Huyện mèo vạc có bao nhiêu xã năm 2024

BHG - Ngày 24.2, tại huyện Yên Minh, cụm giáp ranh 4 huyện: Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn và Bảo Lâm (Cao Bằng) tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an ninh trật tư (ANTT) năm 2021. Tới dự có lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang, Thường trực UBND các huyện giáp ranh, Công an các huyện…

![Lãnh đạo UBND 4 huyện giáp ranh ký kết Kế hoạch đảm bảo ANTT năm 2022. ](https://i0.wp.com/baohagiang.vn/file/4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e/4028eaa57d592b24017d5a5e979736bf/022022/a0b0a7625bcd95c2599e836e61e8fdce_20220225111017.jpg) Lãnh đạo UBND 4 huyện giáp ranh ký kết Kế hoạch đảm bảo ANTT năm 2022.

Cụm giáp ranh 4 huyện: Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn và Bảo Lâm (Cao Bằng) đã ký kết Kế hoạch đảm bảo ANTT khu vực giáp ranh năm 2022. Đồng thời, UBND huyện Yên Minh tặng Giấy khen cho 5 tập thể, 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp bảo đảm ANTT tại địa bàn giáp ranh năm 2021.

1. Vị trí địa lý Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, thuộc quần thể Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, địa đầu phía Bắc của Tổ quốc. có quốc lộ 4C và tỉnh lộ 176 đi từ Mèo Vạc về TP Hà Giang. Phía Bắc của huyện giáp với Trung Quốc và huyện Đồng Văn (Hà Giang); phía Đông giáp với huyện Bảo Lâm (Cao Bằng); phía Tây và phía Nam giáp với huyện Yên Minh (Hà Giang). Huyện có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc. 2. Địa hình, đất đai Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn, chủ yếu là núi đá. Độ cao trung bình so với mặt biển tương đối lớn khoảng 1.150m, đỉnh cao nhất là 1.900m, thấp nhất là 275m. Độ dốc trung bình từ 25o – 35o, có nhiều ngọn núi độ dốc lên đến 60o nhìn xa gần như thẳng đứng. Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, do đó đã hạn chế sự giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội giữa các vùng trong huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên 57.668,61 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm khoảng 22,5%, đất lâm nghiệp chiếm 23%, đất chưa sử dụng (chủ yếu là núi đá) chiếm trên 50%, còn lại là các loại đất khác. 3. Khí hậu Nằm trong vành đai chí tuyến Bắc nên khí hậu mang tính chất Á nhiệt đới gió mùa. Mùa đông thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiều ngày rét đậm nhiệt độ có thể xuống đến 2oC, gây ra mưa tuyết. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, thời gian còn lại là mùa khô. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hệ thống sông suối lại ít nên vào mùa khô thường gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

Huyện mèo vạc có bao nhiêu xã năm 2024
4. Một số tiềm năng, thế mạnh của huyện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội 4.1. Tài nguyên nước: Huyện Mèo Vạc có 2 nhánh sông nhỏ của Sông Gâm là sông Nho Quế và sông Nhiệm, độ dốc lớn, nhiều gềnh thác, hiệu ích phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt rất thấp nhưng lại có khả năng khai thác thuỷ điện lớn. Hiện nay, trên sông Nho Quế đang xây dựng 3 nhà máy thuỷ điện là Nho Quế 1 công suất lắp máy 30MW (đang dừng thi công), Nho Quế 2 công suất lắp máy 36MW và Nho Quế 3 công suất lắp máy khoảng 110 MW (trong đó thủy điện Nho Quế 3 đã phát điện, hòa vào điện lưới quốc gia); trên sông Nhiệm xây dựng 01 nhà máy Thuỷ điện có công suất lắp máy khoảng 7,2MW (hiện nay đang tạm dừng thi công do nhà thầu thiếu vốn). 4.2. Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện Mèo Vạc có một số loại khoáng sản có khả năng khai thác ở quy mô nhỏ như: Ăngtimon, chì-kẽm, sắt, bôxít nhôm. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang có 03 cơ sở khai thác, tuyển luyện quặng ăngtimon tại xã Khâu Vai và xã Giàng Chu Phìn. 4.3. Tiềm năng du lịch: Với nền văn hoá lâu đời, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội như: Chợ tình Khâu Vai, một số làn điệu dân ca, múa hát truyền thống của người Lô Lô, người Mông, du lịch thủy điện, hóa thạch Huệ Biển xã Lũng Pù... Một số cảnh quan thiên nhiên độc đáo với những dãy núi đá tai mèo, đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ... Là nơi hấp dẫn du khách tham quan và nghiên cứu các bản sắc văn hoá dân tộc. Ngày 03/10/2010, Uỷ ban UNESCO Quốc tế chính thức công nhận Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đối với 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang, trong đó có huyện Mèo Vạc. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi để phát triển du lịch tại huyện. 5. Các vùng kinh tế của huyệnChia thành 3 vùng kinh tế: * Vùng 1: Gồm 03 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Đây là vùng có địa hình hiểm trở, sương mù che phủ, được chia cắt bởi dòng sông Nho Quế. Về nông nghiệp chủ yếu phát triển trồng ngô, lúa, đậu tương và phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê). Vùng có 3 chợ biên giới (Chợ Xín Cái, Thượng Phùng và chợ Sơn Vĩ) và cặp cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng, Lũng Làn- Pờ Tú thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá với nước bạn. * Vùng 2: Gồm 9 xã và 01 thị trấn. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, là vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và sản xuất với 100% diện tích là núi đá; nông nghiệp chủ yếu là trồng ngô; chăn nuôi bò, lợn, dê, nuôi ong. Vùng có 01 chợ trung tâm huyện lỵ là nơi trao đổi giao lưu hàng hoá của cả huyện. * Vùng 3: Gồm 05 xã núi đất. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với thế mạnh là thâm canh lúa nước (diện tích lúa nước của huyện trập trung chủ yếu ở vùng này), trồng và khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng, trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê. Vùng có 3 chợ (Chợ Khâu Vai, Niêm Sơn, Tát Ngà) và có chợ tình Khâu Vai họp vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm.

Huyện Mèo Vạc có bao nhiêu thôn?

Hành chính. Thị trấn Mèo Vạc có 12 thôn, tổ dân phố được chia thành 7 thôn và 5 tổ dân phố.nullMèo Vạc (thị trấn) – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Mèo_Vạc_(thị_trấn)null

Huyện Đồng Văn có tất cả bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Đồng Văn có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Đồng Văn (huyện lỵ), Phố Bảng và 17 xã: Hố Quáng Phìn, Lũng Cú, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Má Lé, Phố Cáo, Phố Là, Sà Phìn, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Sủng Trái, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải.nullĐồng Văn – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Đồng_Vănnull

Hà Giang có bao nhiêu thị trấn?

Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã. Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021 ước 887.086 người, trong đó: Dân số nữ 438.715 người, chiếm tỷ lệ 49,46%, dân số khu vực thành thị 140.327 người, chiếm 15,82%.nullĐiều kiện tự nhiên Hà Gianghagiang.vietnam.vn › Địa lýnull

Mèo Vạc có dân tộc gì?

Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới tỉnh Hà Giang, gồm 17 dân tộc như: Mông, Lô Lô, Dao, Giáy, Tày, Kinh, Nùng, Hoa, Sán Chay, Cờ Lao, Pu Péo… cùng sinh sống. Đông nhất là dân tộc Mông, chiếm hơn 77% dân số toàn huyện.nullHuyện vùng cao biên giới Mèo Vạc tập trung khắc phục hậu quả thiên taibaodantoc.vn › huyen-vung-cao-bien-gioi-meo-vac-tap-trung-khac-phuc-...null