Hút chì là gì

Môi trường ô nhiễm, khí thải từ các động cơ đốt trong như ô tô, xe máy… chứa một lượng chì không hề nhỏ. Nếu bạn sống tại các thành phố đông đúc xe cộ thì việc da của bạn bị nhiễm chì là rất cao nếu không muốn nói là chắc chắn.

Các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng tiềm ẩn khả năng chứa chì rất cao vì chì có khả năng tạo độ bám cho sản phẩm trên da của bạn.

Một số đồ dùng hàng ngày cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm chì như: báo giấy, thẻ cào điện thoại, túi đựng thực phẩm

không rõ nguồn gốc…


Vậy theo bạn có nên hút chì thải độc tố không?

Công nghệ này sẽ dùng một loại kem vitamin chuyên dụng kết hợp vời đầu hút để loại bỏ chì trên da. Trong quá trình tiếp xúc với khói bụi và mỹ phẩm, làn da thường bị nhiễm chì, khiến da xỉn màu, nám và lão hoá sớm. Hút chì được cho là giúp làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn, chì và các độc tố khác, giúp da mịn màng và trẻ trung hơn.



Chính vì hiện tượng sau khi bôi dưỡng chất hút chì và đi máy hút chì một thời gian thì trên mặt khách hàng xuất hiện nhiều vết màu xạm đen, nên nhiều khách hàng tin tưởng rằng đó là do công nghệ hút chì đã hút chì ra khỏi da của mình, giúp da thải độc chì, thải độc tố và giúp da khỏe mạnh trẻ đẹp hơn.

  • Bước 1: Tẩy trang lớp trang điểm, làm sạch da.
  • Bước 2: Tẩy tế bào chết, lấy đi những lớp sừng già tích tụ trên da lâu ngày gây bí tắc da.
  • Bước 3: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da lấy đi các lớp bụi bẩn và bã nhờn.
  • Bước 4: Xông hơi làm sạch sâu từng lỗ chân lông, giúp da ở trạng thái tốt nhất, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
  • Bước 5: Massage mặt, ấn huyệt cải thiện tinh thần thư thái.
  • Bước 6: Hút chì thải độc tố cho da.


  • Bước 7: Xông hơi nóng, hỗ trợ tinh chất thẩm thấu sâu vào bên trong da.
  • Bước 8: Hút dầu và loại bỏ mụn cám.
  • Bước 9: Đắp mặt nạ nuôi dưỡng da trắng da thẩm thấu sâu bên trong.
  • Bước 11: Phun Oxy Jet phục hồi và trẻ hóa da, giúp da trắng hồng, mịn màng và se khít lỗ chân lông.
  • Bước 12: Thoa serum tái tạo da và kem dưỡng phù hợp với từng loại da


[Review] Phương pháp hút chì thải độc tố trên da mặt có tốt không

  • Hút sạch chì trên da, ngay cả những nguyên tố chì có sâu trong da.
  • Da trở nên trắng mịn, hồng hào tự nhiên.
  • Đẩy lùi các vấn đề về da như: sạm nám, mụn hay nếp nhăn.
  • Tẻ hóa da, tăng cường độ đàn hồi cho da, các nếp nhăn giảm một cách rõ rệt.
Với các bạn quá bận rộn với công việc và không có thời gian đi tới Spa thì phương pháp sử dụng máy hút chì cầm tay mini ngay tại nhà cũng là giải pháp rất tốt, vừa tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Bạn có thể tìm hiểu kỹ càng một số dòng máy hút chì cầm tay mini tại nhà để nắm lòng các bí kíp thải độc chì nhé.
  • Máy siêu âm, thải độc chì Radium - B-628L - mhctdr
  • Máy Hút Chì Thải Độc Radium B628l
  • MÁY Thải độc CHÌ cầm tay - tcmtdc

Tag:

Hút chì da mặt có tác dụng gì? Hút chì da mặt bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm hiểu về phương pháp hút chì da mặt. Hiện nay, có rất nhiều trung thâm thẩm mỹ, spa khuyến khích chị em sử dụng phương pháp này. Đây là phương pháp thải độc tố trên da đang gây nhiều tranh cãi. Vậy cụ thể về phương pháp này là thế nào thì mời bạn đọc qua bài viết chi tiết ngay dưới đây nhé.

Hút chì da mặt là gì?

Nếu bạn không loại bỏ chì trên da thì sau một thời gian, da sẽ dễ mắc các bệnh về da liễu và rất khó để khắc phục. Hút chì da mặt là phương pháp giúp giải quyết hiệu quả vấn đề này của da. Trước khi tìm hiểu hút chì da mặt có tác dụng gì thì chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của phương pháp làm đẹp này.

Hút chì da mặt là biện pháp kết hợp giữa máy thải độc da chuyên dụng, dưỡng chất tái tạo da và kem/tinh chất thải độc chì. Biện pháp làm đẹp này sẽ hút chì làm sạch da từ sâu bên trong từng lỗ chân lông. Thông qua đường bã nhờn và tế bào chết, chì sẽ được đào thải ra bên ngoài. Sau liệu trình hút chì thải độc, bạn sẽ cảm nhận được ngay sự mịn màng và trắng hồng của làn da.

Hút chì da mặt có tác dụng gì?

Hút chì da mặt là một biện pháp làm sạch da cực kỳ an toàn. Tương tự như việc tẩy tế bào chết trên da, hút chì hỗ trợ loại bỏ độc tố sâu bên trong làn da để cải thiện màu sắc, phòng ngừa các vấn đề da liễu. Hút chì da mặt có tốt không sẽ phụ thuộc rất lớn vào công nghệ hút chì thải độc cũng như chất lượng chăm sóc của người thực hiện kỹ thuật tại các thẩm mỹ viện, spa.

Nhiều người nghĩ rằng có thể đắp mặt nạ hoặc dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết để loại bỏ chì trên da tại nhà. Cách này rất hiệu quả với những bạn có làn da mặt ít nhiễm chì. Trường hợp da mặt bạn nhiễm nhiều độc tố và có biểu hiện da xỉn màu nghiêm trọng thì cách tốt nhất là đến spa, thẩm mỹ viện để thực hiện liệu trình hút chì da mặt.

Nhiễm chì trên da ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ và liên quan tới sức khỏe của bạn. Độc tố sẽ gây bào mòn da, gây tác động xấu khiến da. Vì thế, bạn nên thực hiện thải độc hút chì trên da càng sớm càng tốt bạn nhé.

Hút chì da mặt

Cách hút chì trên da mặt tại nhà

Nếu mức độ nhiễm chì trong da của bạn chưa cao thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện hút chì tại nhà bằng cách đắp mặt nạ từ thiên nhiên. Dưới đây là 3 loại mặt nạ tốt nhất trong cách hút chì trên da mặt tại nhà.

1. Mặt nạ hút chì từ nho

Nho là một loại hoa quả chứa rất nhiều vitamin có ích cho cơ thể. Việc sử dụng nho vào làm đẹp giúp làm mới, thanh lọc và ngăn ngừa quá trình lão hóa của làn da.

Hướng dẫn làm mặt nạ hút chì da mặt từ nho:

  • Vắt nước 5-6 trái nho tươi vào 1 bát nhỏ.
  • Trộn bột mì vào bát chứa nước nho đã vắt.
  • Thoa đều hỗn hợp lên mặt và thực hiện massage nhẹ khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.
  • Cuối cùng hãy bôi một lớp kem dưỡng ẩm cho da.

2. Mặt nạ thải khử chì từ nước ép cà chua và mật ong

Sự kết hợp của hai nguyên liệu này sẽ điều trị mụn đầu đen, mụn bọc và ngăn ngừa vấn đề không tốt có thể xảy đến với làn da của bạn.

Hướng dẫn làm mặt nạ hút chì da mặt từ nước ép cà chua và mật ong:

  • Ép cà chua ra thành nước và trộn đều với mật ong.
  • Thoa hỗn hợp lên mặt massage nhẹ từ 15 – 20 phút rồi đem rửa lại với nước sạch.

3. Mặt nạ thải độc chì từ cần tây :

Trong rau cần tây có chứa hàm lượng vitamin C, vitamin A, vitamin B, vitamin E, vitamin K, magiê, phốt pho, sắt, mangan, natri, kali, lưu huỳnh, beta-carotene, và canxi… Có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, loại bỏ độc tố cũng như duy trì sự đàn hồi của da.

Hướng dẫn làm mặt nạ hút chì da mặt từ cần tây :

  • Để mặt cần tây đạt hiệu quả tốt nhất, bạn băm nhuyễn cần tây [khoảng 1 muỗng] rồi cho vào một cốc nước nóng.
  • Đợi đến khi nước trong cốc nguội thì bạn thoa nước ngò tây lên da mặt.
  • Các bạn hãy thoa từ trán xuống cằm theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý bôi đậm hơn ở vùng chữ T và vùng da bị xấu.

PGS.TS Nguyễn Văn Thường cho biết: “Thải chì chỉ là "chiêu trò" câu khách của các cơ sở làm đẹp hiện nay, không có chuyện chì được hút đen đầy mặt như các spa đang quảng cáo".

Theo chuyên gia da liễu, từ hàng trăm năm trước, người ta cho chì vào mỹ phẩm để làm đẹp gây ra tình trạng ngộ độc ảnh hưởng đến thần kinh, nội tạng nên chì đã bị cấm. Hiện các loại mỹ phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thường không có chì. Vậy nên những người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm không cần thiết phải thải độc chì. Chỉ những trường hợp ngộ độc chì mới cần phải thải độc theo chỉ định của bác sĩ.

"Còn việc xuất hiện màu đen trên mặt khi thực hiện phương pháp thải độc tại các spa cần được hiểu cho đúng bản để tránh bị lừa dối. Bởi lẽ việc sử dụng phương pháp bôi một chất không rõ nguồn gốc lên mặt, kết hợp mồ hôi, mỡ thải ra qua da và khi gặp nhiệt độ tạo phản ứng hóa học dẫn đến xuất hiện màu đen trên mặt là bình thường và đó không phải là chì. Đây chính là chiêu trò các cơ sở làm đẹp thiếu uy tín sử dụng để câu kéo khách hàng” - PGS.TS Nguyễn Văn Thường nói rõ.

Một bác sĩ da liễu khác cho biết thêm, trên bề mặt da còn có chất nhờn, mồ hôi nên phản ứng hóa học tạo màu là bình thường. Khách hàng sẽ lầm tưởng đây chính là chì được thải độc ra khỏi cơ thể nhờ công nghệ làm đẹp này!

Hút chì thải độc cho da được quảng cáo khá rầm rộ, khiến nhiều người tin theo nhưng thực chất chỉ là "chiêu trò" của các cơ sở làm đẹp.

Trước đó, trên mạng xã hội facebook đăng nhiều quảng cáo về phương pháp hút chì thải độc cho da, hút sạch chì trên da, ngay cả những nguyên tố chì có sâu trong da. Da trở nên trắng mịn, hồng hào tự nhiên. Đẩy lùi các vấn đề về da như: sạm nám, mụn hay nếp nhăn. Trẻ hóa da, tăng cường độ đàn hồi cho da, các nếp nhăn giảm một cách rõ rệt...[?].

Tại các spa, thẩm mỹ viện, hút chì thải độc đang là dịch vụ khá hút khách hàng, nên họ đã "thần thánh hóa" việc hút chì thải độc cho da. Các tư vấn viên cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến da bị nhiễm chì. Môi trường, bụi bẩn, công việc, thoái quen sinh hoạt là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Chất độc sẽ tích tụ dần trên da và lâu ngày sẽ gây ra các vấn đề về da...

Hậu quả của da nhiễm chì lâu ngày là: Da trở nên sạm màu, xỉn màu và có nhiều đốm đen xuất hiện; Da bị lão hóa, độ đàn hồi kém dễ bị chảy xệ và nhăn nheo; Mụn mủ, mụn bọc, mụn cám và da sần sùi, khô ráp... Do đó họ khuyến khích khách hàng nên đi spa hút chì thải độc đều đặn 2 lần/tháng để đảm bảo da bạn luôn sạch và khỏe mạnh.!

Tuy nhiên, chuyên gia da liễu khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trước các thông tin quảng cáo và tìm đến bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi định thực hiện một phương pháp làm đẹp nào để tránh "tiền mất tật mang".

Để có được làn da đẹp, khỏe mạnh, PGS.TS Nguyễn Văn Thường khuyến cáo, chị em cần chú ý chăm sóc da ngay từ khi còn trẻ [khoảng 26 - 27 tuổi].Đối với nam giới quá trình lão hoá chậm hơn nên việc chăm sóc da có thể bắt đầu khi 31 - 32 tuổi.Việc chăm sóc da hàng ngày đơn giản nhất là uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngủ đủ giấc và bôi kem chống nắng từ 2 - 3 tiếng/lần, bôi trước khi đi ra ngoài đường 30 phút.

Đặc biệt, vào thời điểm mùa hè cần hạn chế ra ngoài trời nắng, nếu phải ra ngoài nên mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Theo các chuyên gia chống độc, việc nhiễm chì qua da tuy kém hơn so với đường hô hấp và tiêu hóa nhưng vẫn gây ngộ độc, đặc biệt khi tiếp xúc kéo dài. Ôxít chì [thường gặp ở dạng hồng đơn, được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp] hấp thu dề dàng qua da. Tỷ lệ diện tích da cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ em cũng lớn hơn người lớn nên hấp thu chất độc cũng nhiều hơn.

Sau khi được hấp thu, chì vào máu và ít nhất khoảng 99% lượng chì gắn với hồng cầu. Sau đó, chì vào các tổ chức mềm [nồng độ không ổn định] và vào xương [ổn định hơn]. Về lâu dài, chì tập trung chủ yếu ở xương, đặc biệt ở vỏ xương. Ở người lớn, 95% lượng chì của cơ thể ở xương, trong khi ở trẻ em là 70%. Chì tích luỹ ở xương trong suốt cuộc đời, bắt đầu ngay từ khi là bào thai đến tất cả các hình thức tiếp xúc về sau này. Điều này đặc biệt quan trọng khi có thai, cho con bú, người cao tuổi có loãng xương và trẻ em bị bất động do gãy xương hoặc bệnh lý thần kinh. Chì tích luỹ ở răng, đặc biệt ngà răng trẻ em. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc kéo dài và việc điều trị tốn thời gian.

Nhiễm độc chì có ảnh hưởng đến thần kinh, nội tạng, các bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp rửa dạ dày, toàn bộ ruột, theo dõi nồng độ chì trong máu, truyền máu và sử dụng thuốc điều trị phức tạp khác.

Sau khi có kết quả xét nghiệm về nồng độ chì trong máu, bác sĩ sẽ kết hợp với tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân để đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể. Nếu nồng độ chì máu tăng, bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc chì rõ thì cần điều trị toàn diện. Nếu nồng độ chì máu thấp dưới 10mcg/dL thì không cần điều trị hay can thiệp gì, chúng vẫn có khả năng tự đào thải qua thận và bài tiết.


Dương Hải

Video liên quan

Chủ Đề