Ikko ikki là gì

nguồn infernus9-vnsharing.net

Thời kì chiến quốc- Sengoku Jidai 

Đó là thời đại mà đất nước Nhật Bản bị chia cắt thành nhiều tỉnh nhỏ. Mỗi tỉnh được cai trị bởi một lãnh chúa gọi là Daimyo. Tuy đất nước vẫn có Thiên Hoàng nhưng không nắm quyền hành gì cả, mọi quyền hành đều về tay Shogun – Tương tự như thủ tướng hay tổng tư lệnh quân đội bây giờ.

Nhưng Shogun từ đâu mà ra ?

Thực sự trước đó, Thiên Hoàng nắm mọi quyền hành từ thời Asukanara(645-794) và cho đến thời Heian (794-1185). Nhưng vào năm 858 thời Heian, hoàng đế Kammu chết đã để lại nhi hoàng đế Seiwa lúc đó 5 tuổi, và tộc trưởng (người đứng đầu dòng họ) Fujiwara Yoshifusa (804-872) trở thành người thay thế hoàng đế Seiwa quản lý đất nước. Có thể nói Shogun bắt đầu từ khi đó. Dòng họ Fujiwara cai trị đến năm 1068 thì chuyển giao cho dòng họ khác, thời kì này cũng đã xảy ra nhiều cuộc nội chiến tranh giành lãnh thổ, và tước hiệu Shogun.

Ikko ikki là gì

Đây là bản niên biểu các thời kì của Nhật Bản:

Asuka Nara (645-794)
Heian (794-1185)
Kamakura (1185-1333)
Muromachi (1334-1447)
Sengoku (1478-1605)
Edo (1603-1867)
Meiji và thế chiến (1868-1945)
Ngày nay

Nhật Bản được chia làm 4 đảo lớn: Honsu, Shikoku, Kyushu và Hokkaido nhưng chiến trường chính nằm ở Honsu.

Cuộc chiến Onin 1467-1477

Ikko ikki là gì

Mặc dù thực tế các thế lực lãnh chúa (daimyo) đã xuất hiện từ trước thời điểm năm 1467, nhưng chính cuộc chiến Onin mới là sự đánh dấu chính thức bắt đầu của thời Sengoku. Nguyên nhân chiến tranh là do sự tranh giành quyền lực ở kinh đô Kyoto và hoàn toàn diễn ra trong nội thành Kyoto giữa 2 gia tộc Yamana (80000) và Hosokawa (85000). Kết quả của cuộc chiến chẳng quyết định được điều gì ngoại trừ khẳng định sự yếu kém của nhà Ashikaga, gia tộc shogun hiện thời của nước Nhật, đứng đầu là Ashikaga Yoshimasa. Và điều đó đã mở đường cho sự chiến tranh công khai giữa các gia tộc lớn của Nhật, vì dù sao đi nữa: ai sẽ ngăn họ được! Và thời Sengoku chính thúc bắt đầu vào năm 1478.
Các trận chiến quyết định vận mệnh của nước Nhật đều nằm trên Honshu, đảo chính của Nhật, nên ác trận chiến của nhà Shimazu, Otomo, Oba trên các đảo Kyusu, Shikoku hầu như ko đáng chú ý.

7 gia tộc hùng mạnh nhất của thời kỳ này là:

Shimazu
Mori
Takeda
Imagawa
Uesugi
Oda
Hojo

Oda Nobunaga

(1534-1582)

Nhà Oda là một trong những gia tộc có tham vọng trở thành Shogun trong thời này, và họ có họ hàng xa với nhà Taira, gia tộc đã thống trị Nhật Bản một thời gian dài dưới danh hiệu shogun. Bằng vị thế đó, đến đầu thời Sengoku (đánh dấu bằng cuộc chiến Onin) thì nhà Oda đang cai trị tỉnh Owari, miền trung Nhật, gần với Kinh Đô Kyoto.

Năm 1559, Oda Nobunaga lên đứng đầu nhà Oda, sau trận chiến với 2 người anh em của mình, đồng thời được sự phục vụ của một nông dân tên gọi Habashi Hideyoshi (nổi tiếng hơn với tên Toyotomi Hideyoshi-tướng quân thợ mộc), mặc dù sự xuất hiện của Hideyoshi mãi đến năm 1576 mới được ghi nhận trong sử sách, và cùng lúc đó, một tướng quân trẻ khác của nhà Matsudaira-daimyo của tỉnh Mikawa- là Motoyasu (sau được biết đến với tên gọi Tokugawa Ieyasu) xuất hiện và trở thành chư hầu của nhà Imagawa-Daimyo của tỉnh Totomi và Suruga- sau khi Imagawa Yoshimoto chinh phục Mikawa. 3 người này sẽ quyết định vận mệnh của Nhật Bản.

Với thế lực của mình hiện giờ, Yoshimoto quyết định tiến đánh kinh đô Kyoto để chiếm lấy danh hiệu Shogun, và ông đã huy động khoảng 20000-25000 quân, và sau khi nuốt gọn tỉnh Mikawa thì giữa Yoshimoto và Kyoto bây giờ chỉ còn có 2000 quân của Nobunaga. Và trận chiến Okehazama-kéo dài chỉ trong vài giờ- đã thay đổi cục diện của miền trung Nhật, với một mẹo lừa nhỏ, Nobunaga đã giết chết Imagawa Yoshimoto, đánh bại quân đội Imagawa. ko những vậy, Nobunaga còn có thêm một đồng minh hữu dụng khác là Masudaira Motoyasu-hay Tokugawa Ieyasu.

Ngay lập tức, miền trung Nhật trở thành giang sơn của nhà Oda, và Nobunaga có thể tiến vào kinh đô Kyoto nếu muốn. Nhưng Nobunaga ko làm vậy, mà ông ngay lập tức ký hoà ước với một daimyo láng giếng khác là nhà Asai ở tỉnh Omi, bằng cách gả em gái mình là Oichi cho Asai Nagamasa. Đồng thời tiến binh đánh bại láng giềng khác là nhà Saito nhân việc Saito Yoshitasu mới mất, việc tiêu diệt hoàn toàn nhà Saito được giao cho Habashi Hideyoshi và Hideyoshi đã hoàn thành vào năm 1568, thâu tỉnh Mino vào lãnh thổ nhà Oda, đổi tên lâu đài Inabayama thành Gifu để đóng dinh phủ tại đó.

Giờ đây, việc tiến vào Kyoto với Nobunaga chỉ còn vấn đề “cái cớ”, và điều này cũng đến với Nobunaga gần như ngay lập tức: Ashikaga Yoshiaki, em trai của Shogun Ashikaga Yoritemu bỏ trốn khỏi kinh đô sau khi anh mình bị nhà Miyoshi và Matsunaga ám sát để giành quyền thống trị kinh đô. Yoshiaki đã gặp Nobunaga vào năm 1567 để mượn quân tiến vào kinh đô trừ phản tặc, và hiển nhiên Nobunaga thực hiện diều này dễ dàng vào năm 1569. Nhưng thông minh một cách gian xảo, Nobunaga từ chối ngôi vị Shogun, mà lập Ashikaga Yoshiaki làm bù nhìn để thao túng. Có lẽ điểm khác biệt của Oda Nobunaga với những gia tộc khác như Miyoshi, Hosakawa, Matsunaga là Nobunaga ko nhắm vào ngôi vị Shogun,mà nhắm đến việc thống trị toàn Nhật Bản vì ngoài Nobunaga ra còn có Takeda Shingen, Uesugi Kenshin, Hojo Ujiyasu và Mori Motonari đang rất mạnh, hơn nữa còn có các thầy chùa cực đoan -Ikko Ikki- ngay Kaga và Kinai, bên sườn Kyoto. Vì vậy, phần còn lại của cuộc đời, Nobunaga dành hết sức để tiêu diệt các đối thủ còn lại, và việc này cũng ko wá khó với 2 trợ thủ đắc lực là Habashi Hideyoshi và Matsudaira Motoyasu (lúc này đã dùng tên Tokugawa Ieyasu).

Đầu tiên là sự chống đối của nhà Asakura ở tỉnh Echizen, và họ được sự hỗ trợ của em-vợ-của-Nobunaga: Asai Nagamasa, điều đó làm cho Nobunaga phải rút quân về vào năm 1570 để đánh trận chiến trên bờ sông Anegawa với hợp binh 2 nhà, một trận chiến dằng-co-nhưng-chiến-thắng của Nobunaga với sự trợ lực của Tokugawa Ieyasu.

Nhưng liên minh Asai-Asakura ko dễ từ bỏ việc loại Nobunaga khỏi Kyoto, họ lại đem quân đến một lần nữa vào năm 1571, lần này có sự trợ chiến của các thầy-chùa-chiến-binh (Ikko) của Honganji, Nagashima, Enryjakuji (trên núi Hiei), Negoroji.

Sự việc tồi tệ hơn nữa khi Takeda Shingen-con hổ xứ Kai- quyết định dẹp bỏ sự lằng nhằng giữa nhà Takeda với nhà Uesugi và nhà Hojo qua một bên, để tiến binh vào Kyoto, đoạt lấy danh hiệu Shogun. Lúc này Takeda Shingen là daimyo mạnh nhất nước Nhật với lãnh thổ gồm Kai, gần hết tỉnh Shinano, tỉnh Kozuke, Suruga, làm chủ miền Đông Bắc Nhật, cùng với sự mạnh mẽ của kỵ binh nhà Takeda.

Nobunaga hiển nhiên nhận thấy và ra tay ngay lập tức để ko cho quân địch kịp bao vây mình. Gần cuối năm 1571, Nobunaga tiến binh đến Enryakuji, bao vây và giết hết tất cả già trẻ lớn bé tìm thấy gần hay trog các ngôi chùa. Enryakuji trù phú trở thành bãi tha ma với hàng ngàn xác chết. Nhưng một cố gắng khác muốn biến Nagashima tương tự như vậy thất bại và Nobunaga rút về cầm cự, đem một đội binh nhỏ để chi viện cho Tokugawa Ieyasu đang đối đầu với Takeda Shingen.

20000 quân Takeda (đông gấp đôi và còn mạnh mẽ hơn nhờ ưu thế kỵ binh Takeda) bao vây thành Hamamatsu. Tokugawa Ieyasu có 2 chọn lựa: hoặc là cố thủ để cho Takeda vượt qua Mikawa và chịu sự thịnh nộ của Nobunaga, hoặc là tử chiến một trận với Takeda Shingen. Bất chấp sự khuyên bảo của tướng lĩnh, Tokugawa Ieyasu đã chọn cách thứ 2. Trận chiến trên đồng bằng Mikata (Mikata ga hara) ngoài thành Hamamatsu vào mùa đông năm 1572 là một trận chiến cù cưa và dai dẳng, thật bất ngờ là cả 2 bên cùng rút quân, ko hiểu nguyên nhân tại sao nhưng Ieyasu cũng đã hoàn thành nhiệm vụ cầm chân Takeda Shingen.

Shingen đem quân đến lần nữa vào mùa xuân 1573 nhưng ko may cho Shingen và nhà Takeda: Shingen bị trúng đạn và mất vào tháng Năm năm 1573, một thiệt hại nặng nề cho nhà Takeda và tin mừng với Nobunaga. Người ta đã kể rằng Uesugi Kenshin đã khóc thương và để tang cho kỳ phùng địch thủ của mình, người mà đụng độ ông 5 lần trên đồng bằng Kanawakajima.

Giờ đây tạm yên mặt bắc, Nobunaga tiến binh về Kyoto để xử trí shogun Ashikaga Yoshiaki, người đã gửi thư khích động một liên-minh-chống-Oda. Nobunaga lại đem binh đánh quân chống đối Ikko ở Nagashima và thất bại một lần nữa, điêunày làm cho Yoshiaki mừng rỡ và khởi binh chống lại Nobunaga. Ko may cho Yoshiaki, Nobunaga dường như đã biết trước và tháng Tám năm đó, thành trì của Yoshiaki bị hạ và vị shogun cuối cùng của nhà Ashikaga bị lưu đày. Từ đây, Nobunaga trở thành shogun tạm thời.

Trong 3 tháng cuối năm, Oda Nobunaga đem quân đánh bại Asakura Yoshikage, buộc ông ta phải tự sát. Đồng minh của Asakura thì có lẽ tốt hơn, Asai Nagamasa hứa giao trả em gái Nobunaga cùng 3 con của nàng rồi mới tự sát! Xong việc với 2 daimyo cuối cùng của trung Nhật, Nobunaga dùng thủy quân ngăn sông Nagashima, bao vây thành chính của quân Ikko và thiêu cháy nó: 20000 người cả quân Ikko lẫn thường dân đều chết! Mặc dù đây ko phải là cuộc tắm máu cuối cùng của Nobunaga nhưng nó được coi là kinh khiếp nhất cùng với cuộc đồ sát tại núi Hiei (Enryakuji).giờ đây, quân Nobunaga đã đủ đông để tiêu diệt hoàn toàn Ikko của Honganji, Kaga, và Echizen, đồng thời còn một trận chiến kinh hoàng tại Nagashino với nhà Takeda.

Takeda Katsuyori, con trai của Takeda Shingen, đem binh đến đánh lâu đài Nagashino và đã hứng một thất bại kinh hoàng. Katsuyori đã lệnh cho 13000 quân của mình xông vào 38000 quân Oda, đang nắm giữ vị trí cao và lại có hàng rào chắn. Đạo kỵ binh hùng mạnh của nhà Takeda đã bị bắn nát thành từng mảnh bởi 3000 lính súng hoả mai của Oda Nobunaga, số còn lại bị đội quân nông dân (Ashigaru) của Habashi Hideyoshi kết thúc. Katsuyori trốn khỏi trận chiến kịp thời, để lại hơn 10000 xác chết của quân Takeda. Nhà Takeda vẫn chưa bị tiêu diệt, nhưng ko còn đủ sức để gây rối cho Nobunaga nữa và họ bị tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1582.

Trước đó năm 1580 và 1582, Nobunaga đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Honganji và các ronin của tỉnh Iga.
Nhưng các thế lực đối địch của Nobunaga vẫn còn Uesugi Kenshin ở phương Bắc và Mori Terumoto ở phương Nam. Vào năm 1576, Nobunaga cho xây dựng lâu dài Azuchi bên hồ Biwa và năm 1577, ông phải đem quân chống cự với Uesugi Kenshin, lúc đó đã đem quân chiếm được Etshu và lấn tới Kaga. Trận chiến trên bờ sông Tedori đã cho thấy tài cầm quân của Kenshin ko thua gì Shingen và quân Oda đại bại. Kenshin rút về Echigo và định đem quân tiêu diệt Nobunaga vào năm sau nhưng điều đó ko bao giờ thành hiện thực vì vào ngày 13/4/1578, Uesugi Kenshin qua đời một cách bí ẩn-nhiều người cho rằng là nhờ sự “giúp đỡ” của Ninja nhà Oda, nhưng các học giả cho rằng ông mất do ung thư bao tử vì uống rượu wá nhiều. dù sao thì từ nay, Nobunaga chỉ còn một đối thủ duy nhất là Mori Terumoto và Habashi Hideyoshi được giao trách nhiệm đem quân tiêu diệt nhà Mori, năm 1576, với một tốc độ khả quan. Nhưng khi bao vây thành Takamatsu năm 1582 thì Hideyoshi đụng độ toàn quân của nhà Mori, và phải gọi viện trợ. Nobunaga ,lúc này vừa tiêu diệt nhà Takeda, đã gửi hết tất cả quân của mình, bao gồm cả Tokugawa Ieyasu và vệ binh riêng. Điều đó làm cho 2000 vệ binh của Nobunaga chỉ còn 100 người ở thành Azuchi.

Và ngày 20/6/1582, khi Nobunaga đang ở chùa Honnoji, thì Akechi Mitsuhide-một tướng giỏi khác của Nobunaga, cùng đánh Mori với Hideyoshi nhưng thất bại- đem binh bao vây và giết chết Nobunaga vào ngày 21/6/1582. Nguyên nhân tại sao thì ko ai biết được nhưng sau đó Akechi đã tự lập làm Shogun và tiêu diệt tất cả họ hàng của Nobunaga mà ông có thể tìm được.

Các nhân vật quan trong nhất của thời kì Sengoku Jidai này:

Akechi Mitsuhide (1526-1582)
Asai Nagamasa (1545-1573)
Asakura Yoshikage
Chosokabe Motochika (1539-1599)
Date Masamune (1566-1626)
Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi (1536-1598)
Hojo Ujiyasu (1515-1571)
Imagawa Yoshimoto (1519-1560)
Ishida Mitsunari
Maeda Toshiie
Matsudaira Motoyasu (Tokugawa Ieyasu) (1543-1616)
Mori Motonari (1497-1571)
Mori Terumoto (1553-1625)
Niwa Nagahide
Oda Nobunaga (1534-1582)
Saito Dosan
Sanada Masayuki (1544-1608)
Shibata Katsuie (1530-1583)
Shimazu Yoshihisa (1533-1611)
Takeda Harunobu (Shingen) (1521-1573)
Takeda Katsuyori (1546-1582)
Uesugi Kagetora (Kenshin) (1530-1578)

Thống nhất Nhật Bản

Nhận được tin dữ (hoặc tin mừng) , ngày 2/7/1582, Habashi Hideyoshi vội ký kết hoà ước với nhà Mori, đem quân về đánh trận chiến Yamazaki. Akechi Mitsuhide chết khi đang bỏ trốn, trở thành Shogun 13 ngày!

Việc nối nghiệp Nobunaga giờ rơi vào các tướng lĩnh của ông và trong số đó có Shibata Katsuie. Được sự hỗ trợ của Oda Nobutaka, con thứ 3 còn sống của Nobunaga, nhưng ko may cho Katsuie, Nobutaka ko phải kẻ có thể dựa được. Vào muà đông 1583, khi mà Echizen vẫn còn trong tuyết thì Nobutaka tuyên chiến với Hideyoshi, trong khi Katsuie ko thể cất quân vì tuyết phủ. Nobutaka bị hạ nhanh chóng và bị buộc tự sát. Đến khi tuyết tan, Shibata Katsuie kéo quân ra được thì chạm trán quân Toyotomi Hideyoshi (tên chính thức lúc này) tại Shizugatake, đại tướng của Katsuie là Morimasa tử trận. Katsuie thấy thất bại trước mắt và cùng vợ mình Oichi tự sát, nhưng đưa 3 con gái của Oichi cho Hideyoshi. Một trong 3 sẽ là mẹ của Toyotomi Hideyori, Kokomi, kế tự của Hideyoshi sau này.

Lúc này, chỉ còn có Tokugawa Ieyasu là đối thủ của Hideyoshi và cả hai đều có những đồng minh mạnh trong hàng ngũ cựu tướng của nhà Oda. Sau trận chiến Nagakute, chiến trường còn lại 4000 xác chết của quân Toyotomi và 600 quân Tokugawa, nhưng điều đó chẳng làm nên gì cả. Cuối cùng, khi Hideyoshi và Oda Nobuo ký hoà ước, Ieyasu cũng phải thần phục Hideyoshi vì Nobuo là chủ nhân hợp lệ của Ieyasu. cùng với nhau, 2 người ko còn đối thủ và thời Sengoku kết thúc vào năm 1591 với sự thống nhất của Nhật Bản.

Sau đó là chiến dịch chinh phạt Triều Tiên lần 2 thất bại và Hideyoshi bệnh mất, sau khi giao quyền hành lại cho 5 nhiếp chính, trong đó mạnh nhất là Tokugawa Ieyasu.

Đầu tiên chống đói quyền nhiếp chính của Ieyasu là Ikeda Nobutora, và ông ta đã tập hợp một đạo quân gần ngang với Ieyasu được sự ủng hộ của một vài tướng khác (gọi là Tây Quân), nhưng may cho Ieyasu là đa phần các cựu tướng của Hideyoshi đều nghiêng về Ieyasu (gọi là Đông Quân vì kinh đô của Tokugawa ở Edo thuộc Kanto, Đông Nhật). Trận chiến Sekigahara kéo dài do sương mù giữa 2 phe nhưng khi sương vừa tan thì quân Tây bị bại nhanh chóng, cùng với sự biến mất của các thế lực ủng hộ Tây quân (có cả hậu duệ của nhà Uesugi).

Năm 1603, Tokugawa Ieyasu được phong Shogun, danh hiệu 30 năm ko còn được dùng đến.

Năm 1614 thì Toyotomi Hideyori, con trai Hideyoshi, mới nổi loạn, đóng quân ở Osaka. Sau một trận công thành dai dẳng, Hideyori mới xông ra quyết chiến với quân của Ieyasu, dù chiến đấu rất anh dũng (xuất hiện huyền thoại về Sanada Yukimura, trong trận này một mình một ngựa xông đến ngay trước mặt Ieyasu chém giết binh sĩ vô số trước khi bị chém hạ) nhưng quân Hideyori vẫn bại và trận chiến cuối cùng của thời Sengoku kết thúc. Nhưng Hideyori ko có nhiều thời gian để hưởng thụ vì năm sau ông mất vì bệnh, shogun thứ 2 của nhà Tokugawa lên kế vị một cách bình thản….

2 năm sau, ông qua đời vì bệnh ung thư dạ dày. Bắt đầu thời nhà Mạc (Tokugawa)

Thời đầu Sengoku (1478-1559)

Bắt đầu từ khi cuộc chiến Onin kết thúc vào năm 1478, các daimyo (lãnh chúa-tạm dịch) trên toàn Nhật Bản bắt đầu dùng vũ lực để giải quyết các xung đột cá nhân, cũng như để tranh giành quyền lực. Cuộc chiến Onin đã chỉ ra sự hèn mạt của Shogunate (dòng họ giữ ngôi Shogun-tạm dịch) Ashikaga và các daimyo ko còn cảm thấy điều gì trông đợi ở họ nữa, ngoại trừ các danh hiệu mà họ có thể ban cho để gia tăng danh tiếng của các daimyo. Từ đây các daimyo nổi lên như các thế lực cát cứ, ko còn chịu sự tiết chế của chính quyền trung ương. Họ có thể là các Shugo (dạng như tỉnh trưởng) của triều đình, cũng có khi là các gia tộc samurai hùng mạnh, thậm chí trong số đó có cả những người xuất thân từ nông dân. Vậy nên số lượng các daimyo của thời Sengoku là rất nhiều nhưng đa phần an phận phục vụ một gia tộc mạnh nào đó, có khi bị tiêu diệt hoặc tiêu tán trong công cuộc tranh giành quyền lực, còn lại là các gia tộc hùng mạnh sẽ quyết đinh vận mênh Nhật Bản. Ở đây, xin điểm qua các thế lực đáng chú ý hình thành và tồn tại đến năm 1559-năm Oda Nobunaga nắm quyền daimyo của nhà Oda ở tỉnh Owari.

Đảo Kyushu(đảo chính ở cực tây Nhật Bản):

Ikko ikki là gì

(Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương tây ở đây có nghĩa là phương Nam trên quả địa cầu)

Nhà Shimazu-tỉnh Satsuma:Đứng đầu là Shimazu Takahisa (1514-1571). Nhà Shimazu lúc này chỉ là một trong những gia tộc samurai mạnh trong tỉnh Satsuma và sẽ phải đấu tranh miệt mài để có thể gây dựng một sự nghiệp riêng cho mình cùng với các đối thủ mạnh mẽ khác như nhà Tomotsuki và Hisikari.
Shimazu Takahisa sẽ được biết đến nhiều hơn với tư cách là cha của Shimazu Yoshihisa-một trong những daimyo lỗi lạc của thời Sengoku.

Nhà Otomo-tỉnh Bungo:Đứng đầu là Otomo Sorin(1530-1587), tên khai sinh Yoshishige. Nhà Otomo là một trong những hậu duệ trực hệ của nhà Fujiwara, Shogunate của Nhật Bản trước khi nhà Taira giành lấy vị trí đó vào năm 1160. Được sắc phong Shugo của tỉnh Buzen và Bungo (2 tỉnh phía bờ đông đảo Kyushu), nhà Otomo nhanh chóng phất lên như một thế lực đứng đầu Kyushu, phạm vi ảnh hưởng rộng khắp đảo và giành ngôi vị “Tandai của đảo Kyushu” từ tay Imagawa Sadyo (xin đừng lầm với một chi hệ khác của nhà Imagawa ở phương Đông trên đảo Honshu).

Otomo Sorin lên đứng đầu nhà Otomo năm 1550, kế nghiệp cha là Yoshiaki sau khi Yoshiaki bị giết bởi một bộ tướng dưới trướng, nhanh chóng chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình-Daimyo thứ 21 của nhà Otomo- khi chiếm nhập tỉnh Chikuzen vào lãnh thổ nhà Otomo (mặc dù sẽ gây phiền phức lâu dài với gia tộc Akizuki-một gia tộc sẽ nổi dậy nhiều lần dưới thời Sorin). Đến năm 1568 thì mặc dù để rơi thành Moji vào tay nhà Mori nhưng Otomo Sorin vẫn nắm giữ hầu hết tỉnh Bizen, chiếm giữ các tỉnh Bungo, Chikugo, Chikuzen và đặt một ảnh hưởng (hay đe doạ) lớn lên 2 tỉnh Higo và Hizen, một điều cho thấy sự vượt trội của nhà Otomo trên đảo Kyushu.

Nhà Ryuroji-tỉnh Hizen:Đứng đầu là Ryuroji Takanobu (?-1584), tàn nhẫn và mạnh mẽ, nhà Ryuroji đóng giữ tỉnh Hizen, chịu áp lực lớn từ daimyo hùng mạnh Otomo Sorin, nhưng Takanobu sẽ ko từ bỏ tham vọng làm chủ Kyushu của mình và vẫn còn một cuộc chiến để đánh với nhà Shimazu.

Đảo Shikoku(đảo chính ở tây nam Nhật Bản, phía đông của đảo Kyushu):
(Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương Tây Nam ở đây có nghĩa là phương Đông Nam trên quả địa cầu)

Đảo chính khá nghèo nàn nếu so với Kyushu và Honshu, thậm chí cả với Hokkaido lạnh giá nhưng các trận chiến trên đảo cũng ko dễ dàng gì:

Gia tộc Chosokabe sẽ đánh bại gia chủ của mình đoạt lấy quyền kiểm soát toàn tỉnh Tosa, nhưng vào năm 1559 thì nhà Chosokabe tạm thời chỉ có nửa đông tỉnh Tosa, phần còn lại thuộc gia chủ của họ là nhà Ichijo.
Nhà Sogo nắm giữ tỉnh Awa.
Nhà Miyoshi(xin đừng nhầm với họ hàng của họ ở Yamashiro, kinh đô Kyoto) nắm giữ tỉnh Sanuki.
Nhà Kono nắm giữ tỉnh Iyo.

Phía tây đảo Honshu(đảo chính lớn nhất Nhật Bản):

Ikko ikki là gì

(Tức là tính từ tỉnh Yamashiro-thủ phủ của Nhật Bản với kinh đô Kyoto-sang phía tây.)
(Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương tây ở đây có nghĩa là phương Nam trên quả địa cầu)

Nhà Amako-tỉnh Izumo:

Vốn dòng dõi một gia tộc samurai quyền quý từ thời của Shogunate Hojo thế kỷ 13, Amako Tsunehisa (1458-1541) đã đưa nhà Amako lên thành một daimyo mạnh ở phía tây Nhật Bản bằng việc chiếm hoàn toàn tỉnh Izumo từ lâu đài Gassan-Toda của mình, nhân lúc cuộc chiến Onin diễn ra ở Kyoto. Sau đó chiếm tỉnh Iwari năm 1528. Thậm chí Tsunehisa còn có một thời gian khuất phục được Mori Motonari làm chư hầu cho mình ở Aki năm 1522.

Tsunehisa mất năm 1541 vào lúc cuộc chiến giành quyền lực ở tây Nhật giữa nhà Amako và nhà Oichi đang căng thẳng, trao lại quyền hành cho cháu trai Amako Haruhisa (con trai Tsunehisa nổi loạn năm 1532 và đã bị buộc phải tự sát).

Tsunehisa là một trong những daimyo khá tài ba trong quân sự và nội trị, mặc dù bị qua mặt bởi các daimyo “hậu bối” nhưng nhờ Tsunehisa mà nhà Amako nắm quyền cai trị 2 tỉnh Izumo, Iwari đồng thời tạo điều kiện cho Amako Haruhisa xâm chiếm Oki, phần lớn Mimasaka và cả 1 phần Harima cho đến năm 1559.

Nhà Ouchi-tỉnh Suo(bị tiêu diệt năm 1550):

Là một chư hầu của nhà Yamana-một trong các thế lực ở kinh đô Kyoto muốn giành ngôi Shogun, nhà Ouchi được giao quyền cai quản tỉnh Suo. Ouchi Masahiro đã vượt lên quyền của gia chủ mình, đồng thời thể hiện tham vọng ngôi Shogun. Con trai Masahiro là Ouchi Yoshioki giúp đưa nhà Ouchi thành thế lực mạnh nhất phương Tây khi chiếm lấy tỉnh Nagato, mở rộng địa bàn ra tỉnh Buzen, thu phục Mori Motonari làm chư hầu ở Aki năm 1528. Phần còn lại của lịch sử nhà Ouchi là cuộc chiến liên miên với nhà Amako, hầu như ko đưa đến thành công nào như cuộc tranh chấp ở Bingo và các trận chiến thành Koriyama(thắng), thành Gassan-Toda(thua) ngoài việc Yoshioki mất năm 1528, để người con trai là Ouchi Yoshitaka lên nắm quyền.

Yoshitaka cũng ko thể hiện tài lãnh đạo mà cha và ông mình có được qua trận thua Gassan-Toda(1543). Ko những vậy, Yoshitaka mất ý chí chiến đấu và quay về với việc vui chơi ở kinh đô giàu sang Yamaguchi tỉnh Suo, bất chấp sự khuyên can của bộ tướng là Sue Harutaka cùng với Mori Motonari (mặc dù có vẻ như Mori chỉ khuyên ngoài mặt) rằng việc đó có thể nuôi dưỡng tham vọng của một samurai nào đó dưới trướng. Và chính Sue Harutaka nổi loạn năm 1550 như để chứng minh việc đó! Ouchi Yoshitaka buộc phải tự sát, còn Harutaka lập một Ouchi bù nhìn khác lên để thao túng. Quyền lực nhà Oichi coi như kết thúc.

Nhà Mori-tỉnh Aki:

Thuộc danh môn samurai Oie Hirotomo, nhà Mori được phong làm Jito ở tỉnh Aki dưới thời Mori Motochika năm 1336.

Mori Hirotomo(?-1506) đã phải tranh chấp quyết liệt với nhà Takeda(xin đừng lầm với chi hệ của nhà Takeda ở tỉnh Kai) quyền bá chủ tỉnh Aki và mất trước khi nhìn thấy Takeda Motoshige bị hạ. Con trai lớn là Okitomo lên kế nghiệp nhưng mất vào năm 1516, cháu trai là Komatsumaru cũng mất vào năm 1523 và vì vậy Mori Motonari-con trai thứ 2 của Hirotomo lên nắm quyền.

Motonari nhanh chóng thể hiện tài năng của mình khi đánh bại Takeda Motoshige, tiêu diệt thế lực của nhà Takeda ở tây Nhật, làm chủ tỉnh Aki. Năm 1528, khi Ouchi Yoshioki mất, Mori chuyển về phía Ouchi và thành chư hầu của gia tộc này. Thời gian sau là dành cho việc củng cố quyền cai trị của nhà Mori trên Aki bằng các liên minh và quan hệ thân hữu với các gai tộc lớn của Aki. Nhưng Amako Haruhisa cảm thấy muốn mở rộng lãnh thổ, đồng thời chặt bớt vây cánh của nhà Ouchi và năm 1540 đem một đạo quân khá lớn tiến đánh thành Koriyama, đốt cháy thị trấn Yoshida buộc Mori đầu hàng. Amako Haruhisa quyết định đóng quân lại để công thành khi Mori ko hàng và có vẻ như đó là một quyết định sai lầm. Ouchi Yoshitaka lệnh cho đại tướng Sue Harutaka đem quân cứu Mori, vây đánh quân Amako vào tháng 10 và Haruhisa buộc phải rút lui, mất đại tướng Uyama Hisakane khi làm việc đó.
Năm 1542, Ouchi Yoshitaka cùng Mori Motonari đem quân đánh nhà Amako, mọi việc thuận lợi cho đến khi bại trận Gossan-Toda năm 1543 và phải rút lui. Mori về Koriyama của mình để dưỡng quân còn Yoshitaka rút lui phải chiến trận, vui chơi ở Yamaguchi, tỉnh Suo. Bất mãn vì điều này (hay thừa cơ hội), Sue Harutaka nổi loạn năm 1550 buộc Ouchi Yoshitaka tự sát, lập Ouchi Yoshinaga làm bù nhìn cho quyền lực của mình hợp phép.

Mori Motonari cảm thấy cần phải trả thù cho cố chủ của mình cũng như thu phục lãnh thổ của nhà Ouchi vào bản đồ Mori, phục vụ chiếu lệ trong vài năm, mở rộng lãnh thổ sang một phần Bingo, liên minh với Murakami Torayasu-daimyo của một gia tộc cướp biển. Lại thêm một chiến lược mới của Mori Motonari, ông cho 2 người con làm con nuôi của 2 gia tộc hùng mạnh nhất Aki: con thứ 2 Motoharu vào nhà Kikkawa, con thứ 3 Takakage vào nhà Kobayakawa và đến năm 1550 thì cả 2 trở thành thủ lĩnh của 2 gai tộc hùng mạnh đó.

Đến năm 1554 thì Mori chính thức tuyên chiến với Ouchi Yoshinaga, hay thực tế hơn là với Sue Harutaka. Mặc dù đã khá mạnh vào lúc đó nhưng Mori Motonari cũng ko thể kêu gọi được một đội quân bằng phân nửa đội quân 30000 người của Sue Harutaka. Nhưng Motonari vẫn tỏ ra tài ba hơn torng lĩnh vực quân sự bằng chiến thằng Oshikihata vào tháng 6 trong cuộc chiến đầu. Với việc mua chuộc, dụ dỗ một số tướng lĩnh của Harutaka (một phong cách trở thành truyền thống nhà Mori), Motonari cũng xoay xở để cầm hoà với Sue.

Mùa hè năm 1555 là một thời điểm mệt mỏi tiếp với Motonari khi Sue Harutaka trở lại uy hiếp Aki. Và Mori Motonari đã nghĩ ra một mưu kế cao siêu để đánh bại Sue bằng cách ra lệnh chiếm Miyajima-một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Aki, dựng một thành luỹ nhỏ gần ngôi đền Itskusima. Sue Harutaka quả nhiên rơi vào bẫy khi đổ bộ lên Miyajima, cướp lấy thành lũy yếu ớt đó. Từ quan điểm của Sue thì Miyajima là một điểm chiến lược lợi hại, từ đây có thể đổ bộ lên bất cứ nơi nào của bờ biển Aki, thêm nữa là Mori Motonari lại lui về phòng thủ khắp bờ biển đúng như Sue dự tính. Và Sue mắc một sai lầm lớn tiếp theo: tự mãn.

Và đến lúc Motonari thực hiện ý đồ của mình, ông chiếm lại thành Sakurao-thành luỹ gần nhất trên đảo chính Honshu đến Miyajima- chỉ trong một tuần. Quân Sue Harutaka trở nên cô lập và quân số ko còn ý nghĩa gì nữa. Ngày 1 tháng 10, Motonari tung quân bài lợi hại nhất từ thành công ngoại giao của mình: Murakami Torayasu và đạo hải quân hùng mạnh xuất thân từ cướp biển. Mori lệnh cho tướng Kobayakawa Takkage (vốn là con trai thứ 3 của mình) giả vờ đem thuyền vòng qua quân Sue, còn Mori Motonari, Mori Takamoto và Kikawa Motoharu (vốn là con trai thứ 2 của mình) đổ bộ lên phía đông đảo/ Và đám quân hỗn loạn của Sue nhanh chóng bị bao vây đánh bại, Sue Harutaka tự sát.
Mori Motonari đã loại được đối thủ đáng gờm nhất và đến năm 1557, Oichi Yoshinga tự sát, giao 2 tỉnh Suo và Nagato vào tay nhà Mori. Mori Motonari trở thành Daimyo mạnh nhất tây Nhật vào năm 1559.

Các thế lực khác:

Urakami Munekage làm chủ tỉnh Bizen với sự hỗ trợ của chư hầu hùng mạnh nhất của mình Ukita Naoie (1530-1582) mặc dù sau này cuối cùng Ukita Naoie sẽ lật đổ nhà Urakami vào năm 1573, đồng thời liên minh với nhà Mori với tư cách là “lá chắn” phái đông cho nhà Mori ở Bizen.

Nhà Akamatsu nắm giữ tỉnh Harima một thời gian dài là đối thủ với nhà Ukita.
-Bessho nắm giữ tỉnh Harima.
Yamana nắm giữ Inaba
Yamato nằm dưới tay của daimyo hèn yếu Matsunaga.
Miyoshi Chokei nắm giữ thủ phủ Yamashiro cùng kinh đô Kyoto
-Tỉnh Kii và thành Nagashima, tỉnh Ise là một trong các khu vực kiểm soát bởi lực lượng sùng đạo cực đoan Ikko-Ikki, các chiến binh thầy chùa và nông dân sùng tín (Warrior Monk). Đặc biệt là tỉnh Kawachi giàu mạnh (giáp giới tây Yamashiro) nơi có tổng hành dinh toà-thành-ngôi-chùa Ishiyama Hongan-ji sáng lập bởi Rennyo Kosa, được biết đến 1 thế kỷ sau này với một cái tên nổi tiếng khác: thành Osaka.

Iga nằm ngay phía nam thủ phủ Yamashiro (có kinh đô Kyoto) là nơi tập trung của các Ronin-samurai vô chủ thiện chiến cùng với các Ninja nổi tiếng của phái Iga.

Kaga tương đối phía đông bắc Yamashiro, đáng lẽ là thuộc đông Nhật nhưng cũng thuộc sự kiểm soát của Ikko-Ikki nên đưa vào đây cho gọn .

-Các Ikko-Ikki sẽ gây nhiều rắc rối và tham dự vào nhiều sự kiện trọng đại của thời Sengoku, nhất là sự đối đầu của họ với các Daimyo theo Đạo Thiên Chúa.

Chú ý là các Ikko-Ikki ko hề có mối liên hệ với nhau mà hoạt động độc lập với nhau và với các Daimyo, mặc dù sau này Ikko-Ikki sẽ nhận nhiều ủng hộ của nhà Mori-một gia tộc rất sùng đạo Phật.

Phía đông đảo Honshu(đảo chính lớn nhất Nhật Bản):

(Tức là tính từ tỉnh Yamashiro-thủ phủ của Nhật Bản với kinh đô Kyoto-sang phía đông.)
(Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương đông ở đây có nghĩa là phương Bắc trên quả địa cầu)

Nhà Saito-tỉnh Mino:

Xuất thân từ một thương nhân, Saito Toshimasa là một người tàn nhẫn và độc ác đã lật đổ nhà Toki-“Shugo của Mino”- nhưng lại thiếu bản lĩnh của một Daimyo, cuối cùng phải “trao quyền” lại cho con trai Yoshitasu sau khi bị Yoshitasu giết chết!

Nhà Asai-tỉnh Omi:

Giáp giới phía Đông thủ phủ Yamashiro, nhà Asai có đủ thực lực để đoạt lấy danh hiệu Shogun cho mình nhưng lại thiếu tham vọng và tài năng cho điều đó! Nhà Asai còn có quan hệ liên minh lâu đời với nhà Asakura.

Nhà Asakura-tỉnh Echizen:
Nhanh chóng thu phục tỉnh Wasaka của nhà Takeda (xin đừng nhầm với chi hệ của họ ở Kai và Aki) vào trong lãnh thổ mình vào năm 1560, nhà Asakura là một gia tộc mạnh của trung Nhật, nhưng dường như thiếu tham vọng để tiến lên một danh hiệu cao hơn là “Shugo của Echizen”. Họ có liên minh lâu đời với nhà Asai.

Nhà Oda-tỉnh Owari:
Do Oda Nobuhide (1508-1549) đứng đầu, nhà Oda trải qua nhiều năm chiến tranh với các gia tộc samurai khác của Mikawa, Omi và sau này là với nhà Matsudaira ở Mikawa và nhà Imagawa ở tỉnh Suruga.

Liên quân Matsudaira-Imagawa nhiều lần chạm trán dữ dội với Oda Nobuhide ở biên giới đông Owari chẳng giúp ích gì cho hai phe, ngoại trừ việc Matsudaira dần trở thành chư hầu của Imagawa. Đúng lúc đó thì Nobuhide mất (năm 1548) để lại một gia tộc Oda chia rẽ về nhiều mặt.

Oda Nobunaga (1534-1582), con thứ 2 của Nobuhide lên nắm quyền ở Kiyosu, tỉnh Owari. Trong vòng 3 năm, Nobunaga nhanh chóng thu phục được các chi phái chia rẽ trong nhà Oda, thống nhất tỉnh Owari, mặc dù sau đó trải wa 2 cuộc nổi loạn năm 1556 của anh mình là Nobuhiro và năm 1557 của em trai là Nobuyuki cùng với Shibata Katsuie và Hayashi Michikatsu, lần này thì Nobunaga ko còn tử tế mà tha cho Nobuyuki nhưng lại tha cho Shibata và Hayashi, để họ thành bộ tướng của mình, có lẽ là vì muốn răn đe những âm mưu phản loạn khác.

Đến năm 1559 thì Nobunaga đã nắm chắc quyền thống trị của mình trên Owari nhưng nội loạn Owari đã tạo cơ hội cho Imagawa Yoshimoto cướp lấy Mikawa cùng với nhà Matsudaira, đồng thời Nobunaga cũng dính vào cuộc chiến với “anh vợ” của mình ở Mino, Saito Yoshitasu. Nhà Oda đang trong hoàn cảnh rất tệ.

Nhà Matsudaira-tỉnh Mikawa:

Làm chủ tỉnh Mikawa có vẻ khá khó khăn với Matsudaira Hirotada khi có 2 daimyo bên sườn là Oda Nobuhide và Imagawa Yoshimoto. Nhưng có vẻ như Nobuhide là một samurai dũng cảm thiện chiến chứ ko phải là nhà ngoại giao tài ba khi liên tục tấn công Mikawa, buộc Matsudaira Hirotada phải cầu viện Imagawa Yoshimoto. Điều đó đưa nhà Matsudaira thành chư hầu của nhà Imagawa qua việc Hirotada phải gửi con trai 6 tuổi của mình là Matsudaira Takechiyo (nổi tiếng với tên gọi Tokugawa Ieyasu) cho Imagawa Yoshimoto làm con tin. Liên quân Matsudaira-Imagawa hầu như chỉ giúp giữ vững Mikawa và đưa Mikawa dần vào tay Imagawa chứ ko thể tiêu diệt nhà Oda thậm chí nhân lúc Nobuhide vừa qua đời (mặc dù chính Hirotada cũng qua đời vào năm sau).

Imagawa Yoshimoto tận dụng sự mất chủ của nhà Matsudaira để đưa tướng lĩnh của nhà Imagawa nắm giữ các thành luỹ quan trọng của Mikawa, chiếm lĩnh gần như hoàn toàn Mikawa. Đến khi Matsudaira Takechiyo (lúc này gọi là Motoyasu) trưởng thành và được tha về chỉ thấy được sự suy tàn của gta tộc mình. Matsudaira Motoyasu nhanh chóng củng cố nhà Matsudaira và tham gia một số trận chiến với tư cách tiên phong của Imagawa Yoshimoto chống lại nhà Oda.

Nhà Imagawa-tỉnh Suruga:

Khác với chi hệ trên đảo Kyushu, nhà Imagawa ở Suruga phát triển mạnh mẽ và thu phục tỉnh Totomi vào tay.

Imagawa Yoshimoto (1519-1560) chứng tỏ mình là một Daimyo đúng mực với tài nội trị của mình, đưa Sumpu ở Suruga thành một trung tâm văn hoá của đông Nhật. Về mặt quân sự thì tuy ko giỏi giang gì nhưng Yoshimoto được sự hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả của chú mình: đại tướng-nhà sư Sessai Choro nên củng cố các địa phận của nhà Imagawa một cách chắc chắn. Ko những vậy, Yoshimoto còn là một nhà ngoại giao tài ba, từng làm trung gian trong các xung đột giữa “tam hùng”là 3 nhà: Takeda, Uesugi và Hojo trên đồng bằng Kanto ở phía đông.

Còn ở phía tây thì Yoshimoto chạm trán với nhà Oda ở Owari, đặc biệt là Oda Nobuhide, trong nhiều trận chiến, nhất là trận Azukizaka 1542, mà chiến thắng nghiêng về Oda. Từ đó mọi việc chinh chiến Yoshimoto đều giao cho Sessai, cho đến khi Sessai mất năm 1555. Lúc này (1559) thì trong tay Imagawa Yoshimoto đã có một thế lực hùng hậu, đặc biệt là tướng quân samurai trẻ tuổi Matsudaira Motoyasu ở Mikawa, cùng với một sự yên bình phía đông và sự suy yếu của nhà Oda phía tây. Cơ hội để tiến binh vào Kyoto, đoạt lấy danh hiệu Shogun dường như mở rộng đối với Yoshimoto hơn tất cả các daimyo khác.

Đồng bằng Kanto (tận cùng phía đông Nhật)

Ikko ikki là gì

Được coi là vựa lúa của nước Nhật từ thời mở nước với đồng bằng phì nhiêu của các tỉnh Mushashi, Hitachi, Echigo, Kozuke, Sagami, Mimosha. Phía tây giáp giới là xứ Kai giàu mạnh với mỏ vàng quý giá, phía bắc là khu vực đồi núi giàu tài nguyên của các tỉnh Dewa, Mutsu. Chính nơi đây là nền tảng cho gia tộc Minamoto thống trị Nhật Bản trong thế kỉ 12 và trong thời Sengoku lại khai sinh các Daimyo tài ba nhất nước Nhật, thậm chí trong cả lịch sử Nhật Bản.

Nhà Hojo-tỉnh Izu:Được coi là gia tộc đầu tiên thiết lập nền độc lập của mình với tư cách Daimyo, nhà Hojo được “khai sinh” theo đúng nghĩa của nó do Ise Shinkuro (1432-1519), một samurai ko tên tuổi xuất thân từ một chú tiểu trong chùa Daitoku-ji ở kinh đô Kyoto. Cuộc chiến Onin đã đưa Ise Shinkuro đến Suruga để tỵ nạn nhà anh rể mình Imagawa Yoshitada. Đến khi Yoshitada mất trên chiến trường năm 1476 thì Ise trở thành người phân giải trong 2 cuộc tranh chấp ngôi vị daimyo giữa con trai và cháu họ của Imagawa Yoshitada kết thúc bằng việc Ise giết chết Norimitsu, cháu họ Yoshitada năm 1478. Con trai 8 tuổi của Yoshitada, Imagawa Ujichika, trả ơn cho cậu mình bằng toà thành Kokokuji, tạo điều kiện cho Ise Shinkuro (giờ đây đổi tên thành Nagauji) phát triển một thế lực riêng.

Khi đó tỉnh Izu lân cận (phía đông Suruga) đang rơi vào nội chiến tranh giành quyền kế vị chức vụ Kamakura Kubo của Ashikaga Masamoto mới mất. Năm 1493, Ashikaga Chachamaru giết anh trai mình cùng với các thế lực ủng hộ, làm cho một phần các tướng lĩnh của nhà Ashikaga bỏ chạy sang với Ise Nagauji. Ise thấy cơ hội của mình để độc lập khỏi nhà Imagawa ở Suruga, đem quân chiếm Izu dễ dàng, đuổi Ashikaga Chachamaru chạy sang Kai (về sau bị giết năm 1498).

Ise Nagauji cảm thấy cần phải có một cái họ danh dự hơn hoặc có vẻ “thế gia vọng tộc” hơn, nên cái tên Hojo Nagauji ra đời, mặc dù được biết nhiều hơn với cái pháp hiệu Phật giáo: Hojo Soun. Họ Hojo là Shogunate của Nhật Bản có công đánh luôi quân Mông Cổ trước khi nhà Ashikaga cướp lấy cho đến thời Sengoku, và thực tế là Hojo Soun hoàn toàn ko có liên hệ gì với nhà Hojo đó cả! Nhưng điều đó chẳng có gì đặc biệt khó vì sau này Hojo Soun sẽ cưới một người con gái trực hệ của nhà Hojo cho con trai mình và Hojo Ujiyasu-daimyo thứ 3 của “nhà Hojo mới” mới thực sự có dòng máu Hojo!
Lại nói về Hojo Soun giờ đang có trong tay tỉnh Izu, tham vọng chưa dứt thúc đẩy Hojo lập kế đoạt tỉnh Sagami, đặc biệt là thành Odawara của Omori Fujiyori. May mắn là Hojo Soun có quan hệ bạn bè với Omori và một cuộc săn bắn tiêu khiển chung quá đủ để tiêu diệt Omori, giúp Hojo đoạt thành Odawara dễ dàng! Thành Odawara dần dần sẽ được nâng cấp lên theo thời gian và là một trong những pháo đài đồ sộ và vững chắc nhất thời Sengoku cho đến khi thành Osaka xuất hiện.

Năm 1512, Hojo tiêu diệt nhà Miura và năm 1516 đánh hạ thành Arai chiếm hoàn toàn tỉnh Sagami. Hojo Soun từ giã binh nghiệp, trao quyền daimyo cho con trai là Ujitsuna và mất năm 1519. Hojo Soun được coi là một trong những Daimyo lỗi lạc “đời trước”, cùng với Mori Motonari.

Hojo Ujitsuna ko có tài năng như cha mình nhưng rõ ràng kế thừa được truyền thống của nhà Hojo: “phòng thủ chắc, phản công nhanh”(^_^) dựa vào các thành lũy của gia tộc Hojo để cho đối thủ kiệt sức rồi tiêu diệt. Điều đó thể hiện qua loạt pháo đài dọc sông Sumida của tỉnh Musashi, mà quan trọng nhất là Kagawoe. Ujitsuna mất năm 1541 để lại một lãnh thổ ko thêm gì nhiều từ thời Hojo Soun ngoại trừ việc gia cố các thành trì của nhà Hojo thành những thành luỹ vững chắc nhất Nhật Bản vào lúc đó.
Hojo Ujiyasu lên nắm quyền khi cha mất và trở thành Daimyo tài ba nhất của nhà Hojo, sánh ngang với Takeda Shingen và Uesugi Kenshin thành “Tam hùng”, mà các trận chiến của họ sẽ nhuộm đỏ đồng bằng Kanto. Dù vậy Ujiyasu trước tiên phải đối mặt với nhà Uesugi “cũ”, chủ nhân “hợp pháp” của Kanto, để giành quyền làm chủ các tỉnh phía nam Kanto vào năm 1545.

Được sự hỗ trợ của nhà Imagawa, nhà Uesugi cùng chư hầu là nhà Ashikaga (một nhánh của Shogun hiện thời ở Kyoto) tấn công thành Kagawoe do Hojo Tsunanari trấn giữ. Trận chiến Kagawoe là trận tập kích đêm kinh điển và xuất xắc nhất của thời Sengoku do Hojo Ujiyasu chỉ huy (5/1545), dẫn đến chiến thắng của nhà Hojo và thay đổi cục diện của Kanto. Từ đây đến các năm kế tiếp, nhà Ogigayatsu-Uesugi sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trong khi nhánh tách ra của họ, nhà Yamouchi-Uesugi bị đánh lui về Kozuke, giao cho nhà Hojo quyền chiếm lĩnh hoàn toàn các tỉnh Musashi, Shimosa và Kazusa.

Mặc dù bận rộn chiến chinh, Ujiyasu vẫn dành thời gian quyết đoán chính sự trong nước, đưa thành Odawara thành trung tâm buôn bán, giao thương lớn nhất đông Nhật (cũng là toà thành vững chắc nhất nước Nhật). Các trạm thư tín, chợ búa nổi rộng khắp lãnh thổ Hojo.

Năm 1551, Ujiyasu đánh bại Uesugi Norimasa tại Harai đuổi Norimasa chạy trốn đến Echigo, nhà Yamouchi-Uesugi coi như bị diệt nhưng thực tế thì ko (đọc thêm về nhà Uesugi để biết chi tiết). Tỉnh Kozuke đã nằm sẵn cho nhà Hojo nhưng ko bao giờ họ có thể nắm được mà phải giữ “chung” với 2 láng giềng là Uesugi Kenshin và Takeda Shingen, mặc dù vậy, Hojo Ujiyasu vẫn chiếm thêm được các tỉnh Kazusa, Shimosa và Awa của đồng bằng Kanto. Từ đây cho đến năm 1559, nhà Hojo sẽ đối đầu theo kiểu “tam giác” với hai “góc nhọn” là Takeda Shingen và Uesugi Kenshin ở phía Tây và phía Bắc, còn phía Đông sẽ phải thường xuyên chạm trán với nhà Satomi ở tỉnh Hitachi trong 1 thời gian dài (lý do là nhà Hojo xâm phạm vào tỉnh Hitachi).

Nhà Uesugi cũ-tỉnh Musashi:
Thống trị đồng bằng Kanto tiếp nối truyền thống của nhà Minamoto, nhà Uesugi dưới thời Tomooki bước vào giai đoạn Sengoku. Gia tộc Uesugi cho thấy sự già nua lỗi thời của mình với thời đại mới khi bị uy hiếp bởi các Daimyo mới nhưng tài năng và đầy tham vọng muốn bức khỏi chế độ cũ, đặc biệt là nhà Hojo với Daimyo kiệt xuất của họ: Hojo Ujiyasu.
Năm 1545 Uesugi Tomosada, con trai lớn của Tomooki bao vây thành Kagawaoe, do Hojo Tsunanari trấn giữ, bên bờ sông Sumida cùng với chư hầu Ashikaga Haruuji của mình, dưới sự hỗ trợ của đồng minh Imagawa Ujichika (có lẽ mong bớt đi một phía lực ở cận đông). Viện binh của nhà Hojo do đích thân Ujiyasu chỉ huy, thông qua một cuộc tập kích đêm thông minh, cùng với Tsunanari đánh tan quân Uesugi và các đồng minh. Thất bại Kagawoe ko chỉ đem đến cái chết của Tomosada, từ đó dẫn đến sự tiêu diệt hoàn toàn của nhà Ogigayatsu-Uesugi, mà còn lật đổ hoàn toàn nền thống trị của nhà Uesugi trên Kanto bằng việc đẩy chi hệ thứ 2 của họ là nhà Yamaouchi-Uesugi vào tỉnh Kozuke.
Năm 1551, một thất bại quan trọng nữa trước Hojo Ujiyasu trong trận Harai đã buộc Uesugi Norimasa, thủ lĩnh nhà Yamouchi-Uesugi, chạy đến Echigo nương nhờ nhà Nagao, chư hầu của nhà Uesugi.
Nagao Kagetora chấp nhận che chở “chủ tướng” của mình với điều kiện Norimasa phải nhận Nagao làm con nuôi và Uesugi Kagetora khai sinh, bắt đầu sự xuất hiện của nhà “Yamaouchi-Uesugi mới”, còn nhà Uesugi trên thực tế biến mất với tư cách 1 daimyo của thời Sengoku năm 1551.

Nhà Nagao-tỉnh Echigo:
Vốn chỉ là một chư hầu của nhà Uesugi sau nhiều trận ác chiến giữa 2 bên với sự trợ lực của các chiến binh samurai dày dàn kinh nghiệm sau hàng trăm trận chiến để đem lại vị thế daimyo cho nhà Nagao. Nagao Tamekage (?-1536) có vẻ là một tướng lĩnh ko tồi sau các trận thắng trước Uesugi Sadanori (1509) rồi Uesugi Funayoshi trong trận công thành Nishihama.
Sau đó, khi đối đầu với các gia tộc samurai nổi loạn của Echigo và các Ikko-Ikki ở Kaga, Tamekage đã thần phục nhà Uesugi (cũ), có lẽ để dễ dàng dẹp yên Echigo.
Nhưng các Ikko của Kaga ko để yên cho Tamekage. Cuộc nổi loạn năm 1536 do các phần tử sùng đạo khởi xướng làm cho Tamekage quyết định dẹp yên Kaga. Trận chiến Sendanno đã giết chết Tamekage và cho thấy sức mạnh của các Ikko trong thời Sengoku. Cái chết của Nagao Tamekage dẫn đến một cuộc xung đột giữa các thế lực của nhà Nagao, làm chết con trai thứ là Kageyasu, đồng thời giữ vững ngôi vị của trưởng tử Harukage. Con út của Tamekage là Nagao Kagetora bỏ trốn đến chùa Rizen-ji và học ở đó đến năm 14 tuổi (có lẽ đây là lí do khiến ông sùng đạo), khi mà Usami Sadamitsu cùng các cựu tướng khác của nhà Nagao đến xin Kagetora trở về hạ bệ Harakage, bởi vì dường như Harakage gây bất mãn cho các gia tộc samurai hùng mạnh của Echigo dẫn đến nguy cơ tan rã tỉnh Echigo.
Sử viết dù có lưỡng lự khi gây chiến với anh ruột mình (tất nhiên là sử của nhà Nagao ^_^), nhưng cuối cùng Kagetora đã quyết định chiến đấu vì tương lai của Echigo (mà sau này đúng là vậy). Điều đó cũng ko khó lắm với các trận thắng liên tục và kết thúc năm 1547 khi Nagao Harakage tự sát. Nagao Kagetora lên làm chủ nhà Nagao ….(vì Nagao Kagetora cùng Takeda Harunobu khá nổi tiếng nên phần sử của họ từ đây đến năm 1559 sẽ gộp luôn vào phần sau Sengoku.)

Nhà Takeda-tỉnh Kai:
Nhà Takeda vốn dòng hậu duệ của Minamoto Yoshimitsu (em trai của samurai huyền thoại Minamoto Yoshiie), đã là một thế lực mạnh mẽ ở xứ Kai từ thế kỷ XII khi mà Takeda Nobuyoshi theo phe Minamoto Yoritomo trong cuộc chiến Gempei (giữa Shogunate Taira và nhà Minamoto).
Dưới thời Shogunate Ashikaga, nhà Takeda phát triển mạnh mẽ đặc biệt là chi hệ ở các tỉnh Kai, Aki (sau này bị Mori Motonari tiêu diệt năm 1516) và Wakasa (sau này thành chư hầu của nhà Asakura tỉnh Echizen năm 1560, biến mất khỏi lịch sử).
Buới vào thời Sengoku, nhà Takeda do Nobutora (1493-1573) lãnh đạo, đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn tỉnh Kai giàu mạnh (có 1 trong 2 mỏ vàng của Nhật, mỏ kia ở Mino), đóng kinh đô Takeda ở Fuchu và đắp thành Yogai-jo cao 820 mét. Là một tướng quân thiện chiến, Nobutora đã đẩy lui 2 cuộc tấn công của nhà Imagawa (1521) và nhà Hojo (1526) bảo vệ yên bình cho xứ Kai. Với sức mạnh của các kỵ binh samurai xứ Kai, nhà Takeda đủ uy lực và tham vọng để xưng bá khắp Kanto nhưng năm 1541, Takeda Harunobu, con trưởng của Nobutora, nổi loạn. Nobutora nhanh chóng khuất phục trước quyền lực mới cùa con mình vốn được ủng hộ bởi nhiều gia tướng của nhà Takeda và cùng năm đó, Nobutora phải đi lưu đày đến Suruga, ở đó cho đến hết những ngày cuối cùng.
Takeda Harunobu lên đứng đầu nhà Takeda, đưa nhà Takeda thành nhà Daimyo mạnh nhất thời Sengoku……(cũng như Nagao Kagetora, Takeda Harunobu sẽ viết riêng tiểu sử vào phần sau của Sengoku.)

Các thế lực khác:
Nhà Date là một trong các daimyo mạnh của tỉnh Mutsu, thống trị khu Rikuzen bên cạnh các Daimyo khác (như Oura, Ashina). Vào năm 1560, Date Terumune sẽ lên nắm quyền lãnh đạo nhà Date, mở rộng lãnh thổ nhà Date ra 30 quận của tỉnh Mutsu và đưa gia tộc sang một trang mới bằng việc…sinh hạ Date Masamune nổi tiếng (^_^).
-Tỉnh Noto xa xôi ở phía bắc Echizen, tây Etchu, do gia tộc Katakeyama thống trị gần như hoàn toàn. Nhà Katakeyama có sự đối đầu truyền đời với nhà Date của Mutsu.
-Tỉnh Shinano bị chia rẽ bởi các daimyo yếu đuối như Murakami Yoshikiyo (1510-1573), Ogasawara Nagatoki (1519-1583), Suwa Yorishige (? -1542), và Kiso Yoshiyasu. Chẳng mấy chốc đến năm 1551 thì Shinano gần như nằm trong lòng bàn tay của Takeda Harunobu và mặc dù đã cầu viện được Uesugi Kagetora của Echigo đến nhưng Kagetora cũng ko làm gì nhiều hơn là thu nốt một phần nhỏ phía bắc Shinano vào bản đồ của mình!
-Như đã nói đến trong phần trước, tỉnh Kaga nằm trong tay của các Ikko-Ikki rắc rối nhưng mạnh mẽ và sẽ mất một thời gian dài đến khi bị khuất phục (hay tiêu diệt đẫm máu) bởi Oda Nobunaga, trước đó thì các daimyo chung quan cũng đã phải chịu sự quấy rối thường xuyên của họ (có cả Uesugi Kagetora).

Nửa sau thời Sengoku
(1560-1591)

Đến đây thì cục diện lịch sử thời Sengoku sẽ dính sát với tiểu sử của các Daimyo hùng mạnh nên chỉ việc đọc tiểu sử của họ cũng đủ để nắm diễn tiến từ đây.

Mori Motonari-Chugoku Kanrei (1497-1571)

Đến đầu năm 1560 thì Mori Motonari đã có một hậu phương mạnh mẽ để nhìn qua nơi khác, đầu tiên là đối thủ truyền kiếp giờ đã suy yếu : nhà Amako, đứng đầu bấy giờ là Haruhisa (một phần do Haruhisa giết chú mình, Kunihisa).
(Trước đó thì Mori Motonari đã vươn thế lực sang tỉnh Buzen trên đảo Kyushu bằng việc chiếm toà thành trọng yếu Moji ở cực bắc tỉnh này. Mặc dù phải giao tranh vất vả với nhà Otomo khi làm điều này nhưng cuối cùng Mori Takamoto (con trai lớn của Motonari) cũng bảo đảm sự vững chắc của Moji vào năm 1561 và cũng ko tiến sâu vào Kyushu, có lẽ vì tập trung đối phó với nhà Amako.)
Sự việc càng thuận lợi hơn với Mori Motonari khi Amako Haruhisa, lãnh đạo ít ra là không đến nỗi tệ của nhà Amako, qua đời năm 1562, để lại cuộc tranh đấu cho người con kém tài, Amako Yoshihisa. Motonari ko mất thời gian để lỡ cơ hội này, tung quân chiếm tỉnh Iwami cùng năm đó. Năm 1563, Mori Takamoto, con trưởng và người thừa kế của Motonari, qua đời, có lẽ do bàn tay của Ninja vì khá đúng lúc chinh phạt nhà Amako. Điều đó chỉ cho nhà Amako thêm chút thời gian (vì để tổ chức tang lễ) và năm 1564, Mori Motonari đem quân hạ thành Shigara, pháo đài ngoại vi bảo vệ kinh đô Gassan-Toda của nhà Amako, nhưng sau lại bị đẩy lui bởi quân đội Amako đang trong cảnh “chó cùng dứt dậu”.
Năm 1565, Motonari quay lại bao vây Gassan-Toda, lần này với ý định tuyệt lương thực buộc Amako Yoshihisa đầu hàng. Một kế phản gián nhỏ của Motonari khiến Yoshihisa giết đại tướng Uyama Hisanobu, càng làm cho tinh thần của đội quân sắp chết đói thêm hoang mang. Và vào tháng 1/1566, khi Motonari vừa giãn quân cho người trong thành ra thì hàng ngàn tướng-sĩ-sắp-chết-đói Amako tràn ra xin hàng. Amako Yoshihisa cũng ko còn chọn lựa nào ngoài việc đầu hàng và thật bất ngờ là Mori Motonari tha chết cho Yoshihisa, cho phép Yoshihisa đi tu (nếu xét đến việc các tướng lĩnh giữ thành phải tự sát sau khi hàng, nhất là chủ tướng một gia tộc, thì việc tha chết này là một điều khá bất ngờ trong thời Sengoku).
Giờ đây, Motonari ko còn đối thủ ở Tây Nhật nữa (ko kể đảo Kyushu và Shikoku vì Motonari ko có ý định mở rộng ra các đảo đó), bắt đầu lấn sang phía đông ở các tỉnh Bitchu, Hoki, Inaba và một phần Mimasaka.
Một sự kiện diễn ra vào năm 1568 làm thay đổi quan hệ ngoại giao của nhà Mori và sau này sẽ đem đến rắc rối cho họ: shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki ở Kyoto gửi thư cầu cứu các thế lực ngoài cõi mong gỡ bỏ vị trí của Oda Nobunaga, trong đó có Motonari (cùng với Takeda Shingen, Uesugi Kenshin, Hojo Ujiyasu). Vậy nên trước khi nhắm mắt để lại nhà Mori cho cháu trai Terumoto vào năm 1571 (con của Takamoto đã mất năm 1563), Mori Motonari đã thề ko đội trời chung với Oda Nobunaga và chính thức tuyên chiến với nhà Oda.

Mori Motonari là một Daimyo tài ba, đã gây dựng một lãnh thổ rộng lớn gồm 9 tỉnh của Chugoku (khu vực tây Nhật-và sau này Terumoto sẽ lấy thêm tỉnh Bingo) đến tận biên giới Harima và Bizen. Motonari còn được biết đến với câu chuyện “3 mũi tên” (mặc dù có thể là chuyện kể nhưng thực tế cho thấy Motonari đã làm được điều ngụ ý trong câu chuyện): “Motonari đưa 3 mũi tên cho các con trai là Mori Takamoto, Mori Motoharu, Mori Takakage và chỉ ra sự yếu đuối của chúng khi tách ra cũng như sức mạnh khi gộp lại”. Sau này khi Motoharu và Takakage lên làm chủ 2 gia tộc Kikkawa và Kobayakawa (trước đó được Motonari gửi làm con nuôi 2 nhà), họ đã hết sức phụng thờ nhà Mori một cách đắc lực ,đặc biệt là với cháu ruột của mình Mori Terumoto, và trở thành 2 đại tướng tài ba của nhà Mori: “Lưỡng Giang” (chơi chữ “Kawa’ trong họ 2 người, có nghĩa là “sông” trong tiếng Nhật)

Mori Terumoto tuân theo gần như đúng di huấn của Motonari: ko mở rộng lãnh thổ nữa và tuyên chiến với nhà Oda. Được thừa hưởng sự hỗ trợ của 2 đại tướng-chú ruột mình là “Lưỡng Giang”, 9 tỉnh của Chugoku cùng với lực lượng hải quân mạnh nhất nước Nhật (cho đến thời điểm đó của lịch sử Nhật), Terumoto trở thành 1 trong các daimyo hùng mạnh nhất thời Sengoku sớm nhất, nhưng hầu như ko làm gì nhiều ngoại trừ lấn sang phía đông chút ít và chiếm thêm tỉnh Bingo (nhờ quân của Ukita Naoie) để có 10 trong 11 tỉnh của vùng Chugoku (khu vực phía tây Nhật tính từ biên giới Harima) chỉ trừ tỉnh Bizen, do Ukita Naoie đứng đầu, đồng minh của nhà Mori từ năm 1575. Từ đó hầu như Terumoto giữ vị thế thụ động cho đến khi có sự kiện làm thay đổi điều đó (xem tiểu sử của Toyotomi Hideyoshi để biết chi tiết)

Oda Nobunaga-“Phó” Shogun(1534-1582)

(Phần tiểu sử của Nobunaga đã có post phía trên trong tổng lược nên ở đây chỉ nhận xét)
Được coi là Con Quỷ lâu đài Gifu, Nobunaga là một daimyo tàn nhẫn, độc ác với các cuộc “tắm máu” kinh hoàng (như trận Nagahima, Hongan-ji, tiêu diệt Hideyori,…). Một chiến thắng hoàn hảo với Nobunaga đồng nghĩa với sự tiêu diệt hoàn toàn địch thủ. Mặc dù vậy Nobunaga vẫn tự coi mình là một “đấng cứu thế” (theo ghi chép của nhà quan sát tây phương Luis Frois) và thực sự ông đã thực sự thay đổi chiến tranh Nhật Bản. Dưới thời Nobunaga, binh sĩ chiến đấu hoặc làm nông, những chiến binh nông dân (Ashigaru) ko phải trở về gặt hái hay trồng trọt, họ chỉ việc chiến đấu! Nobunaga cũng được coi là người cách mạng chiến trường: ông ko phải là người đầu tiên dùng súng trường (hoả mai) trong quân, nhưng chính Nobunaga đã thiết lập đội hình bắn từng hàng/phần nên đội súng của Nobunaga có thể nã đạn chừng 1 loạt/20 giây. Chính điều đó đã đem lại sự nguy hiểm và hữu dụng của các đội binh súng hoả mai (được chứng minh qua trận chiến Nagashino 1575 và Shizugatake 1583) vốn dễ đào tạo hơn một đội cung thủ samurai rất nhiều: “thảy súng cho một nông dân, anh ta sẽ biết bắn ngay”!

Hojo Ujiyasu(1515-1571)-thủ lĩnh nhà Hojo, chủ nhân pháo đài Odawara

Đến năm 1561 thì trong tay Ujiyasu đã có một lãnh thổ rộng lớn trên đồng bằng Kanto sau hơn 60 năm chinh chiến của nhà Hojo và cảm thấy gần như thỏa mãn. Dù vậy, Ujiyasu vẫn ko tránh khỏi xung đột với nhà Satake, chủ nhân tỉnh Hitachi, vì sự lớn mạnh nhanh chóng của mình và đó là nguyên nhân dẫn đến 2 trận công thành Konodai, tỉnh Kazusa, với kết quả toàn thắng của nhà Hojo cả 2 lần (1538 và 1564). Nhà Satake ko thể đủ sức quấy rối Hojo Ujiyasu nữa nhưng cái gai bên sườn, nhà Satomi ở Shimosa, vẫn cứ nhức nhối mãi đến năm 1590.
Bởi vì Ujiyasu có mối lo khác đáng ngại hơn là 2 kình địch trên Kanto: Takeda Shingen và Uesugi Kenshin.
Uesugi Kenshin với tham vọng làm chủ Kanto đã từng đem quân bao vây Odawara, kinh đô của nhà Hojo ở Sagami, năm 1561. Các bức tường kiên cố của Odawara đã làm Kenshin phải rút lui sau 2 tháng vây phủ, đốt phá một số thị trấn của Odawara trước khi đi, và quay lại năm 1563 do Uesugi Norikatsu lãnh đạo, chiếm được Matsuyama, tỉnh Mushashi, trước khi bị liên quân Takeda-Hojo đẩy lui.
Với nhà Takeda, đặc biệt là Takeda Shingen, thì quan hệ còn rắc rối hơn: từ đồng minh cho đến đối thủ truyền kiếp. Năm 1562, Hojo Ujiyasu ký kiên minh với Takeda Shingen để rồi đến năm 1568-69 đổ vỡ do tranh chấp trên tỉnh Suruga với một số chiến thắng ban đầu của Ujiyasu dẫn đến cuộc công thành Odawara do Takeda Shingen chỉ huy (rút về sau 1 tuần) và sau đó là trận tập kích thất bại của Ujiyasu trên Mimasetoge.
Hojo Ujiyasu tuyên bố nghĩ hưu, giao quyền lại cho con trai Ujimasa năm 1560 nhưng vẫn quyết định các sự vụ quan trọng cho đến khi mất năm 1571.

Là một Daimyo tài ba về quân sự và xuất xắc trong nội trị, tài năng của Hojo Ujiyasu sánh ngang với cả Shingen và Kenshin danh tiếng (tam hùng của Kanto) mặc dù ko có các sự kiện nổi trội bằng 5 trận chiến giữa 2 người kia. Dưới thời Ujiyasu, nhà Hojo đã mở rộng và thiết lập thế lực vững chắc của mình ở Kanto, cũng như trở thành gia tộc nổi tiếng với các pháo đài và thành trì kiên cố.

Nhà Hojo sẽ giữ vị thế thụ động trong các năm còn lại dưới sự lãnh đạo của Hojo Ujimasa

Takeda Shingen-Con Hổ Xứ Kai(1521-1573)

Ikko ikki là gì

Con trưởng của Takeda Nobutora và người thừa kế chính thống của nhà Takeda, Takeda Katsuchiyo (“katsuchiyo” có nghĩa là “vạn thắng”), lại ko được Nobutora ưa thích. Một cuộc hôn nhân năm 13 tuổi của Katsuchiyo với con gái nhà Uesugi(cũ) ko thành, do cô dâu bệnh mất, làm mất đi một sự liên minh chiến lược với nhà Uesugi(cũ)-lúc đó còn làm chủ vùng Kanto.

Mặc dù chàng trai trẻ Takeda Katsuchiyo (lúc này đã lấy tên trưởng thành gọi là Harunobu) đã thể hiện tài năng của mình trong trận thắng trước Hiraga Genshin năm 1536, nhưng Takeda Nobutora vẫn ko thay đổi ác cảm với Harunobu và thậm chí còn có ý định gửi Harunobu đến tỉnh Suruga (thuộc nhà Imagawa-có lẽ để lưu đày) để lập con thứ là Nobushige.

Năm 1541, Harunobu đột nhiên nổi loạn với sự ủng hộ của hầu hết các gia tướng mạnh nhất của nhà Takeda. Nobutora nhanh chóng khuất phục thế lực của con trai mình và bị lưu đày, trớ trêu thay, đến tỉnh Suruga (được Yoshimoto, thủ lĩnh lúc này của nhà Imagawa thu nhận). Còn về phần Nobushige thì ko có sự chống đối gì anh mình và phục vụ đắc lực Harunobu đến khi hi sinh trong trận Kanawakajima thứ 4.

Xứ Kai lại yên bình và Harunobu nhìn lên tỉnh Shinano rộng lớn ở phía Bắc dưới sự thống trị của 4 gia tộc samurai, đứng đầu là Murakami Yoshikiyo (1510-1573), Ogasawara Nagatoki (1519-1583), Suwa Yorishige (? -1542), và Kiso Yoshiyasu. Nhưng dường như họ cũng biết cảm thấy sự đe doạ của Daimyo mới lên-qua việc Harunobu củng cố các đạo quân trấn thủ phía bắc xứ Kai. Và “liên quân Shinano” tiến đến tỉnh Kai vào tháng 4 năm 1542, bị đánh úp và đại bại tại Sezawa dưới tay Takeda Harunobu. Harunobu cũng ko bỏ qua hiệu quả của chiến thắng Sezawa nên tiến vào Shinano cuối năm đó. Uehara và Kuwahara của nhà Suwa bị hạ nhanh chóng và Suwa Yorishige cùng em trai phải đầu hàng, được dẫn về Kai và buộc phải tự sát (hoặc bị giết) bởi tay Itagaki Nobutaka (mặc dù đã được Harunobu hứa tha mạng). Harunobu lần lượt đánh bại nhà Tozawa (1542) và Takato (1544-45), chiếm được thành Takato, bảo đảm một nửa lãnh thổ Shinano trong tay nhà Takeda. Cũng năm 1544, Takeda Harunobu tiến quân vào tỉnh Suruga dẫn đến hoà ước ‘tay ba” với Imagawa Yoshimoto và Hojo Ujiyasu trước khi kịp giao chiến cùng Hojo Ujiyasu, có lẽ là để rảnh tay chiếm Shinano.

Một điểm khựng trong chuỗi chiến thắng của Takeda Harunobu có lẽ là trận thua Murakami ở thành Ueda (và mất 2 đại tướng là Amari Torayasu và Itagaki Nobutaka) năm 1548 khi lần đầu tiên đối đầu với vũ khí mới lạ: súng hoả mai. Nhưng Harunobu nhanh chóng lấy lại thế chủ động trong trận phản công đánh bại nhà Ogasawara, và thừa thế đuổi nhà Murakami cùng với nhà Ogasawara ra khỏi Shinano năm 1552.
Năm 1551, Takeda Harunobu lấy pháp hiệu Shingen cùng với việc tu hành (tại gia, ko cạo đầu), một điều hơi kỳ dị đối với một Daimyo kiệt xuất nhất thời Sengoku với tài quân sự, chính trị, nhìn nhận thấu đáo cùng với…sự háo sắc (^_^)! Giờ đây, cái Shingen cần có lẽ chỉ là một đối thủ ngang sức cản trở trên con đường thống nhất Nhật Bản (^_^) và điều đó cũng đến ngay với hình thức một Daimyo kiệt xuất: Uesugi Terutora (hay nổi tiếng hơn với cái tên Uesugi Kenshin).

Năm 1552, nhà Ogasawara và Murakami trốn đến Echigo cầu xin viện trợ của Uesugi Terutora, tất nhiên nhận được sự nhiệt tình hơn cả mong đợi (có lẽ là nhiệt tình vì Shinano chứ ko phải vì họ ^_^)! Thế là đầu năm 1554, trận Kanawakajima đầu tiên diễn ra giữa 2 kỳ phùng địch thủ ở bắc Shinano một cách thận trọng hay nhàm chán: sau một chút giao tranh, cả 2 lui binh. Nhưng, một huyền thoại đã bắt đầu. Hai người sẽ gặp nhau 4 lần nữa trên Knawakajima vào các năm 1555, 1557, 1561 và 1564. Các cuộc đụng độ đó thường dẫn đến một trận chiến nhàm chán thường niên bằng cách nhìn nhau rồi lui binh (!?) ngoại trừ trận Kanawakajima 1561, đó là một trong các trận chiến ác liệt và đẫm máu nhất của thời Sengoku (xem tiểu sử Uesugi Kenshin để biết thêm chi tiết) với kết quả là sự tổn thất binh lực của cả 2 bên và chỉ làm lợi cho láng giềng của họ (đặc biệt là Hojo Ujiyasu). Nhưng Takeda Shingen có lẽ cảm thấy tổn thất hơn với sự hi sinh của 2 đại tướng là Takeda Nobushige, em ruột Shingen, và Yamamoto Kansuke trong trận chiến đó.

Ko những vậy, trong vòng 5 năm, Takeda Shingen diễn ra 2 cuộc nội biến với sự nổi loạn của cháu trai năm 1560 (gọi bằng bác) và con trai Yoshinobu năm 1565 (với sự trợ lực của Obu Toramasa, vệ sĩ riêng của Shingen từ nhỏ), tất nhiên dẫn đến cái chết của cả 3 người.

Nhưng thế lực của nhà Takeda vẫn ko hề giảm sút mà còn mạnh mẽ hơn hết sau năm 1564, khi Takeda Shingen thu thập nốt phần còn lại của tỉnh Shinano rộng lớn, và bắt đầu nhìn sang tỉnh Kozuke bằng việc Shingen hạ 2 thành của nhà Uesugi ở đó. Các năm kế tiếp, Shingen dành thời gian thu phục các khu vực nhỏ lân cận và chỉnh đốn việc nội trị, trong đó có thành quả to lớn là công trình đập nước sông Fuji (những năm 1560), có giá trị ảnh hưởng lâu dài mãi đến sau thời Sengoku và được coi là 1 trong các thành quả kinh tế lớn nhất của thế kỷ 16…..

Mở rộng lãnh thổ:

Đến năm 1568, Takeda Shingen lại động binh, lần này là xuống phía nam với ý định chiếm cứ phần đất còn lại của nhà Imagawa, giờ đang trong sự lãnh đạo tồi tệ của Ujizane-con trai của Imagawa Yoshimoto(mất năm 1560 dưới tay Oda Nobunaga). Trước đây, con trai của Shingen là Yoshinobu đã cưới em gái của Ujizane nhưng kể từ khi Yoshinobu mất (do nổi loạn năm 1565) thì quan hệ hai nhà càng ngày càng tệ. Takeda Shingen đã ký kết một hoà ước với Tokugawa Ieyasu (ở Mikawa) chia đôi phần đất còn lại của nhà Imagawa (dù hòa ước này ko tồn tại đủ lâu), và kết cục là tỉnh Totomi rơi vào tay Ieyasu, còn Shingen chiếm được tỉnh Suruga, tiêu diệt thế lực cuối cùng của nhà Imagawa (mặc dù nhà Imagawa vẫn còn tồn tại). Cùng với thành công là kẻ thù, Hojo Ujiyasu hoặc cảm thấy nguy hiểm cho biên giới tỉnh Sagami hoặc cảm thấy tiếc rẻ tỉnh Suruga, tiến binh xâm phạm biên giới nhà Takeda nhiều lần với vài chiến thắng đáng lo ngại. Mối lo ngại đó chọc giận Takeda Shingen và năm 1569, quân Takeda tiến vào Sagami, bao vây thành Odawara dễ dàng. Nhưng Shingen cũng ko làm gì được tòa thành vững chắc nhất Nhật Bản thời bấy giờ và rút quân chỉ sau 1 tuần bao vây (trên đường về đánh bại một đội quân phục của nhà Hojo Mimasetoge).

Giờ đây, vào năm 1570, Takeda Shingen có một lãnh thổ gồm 3 tỉnh Kai, Suruga và Shinano(mặc dù một phần nhỏ phía bắc nằm trong tay Uesugi Kenshin) cùng với một phần Kozuke, Hida và Totomi. Ở tuổi 49, Shingen trở thành Daimyo mạnh nhất đông Nhật tính từ Mino, cùng với tài quân sự, chính trị kiệt xuất và một đội ngũ tướng lĩnh tài ba (thường gọi là “Shingen Nhị thập tứ tướng”, gồm 24 đại tướng của nhà Takeda), được hỗ trợ bởi các kỵ binh uy mãnh của xứ Kai. Ko chỉ như vậy, cùng lúc đó thì một trong “tam hùng” của Kanto, Hojo Ujiyasu, qua đời. Con trai là Hojo Ujimasa nhanh chóng ký một hoà ước với Shingen, cũng là một bản “báo tử” với Tokugawa Ieyasu, giờ đây đang đối đầu với Shingen qua việc dời đô đến Hamamatsu, tỉnh Totomi, gần biên giới Suruga năm 1570. Ieyasu dường như còn cố châm thêm dầu vào lửa khi bắt liên lạc và ký hòa ước liên minh tương trợ với Uesugi Kenshin. Shingen đủ lí do coi đây là một hành động khiêu khích và tiến quân vào Totomi, đánh hạ thành Futamata năm 1572 (mặc dù có lẽ là vì Shingen nhận thấy cơ hội tiến vào Kyoto của mình khi shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki gửi thư cầu viện trợ). Mùa đông năm 1572, quân Takeda tiến đến thành Hamamatsu và trận chiến Mikata ga hara diễn ra với thất bại của Tokugawa Ieyasu (và một ít quân Oda). Bất ngờ là Takeda Shingen bỗng rút quân về, ko tiến tiếp nữa. Nguyên nhân của việc đó ko được biết nhưng có khả năng cao là vì Shingen cho rằng có thể tiêu diệt cả Ieyasu và Nobunaga chỉ trong một chiến dịch nữa nên muốn rút về đợi đến sang xuân.

Điều đó ko bao giờ có thể xảy ra được, vì mùa xuân năm 1573 khi đang vây thành Noda ở Mikawa (tỉnh nhà của Tokugawa Ieyasu) thì Takeda Shingen qua đời ở tuổi 51. Nguyên nhân được cho là Shingen trúng đạn rồi trở nặng mà mất hoặc bệnh mất; với nguyên nhân thứ nhất có vẻ hợp lý hơn khi Shingen mới chỉ 51 tuổi, khó mà bị quật ngã bởi một căn bệnh. Takeda Katsuyori lên kế vị, một thảm hoạ cho nhà Takeda vì Katsuyori ko thể sánh kịp người cha tài ba của mình (mặc dù là cũng ko mấy người sánh kịp Shingen ).

Takeda Shingen, con hổ xứ Kai, là một daimyo kiệt xuất của thời Sengoku với những điều tuyệt vời và tệ hại nhất mà một lãnh chúa có thể có. Shingen có một tính cách đáng quý hoặc tệ hại tuỳ lúc. Trước đây, khi hạ nhà Suwa, Shingen đã ra lệnh giết hoặc buộc họ tự sát mặc dù đã ký hòa ước hứa bảo toàn mạng sống cho Suwa Yorishige cùng em trai. Sau đó lại còn cưới cả con gái của Yorishige, bất chấp đó là cháu ruột của mình (thông qua em gái Shingen gả cho nhà Suwa), một đòn chính trị với nhà Suwa (cùng với nhân dân ủng hộ họ) hoặc một biểu hiện tính háo sắc của Shingen!!! Vào năm 1565 thì đày con trai Yoshinobu và vệ sĩ trung thành trước đây, Obu Toramasa, vào chùa rồi lệnh cho họ tự sát (dường như là vậy vì cái chết của họ ko rõ ràng) vì âm mưu phản loạn trước đó. Tài năng trong nội trị của Shingen cũng chẳng kém gì tài quân sự, mặc dù vẫn thể hiện sự bất thường của Shingen: một mặt, Shingen lập ra 2 vạc dầu để luộc sống một số tội phạm (!!) (bị Tokugawa Ieyasu dẹp bỏ sau này khi chiếm Kai), mặt khác, Shingen là daimyo đầu tiên thay thế các cực hình để xử lý những vụ tranh chấp, ẩu đả bằng hệ thống tiền phạt-điều làm cho Shingen được lòng kính ngưỡng của nhân dân- và cũng là một trong số ít các daimyo thu thuế mọi thần dân của mình như nhau (tức là kể cả các gia tộc Samurai lẫn các tổ chức Phật giáo vốn được miễn giảm thuế) bằng vàng hoặc thóc (đi trước các daimyo khác). Hệ thống quản trị của Shingen quá tốt đến nỗi sau này, khi Tokugawa Ieyasu phải thay đổi hệ thống kinh tế, quản trị của mình thì Ieyasu đã lấy gần như toàn bộ hệ thống của Shingen để lại và đó là nền tảng của nền kinh tế chính trị Kandaka mà nhà Mạc (Tokugawa) sử dụng hơn 250 năm!!!
Chuyện kể rằng khi hấp hối trên giường thì Shingen đã cho gọi đại tướng Yamagata Masakage vào và bảo cắm cờ hiệu của mình trên cầu Seta, cổng truyền thống phía đông dẫn đến Kyoto. Takeda Shingen rồi mới nằm xuống giường và qua đời.

Uesugi Kenshin-Con Rồng Echigo(1530-1578)

Ikko ikki là gì

Chào đời vào tháng 2 năm 1530, Nagao Kagetora là con trai thứ tư của Nagao Kamekage, lãnh chúa mạnh nhất của tỉnh Echigo. Năm 1536, Nagao Kametora hi sinh trong trận chiến Sendanno ở tỉnh Etchu trước các chiến binh “tự trị” Ikki ở tỉnh Kaga. Gia tộc Nagao rơi vào cảnh rắn mất đầu và hỗn loạn khi con trưởng Tamekage là Nagao Harukage lên nắm quyền nhưng gặp sự bất đồng của các tướng lĩnh nhà Nagao, dẫn đến cuộc nổi loạn làm chết một con trai khác của Tamekage là Kageyasu. Tình hình hỗn loạn đó buộc Nagao Kagetora phải lánh nạn đến chùa Rizen-ji từ năm 7 tuổi và ở đó đến khi trưởng thành (14 tuổi).

Trong khi đó, anh trai của Kagetora ở Echigo ko làm sao đạt được sự ủng hộ của các gia tộc samurai dưới trướng. Nguy cơ nội loạn có khả nănga làm tan rã tỉnh Echigo hoàn toàn. Vậy nên Usami Sadamitsu, cùng các cựu tướng khác của nhà Ngago, đã đến mời tứ công tử Nagao Kagetora về đoạt lấy đại quyền để hưng phục nhà Nagao cũng như tỉnh Echigo. Kagetora bị thuyết phục và cuộc nội chiến nhanh chóng chấm dứt sau 3 năm và Harukage tự sát năm 1547 (có thuyết nói Harukage được Kagetora tha mạng và đối đãi tốt cho đến hết đời-cũng hợp lý nếu so với tính cách của Kagetora).

Nhà Nagao đã bị cuộc chiến làm suy yếu. Nagao Kagetora bắt tay vào công cuộc chấn hưng và thống tỉnh Echigo hoàn toàn, một công việc tốn khá nhiều thời gian cho đến năm 1551. Vào lúc này Uesugi Norimasa, daimyo của nhà Yamaouchi-Uesugi, bị Hojo Ujiyasu đánh chạy đến Echigo, mong nương nhờ chư hầu của nhà Uesugi là nhà Nagao. Kagetora rất sẵn lòng đón tiếp “chủ nhân” của mình với điều kiện Norimasa nhận Kagetora vào nhà Uesugi và từ chức daimyo, một điều mà Norimasa ko còn chọn lựa nào khác. Thế là Uesugi Kagetora được khai sinh, tạo cho Kagetora một cái danh rất hợp lệ cho danh hiệu Kanto-Kanrei (tức là “quyền-Shogun ở vùng Kanto”) cũng như danh chính ngôn thuận cho việc thống trị tỉnh Echigo.

Công việc chấn chỉnh Echigo thuận lợi tạo diều kiện cho Kagetora nhìn sang các tỉnh lân cận để phát triển thế lực và cơ hội đó cũng đến khá đúng lúc. Cuối năm 1553, 2 bại tướng của tỉnh Shinano là Murakami Yoshikiyo và Ogasawara Nagatoki chạy đến Echigo xin Kagetora đem binh ngăn cản sự lấn tới của “Con Hổ xứ Kai”-Takeda Shingen. Kagetora hơn cả nhiệt tình, đem quân đến Shinano vào tháng 12/1553, gặp quân Takeda Shingen trên bãi đất bằng Kanawakajima. Sau một hồi kình địch nhau bên bờ sông, cuối cùng tính thận trọng của 2 thủ lĩnh đã chiến thắng khi đều lui binh trước khit hật sứ có một trận chiến hoàn chỉnh.
Bãi đất Kanawakajima bao vây 3 mặt bởi 2 con sông Sai và Chikuma trở thành một địa điểm lịch sử với 5 cuộc chạm trán giữa 2 daimyo kiệt xuất nhất thời Sengoku (1553, 1554, 1557, 1561 và 1564).
Sau lần đầu gặp mặt, Takeda Shingen lại quay lại vào tháng 11/1554, lần này 2 bên thật sự có một trận chiến, với kết cục là vài đại tướng của Shingen hi sinh trong đó có Itagaki Nobutaka, trước khi lui về thế phòng thủ như trước. Sau một tháng ròng “nhìn nhau”, 2 người lại lui binh. Với 2 kình địch bên hông là Imagawa Yoshimoto và Hojo Ujiyasu thì sự thận trọng của Takeda Shingen là dễ hiểu, còn với Uesugi Kagetora thì ko những binh lực yếu hơn Shingen mà còn có tỉnh Echigo sau lưng với các gia tộc Samurai ngoan cố cùng các Ikki phiền phức ở Kaga.

Danh tiếng của Kagetora lại càng nổi lên khi đến thăm và cống lễ vật cho shogun-hữu-danh-vô-thực Ashikaga Yoshiteru năm 1559. Yoshiteru đáp lễ rất đúng ý của Kagetora khi ban cho chức danh Kanto-Kanrei (tức là “quyền-Shogun ở vùng Kanto”) cùng với việc được phép dùng chữ “Teru” trong tên gọi và Kagetora lại đổi tên là Uesugi Terutora, nhưng lại thường sử dụng pháp hiệu “Kenshin” nổi tiếng! Một người sùng tín Phật giáo như Uesugi Kenshin ko bao giờ cưới vợ sinh con (ko như Takeda Shingen ^_^), một điều thật quái dị với một lãnh chúa nên có những lời đồn cho rằng thật sự Kenshin là phụ nữ!!! Nhưng Phật giáo ko cấm Kenshin uống rượu nên mỗi ngày Kenshin lại nốc một lượng rượu khổng lồ!

Năm 1560 Uesugi Kenshin bước vào cuộc chiến giữa 2 nhà Jinbo và Shiinai, ở tỉnh Etchu, với tư cách người giảng hòa (!!), rồi sau nghiêng về phe Shiinai khi đánh chiếm thành Toyama của nhà Jinbo tháng 4/1560. Sau nữa thì dường như nhà Shiinai có quan hệ mật thiết với Takeda Shingen và Kenshin nổi giận (hoặc mượn cớ) đánh lấy thành Matsukura của nhà Shiinai năm 1575, trở thành chủ nhân của tỉnh Etchu! Nhưng trước khi đến việc đó thì vẫn còn một trận Knawakajima thứ tư đẫm máu cho Kenshin…..

Trận Kanawakajima lần thứ tư:

Mùa thu năm 1561, Uesugi Kenshin chính thức nhận danh hiệu Kanto-Kanrei và gần như ngay lập tức tiến quân vào lãnh thổ nhà Hojo để đòi lại vùng Kanto của nhà Uesugi, dường như ko để ý rằng mình ko thật sự là hậu duệ của nhà Uesugi “cũ” (^_^). Dù sao thì tài năng quân sự của Kenshin ko thể phủ nhận khi nhanh chóng vượt qua Musashi và đến tỉnh Sagami, bao vây kinh đô Odawara của Hojo Ujiyasu. Toà thành Odawara tỏ ra sự vững chắc của mình sau khi được củng cố, nâng cấp liên tục của trong suốt 3 đời daimyo nhà Hojo! Kenshin phải rút binh vì hết lương sau 2 tháng vây thành.
Trên đường về, ko biết vô tình hay cố ý lại đến Kanawakajima! Với 13.000 quân, Uesugi Kenshin có thể dễ dàng hạ thành Kaizu, nhưng Kenshin lại đóng quân, cho tướng giữ thành thống báo về Kai cầu viện binh. Takeda Shingen lập tức khởi 20.000 quân tiến đến bắc Shinano. Kenshin duờng như chờ Shingen động trước cứ ở yên vị trí đến khi sau 1 tuần “nhìn nhau”, Shingen quyết định phải đánh một trận thì Kenshin mới chịu lui.

Takeda Shingen quân thành 2 đạo: 8000 quân do mình lãnh đạo trong đêm tiến đến đồng bằng Hachima ở phía bắc , 12000 quân còn lại giao cho Kosaka Masanobu và Baba Nobufusa tiến ra sau đồi Saijo tập hậu Kenshin. Dù Kosaka và Baba thắng hay bại thì Shingen cho rằng Kenshin cũng sẽ lui quân về bắc, rơi ngay vào bẫy của Shingen.
Kenshin dường như đoán được ý đồ và hành tung của Shingen, ngay đêm đó lập tức chuyển binh thần tốc vượt sông Chikuma, giao 2000 quân cho Amakasu và Amenomiya đoạn hậu ngăn đạo binh thứ 2 của Shingen do Baba và Kosaka lãnh đạo, 1000 quân tải lương đi vòng về Echigo còn 10.000 quân của mình xếp hàng tiến tới Hachima.

Khi trời vừa sáng, Kenshin dẫn 10.000 quân xông vào đạo binh phục của Shingen làm Shingen ko kịp trở tay thì Kakizaki Kageie, tiên phong của Kenshin đã dẫn kỵ binh chém hạ em trai Takeda Nobushige của Shingen. Kenshin đã dùng đội hình “xe lăn” để vừa chuyển binh sĩ bị thương hay kiệt sức ra sau vừa giữ được áp lực luôn luôn lên quân địch. Chẳng mấy chốc Yoshinobu, con trai Shingen, đã bị thương, và đại tướng Yamamoto Kansuke thì tự sát. Theo tương truyền thì Kenshin đã đích thân lãnh binh xông thẳng vào trung quân và chạm kiếm vào quạt trận của Shingen trước khi bị bộ tướng của Shingen đẩy lui!
Kenshin đang đến rất gần một chiến thắng quyết định thì đạo binh thứ 2 của Shingen do Baba và Kosaka lãnh đạo đã phát hiện đồi Saijo ko người, nhanh chóng rượt theo đánh tan quân chặn cũa Kenshin và bao vây từ phía sau. Uesugi Kenshin ko còn chọn lựa ngoài việc lui binh để lại trên Kanawakajima hơn 10000 xác chết.

Đó dường như là lần đối đầu cuối cùng của 2 daimyo hùng mạnh. Uesugi Kenshin và Takeda Shingen còn gặp nhau lần nữa trên Kanawakajima vào năm 1564 và một số trận giao chiến ở tỉnh Kozuke (ko phải do 2 người lãnh đạo) khi Kenshin cố tiến sâu vào tỉnh Kozuke (bị liên quân Takeda-Hojo đẩy lui). Kenshin từ đó dành trọn thời gian cho việc đối đầu với Hojo Ujiyasu để lấy (lại) đồng bằng Kanto, đồng thời dẫn đến giao tranh với nhà Ashina ở tỉnh Mutsu.
Bên cạnh các trận chiến ko ngừng, Uesugi Kenshin cũng dành nhiều thời gian cho việc phát triển kinh tế của Echigo bằng việc khuyến khích giao thương, xây dựng nhiều cơ sở kinh tế trong đó có thành Kasugayama, vừa là kinh đô, vừa là thành phố giàu mạnh.

Mở rộng lãnh thổ:

Công việc kinh tế cùng sự lấn dần sang Etchu và Mutsu ngốn thời gian của Kenshin ko ít. Cho đến năm 1576, 2 kình địch của Kenshin là Hojo Ujiyasu và Takeda Shingen đều đã mất (1571 và 1573), thì Uesugi Kenshin mới bắt đầu nhìn sang phía tây, tức là hưởng ứng lời kêu gọi của shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki. Oda Nobunaga giờ là daimyo hùng mạnh ở trung Nhật sau khi Takeda Shingen mất. Trước đó, Kenshin và Nobunaga đã có một thời gian là đồng minh chiến lược (thông qua chư hầu Tokugawa Ieyasu) chống lại Takeda Shingen. Giờ không còn Shingen nữa, Kenshin chẳng còn liên minh gì với Nobunaga, bặt đầu tiến binh về phía tây bằng việc kết thúc vụ lằng nhằng ở Etchu khi giết chết Shiina Yasutake năm 1576, chiếm trọn tỉnh Etchu.

Các Ikko-Ikki ở Kaga trước cũng gây rối khá nhiều cho Kenshin nhưng đến năm 1576 thì họ chỉ lo tập trung đối phó với Oda Nobunaga nên coi như một hòa ước được tạm ký giữa 2 bên. Điều đó giúp Kenshin rảnh tay tiến vào làm chủ tỉnh Noto (bắc Etchu), tiêu diệt nhà Hatakeyama. Sau khi thu phục lòng trung thành của các tướng lĩnh ở Noto, Kenshin tiến tới Kaga. Nobunaga cũng đem binh đến Echizen (phía đông Kaga) hợp với bộ tướng Shibata Katsuie và Maeda Toshiie.
50000 quân Oda gặp 30000 samurai của Kenshin ở Tedorigawa. Kenshin giả vờ gửi một toán quân nhỏ lên thượng nguồn sông Tedori. Nobunaga cho rằng quân của Kenshin đã chia ra để bao vây, bèn nhân lúc trời hừng sáng, vượt sông Tedori đánh thẳng vào thành Matsuo. Kenshin đã chờ sắn với toàn quân và đánh bại Nobunaga giết hơn 1000 binh Oda. Nobunaga lui binh về tỉnh Omi. Kenshin xay dựng một vài pháo đài ở Kaga rồi cũng lui về Echigo, định mở một chiến dịch thứ 2 tiêu diệt Nobunaga vào năm 1577-78.

Cũng như Shingen, Uesugi Kenshin ko có cơ hội để làm điều đó khi qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1578 ở tuổi 48. Trước đó 4 ngày, Kenshin dường như bị tai biến mạch máu khi đang đi nhà xí rồi ngả bệnh, từ đó người ta cho rằng Nobunaga đã dùng một Ninja núp trong nhà xí để tiêu diệt đối thủ lợi hại của mình. Các học giả hiện đại thì cho rằng Kenshin bị ung thư bao tử do uống rượu quá nhiều.

Uesugi Kenshin (Nagao Kagetora) là một trong những lãnh chúa cũng như samurai nổi tiếng nhất thời Sengoku với một sự yêu thích chiến trận cũng như một sự đam mê học tập và nghệ thuật cùng với tinh thần trọng danh dự võ sĩ đạo thuần khiết. Tam hùng của Kanto vẫn thường cất lời ngợi khen nhau (mặc dù 2 người kia khen Hojo Ujiyasu chắc là vì tài xây thành đắp lũy ^_^), trong đó thì Kenshin được 2 đối thủ của mình hết lòng ngợi khen vì tài năng và nhân phẩm của ông. Người ta nó Oda Nobunaga đã nhảy cẫng lên sung sướng khi nghe tin Kenshin qua đời, thông báo sự vô địch của nhà Oda khi 4 daimyo kiệt xuất của đảo Honshu (Mori Motonari, Hojo Ujiyasu, Takeda Shingen và Uesugi Kenshin) đều đã qua đời.

Uesugi Kenshin mất đi gây ra cảnh hỗn loạn của Echigo vì chưa định người kế vị trong 2 con nuôi là Uesugi Kagetora (1522-1579, con trai Hojo Ujiyasu) và Uesugi Kagekatsu (1555-1623, con trai Nagao Masakage, anh ruột Kenshin). Mặc dù Kagekatsu sẽ tiêu diệt được Kagetora vào năm 1579 nhưng nội chiến đã làm suy yếu thế lực của nhà Uesugi và tạo thời gian cho Nobunaga đánh chiếm Kaga và tiến tới tận biên giới tỉnh Etchu.

Takeda Katsuyori và trận Nagashino

Ikko ikki là gì

Takeda Katsuyori là con trai thứ ba của Takeda Shingen, người duy nhất còn lại của họ Suwa (bản thân Katsuyori chỉ đượcc công nhận là họ Suwa chứ không được xem là một người của Takeda). Năm 1542, Takeda Shingen đánh bại Suwa Yorishige và bắt con gái của Suwa làm con tin. Shingen đã yêu công nương Suwa và sinh hạ Katsuyori năm 1546. Điều này gây ra rất nhiều chuyện phiền phức cho Shingen : Thứ nhất, đây có thể xem là loạn luân vì theo vai vế, công nương Suwa là cháu gái của Takeda Shingen. Thứ hai : Công nương Suwa là con tin của một dòng họ bị đánh bại, không thể nào sánh với vợ chính thức của Shingen là phu nhân Sanjo – một công nương quý tộc. Mặc dù Shingen rất thương Katsuyori nhưng ông phải đặt tên Katsuyori theo họ Suwa là Suwa Katsuyori (tương đương với ý nghĩa là con hoang)

Nhưng Shingen vẫn thương Katsuyori nhất trong các người con có lẽ vì thương cho số phận của chú bé (Công nương Suwa chết vì bệnh lao khi còn rất trẻ, bản thân của chú bé Katsuyori còn bị săn đuổi bởi những samurai cũ của Suwa muốn giết chú bé để xoá đi vết ô nhục của họ Suwa). Shingen luôn mang theo Katsuyori trong các cuộc chiến và ở đó Katsuyori trở thành một chiến binh dũng cảm giỏi giang.

Năm 1565, Takeda Yoshinobu con trai truởng của Shingen (con phu nhân Sanjo) nguời kế vị chính thức của họ Takeda âm mưu nổi loạn và bị buộc phải tự sát. Đây là một sự kiện gây nhiều tranh cãi cho các nhà sử học : phải chăng Takeda Yoshinobu bị buộc phải tự sát vì nổi loạn hay là Shingen muốn Katsuyori kế vị (vì con thứ hai của Takeda bị mù và đã quy y)

Sau đó Shingen cho con trai của Katsuyori là Nobukatsu là nguời kế vị còn Katsuyori là nguời bảo vệ ngôi vị cho con mình (Katsuyori kết hôn với con gái nuôi của Oda Nobunaga)

Katsuyori rất giỏi trên chiến truờng,ở các trận chiến, Katsuyori chiến đấu rất dũng cảm. Nhưng cho đến 1573, Shingen chết đột ngột, Katsuyori bất ngờ phải thừa kế một bộ máy chiến tranh Takeda và một hệ thống cai trị đồ sộ mà Shingen tốn 30 năm để dựng nên (và có lẽ chỉ dành cho Shingen) . Katsuyori chấp nhận thử thách và gánh trên vai cuộc chiến với Tokugawa Ieyasu, Katsuyori định đánh hạ thành Taketenjin vào nâm 1974 và năm sau diệt luôn Tokugawa. Đầu tiên, Katsuyori đem quân đánh lấy thành Hamamatsu, do có nôi ứng trong thành sẽ mở toang cửa thành khi quân Takeda kéo đến. Nhưng thật không may cho Takeda vì Tokugawa đã phát hiện ra . Do đó, Takeda Katsuyori chuyển hứơng tấn công sang Nagashino. Nhưng Nagashino là một bức tường vững chắc, các tướng sĩ trong thành chiến đấu ngoan cường quyết giữ lấy thành.

Tokugawa Ieyasu muốn đến cứu Nagashino nhưng lúc này Tokugawa không thể chống lại Takeda một mình. Và Tokugwa Ieyasu đi một nước bài liều, gửi một lá thư cho Oda Nobunaga : Đại ý là hăm dọa Oda rằng Tokugawa sẽ hàng Takeda chống lại Oda (Thực chất là thư xin giúp đỡ). Oda không còn cách nào khác là phải đem quân đến cứu Tokugawa. Oda Nobunaga đem 30000 quân cùng với hầu hết các tướng giỏi nhất của mình kể cả Shibata Katsuie, Toyotomi Hideyoshi và Takigawa Kazumasu đi đánh Takeda. Còn về phần Tokugawa thì góp 8000 quân.

Tháng 6 năm 1575, liên quân Oda – Tokugawa đưa Takeda vào tình thế khó khăn. Quân Takeda còn 14000 quân và hầu hết đã mệt mỏi, các tướngTakeda khuyên Katsuyori nên rút quân về. Katsuyori đã bỏ ngoài tai lời khuyên của các tướng, không thể trở về tay không đươc và cho rằng đây là một cơ hội tốt để tiêu diệt một lúc Oda lẫn Tokugawa luôn thể. Thực chất không phải là Katsuyori ngu hay là quaù tham chiến mà là không còn lựa chọn nào khác. Nếu Katsuyori rút quân về thì họ Takeda sẽ gặp khó khăn lớn, và đứng dứơi cương vị của một lãnh đạo, Katsuyori không thể trốn chạy được. (Điều này do ảnh hưởng của Shingen). Katsuyori vẫn hy vọng về chiến thắng của Takeda. Thực chất Katsuyori có cơ hội chiến thắng. Nhưng …. đáng buồn thay.

Sự sụp đổ của Takeda

Sau trận thua ở Nagashino, Katsuyori càng bị mất lòng tin ở người dân. Năm 1581, Taketenjin trở về tay Tokugawa. 1582, Kiso Yoshimasa nổi loạn ở Shinano. Vài tháng sau, liên quân 3 nhà : Oda – Tokugawa – Hojo tấn công Kai và Shinano. Đa số quân Takeda bỏ quên chủ tướng của họ, và Takeda Katsuyori đã thấy được đoạn cuối của đời mình, cùng với Takeda Nobukatsu con trai duy nhất tự sát tại Temmokuzan khi mà những tướng còn trung thành với Takeda chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Takeda không còn nữa.

Oda tỏ ra hả hê trước cái chết của Katsuyori. Ngược lại, Tokugawa Ieyasu tỏ ra thương tiếc cho Katsuyori, ra sức bảo vệ các tướng trung thành với Takeda không bị Oda xử tử
Takeda sụp đổ là lý do vì đâu ?

Phải chăng do Katsuyori ngu si. Không phải, có lẽ lý do lớn nhất là ở cái chết của Shingen. Nếu Shingen không chết đột ngột mà chỉ già đi rồi về hưu, truyền lại cho Katsuyori, lúc đó sẽ khác, Katsuyori rất có thể kế thừa tốt Shingen. Cái chết của Shingen là một cú sốc lớn cho chính Katsuyori và tất cả mọi người.

Có thể tổng kết 2 điều sau :
1 : Cái bóng quá lớn và cái chết của Shingen
2 : Những bước đi sai lầm của Katsuyori tại Nagashino (cũng do nguyên nhân 1 mà ra)

Về phần Hayashi tôi đây, không giấu gì các huynh đệ hôi vườn đào Hayashi thích 4 nhân vật trong thời này là:
1 : Toyotomi Hideyoshi (các bạn biết quá rõ)
2 : Date Masamune (One Eye Dragon)
3 : Chosokabe Motochika (biệt danh Công chúa nhỏ)
4 : Takeda Katsuyori

 Katsuyori từ nhỏ đã mất mẹ, bị xem là con hoang. Lớn lên muốn chứng tỏ cho cha mình thấy là mình xứng đáng được cha kỳ vọng nhưng lại không vượt được cái bóng của cha mình. Bản thân kết hôn với con gái nuôi của Oda Nobunaga nhưng nàng cũng chỉ sinh hạ cho Katsuyori người con trai duy nhất là Nobukatsu rồi chết do sinh khó. Đến cuối cùng thì tự sát cùng con trai tai Temmokuzan. Cuộc đời của Takeda Katsuyori rất cô đơn, ông còn muốn học hỏi ở cha nhiều thứ – người cha mà ông rất kính yêu. Kế thừa vào ngôi vị của cha đã là một ức chế tâm lý rất lớn cho Katsuyori
Katsuyori chia quân ra làm 2 : 2000 tiếp tục chiếm Nagashino, 12000 đem quân chống lại Oda – Tokugawa. Katsuyori dựa vào trời mưa để tấn công vì trời mưa súng của quân Oda không thể sử dụng được. Nhưng thời tiết thất thường tháng 6 cũng đã giết chết quân Takeda.

Đầu tiên, đêm 27, Sakai Tadatsugu (quân Tokugawa) tấn công vào trại Takeda, giết chết Takeda Nobuzane (chú của Katsuyori). Sáng hôm sau, trời không mưa. Katsuyori không còn cách nào khác, dựa vào sức mạnh kỵ mã của Takeda tấn công Oda – Tokugawa với 38000 quân với súng và một địa thế thuận lợi. Yamagata Masakage và Naito Masatoyo, hai người trong số các tướng giỏi nhất của Takeda tử trận, Yamagata thì bị chết dưới làn đạn còn Naito thì bị giáo đâm chết. Rồi đến các tướng giỏi khác của Takeda ngã xuống.

Oda cho Ashigaru tràn lên tiêu diệt quân Takeda. Cuộc chiến này gần như là một cuộc tàn sát thì đúng hơn. Sau hơn một giờ sau, Katsuyori buộc phải chạy và Baba Nobuharu (tướng Takeda) bảo vệ Katsuyori cho đến khi bị giết. Katsuyori đã bỏ lại 10000 quân Takeda chết tại Nagashino. Nhà Takeda không còn gượng dậy nữa.

Chính Tokugawa Ieyasu đã nói :” Nếu Takeda Katsuyori không nóng vội tấn công mà đóng quân ở ngoài sau sông Takigawa, tại đó có thể giữ vững được. Ta không đánh được tất phải rút về nghỉ ngơi thì Takeda có thể nhân cơ hội đó để tấn công chúng ta, lúc đó 1 có thể chọi lấy 10, ta sẽ thua. Takeda Katsuyori đúng là ngu”

Toyotomi Hideyoshi-Kampaku thợ mộc huyền thoại(1536-1598)

Ikko ikki là gì

Huyền thoại ra đời:

Truyện kể rằng, con người huyền thoại này được sinh ra với cái tên Hiyoshimaru-“quà tặng của mặt trời”, (nông dân thường ko có họ) ở ngôi làng Nakamura, tỉnh Owari, năm 1536, ngay giữa thời Sengoku. Là con trai của một chiến binh nông dân hay ji-samurai, Hiyoshimaru thuở nhỏ sống trong chùa đến khi quyết định đi chu du. Và Hiyoshimaru đã phục vụ Imagawa Yoshimoto một thời gian rồi bỏ trốn về Owari (năm 1557) với một số tiền (^_^).

Tokichiro (đổi tên để trốn chủ nợ đa ^_^) nhanh chóng được nhận vào phục vụ Oda Nobunaga nhờ gây được chú ý trong mắt Nobunaga trẻ tuổi, trở thành đốc công trong việc xây lại thành Kiyoshu, công việc mang đến cho Tokuchiro danh hiệu thợ mộc (vốn học thuở nhỏ) cùng với sự đố kỵ của các tướng lĩnh nhà Oda. Tokichiro sau trở thành “người xách dép” cho Nobunaga và xuất hiện trong trận chiến Okehazama 1560, trận chiến thay đổi vận mệnh nhà Oda. Đến năm 1564, Kinoshita Hideyoshi thật sự làm cho Nobunaga ấn tượng về tài năng của mình khi thuyết phục (với một ít tiền bạc ^_^) được một số tướng lĩnh tỉnh Mino cho họ rời bỏ nhà Saito, sau đó lại 1 pháo đài gần Sunomata và phát hiện ra một con đường bí mật dẫn đến sau lưng thành Inabayama, dẫn đến việc đánh hạ Inabayama (kinh đô của nhà Saito) dễ dàng năm 1567.

Đến năm 1570, Hideyoshi được giao lãnh một đội quân trong trận chiến Anegawa giữa liên quân Oda-Tokugawa với liên quân Asai-Asakura và chính thức bước vào lịch sử năm 1573 với tên gọi Hashiba Hideyoshi (“Hashiba” được ghép chiết tự từ họ của Niwa Nagahide và Shibata Katsuie, đồng liêu của mình ở nhà Oda). Cùng lúc này, mẹ ruột của Hideyoshi tái giá, kết quả của cuộc hôn nhân thứ 2 này là Hidenaga,người em trai cùng mẹ thân thiết và tin cậy nhất của Hideyoshi, ra đời.

Hideyoshi là một người rất bất thường cả trong lịch sử lẫn trong diện mạo: thân hình lùn và ốm, gương mặt có hình dạng như khỉ đã làm cho Nobunaga gọi vui trợ thủ của mình là “Khỉ” hay “Chuột hói đầu”. Được kể là rất thích rượu và phụ nữ, Hideyoshi lúc trẻ rất dễ kết bạn – hầu hết tướng lĩnh của Oda đều là bạn của Hideyoshi hoặc ít ra là ko chán ghét. Tài năng của Hideyoshi ko phải ở lĩnh vực quân sự hay nội trị mà ở khả năng thu hút và hiểu ý người khác, một khả năng chắc hẳn đã đưa Hideyoshi nhanh chóng lên hàng trợ thủ thân cận của Nobunaga mặc dù có sử gia cho đó là “nịnh”.

Hashiba Hideyoshi:

Vào năm 1573 thì Oda Nobunaga đã diệt nhà Asai và giao 3 quận phía bắc tỉnh Omi cho Hideyoshi. Sau khi chuyển quân đến cảng Imahaba, Hideyoshi đạt thành tựu kinh tế đầu tiên của mình là tăng sản lượng của xưởng hỏa khí Kunimoto. Cùng với các chiến dịch liên tiếp của Nobunaga, Hideyoshi nhanh chóng nắm bắt được binh pháp cùng kinh nghiệm trận mạc, đưa biểu tượng “Hồ Lô Vàng” của mình đến các trận đại chiến Nagashima (với Ikko-Ikki năm 1573, 1574), Nagashino (với Takeda Katsuyori năm 1575) và Tedorigawa (với Uesugi Kenshin nổi tiếng năm 1577).

Hashiba Hideyoshi ko có nhiều thời gian nhởn nhơ ở tỉnh Omi vì sau khi tuyên chiến với nhà Mori năm 1576, Oda Nobunaga liền lệnh cho 2 trợ thủ đắc ý của mình là Hideyoshi và Akechi Mitsuhide đem quân tiến đánh nhà Mori. Akechi Mitsuhide sẽ đánh lấy các tỉnh phía bờ Bắc vùng Chugoku (tức “mạch Sanin” gồm Tamba, Tango, Tajima và Inaba) trong khi Hideyoshi sẽ chiếm các tỉnh phía Nam (“mạch Sanyo” gồm Settsu, Harima, Bizen và Bitchu). Mặc dù cả 2 đều muốn tự chứng tỏ mình nhưng Nobunaga ko bao giờ cho phép quyền hành tự tung của bộ tướng mình, ngoại trừ Shibata Katsuie là được toàn quyền chống cự với các Ikko-Ikki ở Echizen và Kaga.

(Nhà Mori dưới sự lãnh đạo của Mori Terumoto, cháu trai của Mori Motonari tài ba, đã giữ thế thụ động trong một thời gian dài, thỏa mãn với quyền kiểm soát 10 trong tổng 11 tỉnh của vùng Chugoku. Giờ đây, tuân di nguyện của ông nội, Terumoto tuyên chiến với Nobunaga và dùng hải quân phá vỡ vòng bao vây của Nobunaga ở Ishiyama Hongan-ji, toà thành-ngôi chùa trung tâm của các Ikko-Ikki sùng tín cực đoan. Nobunaga nổi giận và bắt đầu cuộc chiến với nhà Mori, ngay sau trận thắng Nagashino (làm suy yếu thế lực của nhà Takeda) và cái chết của kình địch Uesugi Kenshin năm 1578.)

Chiến dịch của Hashiba Hideyoshi bắt đầu dễ dàng với việc hạ thành Himeji (nhờ vào Kuroda Kanbei-bạn thân và trợ thủ đắc lực sau này của Hideyoshi) Kozuki và Sayo. Kozuki được giao cho chư hầu mới là Amako Katsuhisa (hậu duệ của nhà Amako vùng Chugoku) với trợ thủ trung thành là samurai “nguyệt thực” huyền thoại Yamanaka Shikanosuke. Giữa lúc đó thì Hideyoshi phải đem quân về vây thành Miki vì thủ lĩnh của nó, Bessho Nagaharu đã phản Nobunaga. Cùng lúc, Mori Terumoto, dường như nổi giận với việc kẻ thù ko đội trời chung của (ông nội) mình là nhà Amako đang hợp lực với Oda Nobunaga, nên đem binh tiến đánh thành Kozuki, cử động duy nhất của nhà Mori suốt cuộc chiến. Hashiba Hideyoshi dù đang vây thành Miki, vẫn cố gửi viện binh đến Kozuki nhưng bị Oda Nobunaga ngăn lại, bảo để cho nhà Amako tự giải quyết chuyện của họ, dẫn đến kết quả là thành Kozuki bị hạ, Amako Katsuhisa tự sát còn Yamanaka Shikanosuke qua đời sau đó (bị kẻ thù cũ là Kikkawa Motoharu ám sát). Còn Hideyoshi thì vây thành Miki đến tận năm 1580 thì Bessho Nagaharu mới chịu hàng và Hideyoshi mới rảnh tay tiếp tục cuộc chiến với nhà Mori. Ukita Naoie, chủ nhân tỉnh Bizen, ngay lập tức thấy vị trí nguy hiểm của mình khi ở ngoại vi nhà Mori nên chạy sang phe Oda, bảo đảm độ an toàn cho tỉnh Harima mới chiếm, điều đó giúp Hideyoshi đẩy nhanh chiến dịch “chậm chạp, chán nản nhưng ít ra là hiệu quả” của mình với nhà Mori. Hideyoshi ko tỏ ra tài ba trong quân sự nhưng tỏ ra kiên nhẫn và kiệt xuất trong các vấn đề như hậu cần, chi viện, tiếp lương, những điều đặc biệt quan trọng trong việc vây thành. Cho nên, mặc dù khá kiên cố nhưng thành Tottori của tỉnh Inaba cũng phải đầu hàng sau …200 ngày bao vây (nửa năm ^_^!).

Sự chậm chạp đó làm cho đến tận tháng 4/1582, Hashiba Hideyoshi mới tiến quân đến tỉnh Bitchu, bao vây thành Takamatsu, pháo đài tiền phương bảo vệ nhà Mori. Nếu Takamatsu thất thủ thì Bitchu và tỉnh Bingo kế cận cũng sẽ thất thủ, mở một con đường rộng rãi cho Hideyoshi tiến vào tỉnh Aki, quê hương của nhà Mori với kinh đô Koriyama. Từ đầu cuộc chiến vào năm 1578, Mori Terumoto tỏ ra là một Daimyo dường như quá cẩn trọng và thụ động, dựa chủ yếu vào các thành lũy ngoại vi để ngăn quân địch, cử động duy nhất của Terumoto là trong trận chiến Kozuki (ở trên). Điều đó đã phần nào giúp Hashiba Hideyoshi trong “chiến dịch đơn độc” với chỉ 15000 quân(vì nhà Oda lo đối phó với phía đông), đã đẩy lui (dần) một gia tộc mạnh nhất Nhật Bản. Giờ thì Terumoto ko còn nhẫn nại được nữa, đã khởi hết quân cả nước (tức là 8 tỉnh của vùng Chugoku!!!) đến cứu thành Takamatsu. Hideyoshi ngay lập tức nhận ra vị thế của mình, liền nghĩ ra một cách khá mới mẻ để công thành Takamatsu: khơi sông Ashimori gần đó để nước tràn vào đồng bằng quanh thành Takamatsu, tạo thành một cái hồ nhân tạo cô lập hoàn toàn Takamatsu. Khi Mori Terumoto cùng đội quân khổng lồ đến nơi (theo tính toán thì cũng phải hơn 40.000 quân!!!) thì bỗng trở nên do dự và đóng quân lại bên ngoài “hồ nước” đó. Hideyoshi biết rõ mình ko có nhiều thời gian trước khi Terumoto bị các quân sư thuyết phục tiến binh, nên ra sức tấn công thành Takamatsu bằng chiến thuyền, súng hỏa mai và cả đại bác! Đồng thời, Hideyoshi lập tức gửi thư về xin viện binh vì lúc này Oda Nobunaga đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Takeda, mối lo lớn nhất ở phương Đông. Điều đó được đáp lại bằng một tin tức ko lấy gì vui mừng lắm!

Trận chiến Yamazaki:

Trong khi Hashiba Hideyoshi tiến hành chiến dịch chậm chạp của mình thì đồng liêu Akechi Mitsuhide có vẻ như ko thành công lắm. Năm 1578, sau khi tấn công nhà Hatano ở Tamba, Akechi đã thuyết phục được họ đầu hàng với sự bảo đảm an toàn tính mạng cho họ. Nhưng ko hiểu sao, Nobunaga sau đó lại xử tử daimyo của nhà Hatano, điều đó làm cho nhà Hatano giận dữ, bằng cách nào đó bắt được mẹ già của Akechi ở tỉnh Omi, hành hạ khốc liệt cho đến chết! Như để thêm dầu vào lửa, Nobunaga còn nhiều lần chỉ trích Akechi công khai, dường như vì sự thất bại trong chiến dịch ở Tango. Dù sao đi nữa thì điều đó cũng ko đem lại tình cảm tốt giữa 2 người. Và tháng 6/1582, khi Nobunaga nhận lời thỉnh cầu viện binh của Hashiba Hideyoshi thì ngay lập tức, điều động hầu như tất cả quân đội của mình trong điều kiện có thể để đến Bitchu, trong đó có Akechi Mitsuhide. Với một lí do bí ẩn tới nay vẫn chưa được biết, Akechi Mitsuhide đem binh tiến vào Kyoto, bao vây chùa Honno-ji, giết chết Oda Nobunaga và con trưởng Nobutada ngày 20 tháng 6 năm 1582.

Akechi Mitsuhide, ngay lập tức, tiêu diệt mọi thứ mang “mác” Oda trong tầm với, kể cả lâu đài Azuchi, rồi tự lập làm Shogun. Biết rằng chẳng mấy chốc phải đối diện với các tướng lĩnh “trung thành” của Nobunaga, đặc biệt là Shibata Katsuie, Hashiba Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu (trốn kịp khỏi vùng kinh đô nhờ vào ninja Hattori Hanzo), Akechi lập tức tìm kiếm đồng minh trong kinh đô như nhà Minamoto (gia tộc mà Akechi nói là tổ tiên mình), hay “ông sui” Hosokawa Fujitaka nhưng đều bị khước từ, có lẽ vì việc tráo trở của Akechi là điều ko thể chấp nhận với một samurai hay họ đều nhìn thấy việc nguy hiểm khi đứng chung với một kẻ tạo phản!

Dù sao đi nữa, Akechi Mitsuhide vẫn còn một cơ hội trong tay: tin tức về cái chết của Oda Nobunaga sẽ là động lực rất lớn cho Uesugi Kagekatsu, đang giao chiến với Shibata Katsuie, và Mori Terumoto, đang giao chiến với Hashiba Hideyoshi, miễn là họ biết tin này, khi đó 2 kình địch lớn của Akechi chắc chắn sẽ bị trói chân. Chỉ trong 48 giờ, người mang tin đã đến tỉnh Bitchu và, thật ko may cho Akechi, rơi vào tay của Hideyoshi. Là một nhà ngoại giao tài ba, Hideyoshi ngay lập tức biết rằng, cơ hội duy nhất có thể đàm phán với nhà Mori để rút binh chính là phải hạ được thành Takamatsu, lợi dụng thời gian trước khi chuyện ở chùa Honno-ji lan đến đây. Hideyoshi, một lần nữa chứng tỏ tài ngoại giao kiệt xuất của mình, hứa với tướng Shimizu, người giữ thành Takamatsu, rằng sẽ bảo toàn tính mạng cho gia đình và tướng sĩ thành Takamatsu. Shimizu cảm thấy yên tâm, và leo lên một chiếc thuyền nhỏ, chèo ra ngoài thành rồi mổ bụng tự sát giữa sự chứng kiến của hàng ngàn binh sĩ: thành Takamatsu đã bị hạ. Mori Terumoto, vốn ko có chí tiến thủ, ngay lập tức nhận lời đàm phán với Hideyoshi, có lẽ nhờ vào tình bạn của Hideyoshi với 2 nhân vật quan trọng của nhà Mori là Kobayakawa Takakage (1 trong “Lưỡng Giang”, chú ruột của Terumoto) và Ankokuji Ekei (quân sư của nhà Mori từ thời Mori Motonari). Mori Terumoto thở phào nhẹ nhõm khi Hideyoshi chỉ đòi giữ lại phần đất các tỉnh đã chiếm và rút quân, mặc dù chính Hideyoshi mới là người thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát khỏi cái lọng ^_^. Nhờ vào tài ngoại giao, Hideyoshi giờ mới chính là người làm cho Akechi Mitsuhide ko kịp trở tay khi tiến binh đến Settsu, trên đường đi thu thêm 2 tướng Niwa Nagahide và Takayama Ukon, đẩy quân số lên 20000, gấp đôi quân của Akechi. Akechi, quá bất ngờ, ko còn chọn lựa nào khác hơn là giao chiến với Hideyoshi ở Yamazaki vào ngày 2 tháng 7 năm 1582.

Akechi Mitsuhide dàn quân ở phía nam thành Shoryuji với sông Yodo bên phải và đỉnh Tennozan bên trái, vị trí có thể nói khá thuận lợi để thủ. Hideyoshi ngay lập tức cố chuyển bất lợi về cho Akechi bằng cách lệnh cho 3 tướng Kuroda Kanbei, Hashiba Hidenaga và Mikoda Masaharu tiến lên chiếm ngọn Tennozan, rồi dùng trung quân đánh thẳng vào quân của Akechi. Đội hình của Akechi gần như rối loạn khi chịu sức ép của quân Hideyoshi từ trên đỉnh Tennozan đánh xuống. Để đẩy nhanh chiến thắng, Hideyoshi lệnh cho Ikeda Nobutora vượt sông Yodo đánh vào cánh phải của quân Akechi, 3 mặt đánh dồn lại. Akechi toàn quân thất bại liền đào tẩu, trên đường bị bọn giặc cướp bắt được và đánh đến chết, trở thành “Shogun 13 ngày”. Hideyoshi giờ có thể long trọng dâng thủ cấp của Akechi trong tang lễ của Oda Nobunaga và trở thành trung tâm của mọi sự kiện kế tiếp.

Trận chiến Shizugatake và chiến dịch Komaki:

Hashiba Hideyoshi (tên sử dụng sau năm 1582), con trai của một nông dân, từng làm thợ mộc, người xách dép cho Nobunaga, giờ đã xếp vào hàng các gia tướng hàng đầu của nhà Oda cùng với Shibata Katsuie, Niwa Nagahide và Ikeda Nobutora (Tokugawa Ieyasu giống như chư hầu và đồng minh thân cận ở Mikawa hơn một gia tướng). Thực sự thì việc Hideyoshi thăng tiến cực nhanh trong hàng ngũ tướng lĩnh Oda đa phần nhờ tài năng và tính quyết đoán của mình nhưng một phần nữa cũng là vì Oda Nobunaga dường như ko còn tin tưởng vào các cựu tướng của nhà Oda nữa, có lẽ vì sự dính líu đến các âm mưu nổi dậy và Nobunaga e rằng lòng trung của họ nằm ở “nhà Oda” chứ ko phải bản thân Nobunaga! Vì vậy nên Nobunaga ra sức tìm kiếm các nhân tài mới, trong đó có đại tướng Shibata Katsuie, samurai trẻ tuổi Akechi Mitsuhide và chàng thợ mộc Kinoshita Tokichiro (tức Toyotomi Hideyoshi).

Giờ đây, tình hình trở nên căng thẳng về vấn đề người kế vị Nobunaga khi mà Shibata Katsuie ủng hộ con thứ 3 của Nobunaga là Nobutaka, người đã góp mặt trong trận Yamazaki, còn Hideyoshi lại cho rằng con trai của Nobutada, tức cháu trai của Nobunaga là Oda Samboshi(hay Hidenobu, tên sử dụng từ năm 1582), chưa đầy năm, hợp lệ hơn! Vây cánh của Shibata có vẻ yếu thế khi tại “hội nghị Kiyosu”, 2 quyền-nhiếp-chính Kyoto còn lại (cùng với Shibata và Hideyoshi) là Ikeda Nobutora và Niwa Nagahide ngả về phe Hideyoshi. Lãnh thổ của nhà Oda sẽ chia ra cho các tướng lĩnh, với Tamba, Yamashira, Kwatchi vào tay Hideyoshi, còn Shibata vẫn giữ Echizen và thêm vào phần phía bắc Omi.

Chiến tranh là điều ko thể tránh khỏi giữa các tướng lĩnh của nhà Oda và họ cật lực tìm kiếm đồng minh. Ngoài Niwa và Ikeda, Hideyoshi còn có 2 người ủng hộ dù chỉ trên tinh thần (nghĩa là họ sẽ ko tham chiến) là Maeda Toshiie, cha vợ mình, và Sassa, 2 thủ lĩnh của 2 tỉnh Noto, Etchu phía bắc Echizen. Tokugawa Ieyasu ở Mikawa tỏ ra trung lập, hay đang chờ đợi cơ hội để về phe chiến thắng. Về phần Shibata, Oda Nobutaka hiển nhiên là đồng minh đắc lực ở lâu đài Gifu (tỉnh Mino), ngoài ra còn có thêm Takigawa ở Ise, đang củng cố lại thành trì. Shibata ít ra là cũng ko thua Hideyoshi về quân lực và thậm chí còn hơn về khả năng điều binh. Biết rằng một khi Hideyoshi thất thế thì các lực lượng ủng hộ ngay lập tức sẽ biến mất, Shibata hăng hái chuẩn bị chiến tranh.

Thật ko may cho Shibata Katsuie là có các đồng minh ko thể tin cậy được. Tháng 12/1582, Oda Nobutaka tuyên chiến với Hashiba Hideyoshi, vì các lời đe doạ lộ liễu của Hideyoshi đến các gia tướng của mình. Takagawa ở Ise, ko còn chọn lựa nào khác là phải theo lao, trong khi Shibata ở Echizen ko thể nào xuất quân vì khắp nơi phủ đầy tuyết. Hideyoshi nhanh chóng dẹp yên Gifu, buộc Nobutaka phải hàng rồi tiến đến Ise bao vây Takagawa. Đến tháng 3/1583, Shibata Katsuie mới có thể xuất quân, sau khi 2 đồng minh đã bị giải giới, có lẽ vì vẫn tin vào đội quân cùng các tướng lĩnh thiện chiến của mình. Shibata lệnh cho đại tướng Sakuma Morimasa tấn công các thành luỹ phía bắc Omi của Hideyoshi, một việc Sakuma hoàn thành khá tốt khi Takayama Ukon bỏ trốn khỏi thành Iwasaki. Sakuma lập tức tiến đến thành Shizugatake và gặp sự chống cự quyết liệt ở đó mặc dù tướng giữ thành là Nakagawa đã tử trận. Lúc này Hideyoshi đã quay binh về và có đủ thời gian tiến đến Shizugatake vì Sakuma, từ chối lệnh rút quân của Shibata, cố lấy thành Shizugatake cho được. Trận chiến Shizugatake đơn giản chỉ là một cuộc chém giết của 20000 binh sĩ Hideyoshi dành cho 8000 quân của Sakuma. Trận chiến này đánh dấu một thế hệ tướng lĩnh mới, các tướng lĩnh của “nhà Toyotomi”, bằng việc “7 ngọn giáo” (tức 7 đại tướng của Hideyoshi như Kato Kiyomasa, Fukushima Masanori, Kato Yoshiaki,…) xông vào xé nát đội hình của Sakuma. Quân thất trận của Shibata bị đuổi chạy về tận thành Kit-no-sho ở Echizen. Shibata Katsuie nhận thấy cơ hội của mình đã hết, nhận lời của Hideyoshi, trao trả Oichi (em gái Nobunaga) cùng 3 người con gái lại, nhưng Oichi quyết định ở lại với Shibata và 2 người tự sát trong thành Kit-no-sho rực lửa. 1 trong 3 người con gái đó trở thành phu nhân Yodo, mẹ của Toyotomi Hideyori sau này.

Chiến thắng trước Shibata đã đặt Hideyoshi vào vị trí người kế vị của Nobunaga còn Oda Hidenobu nhanh chóng bị quên lãng ở lâu đài Gifu sau khi Nobutaka tự sát (vì nghe tin Shibata tự sát). Nhưng vẫn còn một thử thách cho Hideyoshi: Tokugawa Ieyasu, chư hầu mạnh nhất của Oda Nobunaga, giờ đang ủng hộ quyền thừa kế của Oda Nobuo, con thứ 2 của Nobunaga. Các đồng minh mà Ieyasu tìm kiếm được như Chosokabe ở đảo Shikoku, Sassa ở tỉnh Etchu và các Ikko ở Kii dường như ko giúp được gì nhiều, còn đồng minh mạnh nhất ở Mino là Ikeda Nobuteru lại nghiêng về phe của Hideyoshi. Ieyasu đành phải tự mình đi bước đầu bằng việc tiến binh vào tỉnh Owari, đóng quân ở thành Komaki. Ikeda Nobuteru liền lệnh cho con rể là Nagayoshi tiến đánh Komaki nhưng thất bại trước tướng Sakai Tadakatsu.

Ngày 7/5/1584, Hashiba Hideyoshi tiến quân khỏi kinh đô ở Osaka phát động chiến dịch chống lại Tokugawa Ieyasu mà được lịch sử gọi là chiến dịch Komaki. Hai bên đóng quân cách nhau chừng vài trăm dặm, chờ đợi cho bên kia tiến trước. Với một đội súng hỏa mai mạnh nhất Nhật Bản, Hideyoshi có lí do để mong Ieyasu tấn công trước rồi nhận kết quả của Takeda Katsuyori ở trận thảm bại Nagashino 1575. Nhưng Hideyoshi cũng dè chừng vì tài năng nổi trội của Ieyasu trong lĩnh vực quân sự. Kết quả của sự thận trọng ở cả 2 bên là gần cả tuần bất động. Đến cuối cùng, Ikeda Nobuteru dâng kế sách đi vòng qua tỉnh Owari đến đánh úp tỉnh Mikawa vì đa phần quân của Ieyasu đã tập trung ở Komaki. Hideyasu đồng ý và lệnh cho Ikeda Nobuteru cùng con trai, con rể tấn công Mikawa. Tokugawa Ieyasu, ko còn chọn lựa, phải lui quân về Mikawa và nhờ vào tình cảm của nhân dân dành cho Ieyasu, chủ nhân lâu đời của họ, Ieyasu đã về Mikawa trước đội quân tấn công của Ikeda, chuẩn bị sẵn sàng “tiệc đón mừng” Ikeda ở Nagakute ngày 15/5. Trận chiến kết thúc với hơn 2500 xác chết của quân Hideyoshi với cả Ikeda cùng con trai và con rể, trong khi quân của Ieyasu chỉ mất chừng 400 người. Ieyasu lui quân về phòng thủ ngay khi chiến thắng, ko kịp cho Hideyoshi đến gỡ gạc chút thể diện.

Kampaku huyền thoại:

Hashiba Hideyoshi quyết định quay lại đối phó với Oda Nobuo, kém tài và yếu hơn Ieyasu, vốn đã mất một số thành trì từ đầu chiến dịch. Đến tháng 12/1584, Nobuo “hăng hái” ký hòa ước với Hideyoshi, ủng hộ quyền thừa kế của Oda Hidenobu mới 2 tuổi, ít ra là Nobuo còn giữ được một phần lãnh thổ và cái thủ cấp của mình! Tokugawa Ieyasu ko còn chọn lựa nào khác hơn là đồng ý khuất phục Hideyoshi vào tháng 1/1584. Giờ đây, Hideyoshi ko còn đối thủ nào nữa và tiến dần đến việc củng cố địa vị của mình. Hideyshi chiếm lấy các tỉnh trung tâm (như Yamashiro, Kwatchi, Yamato,..) rồi đem phần đất ngoại vi giao cho các tướng lĩnh cũ của nhà Oda mà trung thành với mình (như Ikeda, Maeda, Niwa,…) và các bộ tướng của mình (như Kuroda Kanbei, Kato Kiyomasa, Ishida Mitsunari,…). Như vậy, Hideyoshi có thể tránh lãnh thổ của mình khỏi các cuộc nội lọan cũng như ngoại xâm.

Hideyoshi lại bắt đầu thể hiện tài ngoại giao của mình khi đàm phán thành công, biến nhà Mori và nhà Uesugi thành 2 chư hầu đắc lực của mình, mặc dù họ được đối xử như đồng minh. Trong nước, Hideyoshi tiêu diệt các Ikko ở Nerogoji nhưng tha cho các chiến binh thầy chùa ở Kii, buộc họ đầu hàng. Để tỏ ra ủng hộ Phật giáo, Hideyoshi cho phép trùng tu chùa Hongan-ji và Enryakiyu vốn đã bị tiêu hủy bởi Nobunaga. Điều này ko có nghĩa là Hideyoshi sùng Phật mà chỉ là ko muốn xung đột với một tôn giáo có tín đồ trên hầu hết nước Nhật, tất nhiên miễn là họ từ bỏ thói ham chiến của mình!

Hideyoshi giờ đã ổn định với hầu hết đảo Honshu (ngoại trừ phần phía Bắc Kanto của nhà Hojo và các tỉnh cực đông như Dewa, Mutsu) nên bắt đầu chú ý đến đảo Shikoku bằng việc lệnh cho Chosokabe Motochika, giờ đang làm chủ toàn bộ Shikoku, giao nộp 2 tỉnh Iyo và Awa. Chosokabe cố gắng đàm phán để chỉ giao tỉnh Awa, điều này chống lại quan điểm ko thỏa thuận một cuộc đàm phán ko đúng ý mình của Hideyoshi. Kết quả là một cuộc đổ bộ đông đảo nhất lịch sử cho đến thời điểm đó lên đảo Shikoku với 60000 quân tiên phong do Hashiba Hidenaga (em trai cùng mẹ của Hideyoshi) và con trai Hidetsugu chỉ huy cùng với viện trợ của 30000 binh sĩ nhà Mori do “Lưỡng giang” Kobayakawa Takakage và Kikkawa Motoharu thống lĩnh. Sau một hồi chống cự lèo bèo, chosokabe đầu hàng. Một điềm khác biệt trong quan điểm của Hideyoshi với Nobunaga, Hideyoshi chiếm Iyo, Awa, Sanuki nhưng chừa tỉnh Tosa và thủ cấp của Chosokabe lại, thậm chí cho tiếp tục giữ quyền daimyo! Nếu là Nobunaga thì sự việc có lẽ đã khác, khi ta nhìn lại các cuộc tàn sát nhà Asai, Asakura, Saito và đặc biệt là nhà Takeda. Nói cho công bằng thì Hideyoshi có lý do tha mạng cho nhà Chosokabe để có một đồng minh trung thành trên đảo Shikoku (cũng như sau này với nhà Shimazu trên đảo Kyusu). Và nếu nhìn lại thì Hideyoshi đã ko tha cho Shibata Katsuie vì chẳng hề có lí do gì cho việc đó cả, cũng như việc ủng hộ Phật giáo khác với Nobunaga chứng tỏ Hideyoshi có tầm nhìn chiến lược và ngoại giao hơn Nobunaga. Chỉ trong một tháng rưỡi, 4 tỉnh của Shikoku đã bị hạ dễ dàng với nhà Mori-gia tộc mạnh nhất Nhật Bản- làm tiên phong, Hideyoshi đã cho thấy tài năng của mình trong lĩnh vực ngoại giao và chính trị lợi hại như thế nào.

Ngày 6 tháng 8 năm 1585, Hashiba Hideyoshi được phong chức Kampaku (hoàng triều nhiếp chính). Một sự kiện làm cả nước Nhật chú ý vì từ thời Kamamura đó là chức danh chỉ dành cho gia tộc Fujiwara. Để làm cho chức danh của mình hợp lệ hơn, Hideyoshi xin làm con nuôi của Konoe Sakihisa, một quý tộc có dòng dõi thế gia. Hideyoshi nhanh chóng tiến hành các biện pháp kiểm soát kinh tế như ban hành 5 thượng thư trong coi công việc của Kyoto và sắc lệnh cấm các phường giao thương, đồng thời với lệnh khảo sát thực địa lãnh thổ. Như để đánh dấu quá trình bắt đầu phát triển kinh tế, Hideyoshi đổi họ lại thành “Toyotomi” một từ phát âm bao gồm từ “nhà kinh tế tài ba”, và Toyotomi Hideyoshi chính là cái tên nổi tiếng nhất của ông. Mọi việc giờ chỉ là thu nước Nhật trở lại với biên giới đúng của nó. Đầu tiên là đảo Kyushu với gia tộc Shimazu hùng mạnh.

(Nhà Shimazu bắt đầu phất lên kể từ khi Shimazu Yoshihisa lên nắm quyền lãnh đạo năm 1566. Ko phải là một nhà quân sự đại tài nhưng Yoshihisa đã phát huy được tài cầm quân của các tướng lĩnh nhà Shimazu, anh em mình, cùng với các samurai dũng mãnh nhất nước Nhật của tỉnh Satsuma như trong trận chiến Kizakihara, với chỉ 300 quân tiêu diệt 3000 quân của nhà Ito, chiếm lấy hoàn toàn tỉnh Osumi rồi chiếm luôn nửa nam tỉnh Hyuga, đẩy nhà Ito lên phía bắc cầu viện Otomo Sorin đem quân xuống nam. Trận chiến Mimigawa (năm 1578) là một trận chiến thay đổi cục diện Kyushu, với 30000 samurai nhà Shimazu đánh bại hơn 60000 quân của nhà Otomo, để lại trên bờ sông hơn 20000 xác chết, đồng thời chứng tỏ sức mạnh của các samurai tỉnh Satsuma. Trong khi đó, ở phương Bắc, nhà Ryuzoji đã lấn áp gia tộc Arima ở Hizen, làm họ cầu viện đến Shimazu Yoshihisa. Một lần nữa, các samurai nhà Shimazu chứng tỏ họ là các “bậc thầy dưới cơ” khi đánh bại 20000 quân Ryuzoji với chỉ 3000 người (Shimazu + Arima) trong trận chiến Okinawate, đem đến cái chết cho daimyo nhà Ryuzoji cùng với vị thế bá chủ của nhà trên đảo Kyushu. Giờ đây, năm 1585, Shimazu Yoshihisa tấn công tỉnh Bungo để đem lại 1 đảo Kyushu hợp nhất.)

Ngày 12/11/1585, nhận lời cầu việc của Otomo Sorin ở đảo Kyushu, Toyotomi Hideyoshi lệnh cho nhà Shimazu ngưng ngay các hành động thù địch với nhà Otomo. Shimazu Yoshihisa đáp lại bằng một lời từ chối ngụ ý miệt thị, quá đủ lí do cho Toyotomi Hideyoshi ban lệnh phát động chiến dịch tấn công đảo Kyushu. Và vào tháng 12 cùng năm, một đạo quân cứu viện do Chosokabe Motochika cùng với Sengoku Hidehisa lãnh đạo từ đảo Shikoku, đổ bộ lên đảo Kyushu ở tỉnh Bungo, quê hương của nhà Otomo với kinh đô Funai. Con trai của Otomo Sorin là Yoshimune quyết định cùng với Sengoku Hidehisa giải vây cho một pháo đài gần đó đang bị Shimazu Yoshihisa tấn công, bất chấp lệnh ngăn cản của Hideyoshi và sự phản đối của Chosokabe. Trận chiến Hetsugigawa đã đặt dấu chấm hết cho nhà Otomo. Shimazu Yoshihisa tiến binh vào Funai để tận hưởng chiến thắng cuối cùng của mình cũng như quyền làm chủ toàn bộ Kyushu, dù chỉ tạm thời.

Ngày 20/1/1586, Toyotomi Hidenaga dẫn 60000 quân đổ bộ lên Kyushu ở tỉnh Buzen cùng với 90000 quân của nhà Mori do Kobayakawa Takakage lãnh đạo. Đối diện với đội quân khổng lồ này thì Shimazu Yoshihisa dường như ko có chọn lựa nào hơn là phòng thủ và lui dần về phía nam. Tháng 2 năm đó, Toyotomi Hideyoshi đem thêm 30000 quân nữa đổ bộ lên Kyushu, bảo đảm chắc chắn sự đầu hàng của các lãnh chúa trên Kyushu đã bị nhà Shimazu chinh phục trước giờ như nhà Akizuki, Arima, Goto, Nabeshima, Omura và Ryuzoji. Quân Toyotomi tiến chậm chạp mặc dù quân Shimazu chỉ chống cự thật sự ở trận chiến bên sông bờ Sendai, một trận tử chiến của các samurai nhà Shimazu. Vài ngày sau, Shimazu Yoshihisa xuống tóc và đến gặp Hideyoshi để đầu hàng. Hideyoshi tha mạng cho Yoshihisa, chỉ bắt phải từ nhiệm để đi tu, giao quyền daimyo lại cho em trai là Shimazu Yoshihiro, thống lĩnh một lãnh thổ gồm 2 tỉnh Satsuma, Otsumi và phía nam tỉnh Hyuga….

Giờ đây, trên toàn nước Nhật chỉ còn có đồng bằng Kanto của nhà Hojo và một vài lãnh chúa ở Dewa, Mutsu là nằm ngoài kiểm soát của Hideyoshi (trong đây đáng chú ý nhất là Date Masamune và Mogami Yoshiakira). Nhưng Hideyoshi ko tỏ ra vội vàng, chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế và làm quen với một số sở thích quý tộc, đặc biệt là kịch Noh, thậm chí Hideyoshi còn tự viết một vài vở với mình đóng vai chính (1593-94), mời các lãnh chúa đến xem, trong đó có cả Tokugawa Ieyasu! Năm 1585, Hideyoshi còn tổ chức buổi lễ hội trà lớn nhất nước Nhật, một số thực khách được chính tay vị Kampaku quyền lực nhất nước pha trà! Năm 1585, Hideyoshi ban hành một sắc lệnh sẽ thay đổi toàn bộ kết cấu xã hội Nhật cho đến tận cuối thời nhà Mạc (Tokugawa): sắc lệnh trưng thu Kiếm. Mọi vũ khí dưới mọi hình thức nằm trong tay các chiến binh nông dân (Yaemon) và cảc ji-samurai (samurai nông dân) bị tịch thu để dùng làm nguyên liệu đúc bức tượng Phật Tổ khổng lồ. Rồi sau là “Sắc lệnh đổi vị trí xã hội” ko công nhận các samurai đã bỏ đi hoặc trở về làng là samurai, ngăn cấm nông dân chuyển lên thành thị và tham gia buôn bán. Từ nay về sau, chỉ có các samurai mới được mang vũ khí, và tôn ti trật tự trong xã hội ko thể nào thay đổi, cũng có nghĩa là sẽ ko bao giờ có Toyotomi Hideyoshi thứ 2 nào xuất hiện!

Năm 1590, Hideyoshi gửi thư mời Hojo Ujimasa đến kinh đô dự tiệc, một lời từ chối là quá đủ cớ cho Hideyoshi phát động chiến dịch cuối cùng của thời Sengoku, đem đồng bằng Kanto về với nước Nhật, với nhà Toyotomi. Tokugawa Ieyasu, giờ đang có một lãnh thổ rộng lớn gồm lãnh thổ của mình với lãnh thổ cũ của nhà Takeda, lập tức trở thành mũi nhọn tiên phong của chiến dịch. Ieyasu sẽ lãnh quân đánh tới từ bờ biển Tokaido trong khi nhà Sanada và Uesugi sẽ tiến công nhà Hojo từ tỉnh Kozuke, còn Chosokabe ở Shikoku cùng các đội quân khác thì dùng đường biển đổ bộ lên tỉnh Izu. Hojo Ujimasa, con trai của daimyo kiệt xuất Ujiyasu, đã dùng lại phương pháp “gia truyền”: lui binh vào sau bức tường kiên cố của thành Odawara, hi vọng vấn đề lương thực sẽ làm cho Hideyoshi phải rút quân. Nhưng rất ko may cho Hojo Ujimasa, Toyotomi Hideyoshi là một thiên tài trong lĩnh vực hậu cần và chi viện, nên trận bao vây Odawara trở thành một cuộc ăn chơi phè phởn của binh sĩ Toyotomi! Thậm chí Hideyoshi còn cho phép tướng sĩ đem theo tỳ thiếp và vợ con vào doanh trại, chẳng khác gì một chuyến picnic nghỉ hè! Ngày 12/8/1590, Hojo Ujimasa tự sát, thành Odawara đầu hàng. Nhờ sự can thiệp của Tokugawa Ieyasu, vốn đã kết bạn với Hojo Ujimasa trong lúc còn là “láng giềng” trước chiến dịch, Hojo Ujinao được tha mạng nhưng tước hết bổng lộc đất đai, trở thành một gia tộc tự do! Đến lúc đó thì Date Masamune của tỉnh Mutsu mới đến trình diện, sau khi thấy rõ phe chiến thắng, trở thành mũi nhọn trong chiến dịch ngắn ngủi, thu phục nốt phần còn lại của Bắc Nhật. Tháng 1 năm 1591, Nhật Bản hoàn toàn thống nhất.

Hideyoshi dành thời gian để củng cố quyền thống trị của gia tộc Toyotomi với mối lo duy nhất chính là Tokugawa Ieyasu, kỳ phùng địch thủ của Hideyoshi. Hideyoshi bèn truềyn cho Ieyasu rời khỏi tỉnh nhà Mikawa, chuyển đến vùng đồng bằng Kanto đang bỏ trống do nhà Hojo bị tước hết quyền lực. Một quyết định có vẻ lợi trên giấy tờ khi Ieyasu đổi quyền sở hữu 5 tỉnh để giữ 8 tỉnh của đồng bằng Kanto nhưng thực chất 3 tỉnh Awa, Hitachi và Shimotsuke đã có chủ! Hideyoshi sau đó chia vùng đất trống đó cho các bộ tướng trung thành của mình như Asano Nagamasa (Kai), Kyogoku Takamoto (Shinano), Ikeda Terumasa (Mikawa) và Yamaouchi Kazutoyo (Totomi). Hideyoshi ra lệnh xây dựng thành Osaka trở thành thành trì đồ sộ nhất Nhật Bản, nơi tập trung quyền lực của nước Nhật bấy giờ.

Hồi kết thúc:

Cuối đời của Hideyoshi là 2 cuộc chinh phạt Triều Tiên thất bại (1592-94 và 1597-98), nhưng đó là một khoảng ko đáng chú ý lắm bằng việc tranh chấp ngôi vị sau đó. Hideyoshi đến mãi năm 1591 chỉ có một con trai Tsurumatsu nhưng lại mất bất ngờ vào tháng 9/1591. Hideyoshi phải trông cậy vào 2 người kế thừa đúng lý là em trai cùng mẹ Hidenaga và cháu trai Hidetsugu, vấn đề tranh chấp của họ được giải quyết nhanh chóng khi Hidenaga qua đời vì bạo bệnh cùng năm. Nhưng vấn đề lại nảy sinh khi đứa con thứ 2 của Hideyoshi, Toyotomi Hideyori ra đời và trước đó Hideyoshi đã trao chức Kampaku lại cho Hidetsugu, trở thành Taiko của Nhật Bản (Nhiếp chính về hưu). Hidetsugu phải bị đày và tự sát sau đó.

Mùa hè năm 1598, Hideyoshi ngã bệnh và cho triệu 5 nhiếp chính (Tokugawa Ieyasu, Maeda Toshiie, Mori Terumoto, Ukita Hideie và Uesugi Kagekatsu) để gửi gắm con trai Hideyori mới 4 tuổi, hi vọng 5 người sẽ kiềm chế lẫn nhau. Đặc biệt, Hideyoshi trông cậy vào daimyo hùng mạnh của Kaga là Maeda Toshiie, cha vợ của mình, sẽ có thể ngăn cản Tokugawa Ieyasu nếu có ý đồ gì khác. Ngoài ra Hideyoshi còn đặt thêm 5 quản sự thượng thư ở kinh đô Kyoto lo việc nội trị, mà trong đó nổi nhất là Ishida Mitsunari. Mọi việc đã ổn thỏa , có vẻ như vậy trong mắt Hideyoshi, và Toyotomi Hideyoshi qua đời ngày 18 tháng 9 năm 1598.

Từ một người nông dân bình thường, Toyotomi Hideyoshi đã vươn lên nhờ vào tài năng và tính quyết đoán để trở thành người định đoạt số phận của Nhật Bản. Thường được mô tả như một anh hùng, hơn là hình ảnh ác quỷ của Nobunaga, Hideyoshi rất khác biệt với các daimyo kiệt xuất như Takeda Shingen hay Uesugi Kenshin. Hideyoshi ko nổi trội trong lĩnh vực quân sự cũng như kinh tế, chỉ dựa vào tài ngoại giao bẩm sinh cùng với sự khôn khéo mà tạo lập nên một giang sơn vững chắc, một xã hội ổn định cho nhà Mạc sau này. Mặc dù vẫn có nhiều điều cần phải tranh cãi nhưng dù sao cũng ko thể phủ nhận đóng góp của Hideyoshi trong việc thay đổi Nhật Bản mãi mãi, bằng vào tài năng của một chàng trai bình thường của làng quê Nakamura tỉnh Owari.

Tokugawa Ieyasu-Shogun đầu tiên của nhà Mạc(1543-1616)

Ikko ikki là gì

Con trai nhà Matsudaira:

Năm 1543, Matsudaira Hirotada đón chào đứa con trai trưởng của mình, Matsudaira Takechiyo, ra đời giữa lúc nhà Matsudaira đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Ở giữ tỉnh Mikawa nằm giữa 2 láng giềng hùng mạnh và hiếu chiến là nhà Oda tỉnh Owari và nhà Imagawa ở Suruga, Matsudaira Hirotada ko có nhiều khả năng để tự mình giữ lại cơ nghiệp, nên dần nghiêng về phía Imagawa Yoshimoto, giỏi ngoại giao hơn là Oda Nobuhide hiếu chiến. Oda Nobuhide đánh hơi được chuyện đó, liền đem binh xâm lược Mikawa lần nữa vào năm 1548, đẩy cho Matsudaira Hirotada chọn lựa duy nhất là nhờ Imagawa Yoshimoto viện trợ. Yoshimoto khôn ngoan (hay gian xảo), chỉ chịu xuất binh giúp nhà Matsudaira với điều kiện chịu gửi con trai 5 tuổi Takechiyo sang làm con tin ở Suruga. Hirotada, dù bị nhiều lời phản đối, đồng ý và dẫn đến việc vài thành viên nhà Matsudaira chạy về phe Oda Nobuhide. Nobuhide, có lẽ nhờ vào các hàng tướng này, biết chuyện giao dịch đó và cho người chặn đường cướp được chú bé Matsudaira Takechiyo, dùng uy hiếp Hirotada đầu hàng. Hirotada cứng cỏi từ chối, bảo rằng cái chết của con trai ông chỉ giúp cho thấy lòng trung thành với lời giao ước cũng như với nhà Imagawa. Oda Nobuhide rất ko vui, nhưng cũng ko làm gì Takechiyo cả cho đến khi qua đời năm 1549, cùng năm với Matsudaira Hirotada.

Imagawa Yoshimoto tận dụng cơ hội 2 đối thủ của mình còn đang bối rối việc tang, lệnh cho chú mình là đại tướng Sessai tấn công các thành biên giới nhà Oda, bao vây được Oda Nobuhiro, con trưởng của Nobuhide, ở thành Anjo. Thay vì đẩy mạnh tấn công tiêu diệt Nobuhiro, Sessai gửi thư muốn dùng thành Anjo và mạng sống Nobuhiro để trao đồi lấy chú bé Matsudaira Takechiyo về Suruga. Oda Nobunaga, lúc này đang tạm thời nắm quyền ở Owari, ko còn chọn lựa nào khác là trả chú bé cho Sessai lui quân. Thế là trễ hơn 1 năm thì Matsudaira Takechiyo mới đến được Suruga. Nhà Matsudaira trở nên như rắn mất đầu và Imagawa Yoshimoto ko tốn nhiều thời gian lắm để đưa các tướng lĩnh của mình đến đồn trú tại các nơi hiểm yếu ở Mikawa, đem tỉnh Mikawa vào bản đồ của mình. Matsudaira Takechiyo sống nmột cuộc sống con tin dù ko tự tại lắm nhưng cũng khá thoải mái cùng với các hầu cận của mình (sau đều thành bộ tướng, trong đó có Ishikawa Kazumasa) đến khi đủ tuổi năm 1556 (14).

Chư hầu ở Mikawa:

Matsudaira Motoyasu (tên trưởng thành của Takechiyo) được tha về Mikawa để thấy một quê hương tiêu điều vì chiến tranh, các samurai chán nản vì thất bại. Motoyasu bắt đầu tổ chức lại quân đội, kinh tế của Mikawa, đồng thời kiếm một số chiến thắng cho tên tuổi của mình (trước nhà Oda) như trận Odaka, Motoyasu đã lừa đội quân bao vây thành Odaka dời đi rồi đem binh vào thành tiếp tế lương thực, giúp thành trì giữ vững được.

Cùng lúc đó thì Imagawa Yoshimoto ko để ý đến Mikawa nữa mà chỉ lo kế hoạch đoạt danh hiệu Shogun cho mình và năm 1560, 20000 quân Imagawa được tập hợp để tiến vào Kyoto, để lại tỉnh nhà Suruga cho con trai Ujizane giữ. Lúc này, đại tướng Sessai đã mất nên Yoshimoto phải tự mình thống lãnh đội quân đông đảo đến Owari. Matsudaira Motoyasu được cử đem quân hạ thành Marune, nhờ đó tránh được trận chiến Okehazama, trận chiến dẫn đến cái chết của Yoshimoto cùng với sự suy yếu của nhà Imagawa và đưa Oda Nobunaga vào thế ko đối thủ ở trung Nhật. Cái chết của Imagawa Yoshimoto đã giải thoát Matsudaira Motoyasu khỏi sự khống chế của nhà Imagawa và lui binh về Mikawa.

Vợ con của Motoyasu vẫn còn trong tay Imagawa Ujizane ở Suruga, và Motoyasu biết cách để giải quyết chuyện đó. Năm 1561, Motoyasu đem quân đánh chiếm thành Kaminojo của nhà Imagawa và nắm giữ trong tay 2 đứa con trai của nhà Udono, một gia tộc mạnh dưới trướng của nhà Imagawa mà giờ đây Ujizane có lẽ ko muốn mất sự ủng hộ của họ! Thế là Ujizane đành chấp nhận thả vợ con Motoyasu ra để đổi lại 2 đứa con trai của nhà Udono, và Motoyasu giờ thoải mái làm bất cứ việc gì mình thích như việc về phe Oda Nobunaga! Matsudaira Motoyasu bắt đầu tiến binh dọn dẹp các thành trì của Imagawa trong lãnh thổ tỉnh Mikawa của mình, chủ yếu là để chia cho các đại tướng dưới trướng, trong đó có Honda Tadakatsu và Ishikawa Kazumasa.

Năm 1564, Motoyasu đem binh dẹp các Ikko-Ikki ở Mikawa và may mắn thoát chết khi bị một viên đạn bắn vỡ giáp nhưng ko bị thương! Năm 1566 thì Motoyasu đã hoàn thành việc thu hồi toàn bộ tỉnh Mikawa và đệ đơn xin triều đình (ở Kyoto) cho phép đổi tên là Tokugawa Ieyasu, cái tên sẽ chính thức đi vào lịch sử Nhật Bản!

Mặc dù có chút tự do trong công việc nhưng nhà Tokugawa là một chư hầu chính thức của nhà Oda, đặc biệt là của Nobunaga vì thế nên đa phần các hành động của Ieyasu là vì Nobunaga. Nhưng trong đó ko có việc mở rộng sang phía đông (^_^), năm 1569, Ieyasu mở quân tiến qua định thu nốt phần đất còn lại của nhà Imagawa, sau khi đã đi đến một thỏa thuận với Takeda Shingen ở xứ Kai. Ujizane ko thể nào chống cự với 2 thiên tài quân sự này và tỉnh Totomi vào tay Ieyasu, còn Suruga vào tay Shingen. Lúc này dường như Ieyasu tiếc rẽ thỏa thuận trước đó, bắt đầu tỏ ra thù địch với Takeda Shingen như việc dời đô đến Hamamatsu, tỉnh Totomi, rồi sau còn bắt tay kiên minh với Uesugi Kenshin, kình địch của Shingen ở Echigo! Tokugawa Ieyasu sau đó phải đem quân sang giúp Nobunaga trong trận Anegawa trước liên quân Asai-Asakura, đến khi quay về thì đón nhận đợt tiến công của Takeda Shingen vào Totomi bắt đầu bằng việc để mất thành Futamata năm 1572. Lúc này Oda Nobunaga đang gần như bị bao vây với nhà Asai-Asakura ở phía bắc, các Ikko-Ikki ở Nagashino và Ishiyama Hongan-ji, têhm một kình địch từ phương đông (Takeda Shingen) sang nữa thì tức là báo tử cho Nobunaga! Vì vậy Nobunaga cố hết sức mình gửi một đội quân 3000 người sang cho Ieyasu đang phòng thủ ở Hamamatsu. Ieyasu ko còn chọn lựa nào là phải xông ra để liều chết cản đường của Takeda Shingen và trận chiến Mikata ga hara là một thát bại suýt chết cho Tokugawa Ieyasu nhưng là một thành công đáng kể cho Nobunaga và Takeda Shingen! Shingen cũng lui quân về, định bụng tiến quân vào mùa xuân ấm áp, nhưng chẳng may qua đời vào mùa hè năm 1573, Ieyasu giờ có thể ngủ yên chiếu vì Takeda Katsuyori ko thể nào sánh kịp cha mình!

Năm 1574, Katsuyori cố gắng đánh chiếm được thành Taketenjin rồi bao vây thành Nagashino năm 1575. Ieyasu kêu gọi viện trợ từ Nobunaga và lần này, ko còn ai ở sau lưng, Nobunaga có thể đem toàn quân 30000 viện trợ, cùng với một số đại tướng trong đó có cả Toyotomi Hideyoshi, đẩy tổng quân số Oda-Tokugawa lên 38000 so với 14000 kỵ binh của nhà Takeda (các chiến binh samurai của Tokugawa luôn lấy kỹ năng bù cho số lượng ít ỏi của mình 8000)! Katsuyori sử dụng chiến thuật cũ rích của nhà Takeda mong cân bằng thế trận: giáp lá cà bằng kỵ binh! Nhưng Katsuyori ko biết rằng chiến tranh đã thay đổi! Kỵ binh Takeda đã cố băng qua vũng lầy trước mô đất đóng quân của Nobunaga và đội súng hỏa mai 3000 người của Nobunaga cho thấy làm sao họ đã tạo nên tên tuổi của mình: toàn quân Takeda bị bắn tan, những ai thoát được các loạt súng của pháo binh thì đều bị bộ binh của Nobunaga chém hạ, ngay cả quân trong thành Nagashino cũng xong ra tham gia cuộc đồ sát! Takeda Katsuyori chạy khỏi trận chiến với 4000 tàn binh, để lại trên chiến trường 16000 xác chết, trong đó có các đại tướng nhà Takeda (trong nhóm “Shingen nhị thập tứ tướng”) như Baba Yoshifusa, Yamagata Masakage, Naito Masatoyo… Nhà Takeda ko còn là một thế lực ở phương đông nữa!

Năm 1579, con trưởng và vợ Tokugawa Ieyasu dính líu đến một âm mưu móc nối với Takeda Katsuyori. Dưới ảnh hưởng của Nobunaga, Ieyasu lệnh cho con trai tự sát và xử trảm vợ mình! Ieyasu chứng tỏ mình cũng là một daimyo tính khí thất thường, thỉnh thoảng tàn nhẫn như kình địch của mình khi trước, Takeda Shingen! Tokugawa Hidetada được phong làm thế tử, vì con thứ 2 đã cho Toyotomi Hideyoshi làm con nuôi!

Năm 1582, Tokugawa Ieyasu đem quân trợ chiến Nobunaga trong chiến dịch cuối cùng tiêu diệt nhà Takeda với khoảng 70.000 quân! Các samurai của Shinano và Kai đã mất hết lòng tin vào daimyo của mình, dễ dàng bị liên quân Oda-Tokugawa-Hojo xé nát. Kai và Shinano rơi vào tay Oda Nobunaga còn Takeda Katsuyori thì tự sát trong bóng tối của ngọn Temmoku-zan, kết thúc triều đại từng một thời huy hoàng của nhà Takeda. Tokugawa Ieyasu được thưởng tỉnh Suruga, dường như ko xứng đáng lắm với công lao khó nhọc nhưng có còn hơn ko ^_^! Điều đó làm cho lãnh thổ Tokugawa giáp giới nhà Hojo do Ujimasa lãnh đạo, chiến tranh chưa kịp diễn ra thì Ieyasu đã đi đến đàm phán thành công với Ujimasa, nhờ vào một người bạn cũ từ hồi đi làm con tin ở Kumpu, Hojo Ujinori, em trai của Ujimasa.

Ngày 20/6/1582, khi Akechi Mitsuhide tạo phản và giết Oda Nobunaga ở chùa Honno-ji thì Tokugawa Ieyasu đang ở Sakai gần thành Osaka. Akechi hiển nhiên biết Ieyasu là một mối hoạ trong tâm phúc, nên các đội binh được triển khai để chặn hết đường lối về Mikawa. Ieyasu, may mắn có trong tay ninja “quỷ” Hattori Hanzo phái Iga, được các ninja và ronin của vùng rừng núi tỉnh Iga hộ vệ về đến Mikawa an toàn! Sau đó, tận dụng sự tranh chấp ngôi kế vị ở Kyoto, Ieyasu đem quân xâm lấn Kai và Shinano, điều này làm cho Hojo Ujimasa lo ngại và cũng tiến quân vào Kai. Tokugawa Ieyasu lập tức điều đình bằng cách nhường một vài vùng của Kai và Shinano cho nhà Hojo, đồng thời gả con gái cho Hojo Ujinori để giữ hoà hiếu! Rồi khi giao tranh diễn ra giữa Shibata Katsuie và Toyotomi Hideyoshi, Ieyasu cố tránh bị lôi vào cuộc chiến khi từ chối đề nghị của Shibata, nhưng sau trận chiến Shizugatake 1583, Ieyasu biết mình ko thể sống lâu cùng với Hideyoshi.

Khoảng thời gian nhàn hạ:

Tokugawa Ieyasu tuyên bố sự ủng hộ con trái thứ 2 của Oda Nobunaga là Nobuo năm 1584, dẫn đến chiến dịch Komaki của Toyotomi Hideyoshi. Trận chiến thực sự duy nhất ở Nagakute là một chiến thắng cho tài cầm binh của Ieyasu với cái chết của 3 tướng nhà Ikeda, nhưng điều đó ko quyết định được gì! Oda Nobuo cuối cùng đi đến hòa ước với Hideyoshi buộc Ieyasu ko còn chọn lựa là phải thần phục Hideyoshi. Dù vậy, chiến dịch Komaki đã gieo vào Hideyoshi một sự nghi kỵ với Ieyasu và từ đó các chiến dịch quân sự của Hideyoshi được miễn cho nhà Tokugawa tham chiến! Năm 1585, Ishiyama Kazimasa, tướng lĩnh thân cận lâu năm của Ieyasu chạy về phe Hideyoshi, buộc Ieyasu phải thay đổi toàn bộ hệ thống quân sự, kinh tế của mình, mà người ta bảo rằng lấy trọn hệ thống nội trị của chủ nhân cũ ở xứ Kai, Takeda Shingen!

Mặc dù được thung dung khá lâu nhưng cuối cùng Tokugawa Ieyasu cũng phải bước ra chiến trường với tư cách tiên phong khi Toyotomi Hideyoshi lệnh phát động “chiến dịch Odawara” tiêu diệt nhà Hojo, láng giềng lâu năm của Ieyasu, mặc dù Ieyasu có vẻ như đã cố khuyên ông bạn cứng đầu Ujimasa! Và 30000 quân Tokugawa tràn vào đồng bằng Kanto cùng với cánh quân của Uesugi Kagekatsu và Maeda Toshiie, nhanh chóng chiếm hết Kanto, hợp với đại quân bao vây thành Odawara. Trong cuộc vây thành-picnic này, Hideyoshi đã đề nghị một đề nghị-ko-thể-từ-chối là Ieyasu chuyển sang cai trị vùng Kanto sau khi nhà Hojo bị diệt trừ. Theo giấy tờ thì đó có vẻ lợi hơn khi rời “5 tỉnh Mikawa, Totomi, Suruga, Kai và Shinano” để đổi lấy “8 tỉnh Kanto” (đóng đô ở Edo, Tokyo ngày nay!) nhưng thực tế thì 3 tỉnh trong đó đã có chủ nhân hợp pháp rồi! Rõ ràng Hideyoshi muốn đẩy đối thủ nguy hiểm cho nền thống trị của nhà Toyotomi ra một nơi xa xôi, mặc dù giờ Ieyasu giàu nhất Nhật Bản với thu nhập 1000000 koku/năm (1 koku tương đương lượng lương thực cho 1 người đàn ông ăn 1 năm) nhưng bị hạn chế đằng sau dãy núi Hakone nếu bội phản.

Sau đó, Ieyasu còn tham gia vào 2 chiến dịch chinh phục Triều Tiên với tư cách quân sư của Hideyoshi nhưng có vẻ như Hideyoshi chỉ muốn giữ đối thủ nguy hiểm này ở bên cạnh khi mình đi xa thôi!

Chiến dịch Sekigahara:

Năm 1598, Tokugawa Ieyasu được gọi đến bên giường của Hideyoshi để phong làm 1 trong 5 nhiếp chính (cùng với Maeda Toshiie, Uesugi Kagekatsu, Mori Terumoto và Ukita Hideie) cho con trai 4 tuổi Toyotomi Hideyori đến khi Hideyori trưởng thành.
Nhưng ngay khi Hideyoshi qua đời vào tháng 12/1598, Ieyasu lập tức liên minh với các gia tộc như nhà Date, Mogami ở phía đông, Ikeda, Asano ở phía tây để chống lại các nhếip chính khác bằng việc chiếm thành Fushimi rồi thành Osaka. Các thế lực chống đối Tokugawa Ieyasu tập trung lại dưới cờ của Ishida Mitsunari gọi là Tây Quân với lực lượng chính là nhà Mori của vùng Chugoku. Ieyasu cũng thành lập được Đông Quân để chuẩn bị chiến tranh (trong đó có Kato ở đảo Kyushu, Hosokawa ở vùng kinh đô).

Ishida Mitsunari trông cậy vào Uesugi Kagekatsu để cầm chân quân Tokugawa càng lâu càng tốt để rảnh tay thu phục hết vùng kinh đô (vùng trung Nhật quanh Kyoto) nhưng chính Kagekatsu mới là người bị cầm chân bởi Date Masamune cùng với đồng minh Mogami ở tỉnh Dewa và Mutsu tháng 8/1600. Điều đó giúp Tokugawa Ieyasu có thời gian để tập hợp quân đội ở thành Edo và tiến về kinh đô Kyoto vào tháng 10/1600. Trong khi đó, Ishida Mitsunari cố gắng thu phục thành Fushimi nhưng bị một đội quân Samurai vài trăm người quyết tử để phòng thủ làm cho chậm trễ việc tiến quân. Ko những vậy, đạo quân 15000 người bao vây nhà Hosokawa ở Inaba ko đủ nhanh để quay về kịp (thực tế là do tướng lãnh đạo kính trọng Hosokawa Fujitaka, một học giả nổi tiếng, nên cố ý chậm trễ). Về phía mình, Ieyasu cũng ko có toàn lực vì con trai Hidetada đang cầm 36000 quân vây thành Ueda ở Shinano chưa về. Nhưng 2 bên vẫn phải gặp nhau ở Sekigahara sáng ngày 21/10/1600.

May mắn cho Tokugawa Ieyasu, Tây Quân chưa bao giờ là một lực lượng thống nhất, nhờ vào tính tình tệ hại của Ishida Mitsunari, vì vậy khi trận chiến diễn ra trong sương mù thì toàn quân nhà Mori (chủ lực của Tây Quân) do Kikkawa Tsunie lãnh đạo chỉ đứng ngoài bất động vì trước đó Mitsunari đã sỉ nhục Mori Terumoto, làm cho Kikkawa Tsunie quyết định thỏa thuận riêng với Ieyasu! Và khi sương mù tan, Kobayakawa Hideaki với 16000 quân đóng trên núi Matsuo, thay vì tấn công Đông Quân lại đem binh xông vào “thủ lĩnh” của mình: Ishida Mitsunari! Trận chiến đã có kết quả, ko phải nhờ tài cầm quân hay binh sĩ của Tokugawa mà nhờ vào một liên minh tệ hại do Ishida kiến lập! Ishida cùng tùy tùng chạy thoát nhưng bị bắt và xử trảm ở Kyoto vài ngày sau, trong đó có quân sư của nhà Mori: Ankokuji Ekei (vì đã khuyên Mori Terumoto về phe Tây Quân)!

Trận chiến Sekigahara đã đưa Tokugawa Ieyasu thành người thống trị duy nhất của Nhật Bản, ngoài ra nó còn dẫn đến sự hưng thịnh hay suy sụp của các gia tộc tùy theo họ về phe nào trong chiến dịch! Ví dụ như nhà Mori bị tước một phần lãnh thổ làm giảm thu nhập từ 1200000 koku/năm xuống còn 370000 koku/năm để ban cho Maeda Toshinaga vùng đất với thu nhập 360000 koku/năm, nhà Maeda trở thành lãnh chúa giàu thứ 2 Nhật Bản chỉ sau Ieyasu; nhà Shimau ở đảo Kyushu ko bị phạt gì cả, còn nhà Chosokabe, Ukita, Miyabe thì bị tước hết lãnh thổ! Giờ chỉ còn có Toyotomi Hideyori trong toà thành vĩ đại Osaka là đủ mạnh để quấy rối Tokugawa Ieyasu.

Shogunate Tokugawa:

Năm 1603, Nhật Hoàng ban cho Tokugawa Ieyasu danh hiệu Shogun, 1 phần nhờ vào “dòng dõi Minamoto” mà Ieyasu lúc nào cũng tuyên bố! Sau đó, vị tân Shogun lui về Sumpu để sửa sang việc chính trị ở các tỉnh cũ của mình như Mikawa, Suruga và truyền ngôi Shogun cho con trai Hidetada năm 1605. Đến năm 1611, Ieyasu đem 50000 quân về Kyoto nhân dịp Nhật Hoàng Go-Yozei nhường ngôi cho thái tử Go-Mizonoo, đồng thời triệu tập các chư hầu ở miền tây Nhật ký tên vào “bản tam ước“ hứa trung thành với Edo (tức nhà Tokugawa, ko trung thành với Nhật Hoàng ở Kyoto). Sau đó, Ieyasu thảo bản Kuge Shohatto giới hạn quyền tổ chức lễ hội và nghệ thuật của các lãnh chúa năm 1613 rồi đến năm 1615 thì ban hành bản Buke Shohatto quy định bộ luật nhà Mạc. Để giữ vững triều đại thống trị của nhà Mạc (Tokugawa), Ieyasu cuối cùng ban hành lệnh Trục Xuất Đạo Thiên Chúa hoàn chỉnh, theo đó, bất cứ phần tử sùng đạo Thiên Chúa đều phải rời khỏi Nhật Bản (trong đó nổi tiếng có Takayama Ukon, đại tướng của Hideyoshi).

Giờ chỉ còn một trở ngại cho Ieyasu, Toyotomi Hideyori vẫn còn yên vị ở thành Osaka. Mặc dù có vẻ như Hideyori ko có ý định nào về việc tạo phản nhưng Ieyasu ko cho phép sự mạo hiểm nào tồn tạo trong triều đại nhà Tokugawa nhất là khi Ieyasu giờ đã già rồi. Hideyori lập tức chiêu tập ngay được một đội quân Ronin (samurai vô chủ), nhờ vào danh tiếng của cha mình cùng với lệnh ngăn cấm các lãnh chúa thu phục Ronin của Ieyasu (trong số này có nhiều danh tướng và samurai nổi tiếng)! Chiến dịch “Osaka mùa Đông” ko thu được kết quả tốt khi quân Tokugawa bị chống cự ác liệt. Ieyasu bèn dùng thám tử (đặc biệt là các ninja Iga trong đội quân của Ieyasu) dò ra vị trí phòng của phu nhân Yodo (mẹ Hideyori, con gái phu nhân Oichi) và nã đại bác vào khu vực đó của lâu đài Osaka. Hideyori phải đàm phán và Ieyasu đồng ý, giả vờ lui quân nhưng thật ra lệnh cho Honda Masazumi lấp hào nước quanh thành Osaka. Hideyori buộc phải đánh nhau và trận chiến Tennoji diễn ra ác liệt với sự chiến đấu ngoan cường của các samurai nhà Toyotomi, trận chiến ghi dấu samurai nổi tiếng Sanada Yukimura, xông tới tận trước ngựa của “ông già” Ieyasu rồi mới bị đánh lui và tự sát! Thành Osaka gần như bị phá huỷ hoàn toàn khi quân Tokugawa tràn vào, còn Toyotomi Hideyori cùng mẹ tự sát. Ieyasu ko cho phép mầm hoạ nào còn tồn tại nên con trai 2 tuổi của Hideyori bị đưa ra pháp trường!

Tokugawa Ieyasu nhanh chóng ngã bệnh sau chiến dịch “Osaka mùa Hè” và qua đời. Nhưng ko như Toyotomi Hideyoshi, Ieyasu qua đời để lại một sự vững chắc cho nền móng của nhà Mạc (Tokugawa) với 3 chi hệ ở tỉnh Kii, Owari và Mino, sẽ sẵn sàng có một người kế vị ngôi Shogun nếu dòng chính ở thành Edo ko có con trai. Các daimyo của Nhật giờ đa phần thích sống trong nhung lụa, chán cảnh chiến tranh nên họ ko còn đe doạ gì cho nhà Mạc ngày càng vững chắc. Nhưng nhà Mạc cũng là triều đại độc đoán nhất khi mọi hành vi của con người trong xã hội đều có quy định chi tiết, còn các daimyo thì cũng chịu sự chi phối trực tiếp của triều đình nhà Mạc cho đến tận khi shogun thứ 3 Iemitsu qua đời năm 1651. Ít ra, nhà Mạc cũng sẽ giữ cho nước Nhật hoà bình hơn 200 năm!

Hiếm có thủ lĩnh nào của Nhật khó đánh giá như Tokugawa Ieyasu. Một cuộc đời chinh chiến anh hùng với nhiều thăng trầm, lại còn bức tử con trưởng cùng vợ mình. Nhưng có khi lại rất chân thành l lắng cho gia đình như việc chăm sóc cháu gái (góa phụ của Toyotomi Hideyori!) tận tình làm người ta cũng cảm động. Ieyasu còn tỏ ra khá thương cảm với các chết của kẻ thù mà mình từng gọi là thằng ngốc: Takeda Katsuyori, lại còn che chở cho các tướng lĩnh nhà Takeda tránh khỏi sự trừng phạt của Oda Nobunaga. Ieyasu còn được miêu tả là rất phân minh, ko quên chỉ một câu chửi của kẻ tù nhân hồi mình còn nhỏ đến một người bạn tình nghĩa, chưa bao giờ để một tướng lĩnh dưới trướng ko được thưởng công. Ieyasu là điển hình của các Samurai cổ điển tỉnh Mikawa, ko ưa việc chơi bời hát xướng, dành hết thời gian rảnh cho việc săn bắn và bơi lội.
Là một chàng trai trẻ hiếu thắng và một ông già trầm tĩnh, Tokugawa Ieyasu ko phải lúc nào cũng chiến thắng như Uesugi Kenshin mà luôn thắng những trận chiến có bước ngoặt lớn. Cuối cùng, công lao của Ieyasu tạo cho nước Nhật một thời đại mới được đền bù bằng cách trở thành vị thần Mặt Trời của phương Đông: To-sho-gu!

Shimazu Yoshihisa(1533-1611)-chủ nhân đảo Kyushu

Cha của Shimazu Yoshihisa là Takahisa, một trong các daimyo của tỉnh Satsuma, người đã dành hết cuộc đời để chiến đấu cho quyền độc lập của nhà Shimazu ở Satsuma. Lên nối nghiệp cha năm 1566, Yoshihisa tiếp tục cuộc chiến của gia tộc mình với các daimyo khác của Satsuma và cuối cùng làm chủ cả 2 tỉnh Satsuma và Osumi. Sau khi kết nạp thêm 2 chư hầu mạnh mẽ là nhà Ikiri-in (nhà ngoại của Yoshihisa) và Togo, Shimazu Yoshihisa bắt đầu quay sang láng giềng nguy hiểm của mình: Ito Yoshisuke.

Nhà Ito kiểm soát nửa nam tỉnh Hyuga, nằm kề biên giới tỉnh Osumi, là một mối đe doạ lớn cho biên giới nhà Shimazu. Nhà Ito cũng cảm thấy ko yên tâm về daimyo mới lên này, kết quả là trận chiến Kizakihara diễn ra với chiến thắng của 300 samurai nhà Shimzau trước 3000 quân Ito năm 1572! Trận thua đó đã đưa nhà Ito hùng mạnh vào thế bị động và năm 1576, Shimzau Yoshihisa cùng các em trai dẫn 6000 quân tấn công vào tỉnh Hyuga, đánh bại Ito Yoshisuke 2 trận lớn ở Takabaru (1577) và Kamiya (1578). Ito Yoshisuke phải dẫn gia tộc chạy lên phía bắc cầu viện nhà Otomo, đang nắm chức Kyushu-Kanrei và một lãnh thổ rộng lớn cùng đội quân đông đảo.

Otomo Sorin cùng con trai, Yoshimune, liền khởi quân tiến xuống phía nam tỉnh Hyuga, chiếm lấy thành biên giới Matsuo. 2 cha con Otomo ở lại thành Matsuo, lệnh cho đại tướng Tawara lãnh đại binh tiến tới. Tawara tấn công đến thành Takajo năm 1578, do Shimazu Iehisa-em trai Yoshihisa giữ, và gặp sự chống cự dữ dội của Iehisa. Shimazu Yoshihisa lập tức triệu tập hết gia tộc Shimazu cùng chư hầu được 30000 quân tiến đến cứu thành Takajo, chạm trán với hơn 60000 quân của nhà Otomo do Tawara thống lãnh. Trận chiến Mimigawa diễn ra vô cùng ác liệt: vài tướng lĩnh nhà Shimazu hi sinh ngay khi quân Otomo tiến công, đánh sát đến dưới cờ của Yoshihisa. Yoshihisa, chứng tỏ tài lãnh đạo của mình, trấn an binh sĩ, ra sức cầm cự ko để quân Otomo tiến thêm một bước nào nữa, rồi ra lệnh cho 2 cánh vòng ra kẹp quân Otomo lại. Shimazu Iehisa lúc đó cũng mở thành Takajo xông ra trợ chiến, các samurai nhà Shimazu nhanh chóng biến trận chiến thành một cuộc truy sát, quân Otomo quăng giáp cuốn cờ trốn chạy, hàng ngàn người ngã xuống sông chết. Với hơn 20000 chiến binh Otomo đã hi sinh trong trận Mimigawa, nhà Otomo ko còn thế lực hùng mạnh một thời do chính Otomo Sorin kiến tạo nữa. Với sự suy yếu trầm trọng đó của nhà Otomo, Shimazu Yoshihisa ko lo lắng gì, ký hòa ước với Otomo Sorin, để rảnh tay mở rộng lãnh thổ, đầu tiên là tỉnh Higo (bên trái tỉnh Hyuga) với sự quy thuận nhanh chóng của các daimyo nhỏ ở đây.

Nhưng ko chỉ nhà Shimazu hưng thịnh nhờ sự suy sụp của nhà Otomo (mặc dù chính họ gây ra sự suy sụp đó ^_^), mà nhà Ryuzoji ở tỉnh Echizen, phía bắc đảo Kyushu, cũng bắt đầu nổi lên chiếm các quận còn lại của tỉnh Higo, chạm trán với nhà Shimazu. Ryuzoji Takanobu thống lãnh nhà Ryuzoji tiêu diệt các daimyo nhỏ của tỉnh Hizen, chỉ còn nhà Arima tồn tại. Arima Harunobu đã cầu viện các tu sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha để có sự hỗ trợ của họ là súng hỏa mai, cầm cự được với nhà Ryuzoji một thời gian, đến cuối cùng đành phải gửi thư cầu viện Shimazu Yoshihisa! Yoshihisa lúc này đang bận giao tranh với nhà Ryuzoji tại tỉnh Higo, ko thể giúp được gì. Mãi đến khi Arima Harunobu bị đánh lui đến mức chỉ còn một dải đất nhỏ với một thành phố cảng thì Yoshihisa mới có thể gửi viện binh đến: 2000 samurai do đại tướng Iehisa, em trai Yoshihisa lãnh đạo. Tháng 5/1584, Ryuzoji Takanobu đích thân thống lĩnh 20000 quân tấn công để tiêu diệt hoàn toàn nhà Arima. Trận chiến Okinawate chứng tỏ cho cả nước Nhật thấy một lần nữa: các samurai nhà Shimazu là những chiến binh dũng mãnh nhất Nhật Bản, với 3000 samurai (Shimazu 2000 + Arima 1000) đánh bại 20000 quân Ryuzoji, giết chết cả Ryuzoji Takanobu cùng các đại tướng nhà Ryuzoji! Nhà Ryuzoji coi như chấm hết khi người kế vị Ryuzoji Masaie ký hòa ước xin giao nộp các vùng đất chiếm được ở tỉnh Higo cho nhà Shimazu, một điều mà Yoshihisa ưng thuận để tiêu diệt đối thủ cuối cùng của mình, nhà Otomo ở tỉnh Bungo!

Otomo Sorin, già nhưng chưa lẫn, dùng kế sách cuối cùng: đích thân đến thành Osaka cầu viện Kampaku của Nhật Bản bấy giờ là Toyotomi Hideyoshi! Hideyoshi, vừa mới chiếm đảo Shikoku năm ngoái, liền ra lệnh cho Shimazu Yoshihisa ko được tiếp tục gây hấn với nhà Otomo nữa. Yoshihisa, có vẻ như hơi kiêu hãnh, thoái thác và còn kể ra trong thư về dòng họ samurai quý tộc của mình, chê bai Hideyoshi xuất thân nghèo hèn! Hideyoshi có quá đủ cớ để gây chiến, trước hết lệnh cho Chosokabe Motochika cùng với Sengoku Hidehisa, đang đóng quân trên đảo Shikoku, đem quân đổ bộ lên đảo Kyushu viện trợ cho nhà Otomo. Mặc dù được lệnh ngồi yên cầm cự chờ đại quân đến nhưng Sengoku nằng nặc đòi dẫn quân tấn công, chiếm lại một số thành trì của nhà Otomo, bất chấp sự can ngăn của Chosokabe. Có vẻ như Yoshihisa lui quân về để nghỉ ngơi nhưng ngay lập tức nhận biết hành động của Otomo cùng đồng minh, dẫn đại quân quay trở lại tấn công, đánh bại quân đồng minh trong trận chiến Hetsugigawa. Chosokabe và Sengoku, thiệt hại quân lực khá nhiều, nhổ neo quay về đảo Shikoku, bỏ lại thành Funai bơ vơ, dễ dàng rơi vào tay Shimazu Yoshihisa. Giờ đây, Shimazu Yoshihisa là chủ nhân đảo Kyushu!

Điều đó ko kéo dài lâu. 20/1/1587, đại tướng Hashiba (hay Toyotomi) Hidenaga, em trai cùng mẹ của Toyotomi Hideyoshi, đem 60000 quân đổ bộ lên đảo Kyushu cùng với đại tướng nhà Mori, Kobayakawa Takakage và 90000 quân, rồi sau đó là thêm 30000 quân của Hideyoshi đổ bộ vào tháng 2/1587. Nhà Shimazu ko thể nào đương cự với lực lượng khổng lồ này, phải lui binh liên tục về phía nam đảo Kyushu. Quân Toyotomi-Mori tiến chậm chạp dến tận tháng 6/1587 mới đến miền nam mặc dù hầu như ko gặp sự kháng cự nào của quân Shimazu, ngoại trừ một đợt quyết tử của samurai nhà Shimazu trên bờ sông Sendai vào ngày 6/6. Ngày 14/6/1587, Shimazu Yoshihisa chọn lựa đúng đắn, xuống tóc và đến trại của Hideyoshi quy hàng. Hideyoshi khá rộng rãi (mặc dù có lẽ là vì muốn dùng lực lượng hùng mạnh trên Kyushu cho chiến dịch chinh phục Triều Tiên) tha mạng cho Yoshihisa, cho nhà Shimazu được giữ lại tỉnh Satsuma, Osumi và nửa nam tỉnh Hyuga với điều kiện Yoshihisa phải nhường ngôi Daimyo cho em trai Yoshihiro. Yoshihisa nhanh chóng thực hiện và quy y ngã Phật với pháp danh Ryuhaku, trải qua cuộc đời nhàn hạ đến năm 1611 mới mất, mặc dù phải chứng kiến gia tộc mình bại trận một lần nữa trong chiến dịch Sekigahara 1600 (chưa giao chiến gì nhiều chỉ vì phe Tây Quân đã bại trên đảo Honshu; may mắn là Tokugawa Ieyasu ko trừng phạt gì nhà Shimazu như một số gia tộc ủng hộ Tây Quân).

Shimazu Yoshihisa đã dành trọn cuộc đời mình chiến đấu cho gia tộc Shimazu với những chiến công đáng nể, đưa nhà Shimazu lên ngôi bá chủ đảo Kyushu (ko lâu lắm ^_^). Mặc dù ko phải là một thiên tài quân sự bách chiến bách thắng nhưng Shimazu Yoshihisa đã kết hợp được tài dùng binh của các đại tướng nhà Shimazu (có các em trai ông như Yoshihiro, Iehisa, Toshihisa) với sự dũng mãnh thiện chiến của các samurai tỉnh Satsuma (do các tướng như Ijuin Tadamune, Niiro Tadamoto, Uwai Akitane dẫn đầu), điều đó thể hiện bản lĩnh thực sự của Yoshihisa với tư cách một daimyo.

Yamanaka Yukimori(1545-1578)-Samurai Huyền Thoại Nguyệt Thực

Ra đời với cái tên Shikanosuke vào đúng đêm nguyệt thực, Yamanaka Yukimori được cho là “con của mặt trăng” với sự dũng mãnh bẩm sinh, chém hạ đối thủ đầu tiên năm 13 tuổi. Trở thành thuộc hạ của nhà Amako, tỉnh Izumo, Yukimori đối diện với một sự suy sụp của gia chủ mình khi daimyo kiệt xuất Mori Motonari tấn công lấn chiếm dần lãnh thổ của nhà Amako. Yukimori cố sức giúp gia chủ mình khôi phục quyền lực bằng sự dũng mãnh trên chiến trường nhưng ko được nhiều thành công lắm.

Năm 1565, danh tiếng của Yukimori đã lan rộng đến nỗi khi thành Gassan-Toda, kinh đô nhà Amako, bị quân Mori bao vây thì một tướng nhà Mori là Shinagawa Daisen thách Yukimori đấu 1-chọi-1. Trận chiến diễn ra nhanh chóng, Yukimori chộp lấy đối thủ của mình, cắt lấy thủ cấp giơ lên trước ba quân “Hươu đã giết sói!” (từ “shika” trong tên “Shikanosuke” còn có nghĩa là “con hươu”, và Daisen thì cố tình đổi tên là “sói”-okami để trêu Yukimori!!)

Dù vậy thành Gassan-Toda cũng phải đầu hàng vào năm sau, nhà Amako coi như bị tiêu diệt. Nhưng cuộc chiến của Yamanaka Yukimori cẫn chưa kết thúc khi Yukimori thuyết phục được chú (họ) của daimyo Amako là Amako Katsuhisa bỏ việc tu hành, hoàn tục để khôi phục nhà Amako. Và thế là từ năm 1568, 2 chủ tớ tổ chức các lực lượng chống đối quấy phá trong tỉnh Izumo, gây ra mối thù với đại tướng Kikkawa Motoharu tài ba (con trai của Mori Motonari).

Năm 1577, Oda Nobunaga tổ chức chiến dịch tiêu diệt nhà Mori với 2 tướng lãnh đạo là Hashiba (hay Toyotomi) Hideyoshi và Akechi Mitsuhide. Mặc dù có vẻ như ko hoà lắm với Nobunaga, Yamanaka Yukimori và Amako Katsuhisa cũng cố để tham gia vào chiến dịch với Hideyoshi. Sau khi lấy thành Kozuki từ tay Bessho, Ukita Naoie ở tỉnh Bizen (đồng minh của nhà Mori) đem binh tiếp viện, may mà Yukimori đánh lui được, lấy lại thành Kozuki. Hideyoshi giao thành Kozuki cho Yukimori và Amako Katsuhisa giữ, rồi đem binh quay về bao vây thành Miki.

Mori Terumoto, có vẻ như nổi giận vì sự hiện hiện của nhà Amako ở thành Kozuki (có lẽ là do Kikkawa Motoharu xúi bẩy ^_^), dẫn 30000 quân tấn công thành Kozuki. Hideyoshi dù đang bận vây thành Miki nhưng vẫn cố gửi viện binh đến Kozuki. Nobunaga bỗng gửi lệnh cho Hideyoshi tập trung vào chiến dịch của mình, mặc kệ thành Kozuki tự sinh tự diệt! Bị áp đảo về quân số, bỏ rơi bởi đồng minh, thành Kozuki đầu hàng và Amako Katsuhisa tự sát. Yamanaka Yukimori được tha và cho giữ một vùng nhỏ ở tận phía tây vùng Chugoku nhưng bị giết khi trên đường đến đó bởi tay kẻ thù cũ ở Izumo là Kikkawa Motoharu!

Yamanaka Yukimori là một samurai nổi danh trong thế kỷ 16 ko chỉ nhờ vào võ nghệ và dũng khí trên chiến trường mà còn nhờ vào lòng trung thành và tận tụy của mình với gia chủ Amako. Việc đầu hàng ở Kozuki mặc dù có giảm chút danh tiếng cua Yukimori nhưng ko thể lu mờ hình ảnh của chàng “samurai dưới ánh trăng lưỡi liềm”!

Akechi Mitsuhide(1526-1582)-Thi Sĩ Samurai

Là con trai của Akechi Mitsukuni ở tỉnh Mino, Akechi Mitsuhide trước theo phò nhà Saito ở tỉnh Mino rồi sau theo nhà Asakura ở tỉnh Echizen khi nhà Saito bị Oda Nobunaga diệt. Năm 1566, vì Asakura Yoshikage cuối cùng ko thể giúp Shogun-lang-thang Ashikaga Yoshiaki nên Akechi Mitsuhide theo phò Yoshiaki, trở thành hộ vệ-người truyền tin cho Yoshiaki. Sau khi Yoshiaki được Oda Nobunaga chấp nhận hỗ trợ thì Akechi Mitsuhide hiển nhiên thành một tướng dưới trướng Nobunaga, nhanh chóng chứng tỏ tài năng lãnh đạo của mình và được Nobunaga trọng dụng.

Năm 1577, khi tuyên chiến với nhà Mori và mở chiến dịch xâm lược vùng Chugoku, Oda Nobunaga lệnh 2 đại tướng đắc lực của mình là Akechi Mitsuhide và Hashiba (hay Toyotomi) Hideyoshi lãnh đạo 2 cánh quân chủ lực. Akechi được giao cánh quân phía bắc, tiến theo bờ biển bắc của vùng Chugoku, chiếm tỉnh Tamba và Tango. Đồng thời một sự kiện được cho là nảy mối hiềm khích giữa Mitsuhide và Nobunaga diễn ra: sau khi Mitsuhide thuyết phục nhà Hatano tỉnh Tamba đầu hàng và đưa 2 thủ lĩnh của họ về kinh đô Kyoto, Nobunaga bỗng ra lệnh chém 2 người! Nhà Hatano giận dữ vì sự tráo trở này, làm cách nào đó bắt được mẹ của Akechi Mitsuhide và hành hạ bà ta đến chết! (nhưng dường như điều đó có vẻ hơi bất thường nên ta có thể coi đó như là một sử liệu để tham khảo hơn là sự thật) Có vẻ như Nobunaga ko thích đại tướng đắc lực của mình vì tài làm thơ của Mitsuhide và đặc biệt còn công khai chỉ trích nhiều lần, có lẽ vì chiến dịch xâm lược khu bắc Chugoku ko thành công của Mitsuhide, hoặc là Mitsuhide vốn thù Nobunaga từ khi Nobunaga tiêu diệt chủ nhân cũ của mình là nhà Asakura ở tỉnh Echizen; nhưng có thể chắc chắn một điều là 2 người ko thể ưa gì nhau được.

Năm 1582, Hashiba Hideyoshi cầu viện binh khi phải đối diện với toàn quân nhà Mori. Oda Nobunaga lập tức lệnh cho tất cả các tướng lĩnh của vùng cận kinh đô Kyoto cất bản bộ binh đi viện trợHideyoshi, trong đó có 10000 quân của Akechi Mitsuhide. Cuộc chuyển binh làm cho 2000 quân hộ vệ thường trực của Nobunaga chỉ còn 100 người. Và ngày 20/6/1582, khi Nobunaga đang ở chùa Honno-ji, Akechi Mitsuhide đem binh bao vây và giết chết Nobunaga! Sau đó, Mitsuhide lập tức giết hết tất cả họ hàng của Nobunaga trong phạm vi cho phép, thậm chí đốt hạ thành Azuchi, rồi tự lập làm Shogun! Điều đó có lẽ ko đem lại tiếng tốt gì nên ko có gia tộc nào ở kinh đô ủng hộ Mitsuhide cả. Ko may cho Mitsuhide, trông mong cuối cùng của Mitsuhide, là nhà Mori sẽ giữ chân được Hashiba Hideyoshi đủ lâu cho mình củng cố thế lực, tan thành may khói khi người mang tin cái chết của Nobunaga đến tỉnh Bitchu và bị Hideyoshi bắt được. Hideyoshi hành quân mau chóng về Kyoto sau khi hòa đàm với Mori Terumoto và 2 bên gặp nhau tại Yamazaki ngày 2/71582. Akechi Mitsuhide đại bại và bỏ chạy nhưng bị giặc cướp bắt được, đánh đến chết, trở thành Shogun-13-ngày!

Có lẽ Akechi Mitsuhide sẽ trở thành 1 trong những người nổi tiếng nhất của lịch sử Nhật Bản nếu ko phản phúc vào cuối cùng. Với tài năng cả trong quân sự và chính trị, Mitsuhide hoàn toàn có thể đối chọi với Toyotomi Hideyoshi và thậm chí cả với Tokugawa Ieyasu tài ba, lập nên một trang sử riêng vẻ vang cho mình. Nhưng cuối cùng, Mitsuhide qua đời trong cảnh trốn chạy, với tư thế một phản thần, để lại một bí mật lớn về nguyên nhân chính xác tại sao lại tấn công Nobunaga cũng như Mitsuhide đã định làm gì sau đó!

Shibata Katsuie(1530-1583)-Đại Tướng Trung Thành Của Nobunaga

Ngay từ lúc còn trẻ, Shibata Katsuie đã là một tướng lĩnh của nhà Oda, thậm chí từng hợp mưu tạo phản với em trai của Oda Nobunaga là Nobuyuki và tướng Hayashi, nhưng có lẽ vì sợ suy yếu nhà Oda nên Nobunaga đã tha cho Shibata Katsuie. Và có lẽ cũng chính từ điều này mà Shibata Katsuie dường như là một trung thần nhất mực của nhà Oda, đặc biệt là của Nobunaga, đến ngày cuối đời!

Bắt đầu từ những ngày Oda Nobunaga chỉ mới là một daimyo của tỉnh Owari, Shibata Katsuie luôn là một đại tướng quan trọng của Nobunaga, tham gia nhiều trận chiến như trận Okehazama (với Imagawa Yoshimoto) và các trận chiến với nhà Saito tỉnh Mino. Đến năm 1567, Katsuie được giao trách nhiệm quan trọng là lãnh quân đi tiên phong dẹp 2 gia tộc Miyoshi và Matsunaga để mở đường cho Nobunaga đưa shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki về kinh đô Kyoto. Năm 1570, Katsuie lại thể hiện mình trong trận chiến giữ thành Chokoji: với chỉ 400 quân, Katsuie quyết tử tấn công hơn 4000 quân của Rokkaku, ác liệt đến nỗi Rokkaku phải kui binh!

Sau khi nhà Asai và Asakura đều bị tiêu diệt vào năm 1573, Katsuie được giao cho giữ tỉnh Echizen của nhà Asakura, rồi còn được ban thưởng công nương Oichi, em gái của Nobunaga, làm vợ. Chính xác mà nói thì phải là Nobunaga “trả lại vợ” cho Katsuie vì 2 người vốn đã kết hôn, nhưng vì lí do ngoại giao, năm 1563 Nobunaga đã “đòi” Oichi lại để gả cho Saito Nagamasa, chủ nhân tỉnh Mino, mà sau này bị chính Nobunaga giết chết năm 1573! (Có lẽ vì điều “thiệt thòi” này mà Nobunaga đặc biệt ưu đãi Katsuie chăng? ^_^)

Ở tỉnh Echizen, Katsuie chỉ có chút nghỉ ngơi sau khi đóng bản doanh ở thành Kita-no-sho rồi phải đánh dẹp cái chiến binh Ikko-Ikki từ Hongan-ji, và còn phải đem binh trợ giúp Nobunaga (hay chính xác hơn là trợ giúp Tokugawa Ieyasu) trong trận chiến Nagashino (1575) nổi tiếng. Năm 1577, cùng với Maeda Toshiie và Sassa Narimasa, Katsuie lãnh quân tiến lên phía bắc, thâm nhập vào tỉnh Kaga, đánh bại lực lượng “dân quân tự vệ sùng tín” Ikko-Ikki ở đây, nhưng rồi bị chặn lại bởi “con rồng Echigo”, Uesugi Kenshin và các samurai thiện chiến của tỉnh Echigo! Shibata Katsuie được “vinh hạnh có mặt” trong trận đại bại Tedorigawa trước Kenshin (^_^) và bắt đầu chuỗi giao tranh giữa Katsuie với nhà Uesugi, may mắn là Uesugi Kenshin đã qua đời năm 1578 sau trận Tedorigawa! Đáng chú ý là từ khi nhận lãnh thổ riêng là tỉnh Echizen năm 1573, Shibata Katsuie chưa bao giờ bị thuyên chuyển đi vòng vòng các tỉnh khác như hầu hết các tướn lĩnh của Nobunaga được đất phong! Có lẽ cũng vì Nobunaga tin tưởng tài năng của Katsuie để giữ yên mặt bắc chống lại nhà Uesugi hoặc là Nobunaga đặc biệt ưu ái “em rể” mình (mặc dù đã giết ko nương tay “ông em rể hờ” là Saito Nagamasa ^_^). Nhà Uesugi rơi vào nội chiến giành quyền kế vị đến khi Uesugi Kagekatsu lập lại được ổn định thì Shibata Katsuie, Maeda Toshiie và Sassa Narimasa đã chiếm trọn tỉnh Etchu tiến sát biên giới tỉnh Echigo năm 1581.

Ngày 18/6/1582, Shibata Katsuie chiếm được thành Uzu từ tay nhà Uesugi, làm dấy động quân Uesugi, thế là Katsuie bị kẹt với cuộc chiến này và chỉ có thể giương mắt nhìn (hay chính xác hơn là dỏng tai nghe báo cáo ^_^) Oda Nobunaga bị Akechi Mitsuhide giết chết (20/61582) rồi Hashiba (Toyottomi) Hideyoshi đánh bại Akechi ở Yamazaki (2/7/1582)! “Thành tích trả thù” này đã đưa Hideyoshi lên thành nhân vật số một của nhà Oda. Và trong “hội nghị Kiyosu”, Shibata Katsuie thất bại trong cuộc tranh giành với Hideyoshi về nhân vật thừa kế Nobunaga vì Katsuie ủng hộ Oda Nobutaka, con thứ 3 của Nobunaga, còn Hideyoshi ủng hộ Oda Samboshi, cháu đích tôn của Nobunaga mới sinh (có lẽ để dễ thao túng)! Katsuie ko còn cách nào hơn là trở về tỉnh Echizen mưu tính, sau khi nhận lấy phần bắc tỉnh Omi vào lãnh thổ theo kết quả chia chác (^_^), vì 3 nhiếp chính Kyoto còn lại đều ủng hộ Hideyoshi. Ko nói thì cũng biết quan hệ giữa Shibata Katsuie và Hashiba Hideyoshi càng lúc càng xấu, chiến tranh là ko thể tránh khỏi vì vậy 2 bên lo tìm kiếm đồng minh. Katsuie trước tiên đã có sự ủng hộ của Oda Nobutaka ở lâu đài Gifu, bản doanh nhà Oda, rồi Takigawa ở tỉnh Ise cũng bắt tay hợp tác. Tương đối thì Katsuie có lợi thế hơn Hideyoshi khi bộ ba đồng minh của Katsuie giữ 3 khu vực trọng yếu trên con đường cắt ngang vùng trung Nhật, nhưng đồng thời, Katsuie cũng thất vọng khi Tokugawa Ieyasu, tỉnh Mikawa, tuyên bố giữ vị trí trung lập cùng với Maeda Toshiie ở tỉnh Noto.

Nhưng Shibata Katsuie ko có những đồng minh đáng trông cậy. Tháng 12/1582, Oda Nobutaka ở lâu đài Gifu, rơi vào bẫy khiêu khích của Hideyoshi, tuyên chiến trong khi tỉnh Echizen đang ngập đầy tuyết và Katsuie ko thể nào xuất binh hỗ trợ. Takigawa ở tỉnh Ise đành phải đem quân trợ chiến Nobutaka và cả 2 bị hạ nhanh chóng vừa khi tuyết tan. Katsuie vẫn chưa chịu thua, lệnh cho đại tướng Sakuma Morimasa tấn công vào hàng rào phòng thủ phía bắc của Hideyoshi ở tỉnh Omi, mọi chuyện thuận lợi cho đến khi Sakuma gặp sự kháng cự quyết liệt ở thành Shizugatake, giằng co đủ thời gian cho Hideyoshi tiến quân đến phía bắc, đánh bại quân của Sakuma nhanh chóng trong trận chiến Shizugatake, bắt sống cả Sakuma và 2 con nuôi của Katsuie. Quân thua trận chạy về đến Kita-no-sho báo tin và Shibata Katsuie thấy sự thất bại trước mắt, nhận lời giao trả công nương Oichi và 3 con gái (của Oichi và Saito Nagamasa) cho Hideyoshi. Mặc dù vậy, công nương Oichi đã quyết định ở lại bên Shibata Katsuie và cùng nhau tự sát trong lâu đài Kita-no-sho rực lửa. Sau đó, Oda Nobutaka cũng tự sát theo.

Là một đại tướng tài ba dưới trướng của Oda Nobunaga, Katsuie cũng là người ủng hộ trung thành nhất của Nobunaga đến tận sau khi Nobunaga qua đời. Mặc dù Katsuie có lẽ là một samurai danh dự hoặc là một người nghĩa khí, nhưng lại được biết đến nhiều hơn ở quan hệ với công nương Oichi và được coi như một người em rể trung thành và thân cận của Nobunaga.

Akokuji Ekei(mất năm 1600)-Quân Sư nhà Mori

Là một thầy tu tẻ của vùng Chugoku, Ekei (pháp danh) được daimyo kiệt xuất của nhà Mori là Motonari để mắt đến. Ekei trở thành quân sư thân cận của Motonari mà theo sử gia, chính là một phần ko nhỏ về thiên tài trong quân sự của Motonari với các chiến thắng liên tục, cuối cùng làm chủ 9 trong 11 tỉnh của vùng Chugoku.

Năm 1572, Mori Motonari qua đời. Ekei ra đi chu du thiên hạ một thời gian, đánh bạn với Kinoshita (Toyotomi) Hideyoshi một thời gian ở tỉnh Mino rồi quay trở về với nhà Mori, trở thành quân sư cho Mori Terumoto. Terumoto cho Ekei làm trụ trì ở chùa Anoku-ji và thường triệu đến để hỏi về các vấn đề quan trọng, có lẽ chính Ekei là người đã khuyên bảo Terumoto giữ đúng lời hứa với ông nội quá cố (Motonari) là ko mở rộng lãnh thổ nữa để tránh sinh linh đồ thán. Đến khi cuộc chiến nổ ra giữa nhà Oda với nhà Mori, hay chính xác hơn là giữa Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi với nhà Mori, thì Ekei trở thành trung gian hòa giải cùng với Kobayakawa Takakage để cho Hashiba Hideyoshi rút quân năm 1582 (về để báo thù cho Nobunaga).

Sau khi Hideyoshi làm chủ nhà Oda năm 1584, bắt đầu thống nhất nước Nhật thì chính Ekei là người đại diện hòa giải để nhà Mori trở thành chư hầu cho Hideyoshi, mặc dù được coi như là một đồng minh thân cận ở vùng Chugoku. Ekei được Hideyoshi thưởng cho tỉnh Iyo trị giá 60000 koku sau chiến dịch xâm lược đảo Shikoku, từ đó trở thành một trong những quân sư thân cận nhất của Hideyoshi (cùng với học giả nổi tiếng Hosokawa Fujitaka). Trong chiến dịch Odawara (1590), Ekei xuất hiện với tư cách quân sư của liên quân trong đại trại, rồi đến 2 chiến dịch Triều Tiên (1592-93; 1597-98) thì là quân sư của quân Mori tham chiến. Các bức thư của Ekei cho Terumoto chứng tỏ rõ rằng Ekei ko chỉ đơn thuần là một quân sư của nhà Mori, mà thực tế, Terumoto xem ý kiến của Ekei như của ông nội mình Motonari(tức là gần như “thượng phụ” đó ^_^)!

Nhưng cũng chính điều đó đã dẫn đến sự thất bại của nhà Mori. Năm 1600, Đông-Tây quân bắt đầu tìm kiếm đồng minh cho chiến dịch Sekigahara. Và Ekei khuyên Mori Terumoto ngả về phía Ishida Mitsunari-Tây quân, cũng khá rõ ràng cho quan điểm của Ekei: nếu ngả về Tokugawa Ieyasu thì bất quá nhà Mori cũng chỉ là một chư hầu mạnh ở phương Tây, còn nếu cùng với Ishida đánh bại Ieyasu thì nhà Mori gần như có trong tay ngôi vị Shogun! Nhưng tiếc cho sự trông cậy của Ekei: Ishida Mitsunari ko phải là người sáng suốt lắm hay ko muốn nói là hơi ngu si! Quan hệ tệ hại của Ishida làm cho Kikkawa Hiroie, thống lĩnh 25000 quân Mori, lực lượng chủ lực của Tây Quân, quyết định thỏa thuận ngầm với Tokugawa Ieyasu. Sự bất đông của đại quân Mori mở đầu cho thất bại của Tây Quân trong trận Sekigahara và kết thúc bằng sự phản bội của Kobayakawa Hideaki! Ekei nhận ra thất bại và nhanh chóng bỏ chạy nhưng bị bắt lại trên thuyền.

Tokugawa Ieyasu ko đối xử tốt với Ekei lắm, vì dù sao, Ieyasu cũng cần ai đó để chém đầu thị chúng chứ! Vài ngày sau trận chiến, Ankokuji Ekei bị xử trảm ở Kyoto cùng với Ishida Mitsunari và Konishi Yukinaga.

Là một “tiểu tăng” ưa thích của Mori Motonari, Ekei đã gây nên sự sùng Phật của nhà Mori, và có lẽ đã bắt đầu sự ủng hộ của nhà Mori với các Ikko-Ikki ở Hongan-ji. Ekei đã đóng góp trí tuệ sáng suốt của mình trong suốt cuộc chiến của nhà Mori và điều đó giúp ko ít cho thành công của họ. Tuy nhiên, cuối cùng thì về theo phe bại trận ko bao giờ là một ý kiến sáng suốt cả, chính sự “ngu đột xuất” này đã giết chết quân sư nổi tiếng Ankokuji Ekei!

Kikkawa Motoharu(1530-1586) và Kobayakawa Takakage(1532-1596): Lưỡng Giang nhà Mori
Vốn là 2 con trai thứ của Mori Motonari, ở tuổi trưởng thành năm 1550, Motonari sắp xếp cho 2 người thành con nuôi của 2 gia tộc mạnh ở tỉnh Aki là nhà Kikkawa và nhà Kobayakawa. Thế là 2 người danh chính ngôn thuận thành thủ lĩnh 2 gia tộc mạnh của tỉnh Aki, hỗ trợ nhà Mori trên con đường thống nhất vùng Chugoku.

Kikkawa Motoharu chứng tỏ tài năng trên chiến trường của mình ko thua kém gì người cha tài ba Mori Mononari và nhanh chóng trở thành đại tướng nhà Mori cùng với 2 anh em của mình: anh cả Mori Takamoto và em trai Kobayakawa Takakage. Sau khi Takamoto qua đời bất ngờ, 2 người trở thành trụ cột chính của nhà Mori, đánh thắng hàng trăm trận chiến trong đó các trận như Miyajima (1555) đoạt lấy quyền lực trong tay nhà Ouchi, chiến dịch Gassan-Toda (1563-66) tiêu diệt nhà Amako, các trận chiến giành quyền kiểm soát thành Moji trên tỉnh Bizen trong tay nhà Otomo trên đảo Kyushu(1557-63), rồi trận chiến Torisaka trên tỉnh Iyo ở đảo Shikoku,…Các trận chiến này diễn ra với cặp bài trùng 2 anh em Kikkawa Motoharu-Kobayakawa Takakage chiến đấu bên nhau với “Motoharu là tay chân, Takakage là cái đầu”.

Sau khi làm chủ Chugoku, Motoharu được giao 2 tỉnh Izumo và Hoki, còn Takakage trở thành quân sư cho cháu ruột Mori Terumoto ở tỉnh Aki. 2 người trở thành “Lưỡng giang của nhà Mori”(“kawa” trong tên 2 người có nghĩa là “sông”). Đến khi nhà Mori quy thuận Toyotomi Hideyoshi thì 2 người tiếp tục chiến đấu cho nhà Mori dưới danh nghĩa chư hầu của Hideyoshi với các chiến dịch xâm lược đảo Shikoku (1585), đảo Kyushu (1587). Kikkawa Motoharu mất năm 1586 sau chiến dịch Shikoku, để lại lãnh thổ cho cháu trai Kikkawa Hiroie vì con trai Motonaga mất ngay vào năm 1587. Kikkawa Hiroie trở thành trụ cột duy nhất của nhà Mori vì sau chiến dịch Kyushu thì ông chú Kobayakawa Takakage được Hideyoshi ban cho 2 tỉnh Echizen và Hizen trên Kyushu. Takakage mất vào năm 1596, trước khi chiến dịch Triều Tiên lần 2 (1597-98) bắt đầu.

Kikkawa Motoharu và Kobayakawa Takakage là 2 đại tướng tài ba của thời Sengoku, trải qua hàng trăm trận chiến ghi dấu ấn chiến thắng. Đặc biệt hơn nữa, họ luôn cống hiến trung thành và tận tụy với nhà Mori, với gia tộc “gốc” của mình. Câu chuyện về 3 chiếc đũa của 3 anh em nhà Mori chính là nguồn gốc của biểu tượng Daimyo nhà Mori: “Nhất cội Tam tú” (là 1 đường gạch ngang và 3 chấm phía dưới, ko biết)

Mori Terumoto(1553-1562)-Daimyo nhà Mori cuối thời Sengoku

Terumoto tiếp nhận cơ nghiệp 9 tỉnh vùng Chugoku từ tay ông nội tài ba Motonari của mìn, có lẽ là một trách nhiệm hơi to lớn cho Terumoto cũng như Takeda Katsuyori đảm nhận lãnh thổ của người cha Shingen tài ba. Nhưng Terumoto khác với Katsuyori, Terumoto có sự hỗ trợ tuyệt vời về quân sự của 2 người chú tài ba Kikkawa Motoharu và Kobayakawa Takakage cùng với các ý kiến về chính trị đúng đắn của lão thần Ankokuji Ekei. Trong suốt cuộc chiến với nhà Oda, hay chính xác với Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi, Terumoto chỉ tấn công có 1 lần là trong trận chiến Kozuki.

Nhưng có lẽ Terumoto cũng có một quyết định sáng suốt là quy thuận Hideyoshi, trở thành tiên phong trong chiến dịch chinh phục đảo Shikoku và Kyushu, rồi đóng vai trò quan trọng trong 2 chiến dịch Triều Tiên. Nhà Mori nhờ đó mà trờ thành một lãnh chúa cực mạnh vào sau thời Sengoku và khi Hideyoshi qua đời năm 1598, Mori Terumoto làm chủ một lãnh thổ rộng lớn giàu mạnh (chỉ thua Tokugawa Ieyasu) với thu nhập 1,2 triệu koku/năm (1 koku tương đưong lượng lương thực đủ nuôi sống một người đàn ông trong 1 năm), được Hideyoshi phó thác con côi, là 1 trong 5 nhiếp chính với quyền lực mạnh thứ 2, chỉ thua Tokugawa Ieyasu vì Maeda Toshiie, người mà Hideyoshi trước khi qua đời cho là sẽ đương cự nổi với Ieyasu, đã qua đời ngay sau Hideyoshi vào năm 1599.

Nhưng cũng chính Terumoto đem lại sự suy sụp cho nhà Mori khi quyết định nghe lời Ankokuji Ekei về phe Tây quân trong chiến dịch Sekigahara năm 1600. Nắm giữ lực lượng chủ lực của Tây quân, Terumoto được bầu làm “Tổng chỉ huy” nhưng do dự về việc lãnh đạo lực lượng này, kết quả là Ishida Mitsunari nắm lấy chức vụ, bảo Terumoto ở giữ thành Osaka. Điều này làm cho đại tướng Kikkawa Hiroie ko vừa ý, khuyên Mori Terumoto bí mật thương lượng với Tokugawa Ieyasu để chuyển phe. Trận chiến Sekigahara ngày 21/10/1600 chứng kiến cảnh 25000 quân Mori, xương sườn của Tây Quân, đứng bất động ko thèm tham chiến, trước khi Kobayakawa Hideaki, thống lĩnh 16000 quân, cũng quyết định tạo phản, trợ giúp Đông Quân.

Thế nhưng khi Tokugawa Ieyasu đến thành Osaka, lại tuyên bố rằng Terumoto đã ko tỏ ra một người đáng tin cậy vì vậy bắt nhà Mori phải nhường một phần lãnh thổ của mình (gồm 5 tỉnh, có cả tỉnh Aki, quê hương nhà Mori) cho Kikkawa Hiroie! Nhà Mori chỉ còn thu nhập 360000 koku/năm, ko còn là một gia tộc mạnh thứ 2 nước Nhật nữa. Mori Terumoto đi tu, theo nhiều người, là để sám hối những sai lầm của mình trong quá trình thống lĩnh nhà Mori.

Nhận được một di sản khổng lồ của ông nội Mori Motonari, bao gồm cả sự trợ giúp về văn (Ekei) lẫn võ (“Lưỡng Giang”), tuy nhiên, Mori Terumoto ko phải là một Daimyo được như ông nội mình, chỉ thừa hưởng được khả năng chiêu dụ nhân tài nhưng dường như ko sử dụng tốt khả năng đó. Terumoto dường như thực hiện đúng lời hứa ko mở rộng lãnh thổ với ông mình nhưng có lẽ chính xác hơn, Mori Motonari tài ba đã nhận thấy sự yếu kém trong lãnh đạo của cháu mình và ko muốn Terumoto đi tìm rắc rối về cho nhà Mori!

Sanada Yukimura(1567-1615)-thủ lĩnh của Hàng Rào Sanada thành Osaka

Yukimura là con trai thứ của Sanada Masayuki-một trong “Shingen Nhị Thập Tứ Tướng”. Sinh ra trong thành Ueda tỉnh Shinano, Yukimura đáng lẽ là một tướng lĩnh của nhà Takeda đến khi Masayuki quyết định rời bỏ nhà Takeda, do Katsuyori lãnh đạo, giống như đa phần các tướng lĩnh khác trong thời kỳ suy tàn của nhà Takeda. Nhà Sanada mở rộng lãnh thổ sang phía đông, chiếm lấy Numata, ở tỉnh Kozuke năm 1580 từ tay nhà Hojo. Nhà Sanada yên phận trung lập cho đến khi Takeda Katsuyori tự sát năm 1582, lãnh thổ nhà Takeda rơi vào tay Tokugawa Ieyasu năm 1583 (nhân cuộc nội chiến giữa Toyotomi Hideyoshi và Shibata Katsuie).

Tokugawa Ieyasu e ngại một xung đột với láng giềng Hojo Ujimasa ở vùng Kanto nên ký hòa ước nhường một phần lãnh thổ của nhà Takeda cho nhà Hojo, trong đó có lãnh thổ của Sanada Masayuki. Masayuki chỉ trích Ieyasu là hèn nhát, làm Ieyasu nổi giận gửi quân đến đánh nhưng bại trận tại thành Ueda. Sanada Masayuki e ngại vị trí trung lập của mình sẽ bị đe dọa bởi các láng giềng hùng mạnh nên gửi con trưởng là Sanada Nobuyuki cho Ieyasu làm con tin, rồi gửi con thứ là Sanada Yukimura cho nhà Uesugi ở tỉnh Echigo làm con tin. Yukimura ở với Uesugi Kagekatsu suốt thời gian cho đến khi nhà Sanada tuyên bố về phe Tây Quân trong chiến dịch Sekigahara-tức là đồng minh với nhà Uesugi, nên Yukimura được tha về thành Ueda chuẩn bị chiến tranh với Đông Quân.

Tháng 10/1600, khi bắt đầu chiến dịch, Tokugawa Ieyasu đích thân dẫn quân tiến về phía Tây, giao một cánh quân 38000 người cho thế tử Tokugawa Hidetada (sau này là Shogun thứ 2 của nhà Mạc). Ban đầu Hidetada được giao nhiệm vụ tấn công nhà Uesugi để Ieyasu rảnh tay tiến về phương Tây nhưng sau vì liên quân Date-Mogami làm việc đó quá tốt nên Hidetada được gọi về cùng tiến đến tỉnh Mino hội quân (ở Sekigahara). Trên đường đi, Hidetada bỗng nổi giận về sự bất phục của nhà Sanada ở thành Ueda, liền tấn công định lấy thành trước rồi đến Sekigahara sau. Sanada Yukimura cùng cha là Masayuki chống cự vô cùng quyết liệt, giữ vững thành Ueda, từ đó làm chậm trễ cuộc tiến quân của Hidetada và khi trận chiến Sekigahara diễn ra thì Tokugawa Ieyasu chỉ có nửa quân lực của mình, may là vẫn thắng nhờ sự bất đồng nội bộ của Tây Quân. Thế là đại quyền vẫn về tay Ieyasu và nhà Sanada bị tước hết lãnh thổ vì về phe địch quân chống lại “Shogun tương lai”, đày đến Kudoyama, tỉnh Kii.

Yukimura sống cuộc sống ẩn dật nhưng ko chịu đầu hàng quyền lực của nhà Mạc (Tokugawa), cùng với đội ninja phái Koga thân cận đến trú ngụ ở chùa Kunoichi-ryu. Cơ hội khôi phục danh tiếng cho gia tộc Sanada trở lại khi Toyotomi Hideyori tuyên chiến nhà Mạc ở thành Osaka năm 1614, làm cho Tokugawa Ieyasu bắt đầu chiến dịch “mùa đông Osaka”. Làn sóng các Ronin và samurai vẫn trung thành với nhà Toyotomi đổ về thành Osaka, trong đó có Sanada Yukimura cùng 10 cận vệ dũng mãnh, các Jyuyuushi. Yukimura cho xây dựng thành Sanada làm vệ tinh cho thành Osaka, ngăn cản các đợt tấn công trực diện của quân Tokugawa, được gọi là “Hàng Rào Sanada” của thành Osaka. Chiến dịch mùa đông tạm ngưng khi 2 bên đàm phán nhưng Ieyasu lật lọng vào phút cuối, lợi dụng lấp hào quanh thành, dẫn đến trận ác chiến Tennoji (chùa Tenno). Dù cho quân Toyotomi thất bại tơi tả nhưng Sanada Yukimura vẫn dùng sự dũng mãnh của mình xông thẳng đến trước mặt Ieyasu 3 lần đến khi bị đẩy lui, bao vây và kiệt sức, Yukimura rút gươm tự sát.

Một samurai dũng mãnh nhưng lại luôn đứng về phe thất bại trong 2 cuộc tranh hoành sau thời Sengoku. Yukimura thể hiện phong cách của một samurai chân chính bằng sự dũng cảm, tài năng trên chiến trận và lòng trung thành một cách danh dự.

Kato Kiyomasa(1562-1611)-Kishokan

Xuất thân cùng quê với Toyotomi Hideyoshi, Kato Kiyomasa trở thành thuộc hạ của Hideyoshi và nổi lên trong trận chiến Shizugatake với tư cách 1 trong “7 ngọn giáo”, trận chiến quyết định thắng bại giữa Hideyoshi và Shibata Katsuie. Tham gia vào chiến dịch Shikoku 1586 và Kyushu 1587, Kato Kiyomasa lại nổi danh một lần nữa khi đánh bại đại tướng Niiro Tadamoto nhà Shimazu, trong trận chiến Sendaigawa, 1-chọi-1. Thu phục xong Kyushu, Kiyomasa được giao lãnh thổ rộng lớn với thu nhập 250000 koku/năm ở Higo. Nhưng Kiyomasa gây hiềm khích với Konishi Yukinaga láng giềng của mình về việc bài đạo Thiên Chúa trong khi Konishi theo Thiên Chúa giáo!

Mặc dù vậy, cả 2 lại là đại tướng dẫn đầu chiến dịch chinh phục Trung Hoa, mà trong vòng 2 tháng đã đánh bại Triều Tiên như chẻ tre, tiến đến tận biên giới Trung Hoa năm 1592. Nhưng Kato Kiyomasa phải chiến đấu ác liệt với quân Trung Hoa cùng du kích Triều Tiên trong khi hải quân Nhật bị đánh tơi tả trên biển và phải rút lui vì cạn lương. Chiến dịch lần 2 năm 1597 còn tệ hại hơn khi Kiyomasa cùng Asano Yukinaga cạn lương thực nhưng vẫn phải chống cự trong vòng bao vây nhiều tháng liền và đến khi hòa ước kí kết mới lui được.

Sau khi Toyotomi Hideyoshi qua đời năm 1598, với tư cách một thuộc hạ trung thành và 1 người bạn của Hideyoshi, đáng lẽ Kato Kiyomasa phải về phe Tây Quân nhưng có 2 điều làm Kiyomasa chạy sang Tokugawa Ieyasu: 1-Ishida Mitsunari bị hầu như mọi tướng lĩnh nhà Toyotomi ghét vì khi được cử đi giúp đỡ và coi xét chiến sự Triều Tiên 2 (1597-1598) thì Mitshunari đổ tội bại trận lên đầu các tướng lĩnh, cũng vì việc đó mà Kiyomasa bảo Mitsunari là “con buôn giỏi dính mũi vào chiến sự”; 2-trong lực lượng Tây Quân có Konishi Yukinaga! Mặc dù hải quân của Konishi có giúp đỡ chút ít cho Kato Kiyomasa trong chiến dịch Triều Tiên 1 (1592-94) nhưng 2 bên vẫn chẳng ưa nhau, có lẽ vì sự khác biệt quan điểm tôn giáo! Khi chiến dịch Sekigahara diễn ra, Kiyomasa chiếm được một số lâu đài của Konishi rồi định xâm lược lãnh thổ nhà Shimazu trước khi Tokugawa Ieyasu lệnh cho ngưng lại. Vì sự ủng hộ Đông Quân, Kiyomasa được giao phần lãnh thổ phía nam tỉnh Higo (do Konishi bị xử trảm sau chiến dịch) nâng thu nhập lên 500000 koku/năm.

Kato Kiyomasa mất năm 1611, có lẽ do Ieyasu nhúng tay vào để bảo đảm tiêu diệt một lực lượng trung thành với nhà Toyotomi, nhưng đa phần khả năng là do bệnh “giang mai Trung Quốc” mà nhiều chiến tướng nhiễm phải sau 2 chiến dịch Triều Tiên. Sau này, con trai của Kato Kiyomasa bị Shogun thứ 3 của nhà Mạc kết tội mưu phản và bị đi đày.

Kato Kiyomasa là một tướng quân samurai tài ba dũng mãnh. Kiyomasa chỉ là một tướng lĩnh ko hơn ko kém: đã ra lệnh cho các tướng rằng thơ từ ca phú , hát múa là một điều xấu hổ với 1 samurai, những ai tham gia trò đó thì nên tự sát để rửa nhục! Kiyomasa là một chiến binh dũng mãnh nhưng tàn ác, chỉ yêu thích chiến trận và chém giết-phản ánh qua việc tiêu khiển bằng trò cầm thương săn hổ khi ở Triều Tiên! Cũng vì vậy mà Kato Kiyomasa thường được gọi bằng biệt danh: Kishokan hay “Tướng Quân Quỷ Dữ”!

Date Masamune(1566-1636)-Độc Nhãn Long

Sinh vào tháng 9/1566, Masamune là con trai trưởng của Date Terumune, một trong các daimyo hùng mạnh của tỉnh Mutsu (ở cực bắc Nhật), và được khai sinh với tên Botenmaru. Sau Terumune giã từ binh nghiệp năm 1584, Masamune trở thành thủ lĩnh nhà Date và đối diện với sự phản bội của một cựu tướng nhà Date tên Ouchi Sadatsuna. Masamune cho Ouchi thấy tài năng của mình trong trận chiến Otemori và bắt Ouchi trả giá đắt cho sự phản bội.

Đối thủ truyền kiếp của nhà Date là nhà Hatakeyama liền cố tìm cách giảng hòa với Masamune nhưng vô hiệu. Hatakeyama Yoshitsugu đành phải liên lạc với Date Terumune, mời đến ăn tiệc bàn việc giảng hòa, rồi bắt sống Terumune! Date Masamune liền tấn công nhà Hatakeyama và 2 bên gặp nhau trên bờ sông Abukuma. Terumune bảo con trai mình cứ tấn công bất kể an nguy của mình nhưng Masumune chần chừ ko quyết. Đến khi Masamune tiến binh thì Hatakeyama Yoshitsugu liền chém Terumune. Masamune nổi giận, bắt được rồi chém cả Yoshitsugu cùng tùy tùng.

Nhà Hatakeyama đã đi quá xa trong cuộc xung đột này nên kêu gọi các gia tộc khác của tỉnh Mutsu, liên kết tấn công tiêu diệt nhà Date. Liên quân 30000 người này nhanh chóng đánh hạ 3 thành ngoại khi quận Motomiya. Date Masamune chỉ có 7000 samurai liền lui về cố thủ thành Motomiya. Liên quân vây thành chỉ được vài ngày thì may mắn cho Masamune, nhà Satake, chủ lực của liên quân phải lui về bảo vệ lãnh thổ, điều này làm liên quân bị thiếu hụt lực lượng và phải lui về. Từ đây, “Độc Nhãn Long” Date Masamune, biệt danh do con mắt bị hỏng hồi trẻ và chính tay Masamune đã móc ra, sẽ bắt đầu làm chủ phía cực Bắc Nhật Bản.

Năm 1589, Date Masamune tiêu diệt nhà Soma, rồi mua chuộc 1 đại tướng nhà Ashina, tiến quân tấn công nhà Ashina ở bản doanh Kurokawa. Ngày 5/6/1589, quân 2 bên gặp nhau ở Suriagehara. Masamune đích thân dẫn quân xông vào xé nát đội hình của quân Ashina. Quân Ashina phải nhảy xuống sông bỏ trốn, vì chiếc cầu duy nhất đã bị quân Date phá hủy và những ai ko chết đuối đều bị xử tử khi đặt được chân lên bờ: hơn 2300 quân Ashina bị giết, nhà Ashina bị tiêu diệt! Đây là một trong những trận chiến đẫm máu của thời Sengoku và là lần mở rộng cuối của nhà Date.

Năm 1590, Toyotomi Hideyoshi hạ thành Odawara, tiêu diệt nhà Hojo. Date Masamune đã được truyền hịch đến tham chiến nhưng giả vờ chậm chạp để chắc rằng về theo phe chiến thắng! Hideyoshi tha cho nhưng tịch thu các vùng đất mới chiếm được của Masamune, điều này có lẽ làm cho Masmune ko được vui. Vì vậy ko có gì lạ khi Date Masamune quyết định nghiêng về Tokugawa Ieyasu, láng giềng của mình trên Kanto, trong chiến dịch Sekigahara 1600.

Khi chiến dịch bắt đầu, Date Masamune cùng đồng minh là nhà Mogami tỉnh Dewa tấn công Uesugi Kagekatsu, cầm chân nhà Uesugi lại phía bắc. Điều đó khiến Tokugawa Ieyasu rảnh tay tiến quân về phía tây chạm trán Ishida, chiến thắng trong trận Sekigahara. Date Masamune được mở rộng lãnh thổ gấp 3 lần từ phần đất của nhà Uesugi, thu nhập đến 600000 koku/năm. Nhưng Masamune thể hiện tính tình quái dị của mình vào năm 1613, khi che chở cho Cha xứ Soteho, vốn bị kết tội tử do chống lệnh “Trục Xuất Thiên Chúa Giáo” của Shogun Tokugawa, đã vậy lại còn gửi một đại tướng ra nước ngoài, với sự bảo lãnh của Cha Soteho. Tokugawa Ieyasu ko tỏ vẻ vui lòng với các hành động đó của chư hầu mạnh nhất dưới trướng mình dù chuyến du hành đó ko đem lại kết quả gì cho Masamune. Trong chiến dịch Osaka năm 1614, Date Masamune từng hạ lệnh cho quân mình nổ súng vào đồng minh Jinbo vì thái độ rề rề ko chịu xung trận của họ! Date Masamune qua đời năm 1636, được nối ngôi bởi con trai Tadamune, cùng sự thờ phụng trung thành của các daimyo vùng bắc Kanto.

Date Masamune là một đại tướng của thời Sengoku dù sinh sau đẻ muộn nhưng cũng đã chứng tỏ tài năng của mình trong lĩnh vực quân sự qua các trận chiến thắng trong binh nghiệp, xây dựng một cơ nghiệp đồ sộ cho nhà Date. Nhưng Masamune cũng là một người nóng tính và thất thường còn hơn cả Takeda Shingen và Tokugawa Ieyasu với những hành động ko thể hiểu nỗi. Nên tuy là đồng minh trung thành và mạnh mẽ nhất của nhà Mạc, Date Masamune vẫn ko được Ieyasu hoàn toàn tin tưởng. Dù vậy, “Độc Nhãn Long của Sendai” là daimyo hùng mạnh nhất xuất hiện bên giường lúc Ieyasu đang hấp hối, tặng cho vị Shogun đầu tiên của nhà Mạc 1 bài thơ Zen!

Nhị Thập Tứ Tướng (Nhà Takeda) 

1. Takeda Nobushige(1525-1561):

Là em ruột của Takeda Shingen, Nobushige lúc trước đã được cha định chọn làm kế vị thay cho Takeda Shingen. Tuy nhiên, sau này khi Takeda Shingen bắt Takeda Nobutora đi đày, đoạt lấy đại quyền thì Nobushige cũng ko hề tỏ ý thù địch gì và trở thành một trong các đại tướng của Shingen tài ba cả trong võ nghệ lẫn kiến thức (nên mới có tên ở đây ^_^). Năm 1561, trong trận chiến Kanawakajima thứ 4, Takeda Nobushige dẫn quân ngăn đợt tấn công trực diện của nhà Uesugi và bị đại tướng Kakizaki Kagaie chém đầu (và được Yamadera Nobuaki lấy lại thủ cấp). Nobushige từng soạn quyển luận Takeda, gồm 99 quy tắc cho các thành viên gia tộc Takeda.

2. Takeda Nobukado(1529-1582):

Là một em trai khác của Takeda Shingen, ko tài ba trong quân sự nhưng là một họa sĩ tài ba và một người ham học hỏi, Nobukado nhiều lần thay thế vị trí của Shingen. Sau khi Shingen qua đời, Nobukado ở giữ thành Takato tỉnh Shinano đến khi giao lại cho con rể để dưỡng lão. Tuy nhiên, Nobukado cũng ko thoát khỏi số phận của nhà Takeda, bị bắt năm 1582 bởi quân Oda và bêu đầu ở Zenkoji (chùa Zenko) tỉnh Shinano.

3. Ichijo Nobukatsu(?-1582):

Một em trai khác mẹ của Takeda Shingen, Ichijo từng tham gia nhiều trận chiến nổi tiếng như Mikata ga hara và Nagashino năm 1575. Cuối cùng, Ichijo bị xử trảm cùng con trai Nobunari khi Tokugawa Ieyasu bắt được (cùng với Oda Nobunaga).

4. Takeda Katsuyori(1546-1582):

(Xem chi tiết trong “sự sụp đổ của nhà Takeda”)

5. Akiyama Nobutomo(1526-1575):

Từng ở giữ Takato nhiều năm đến khi giao nó lại cho Takeda Nobukado để đem quân đánh lấy Iwamura dưới thời Takeda Shingen, Akyama giữ thành Iwamura ngăn cản các cuộc tấn công của Oda Nobunaga dưới thời Takeda Katsuyori từ sau trận Nagashino. Dù đẩy lui được lần đầu nhưng đến lần sau thì thành Iwamura bị hạ, Akiyama bị xử trảm.

6. Amari Torayasu(?-1548):

Một đại tướng tài ba của Takeda Nobutora và sau đó là của Takeda Shingen nhưng hi sinh trong trận chiến Uedahara, bởi thứ vũ khí lần đầu xuất hiện trên chiến trường Kanto: súng hoả mai!

7. Anayama Nobukimi(1541-1582):

Trờ thành em rể của Takeda Shingen và tham gia nhiều chiến dịch của nhà Takeda (trong đó có các trận chiến Kanawakajima 1561, Minowa 1566, Odawara 1569, Mikatagahara 1573 và Nagashino 1575), Anayama sau được giữ thành Ejiri. Dưới thời của Shingen, Anayama được coi là một chuyên gia chất nổ nhưng chạy theo phe Oda Nobunaga năm 1582 và bị ám sát sau đó, có lẽ bởi các tướng lĩnh khác của nhà Oda.

8. Baba Nobufusa(1514-1575):

Đại tướng khá nổi tiếng trong số 24 tướng về sự dũng mãnh và kiến thức. Baba Nobufusa (hay Nobuharu) xuất hiện trong tất cả các trận chiến nổi tiếng của Takeda Shingen (như trận Kanawakajima 1561 mà Baba cùng Kosaka lãnh 1 cánh quân đi bọc hậu Uesugi Kenshin). Sau khi Shingen qua đời, Baba tiếp tục thờ phụng Takeda Katsuyori với lòng trung nhất mực, mặc dù Katsuyori ko nghe theo kế hoạch của Baba dẫn đến trận đại bại Nagashino 1575. Mặc dù Baba sống sót sau đợt tấn công buổi sáng (chết hơn 10000 quân Takeda) nhưng đã lãnh một đội quân nhỏ ngăn quân Oda-Tokugawa truy sát Katsuyori và hi sinh trong trận chiến đó. Trước trận chiến Nagashino (tức là trước khi tử trận), Baba Nobufusa chưa bao giờ bị thương trong bất kỳ trận chiến nào

9. Hara Toratane(1497-1564):

Từng là chư hầu cho nhà Chiba tỉnh Shimosa, Hara Toratane sau đó theo phò Takeda Nobutora và nổi tiếng là một mãnh tướng của nhà Takeda sau trận chiên tiêu diệt nhà Fukushima năm 1521. Sau này Hara từng bỏ sang nhà Hojo một thời gian ngắn nhưng được thuyết phục quay lại năm 1553 và đóng vai trò quan trọng trong các trận chiến chiếm tỉnh Shinano rồi qua đời do vết thương ở trận Warikadake 1561. Hara nổi tiếng trên chiến trường với hơn 50 lần bị thương sau 30 trận chiến (ko phải tại võ nghệ kém cỏi đâu nhé ^_^), và trớ trêu là sau khi qua đời, chức Mino no Kami của Hara Toratane lại được phong cho Baba Nobufusa, người cũng rất nổi tiếng vì chưa bao giờ bị thương trên chiến trường (đến khi tử trận nagashino 1575)!

10. Hara Masatane(?-1575):

Vốn có họ hàng với Toratane do có cùng tổ tiên, Masatane cũng là một mãnh tướng của nhà Takeda. Hara Masatane lãnh quân tiên phong xung trận Nagashino 1575 và, cùng với hơn 5000 kỵ binh Takeda, bị bắn hạ bởi đội súng hỏa mai 3000 người của Oda Nobunaga!

11. Itagaki Nobutaka(?-1548):

Itagaki Nobutaka trước tiên là một đại tướng của Takeda Nobutora nhưng lại là người bày mưu cho Takeda Shingen lật đổ Nobutora. Trở thành quân sư đắc lực của Shingen, Itagaki nổi tiếng trong các mưu kế và chiến thuật, đã bày kế dụ nhà Suwa đầu hàng Shingen (và bị giết ngay sau đó!) năm 1542, ngoài ra còn tổ chức một hệ thống gián điệp cho Shingen. Trong trận Uedahara, Itagaki tử trận vì bất cẩn khi đối đầu với quân Murakami.

12. Kosaka Masanobu(1527-1578):

Ban đầu chỉ là một vệ sĩ của Takeda Shingen rồi dần trở thành đại tướng dưới trướng Shingen, Kosaka được giao giữ thành Kaizu ở phía bắc tỉnh Shinano. Khi Uesugi Kenshin đem quân đến Kanawakajima năm 1561, Kosaka được giao nhiệm vụ cùng Baba Nobufusa lãnh 1 đội quân tập hậu trại của Kenshin trên đỉnh Saijo nhưng đến sau khi Kenshin đã nhổ trại tấn công trực diện Shingen! Baba và Kosaka liền đem quân đánh úp phía sau kịp lúc, cứu được Takeda Shingen một trận thua khủng khiếp.
Sau khi Shingen qua đời và lúc trận chiến Nagashino diễn ra, Kosaka may mắn đang thăm dò lực lượng biên phòng của Uesugi Kenshin ở phía bắc Shinano. Khi nghe tin bai trận từ Nagashino, Kosaka nhanh chóng dẫn quân về yểm trợ cho Takeda Katsuyori rút quân. Mặc dù vậy, Kosaka ko có được sự tin dùng của Katsuyori và qua đời ở ngoại vi biên giới Takeda vì bệnh. Các con của Kosaka đều tử trận hoặc bị xử trảm sau khi quân Oda tiêu diệt nhà Takeda.

13. Naito Masatoyo(1522-1575):

Naito là một trong các đại tướng được tin cậy nhất của Takeda Shingen, được tham gia tất cả các trận chiến nổi tiếng của Shingen. Trong trận Mikata ga hara 1573, Naito thể hiện mình bằng việc lãnh quân xông thẳng vào xé nát đội hình quân Tokugawa. Naito được giao lãnh quân tiên phong cùng với Hara Masatane trong trận Nagashino 1575, trúng hàng chục mũi tên trước khi bị chém ngã bởi Asahina Tasukatsu. Dù vậy, Naiyo ko được phong chức cao trong quân Takeda, theo một số ý kiến thì có lẽ là vì Naito chống lại việc Shingen xử tử con trưởng Yoshinobu năm 1565.

14. Obu Toramasa(1504-1565):

Được nhận làm con nuôi nhà Obu, Toramasa là tướng của Takeda Nobutora rồi sau là vệ sĩ của Shingen. Đến khi Shingen nắm đại quyền thì Obu trở thành sư phụ của con trưởng của Shingen là Takeda Yoshinobu. Obu từng chống lại đợt tấn công của 8000 quân Uesugi Kenshin với chỉ 800 quân, giữ vững thành Uchiyama. Nhưng cuối cùng, Obu Toramasa bị buộc tự sát năm 1565 vì (nghi ngờ) có dính líu đến việc Yoshinobu (định) tạo phản. Obu có phong cách cho lính mình trang bị toàn đỏ, điều này được học theo bởi Yamagata Masakage, em ruột Obu (thậm chí cả Ii Naomasa cũng vậy ^_^).

15. Oyamada Nobushige(1539-1582):

Oyamada phục vụ Takeda Shingen tích cực trong các trận chiến như Kanawakajima 1566 và Mikata ga hara 1573. Dù là một tướng lĩnh tài ba, Oyamada bỏ rơi Takeda Katsuyori khi liên quân Oda-Tokugawa sắp tiến tới tiêu diệt nhà Takeda. Nhưng oda Nobunaga, dường như ko ưa tất cả thứ gì có liên quan đến Takeda, cho rằng một samurai ko bao giờ được phản bội và xử tử Oyamada.

16. Saigusa Moritomo(1537-1575):

Saigura là con rể của Yamagata Masakage và một đại tướng của nhà Takeda. Saigura đã chiến đấu tại Mikata ga hara năm 1573 và hi sinh trong trận Nagashino năm 1575 cùng lúc với Takeda Nobuzane.

17. Sanada Yukitaka(1512-1574):

Yukitaka được cho là con của Unno, 1 trong các daimyo tỉnh Shinano. Sau khi nhà Unno bại trận năm 1541, Yukitaka theo nhà Nagato và nổi danh đến nỗi Takeda Shingen mời Yukitaka về theo mình năm 1544. Là một dũng tướng và quân sư tài ba, Yukitaka nhiều lần hỗ trợ Shingen trong các chiến thuật quân sự. Sau khi Shingen qua đời thì Yukitaka cũng qua đời vào năm sau.

18. Sanada Nobutsuga(1537-1575):

Là con trưởng của Yukitaka, Nobutsuga tham gia nhiều trận chiến và là một mãnh tướng của nhà Takeda. Nobutsuga ko tránh khỏi số phận khi lãnh 200 kỵ binh xung trận ở Nagashino 1575, hi sinh cùng em trai Masateru.

17. Sanada Masayuki(1544-1608):

Masayuki trở thành thủ lĩnh nhà Sanada khi 2 anh trai đều tử trận ở Nagashino 1575. Cáhn nản với Takeda Katsuyori, Masayuki tự mở rộng lãnh thổ từ lâu đài Ueda, tỉnh Shinano, sang tỉnh Kozuke. Sau khi Tokugawa Ieyasu chiếm lãnh thổ nhà Takeda và kí hòa ước giao một phần lãnh thổ cho nhà Hojo, trong đó có lãnh thổ của Masayuki ở Kozuke nhưng Masayuki từ chối việc đó và còn đẩy lui một đạo binh của Ieyasu gửi đến. Sau đó Masayuki gửi con trưởng Nobuyuki cho Ieyasu làm con tin, con thứ Yukimura cho Uesugi Kagekatsu làm con tin.
Đến chiến dịch Seki ga hara 1600 thì Masayuki cùng con trai về phe Tây Quân, bảo vệ thành Ueda trước 38000 quân của Tokugawa Hidetada nhưng cũng bị đi đày sau khi Tokugawa Ieyasu chiến thắng trận Seki ga hara. Masayuki ẩn dật ở Kudoyama, tỉnh Kii đến khi qua đời.

18. Tada Mitsuyori(1501-1563):

Phục vụ Takeda Nobutora và Takeda Shingen trong vai trò thủ lĩnh bộ binh của gia-tộc-kỵ-binh Takeda trong suốt 29 trận chiến, Tada chiến đấu dưới sự chỉ huy của Itagaki Nobutaka. Tada nổi tiếng với kỹ năng tác chiến ban đêm và được Shingen sử dụng trong trận Sezawa(1542). Tada mất năm 1563.

19. Tsuchiya Masatsugu(1545-1575):

Chiến đấu trong nhiều năm dưới trướng Takeda Shingen, Tsuchiya đã định tự sát khi Shingen qua đời năm 1573 nhưng được Kosaka thuyết phục tiếp tục phục vụ nhà Takeda. Nhưng 2 năm sau, Tsuchiya cũng bị bắn hạ trong trận Nagashino khi chiến đấu với quân Oda-Tokugawa. 3 con trai của Tsuchiya có mặt trong số những thuôc hạ cuối cùng của nhà Takeda, liều mạng cầm chân quân Oda cho Takeda Katsuyori mổ bụng tự sát!

20. Yamagata Masakage(1524-1575):

Yamagata là em ruột của Obu Toramasa và trở thành thuộc hạ nhà Takeda năm 1565 rồi nhanh chóng leo lên vị trí hàng đầu trong các tướng của Takeda Shingen. Giống như anh trai Obu, Yamagata thích trang bị cho bản bộ binh của mình toàn màu đỏ và được gọi là “Hồng Hỏa Quân”. Là một mãnh tướng của Shingen, Yamagata đã quyết định chiến thắng trong trận Mimasetoge (1569) bằng đợt tấn công dữ dội thẳng vào hàng ngũ quân Hojo. Năm 1575 ở Nagshino, Yamagata hi sinh khi lãnh cánh trái của Katsuyori tấn công quân Oda-Tokugawa, một kế hoạch mà Yamagata và Baba cùng vài tướng khác đã phản đối. Theo truyện kể, Tokugawa Ieyasu đã thú nhận rằng mình sợ Yamagata Masakage nhất trong các tướng lĩnh của nhà Takeda.

21. Yamamoto Harukyu(1501-1561):

Yamamoto là thuộc hạ của nhà Imagawa và được Itagaki Nobutaka giới thiệu cho Takeda Shingen, nhanh chóng xếp hàng đầu trong các tướng và là quân sư thân cận của Shingen. Chính Yamamoto đã bày mưu giúp chiếm một số thành quan trọng của tỉnh Shinano dù cho bị khiểng một chân và chột một mắt. Kế hoạch mà Takeda Shingen dùng trong trận Kanawakajima thứ tư năm 1561 do chính Yamamoto bày ra (làm cho nhà Takeda suýt thua và tổn thất ko ít), và Yamamoto đã tự sát sau khi bị thương quá nặng. Yamamoto được coi là tác giả của quyển sách chiến thuật Heiko Okugi Sho, được chính Shingen nghi vấn vài điều trong đó. Tuy nhiên, sử gia hiện đại cho rằng các chuệyn về Yamamoto đều phóng đại hay là được chế ra để đề cao tài trí Yamamoto và giảm bớt tài năng của Shingen.

22. Yakota Takatoshi(?-1550):

Ko phải là một đại tướng tài ba nhưng Yakota là một chiến binh dũng mãnh và bắn tên rất tài, đến nỗi Shingen đem Yakota làm gương bảo các tướng khác học tập. Tuy nhiên, Yakota hi sinh trong trận giáp chiến với quân Murakami tại Toishii, tỉnh Shinano năm 1550.

23. Sone Masayo(?_?):

Một tên tuổi bí ẩn của nhà Takeda, chỉ biết rằng Sone từng nổi lên trong trận Mimasetoge. Sau khi nhà Takeda sụp đổ, Sone theo phò nhà Tokugawa và thường được coi là 1 trong 24 đại tướng của Shingen.

24. Obata Nobusada(1540-1592):

Gia nhập hàng ngũ tướng lĩnh Takeda năm 1560, trở thành một tướng đáng tin cậy nhất của Shingen, được giao cho nắm giữ các đạo quân lớn ở Mimasetoge năm 1569 và Mikata ga hara năm 1573. Trong trận Nagashino, Obata lãnh khoảng 500 quân và may mắn sống sót sau trận chiến đến khi nhà Takeda sụp đổ năm 1582. Obata bèn chạy sang thành Ueda với Sanada Masayuki, tiếp tục chống lại Tokugawa!

Trong số Nhị Thập Tứ Tướng của nhà Takeda thì đã có 5 người hi sinh trong trận Nagashino 1575 và 6 người hi sinh khi quân Oda-Tokugawa diệt nhà Takeda (ko tính Katsuyori) đủ thấy cái dũng thất phu của Takeda Katsuyori trong trận Nagashino quan hệ lớn đến thế nào! Các tướng tài cùng đạo kỵ binh hùng mạnh là xương sống của nhà Takeda, thế mà Katsuyori vứt gần hết sau trận chiến đó!

Chosokabe Motochika (1539 – 1599) – Lãnh chúa Shikoku

Chosokabe Motochika là lãnh chúa của nhà Chosokabe và sau này là một trong các chư hầu của Toyotomi Hideyoshi. Chosokabe Motochika được sinh ra để cai trị tỉnh Tosa va toàn đảo Shikoku (tuy chỉ trong thời gian ngắn). Nhà Chosokabe là một dòng họ nhỏ, được phong làm Jito (một chức quan nhỏ lam nhiệm vụ thu thuế va thi hành luật pháp) của tỉnh Tosa vào thế kỷ 12 và cho đến thế kỷ 16 là chư hầu của nhà Ichijo ở phía tây Tosa.

Đảo Shikoku có 4 tỉnh Iyo, Tosa, Sanuki và Awa trong đó tỉnh Tosa có diện tích lớn nhất trong 4 tỉnh. Nhưng đảo Shikoku là một đảo rất nghèo.

Motochika sinh ra ở thành Oka thuộc quận Nagaoka tỉnh Tosa, là con trai trưởng của Chosokabe Kunichika (1503 – 1560). Từ nhỏ Motochika rất ít nói và hay mắc cỡ, người xung quanh đã đặt biệt danh cho cậu bé hay mắc cỡ Motochika là Himewakako có nghĩa là Công chúa nhỏ (Little Princess). Điều này đã làm cho cha cậu là Kunichika rất lo lắng vì tâm tính của cậu bé. Nhưng tương lai đã làm cho điều lo lắng của Kunichika tan biến đi bởi vì Motochika càng lớn càng thông minh, không chỉ ham sách vở mà còn là một dũng tướng.

Khi Motochika trưởng thành, nhà Chosokabe dưới sự dẫn dắt của cha cậu là Kunichika đã có ý định tách ra khỏi sự kìm hãm của nhà Ichijo và thực hiện ý đồ mở rộng ảnh hưởng của dòng họ trên đảo Shikoku. Sau cai chết của Kunichika năm 1560, Motochika đã kế thừa cha mình và Motochika đã làm một lãnh chúa tài ba nhất đảo Shikoku. Năm 1562, Choskabe đánh bại kẻ thù gần nhất Motoyama trong trận chiến Asakura, và liên kết với các thế lực nhỏ khác trong tỉnh. Motochika nhận thấy vẫn chưa đủ sức để chống lại nhà Ichijo đã cai trị tỉnh Tosa bao thế kỷ qua nên vẫn còn tỏ ra vâng lời nhà Ichijo. Vài năm sau, nhà Chosokabe đã lớn mạnh và tiêu diệt họ Aki ở phía đông Tosa năm 1569. Sau khi được phong tuoc Kunai no sho (một chức quan trong triều), Chosokabe Motochika tuyên chiến với Ichijo. Lãnh chúa Ichijo lúc này là Ichijo Kanesada (1542 – 1585) bị mất lòng tin nơi dân chúng và chịu nhiều cuộc nổi loạn của các tướng dưới trướng. Lợi dụng điểm này, Motochika lập tức cho quân tấn công kinh thành Nakamura của Ichijo và năm 1573 Ichijo Kanesada bị đánh bại phải chạy đến Bungo. Nhà Otomo cho thuyền đưa Ichijo trở về và hỗ trợ Ichijo nhưng Chosokabe dễ dàng đánh bại. Ichijo Kanesada bị bắt và bị đày đến tỉnh Iyo cho đến 1585 bi giết chết theo lệnh của Motochika.
Motochika giờ đây là lãnh chúa của toàn tỉnh Tosa.

Motochika bắt đầu nhìn lên phía bắc là tỉnh Iyo. Lãnh chúa của tỉnh này là Kono Michinao. Nhà Kono dựa vào sự hỗ trợ của nhà Mori nhưng trong hoàn cảnh này, nhà Mori phải chiến đấu vơi Oda nên Kono lâm vào thế khó khăn. Tuy dựa vào tình thế khó khăn như vậy, Kono cũng chiến thắng Chosokabe ở trận Mimaomotegawa năm 1579. Nhưng năm sau, Motochika đem 30000 tấn công Iyo và buộc Kono Michinao phải chạy qua Bungo. Mặc dù nhà Mori và Otomo có can thiệp vào ít nhiều nhưng cũng không ngăn cản dược Chosokabe. 1582, Chosokabe tấn công Awa tiêu diệt họ Sogo. 1583, Chosokabe làm chủ cả Awa và Sanuki, giấc mơ thống nhất toàn Shikoku của Chosokabe Motochika thành hiện thực.

Vị thế của Chosokabe Motochika lên rất cao và trở thành một mối lo lớn cho Toyotomi Hideyoshi. Hideyoshi đưa Sengoku Hidehisa đến Shikoku để làm sứ giả của Hideyoshi, thực chất là kìm hãm Motochika. Tháng 5 năm 1584, Hideyoshi ra lệnh tổng tấn công Shikoku. Hashiba Hidenaga đem 60000 quân cùng với 30000 quân của nhà Mori đổ bộ lên đảo Shikoku. Nhà Chosokabe cai trị đảo Shikoku nhỏ bé và nghèo khó này không đủ sức để chống lại quân số lơn như vậy nên Motochika đành xin hàng. Hideyoshi tỏ ra hào phóng, Motochika được toàn mạng và cho giữ lại tỉnh Tosa.

Nam 1587, Motochika tham gia vào chiến dịch Kyushu, làm cánh quân tiên phong bên cạnh Sengoku Hidehisa. Nhiêm vụ chính của cánh Chosokabe – Sengoku này là giúp đỡ nhà Otomo hiện đang bị tấn công bởi nhà Shimazu. Mặc dù Motochika hết lời can ngăn, Otomo va Sengoku không chịu nghe theo lời của Motochika là hãy phòng thủ thay vì tấn công. Otomo và Sengoku bị đại bại tại trận Hetsugigawa trước nhà Shimazu (xem chi tiết bên tiểu sử Shimazu Yoshihisa) . Motochika còn phải chịu sự mất mát to lớn trước cái chết của người con trai (và cũng là người thừa kế) Chosokabe Nobuchika (1565 – 1787). Hideyoshi hết lòng ca ngợi và tặng danh hiệu Osumi cho Motochika để bù đắp nỗi mất mát nhưng Motochika khẳng khái từ chối. Năm 1590, Motochika chỉ huy một đội thủy quân trong trận đánh thành Odawara va năm 1592 chỉ huy 3000 quân trong cuộc tấn công Triều Tiên. Khi trở về, Motochika về hưu và sống thanh bần như một nhà sư, rồi mất năm 1599.

Người kế thừa ngôi vị của Motochika là Morichika (1575 – 1615) cũng như Mori Terumoto, chọn con đường sai lầm trong chiến dịch Sekigahara, tham gia cùng Ishida Mitsunari trong trận đánh vĩ đại này. Và cũng như Mori và Ankokuji, Morichika đã đầu hàng khi quân miền Tây bị đánh bai. Morichika tuy được tha mạng nhưng đã mất đi hết tất cả đất đai của tổ tiên (Tỉnh Tosa về tay Yamanouchi Kazutoyo). Morichika sống ẩn dật ở Kyoto cho đến 1614, tham gia vào đội quân bảo vệ thành Osaka, đến cùng ngày với Sanada Yukimura. Năm sau thì thành Osaka thất thủ, Morichika định chạy trốn nhưng bị bắt tại núi Hachiman và bị xử tử tại Kyoto. Nha Chosokabe kết thúc.

Chosokabe Motochika nếu được so sánh thì tài cầm quân không thua gì các lãnh chúa lỗi lạc khac nhu Shimazu Yoshihisa, Otomo Sorin, Ukita Naoie…. Không ai kể cả bố ruột của Motochika có thể ngờ được rằng một cậu bé hay mắc cỡ và ít nói lại có thể trở thành một lãnh chúa tài ba, đưa danh tiếng dòng họ Chosokabe vượt khỏi đảo Shikoku. Công lao của Motochika đối với dòng họ Chosokabe và đảo Shikoku là rất lớn, ngoài những chiến công hiển hách ngoài mặt trận, Motochika còn chăm lo cho kinh tế của đảo Shikoku (vốn nghèo nàn) được phát triển.

Ngũ Đại Đội Trưởng (Nhà Tokugawa)

1. Hattori Hanzo(1541-1596):

Là thủ lĩnh đội cận vệ Ninja nổi tiếng của thành Edo (Tokyo sau này), Hattori Hanzo cùng cha là Yasunaga phục vụ Tokugawa Ieyasu từ những năm đầu của nhà Tokugawa.

Xuất thân là một ninja phái Iga, Hanzo nhanh chóng vươn lên hàng các đội trưởng thân tín của Ieyasu kể từ trận chiến Anegawa (1570) và Mikata ga hara (1572). Nhưng sự kiện đặc biệt nổi tiếng của Hanzo là vào năm 1582, khi mà Akechi Mitsuhide tạo phản và giết chết Oda Nobunaga. Tokugawa Ieyasu cùng các bộ tướng đang ở thành Osaka khi hay tin này và nhanh chóng bỏ trốn vào rừng trước khi quân Akechi vươn tay đến. Nhưng vòng vây của Akechi đã khép chặt hết vùng kinh đô (Kyoto) và tỉnh Mikawa yên bình còn ở rất xa. Đúng lúc này thì Hattori Hanzo, vẫn đang hộ vệ cạnh Ieyasu, đề nghị chủ nhân mình đi tắt qua tỉnh Iga. Tỉnh Iga vốn được coi là một trung tâm của các ronin (samurai vô chủ) và là cái nôi của các ninja phái Iga. Kể từ sau khi Nobunaga đàn áp đẫm máu quyền tự trị của họ từ năm 1580, các ronin và ninja đã lui vào vùng rừng núi Iga hiểm trở để tự bảo vệ độc lập, ko ai có thể xâm nhập vào đó kể cả đội quân 10000 người của Akechi! May mắn, Hattori Hanzo có liên hệ mật thiết với các ronin và ninja ở đây (vì Hanzo là một ninja phái Iga) nên dễ dàng được họ đồng ý cho mượn đường, thậm chí còn cử hẳn một đội hộ tống Tokugawa Ieyasu cùng tướng lĩnh đến tận quê hương Mikawa. Sau này, Hanzo còn được giao nhiệm vụ trợ giúp việc Tokugawa Nobuyasu, con trưởng của Ieyasu, tự sát và Hanzo khảng khái từ chối làm điều đó vì lòng thành của mình với Nobuyasu!

Hattori Hanzo là ninja nổi tiếng nhất thời Sengoku và cũng chính là sợi dây liên hệ giữa nhà Tokugawa với các ninja Iga, từ đó hình thành nên đội vệ sĩ ninja 200 người nổi tiếng ở thành Edo, kinh đô nhà Mạc (Tokugawa).

2. Honda Tadakatsu(1548-1610):

Là cận vệ trung thành của Tokugawa Ieyasu, Honda Tadakatsu thể hiện lòng dũng cảm trong mọi trận chiến tham gia và được thăng lên làm một tướng dưới trướng Ieyasu.

Trước trận chiến Mikata ga hara, Honda dưới trướng Okubo Tadayo lãnh một đội binh nhỏ xông vào cướp trại của Takeda Shingen, dĩ nhiên, để nhận thất bại nhưng nhờ vào Honda mà quân Tokugawa mới rút về thành Hamamatsu bình yên. Khi trận chiến Mikata ga hara diễn ra (tức là khi Ieyasu quyết định khai thành đánh một trận với Shingen) Honda lãnh cánh tả quân Tokugawa và liều mình đương cự sức ép từ đạo kỵ binh tiên phong của Naito Kiyomasa, đạo kỵ binh Takeda nổi tiếng, đủ lâu cho Ieyasu chạy vào được thành. Năm 1575, Honda tham gia chỉ huy đội súng hỏa mai nổi tiếng đã bắn nát đội hình 10000 quân Takeda trong trận Nagashino. Danh tiếng của Honda lên cao nhất trong chiến dịch Komaki (1584) của Toyotomi Hideyoshi chống lại Tokugawa Ieyasu. Khi Ieyasu đem đại quân rút về để bảo vệ tỉnh Mikawa và chiến thắng trận Nagakute thì Honda Tadakatsu được giao giữ ở thành Komaki, cầm chân đại quân của Hideyoshi. Khi thấy khói bụi bốc lên cho thấy đại quân Hideyoshi (khoảng 50000-60000 người) đang tiến đến chuẩn bị đuổi theo Ieyasu, Honda đã suất lãnh bản bộ quân ra đối địch, khiêu chiến với kẻ thù đông gấp 50-60 lần mình trên bờ sông Shonai!!! Hideyoshi bất ngờ và thán phục trước lòng quả cảm của chàng samurai tỉnh Mikawa, lệnh cho quân ko được làm hại Honda (và bộ tướng Ishikawa), làm chậm đợt tiến quân, giúp Ieyasu chiến thắng trận Nagakute và kịp lui về phòng thủ ở Mikawa. Honda còn tham gia hầu hết các trận chiến của Ieyasu, đặc biệt là trong trận Sekigahara (1600) đến khi qua đời năm 1610, 2 con trai của Honda tiếp tục theo phò Ieyasu trong 2 chiến dịch Osaka (1614-15) và cũng lập được chút thành tích trong chiến thắng cuối cùng của Tokugawa Ieyasu.

Được coi là tướng lĩnh trung thành nhất của Tokugawa Ieyasu, Honda Tadakatsu thể hiện lòng dũng cảm và kỹ năng trên chiến trường ưu tuyệt đến mức cả Takeda Shingen cũng phải bật lời khen ngợi. Honda có thể coi là tướng lĩnh dũng mãnh nhất của Ieyasu, nổi tiếng trên chiến trường với chiếc mũ sừng hươu trước hàng ngũ các samurai Mikawa.

3. Ii Naomasa(1561-1602):

Trở thành bộ tướng của Tokugawa Ieyasu năm 1578, Ii Naomasa lập tức chứng tỏ mình là một dũng tướng của tỉnh Totomi và được Ieyasu trọng dụng. Trong trận chiến Nagakute năm 1584 (chiến dịch Komaki, tranh chấp giữa Ieyasu và Hideyoshi), Naomasa thống lĩnh 3000 lính súng hỏa mai và gây thương vong lớn cho quân Toyotomi dưới trướng của Ikeda Nobutora, góp phần gây ra cái chết cho Ikeda và 2 con trai, con rể. Đến trận chiến Sekigahara (1600), mặc dù được giao bảo vệ Tadayoshi, con trai Ieyasu, nhưng Naomasa lại là người xông lên đầu tiên, mở màn cuộc sát phạt thắng lợi của quân Tokugawa. Ko may, Ii Naomasa trúng đạn của các xạ thủ nhà Shimazu trong trận chiến và qua đời sau đó năm 1602.

Ii Naomasa nổi tiếng trên chiến trường ko chỉ vì sự dũng mãnh của mình mà còn vì đội quân samurai “Quỷ Đỏ” dưới trướng, “mượn” cách ăn vận toàn đỏ của Obu và Yamagata (2 tướng nhà Takeda). Naomasa được phong chức Hyobu-shoyu và một tài sản khổng lồ vì công lao với nhà Tokugawa

4. Sakai Tadatsugu(1527-1596):

Là một đại tướng của nhà Matsudaira và sau này là nhà Tokugawa, Sakai góp phần trong việc khuyên Ieyasu tách khỏi sự lệ thuộc vào nhà Imagawa và rõ ràng đem lại lợi ích ko nhỏ cho Ieyasu.

Trong trận chiến Mikata ga hara (1572), Sakai thống lĩnh hữu quân của Ieyasu và một mình phá khỏi vòng vây của quân Takeda khi các binh sĩ dưới trướng (đa phần là lính nhà Oda) đều bỏ chạy cả. Đêm trước trận Nagashino (1575), Sakai lập được một chiến công khi đề nghị đem quân cướp trại Takeda, điều mà có lẽ đã chọc giận Takeda Katsuyori, dẫn đến quyết định sai lầm của Katsuyori là tấn công liên quân Oda-Tokugawa trong trận chiến Nagashino. Trong chiến dịch Komaki (1584), Sakai được giao quân đánh bại đạo quân tiên phong của nhà Toyotomi do Mori Nagayoshi lãnh đạo.

Là một tướng tài của Ieyasu, Sakai Tadatsugu thể hiện là một samurai tự trọng khi ko hề chối tội dính líu đến chuyện Tokugawa Nobuyasu, con trưởng Ieyasu, bày kế chống lại Oda Nobunaga ngay trước lời buộc tội của Nobunaga. Vì sự trực tín đó, dù được phong thưởng khá cao nhưng Sakai Tadatsugu ko được Ieyasu tin cậy và trọng dụng lắm về sau!

5) Sakakibara Yasumasa (1548 -1606):

Yasumasa đã ở bên Ieyasu ngay từ khi còn bé và trở thành một trong những tướng tâm phúc nhất của Ieyasu. Cùng với Honda Tadakatsu phục vụ trong trận Anegawa. Sau đó được Ieyasu cho đóng quân ở Shinano để cự nhau với Naito Masatoyo (một trong nhị thập tứ tướng nhà Takeda)

Trong chiến dịch Komaki 1584, Yasumasa nắm quân chiến đấu với Hideyoshi và giúp đỡ Oda Nobuo (con trai của Oda Nobunaga) và sau đó là được giao trọng trách vô cùng quan trọng là tháp tùng Ieyasu đến Osaka để gặp Toyotomi Hideyoshi năm 1586. Sau chuyến đi, Yasumasa được phong tặng danh hiệu cao quý Shikibu Taiyuu. Năm 1590 tham gia vào chiến dịch Odawara. Yasumasa được Ieyasu cho giữ thành Tatebayashi. Trong quá trình Ieyasu phải đến Kyushu tham gia chiến dịch xâm lược Triều Tiên của Hideyoshi thì Sakakibara Yasumasa ở lại và trở thành một trong những người nhiếp chính của Tokugawa Hidetada và sau đó là cự nhau với Uesugi Kagekatsu năm 1600

Con của Yasumasa la Yasukatsu cũng tham gia vào trận đánh thành Osaka và cũng lập được một ít công lao. Gia đình Sakakibara trở thành một trong những gia đình trung thành nhất với Tokugawa trong thời Edo

Sakakibara Yasumasa là một tướng lãnh trung thành của Tokugawa Ieyasu. Cùng với Honda Tadakatsu họp lại thành tả hữu cận vệ của Ieyasu, góp phần đưa Ieyasu trở thành Shogun của Nhật Bản.