúp tạo ra hệ số UMF, một tiêu chuẩn toàn cầu để xác định và đo lường độ kháng khuẩn của mật ong Manuka. Không có sản phẩm mật ong nào được dán nhãn UMF trừ khi nó được tuân thủ theo quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo tính xác thực trong việc xếp hạng chất lượng.

Trên thực tế, từng lọ mật ong Manuka dán nhãn UMF có thể được truy xuất ngược lại để xem được quá trình hoàn thiện từ trang trại nuôi ong cho tới nhà máy đóng gói, từ từng cá thể tham gia sản xuất mật ong đến từng phòng thí nghiệm kiểm tra chỉ số UMF. Điều này đảm bảo cho chất lượng của mật ong luôn được minh bạch và an toàn.

Khác với các phương pháp đo lường độ methylgylyoxal khác [như MGO hay KFactor], phương pháp đánh giá qua hệ số UMF thực tế kiểm tra hiệu quả kháng khuẩn của mật ong dựa trên việc đánh giá sự tồn tại và nồng độ của cả 4 hợp chất đặc biệt đã kể trên [Methylglyoxal, Dihydroxyacetone, Leptosperin, và Non-peroxide activity], việc này giúp cho sự xác thực về tác dụng của mật ong Manuka được đảm bảo tối ưu. Trong khi hệ số MGO ở một số sản phẩm mật ong khác chỉ đánh giá dựa vào nồng độ hợp chất methylgylyoxal. Hệ số UMF càng cao, nghĩa là khả năng kháng khuẩn của mật ong càng mạnh.

Thành phần mật ong Manuka được Nz Heal lựa chọn đều có dán nhãn UMF là của hãng sản xuất: Deep Blue Health, AratakiLiving Nature, và Tranzalpinehoney. Tất cả các hãng này đều nằm trong danh sách các hãng được cấp phép dán nhãn UMF của Hiệp hội Mật ong UMF.

Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về nồng độ kháng khuẩn [Methylglyoxal] của mật ong Manuka theo từng hệ số UMF:

Mật ong Manuka theo từng hệ số UMF

Tham khảo thêm về hệ số UMF tại: //www.umf.org.nz/

MGS [Molan Gold Standard]

Hệ số MGS [Molan Gold Standard] là một hệ số đánh giá nồng độ và thương hiệu mới cho mật ong Manuka. Hệ số này được đặt tên theo tên của Giáo sư Peter Molan – nhà nghiên cứu nổi tiếng của trường Đại học Waikato, New Zealand, người đã phát hiện ra hoạt động và tác dụng của mật ong Manuka trong cơ thể con người. Ông đã tạo nên hệ số này để đảm bảo với người tiêu dùng có thể được sử dụng mật ong Manuka thật sự với các đặc tính chữa bệnh được xác thực.

“Nhu cầu sử dụng mật ong Manuka trên toàn cầu đang gia tăng do sự nhận thức được về tác dụng của nó, và điều này cũng đang tạo nên mối lo ngại về đạo đức quan trọng trong cách thức mà mật ong Manuka được đưa ra thị trường cho người tiêu dùng”, Giáo sư Molan từng phát biểu.

Mật ong Manuka đang càng ngày càng được đánh giá cao do tác dụng liên quan đến sức khỏe của nó. Rất nhiều nghiên cứu từ các nhóm nhà khoa học ở Anh, Mỹ, và Australia đã xác nhận mật ong Manuka của New Zealand là một loại kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có tác dụng chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên, Giáo sư Molan cho biết, cần phải quan tâm đến việc tiếp thị cho người tiêu dùng một cách chính xác và minh bạch. Ông nói “Không phải tất cả các loại mật ong Manuka đều có hoạt tính sinh học vượt ra khỏi phạm vi bình thường của mật ong thông thường, và ngành công nghiệp mật ong không minh bạch sẽ bị vạch trần nếu nó không làm rõ sự khác biệt trong việc dãn nhãn cho người tiêu dùng. Thực tế trên thị trường cps một số loại mật ong Manuka được gọi là “Active” và gắn số thậm chí còn chứa rất ít hoặc không chứa hợp chất non-peroxide, một hợp chất quan trọng trong việc tạo nên tính kháng khuẩn của mật ong Manuka”.

Do đó, Giáo sư Molan đã tạo ra hệ số MGS để đảm bảo với người tiêu dùng rằng bất kỳ lọ mật ong Manuka nào có dán nhãn MGS đều được kiểm nghiệm và xác thực về nồng độ kháng khuẩn theo tiêu chuẩn phát triển bởi ông và nhóm nghiên cứu tại trường Waikato. Về bản chất, hệ số MGS cũng dựa vào việc đo lường các hợp chất có trong mật ong Manuka để xác định nồng độ như hệ số UMF.

Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về nồng độ kháng khuẩn [Methylglyoxal] của mật ong Manuka theo từng hệ số MGS:

Mật ong Manuka theo từng hệ số MGS

Tham khảo thêm về hệ số MGS tại: //www.mgs.org.nz/

Video liên quan

Chủ Đề