Ít dịch lòng tử cung là gì

Chảy máu tử cung bất thường do rối loạn chức năng phóng noãn [AUB-O] là các chảy máu tử cung bất thường mà sau khi khám và siêu âm không thể được xem như là những nguyên nhân thường gặp [bất thường cấu trúc giải phẫu đường sinh dục, ung thư, viêm, rối loạn hệ thống, thai nghén, biến chứng của thai nghén, sử dụng các thuốc ngừa thai uống hoặc một số thuốc]. Thường điều trị với liệu pháp hormone, như thuốc ngừa thai uống, hoặc với NSAIDs.

Chảy máu tử cung bất thường [AUB-O], nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu tử cung bất thường [AUB], thường gặp ở phụ nữ > 45 [> 50% trường hợp] và thanh thiếu niên [20% trường hợp].

Khoảng 90% trường hợp không phóng noãn; 10% là có phóng noãn.

Trong một chu kỳ không phóng noãn, thể vàng không hình thành. Như vậy, sự tiết theo chu kỳ bình thường của progesterone không xảy ra, và estrogen kích thích niêm mạc tử cung không bị cản trở. Không có progesterone, niêm mạc tử cung tiếp tục tăng sinh, cuối cùng tăng nhanh nguồn cung cấp máu; sau đó niêm mạc tử cung bong không hoàn toàn và gây chảy máu bất thường và đôi khi quá nhiều hoặc trong một thời gian dài. Khi quá trình bất thường xảy ra liên tục, nhắc đi nhắc lại, niêm mạc tử cung có thể trở nên quá sản, đôi khi xuất hiện các tế bào không điển hình hoặc ung thư.

Trong chảy máu tử cung bất thường có phóng noãn, progesterone được tiết kéo dài; kết quả là niêm mạc tử cung tăng trường không đều, có thể bởi vì nồng độ estrogen duy trì ở mức thấp, gần ngưỡng chảy máu [như xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt]. Ở phụ nữ béo phì, AUB phóng noãn có thể xảy ra nếu nồng độ estrogen cao, dẫn đến mất kinh xen lẫn với chảy máu không đều hoặc kéo dài.

Nếu AUB là do không rụng trứng mạn tính, vô sinh cũng có thể xảy ra.

  • Bệnh tự phát vô căn [đôi khi xảy ra khi nồng độ gonadotropin bình thường]

AUB có phóng noãn có thể xảy ra trong

  • Hội chứng buồng trứng đa nang [vì tiết progesterone kéo dài]

  • Lạc nội mạc tử cung, không ảnh hưởng đến việc rụng trứng

Nguyên nhân khác là giai đoạn nang ngắn và rối loạn chức năng của thể vàng [do sự kích thích của progesterone với nội mạc tử cung không hoàn toàn]; sự suy giảm nhanh chóng của estrogen trước khi phóng noãn có thể gây ra máu giữa kỳ.

Triệu chứng và Dấu hiệu

So với kinh nguyệt điển hình, có thể chảy máu bất thường từ tử cung

  • Xảy ra thường xuyên hơn [kinh nguyệt < 21 ngày - đa kinh]

  • Với mất máu nhiều hơn [> 7 ngày hoặc > 80 mL] trong thời kỳ kinh nguyệt [chứng rong kinh, hoặc cường kinh]

  • Xuất hiện thường xuyên và không đều giữa các kỳ kinh [rong kinh]

  • Liên quan với mất nhiều máu hơn trong thời kỳ kinh nguyệt và xuất huyết thường xuyên và không đều giữa các kỳ kinh [rong kinh kéo dài]

AUB không phóng noãn xảy ở thời điểm không thể đoán trước và trong các hoàn cảnh không thể đoán trước và không kèm theo những thay đổi theo chu kỳ trong nhiệt độ cơ bản cơ thể.

  • Loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác

  • Công thức máu, xét nghiệm thai, và đo nồng độ hormone [ví dụ, hormone kích thích tuyến giáp [TSH], prolactin]

  • Thường siêu âm qua âm đạo và lấy mẫu niêm mạc tử cung

  • Thường siêu âm bơm nước buồng tử cung và/hoặc nội soi buồng tử cung

Phụ nữ nên được đánh giá về ra máu tử cung bất thường khi số lượng hoặc thời gian xuất huyết âm đạo không phù hợp với chu kỳ thông thường.

Một số xét nghiệm thường được thực hiện:

  • Xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu về mang thai

  • Công thức máu

  • Nồng độ TSH, prolactin và đôi khi progesterone

Tất cả phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên được làm xét nghiệm thử thai.

CBC thường được thực hiện. Tuy nhiên, Hematocrit có thể là bình thường ở những phụ nữ bị chảy máu nặng, hoặc thiếu máu có thể nghiêm trọng ở phụ nữ thường xuyên có kinh ra nhiều. Nồng độ ferritin huyết thanh phản ánh dự trữ sắt trong cơ thể, được đo nếu phụ nữ bị chảy máu nặng, kinh niên.

Mức hormone kích thích tuyến giáp [TSH] thường được đo, và nồng độ prolactin được đo, thậm chí ngay cả khi không có tiết sữa, bởi vì rối loạn tuyến giáp và tăng prolactic huyết là những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu bất thường.

Để xác định xem liệu chảy máu là do không phóng noãn hay có phóng noãn, một số bác sĩ lâm sàng đo nông độ progesterone huyết thanh trong giai đoạn thể vàng [sau ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc sau khi cơ thể tăng nhiệt độ cơ bản, xảy ra trong giai đoạn này]. Mức độ 3 ng/mL [ 9.75 nmol/L] cho thấy phóng noãn đã xảy ra.

Các xét nghiệm khác được thực hiện tùy thuộc vào kết quả của kiểm tra sức khoẻ và tiền sử và bao gồm những điều sau:

  • Xét nghiệm đông máu nếu phụ nữ có các yếu tố nguy cơ đối với rối loạn đông máu, bầm tím hoặc xuất huyết

  • Xét nghiệm chức năng gan nếu có nghi ngờ bệnh gan

  • Nồng độ đường huyết và lipid trong huyết thanh, huyết áp và chỉ số khối cơ thể [BMI] nếu nghi ngờ hội chứng buồng trứng đa nang

  • Hormone kích thích nang trứng [FSH] và nồng độ estradiol nếu suy giảm buồng trứng nguyên phát xảy ra

  • Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung [ví dụ, xét nghiệm Papanicolaou [Pap], xét nghiệm HPV nếu kết quả đã quá hạn

  • Xét nghiệm Lậu cầu và Chlamydia sp nếu nghi ngờ bệnh viêm vùng chậu hoặc viêm cổ tử cung

  • Chất điện giải [đặc biệt là kali và magiê] nếu nghi ngờ chứng chán ăn

Nếu tất cả các xét nghiệm được chỉ định là bình thường, chẩn đoán là Chảy máu tử cung bất thường do rối loạn sự rụng trứng.

Siêu âm qua âm đạo được thực hiện nếu phụ nữ có bất cứ điều nào sau đây:

  • Các yếu tố nguy cơ ung thư nội mạc tử cung [ví dụ: béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang, thường xuyên không phóng noãn, rậm lông, các điều kiện khác liên quan đến việc estrogen không bị ức chế kéo dài]

  • Tuổi 35 [sớm hơn nếu phụ nữ có các yếu tố nguy cơ]

  • Chảy máu vẫn tiếp tục mặc dù sử dụng điều trị hormone theo kinh nghiệm

  • Các cơ quan trong khung chậu không thể kiểm tra đầy đủ khi thăm khám lâm sàng

  • Bằng chứng lâm sàng cho thấy những bất thường trong buồng trứng hoặc tử cung

Các tiêu chí này bao gồm hầu hết các phụ nữ bị chảy máu tử cung bất thường.

Siêu âm qua âm đạo có thể phát hiện các bất thường về cấu trúc, bao gồm đa polyp, u xơ, khối u khác, ung thư nội mạc tử cung, và bất kỳ vùng nào dày lên trong niêm mạc tử cung. Nếu phát hiện thấy vùng dày lên, cần phải xét nghiệm thêm để xác định khối trong tử cung nhỏ hơn [ví dụ, polyp niêm mạc tử cung nhỏ, u xơ dưới niêm mạc]. Siêu âm bơm nước buồng tử cung [siêu âm sau khi nước muối truyền vào buồng tử cung] rất hữu ích trong việc đánh giá những bất thường như vậy; cũng có thể nội soi buồng tử cung, một thủ thuật xâm lấn hơn, và để thực hiện cắt bỏ khối u trong buồng tử cung. Hoặc nội soi tử cung có thể được thực hiện mà không có siêu âm bơm nước buồng tử cung.

Trong thủ thuật lấy mẫu niêm mạc tử cung, chỉ khoảng 25% niêm mạc tử cung được phân tích, nhưng độ nhạy để phát hiện các tế bào bất thường là khoảng 97%. Xét nghiệm này thường được khuyến cáo để loại trừ tình trạng quá sản hoặc ung thư ở phụ nữ với bất cứ điều nào sau đây:

  • Tuổi > 35 với một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung [xem ở trên]

  • Tuổi < 35 với nhiều yếu tố nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung [xem ở trên]

  • Chảy máu liên tục, không đều hoặc nhiều

  • Các chu kỳ không đều cho thấy có hiện tượng chảy máu không phóng noãn mãn tính

  • Độ dày niêm mạc tử cung là > 4 mm, từng vùng hay không đều, được phát hiện trong siêu âm qua đường âm đạo

  • Các phát hiện siêu âm không kết luận được

Sinh thiết trực tiếp [với nội soi buồng tử cung] có thể được thực hiện để nhìn trực tiếp khoang niêm mạc tử cung và mục tiêu là các mô không bình thường. Hầu hết các mẫu sinh thiết niêm mạc tử cung thường biểu hiện niêm mạc tử cung tăng sinh hoặc không đồng bộ, điều này khẳng định sự không phóng noãn vì không tìm thấy niêm mạc tử cung chế tiết.

Điện tim được thực hiện nếu chứng chán ăn được nghi ngờ để kiểm tra loạn nhịp, đặc biệt là nhịp tim chậm hoặc nếu bệnh nhân phát hiện hồi hộp tim đập nhanh.

  • Kiểm soát chảy máu, thường là với NSAID, axit tranexamic, hoặc liệu pháp hormone

  • Ở phụ nữ có quá sản niêm mạc tử cung, dự phòng ung thư niêm mạc tử cung

Điều trị không hóc môn trong chảy máu tử cung bất thường do rối loạn chức năng phóng noãn có ít nguy cơ và tác dụng phụ hơn liệu pháp hormone và có thể bị ngắt quãng khi chảy máu xảy ra. Chúng được sử dụng chủ yếu để điều trị cho những phụ nữ mong muốn mang thai, những người muốn tránh liệu pháp hormone, hoặc những người bị chảy máu nặng thường xuyên [rong kinh]. Các lựa chọn bao gồm

  • NSAIDs, làm giảm lượng máu chảy từ 25 đến 35% và làm giảm chứng đau bụng kinh do làm giảm nồng độ prostaglandin

  • Axit tranexamic, ức chế hoạt tính của plasminogen, làm giảm sự mất máu kinh nguyệt từ 40 đến 60%

Liệu pháp hormone [ví dụ như thuốc tránh thai đường uống, progestogens phóng thích progestin tác dụng kéo dài] thường được thử trước ở phụ nữ muốn tránh thai hoặc tiền mãn kinh. Biện pháp điều trị này có những mục đích sau:

  • Ngăn ngừa sự phát triển niêm mạc tử cung

  • Thiết lập lại các tình trạng chảy máu đã được dự đoán trước

  • Giảm lượng máu kinh nguyệt

Liệu pháp nội tiết thường được dùng cho đến khi tình trạng chảy máu đã được kiểm soát trong vài tháng.

Thuốc tránh thai đường uống [OCs] thường được sử dụng. OCs, được sử dụng theo chu kỳ hoặc liên tục, có thể kiểm soát chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn. Dữ liệu hạn chế cho thấy tác dụng của điều trị như sau:

  • Giảm sự mất máu kinh nguyệt từ 40 đến 50%

  • Giảm đau căng vú và chứng đau bụng kinh

  • Giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư buồng trứng

Progesterone có thể được sử dụng đơn lẻ trong các trường hợp sau:

  • Chống chỉ định dùng Estrogen [ví dụ, đối với bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó].

  • Estrogen bị giảm do bệnh nhân.

  • Kết hợp OCs không có hiệu quả sau khoảng 3 tháng sử dụng.

Ra máu kinh có thể dự đoán được bằng điều trị chu kỳ progestin [medroxyprogesterone acetate 10 mg/ngày uống hoặc norethindrone acetate 2,5 đến 5 mg/ngày uống] trong 21 ngày/tháng hơn so với kết hợp với OC. Có thể dùng progesterone tự nhiên chu kỳ [micron hoá] 200 mg/ngày trong 21 ngày một tháng, đặc biệt nếu có thể mang thai; tuy nhiên, nó có thể gây buồn ngủ và không làm giảm lượng máu mất đi nhiều như một progestin.

Nếu bệnh nhân sử dụng cyclic progestins hoặc progesterone mong muốn ngăn ngừa mang thai, thì tránh thai nên được thực hiện. Các biện pháp tránh thai bao gồm

  • Dụng cụ đặt buồng tử cung phóng thích levonorgestrel [IUD]: Nó có hiệu quả lên tới 97% vào khoảng 6 tháng, vừa cung cấp biện pháp tránh thai, vừa làm giảm chứng đau bụng kinh.

  • Tiêm từ từ medroxyprogesterone acetate: Chúng gây ra vô kinh và giúp ngừa thai nhưng có thể gây ra tình trạng ra máu không đều và mất xương không hồi phục.

Các phương pháp điều trị khác đôi khi được sử dụng để điều trị chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn bao gồm

  • Danazol: Thuốc giúp giảm sự mất máu kinh nguyệt [gây teo niêm mạc tử cung] nhưng có nhiều tác dụng phụ liên quan tới nội tiết tố nam, có thể làm giảm bằng cách sử dụng liều thấp hơn hoặc dạng đặt âm đạo. Để có hiệu quả, danazol phải được uống liên tục, thường là khoảng 3 tháng. Thuốc thường được sử dụng khi các hình thức trị liệu khác chống chỉ định.

  • Hormone phóng thích Gonadotropin [GnRH] tương đồng: Các thuốc này ức chế sản xuất hormone buồng trứng và gây vô kinh; chúng được sử dụng để làm giảm kích thước u xơ hoặc nội mạc tử cung trước phẫu thuật. Tuy nhiên, các tác dụng bất lợi về hạ estrogen [như loãng xương] hạn chế sử dụng chỉ trong 6 tháng; chúng thường được sử dụng đồng thời với liệu pháp hormone liều thấp.

Các dẫn chất Ergot không được khuyến cáo để điều trị chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn vì chúng hiếm khi hiệu quả.

Nếu mong muốn mang thai và chảy máu không nặng, nên thử bắt đầu phóng noãn với clomiphene [50 mg uống vào ngày từ 5 đến 9 chu kỳ kinh nguyệt].

Nội soi buồng tử cung với nong & nạo có thể được điều trị cũng như chẩn đoán; thủ thuật có thể được lựa chọn khi chảy máu không phóng noãn nặng hoặc khi liệu pháp hormone không có hiệu quả. Các nguyên nhân do cấu trúc như polyps hoặc u xơ có thể được xác định hoặc loại bỏ trong quá trình nội soi buồng tử cung. Thủ thuật này có thể làm giảm chảy máu, nhưng ở một số phụ nữ gây vô kinh do sẹo niêm mạc tử cung [hội chứng Asherman].

Cắt bỏ niêm mạc tử cung [ví dụ, la-ze, banh lăn, công cụ lưỡng cực, nhiệt, hoặc áp lạnh] có thể giúp kiểm soát chảy máu từ 60 đến 80%. Cắt bỏ niêm mạc ít xâm lấn hơn cắt tử cung, và thời gian hồi phục ngắn hơn. Cắt bỏ niêm mạc có thể được lặp lại nếu xuất huyết nặng tái phát sau khi cắt bỏ ban đầu có hiệu quả. Nếu điều trị này không kiểm soát chảy máu hoặc nếu chảy máu tiếp tục tái phát, nguyên nhân có thể là lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc trong cơ tử cung Lạc nội mạc trong cơ tử cung là sự có mặt của các tuyến, các tổ chức giống như niêm mạc tử cung tại cơ tử cung và có khuynh hướng lan tỏa khiến tử cung giã... đọc thêm và do đó không phải là chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn. Cắt bỏ niêm mạc tử cung không ngăn ngừa mang thai. Tỷ lệ mang thai có thể cao tới 5% sau khi cắt bỏ. Cắt bỏ niêm mạc gây ra sẹo có thể làm cho việc lấy mẫu niêm mạc tử cung khó khăn sau đó.

Thủ thuật cắt bỏ tử cung, đường bụng hoặc âm đạo, có thể được khuyến cáo cho những bệnh nhân giảm liệu pháp hormone hoặc những người, bất kể các phương pháp điều trị khác đều đã điều trị, có thiếu máu triệu chứng hoặc chất lượng cuộc sống kém do chảy máu liên tục, bất thường.

Các biện pháp cấp cứu hiếm khi cần, chỉ khi máu chảy rất nặng. Bệnh nhân ổn định huyết động học với truyền dịch đẳng trương, truyền các sản phẩm máu, và các biện pháp khác nếu cần. Nếu chảy máu vẫn tiếp tục, đặt ống thông bàng quang vào tử cung và bơm thêm 30 đến 60 mL nước để chèn ép chống chảy máu. Khi bệnh nhân ổn định, liệu pháp hormone được sử dụng để kiểm soát chảy máu.

Hiếm khi, ở những bệnh nhân bị chảy máu rất nặng do AUB không phóng noãn, estrogen kết hợp 25 mg truyền tĩnh mạch mỗi 4 đến 6 giờ có thể sử dụng được 4 liều. Liệu pháp này sẽ ngừng chảy máu ở khoảng 70% bệnh nhân nhưng làm tăng nguy cơ huyết khối. Ngay lập tức sau đó, bệnh nhân được cho uống thuốc ngừa thai kết hợp, có thể tiếp tục cho đến khi chảy máu đã được kiểm soát trong vài tháng.

phụ nữ sau mãn kinh, quá sản nội mạc tử cung không điển hình thường được điều trị bằng cắt tử cung.

phụ nữ tiền mãn kinh, quá sản nội mạc tử cung không điển hình có thể được điều trị với medroxyprogesterone acetate 40 mg uống một lần/ngày trong 3 đến 6 tháng hoặc IUD [dụng cụ tử cung] giải phóng levonorgestrel [1 Tài liệu tham khảo về điều trị Chảy máu tử cung bất thường do rối loạn chức năng phóng noãn [AUB-O] là các chảy máu tử cung bất thường mà sau khi khám và siêu âm khô... đọc thêm ]. Sau 3 đến 6 tháng điều trị, lấy lại mẫu niêm mạc tử cung. Nếu mẫu niêm mạc tử cung lấy lại cho thấy gải quyết được tình trạngquá sản thì phụ nữ có thể được dùng cyclic medroxyprogesterone acetate [5 đến 10 mg mỗi lần/ngày trong 10 đến 14 ngày mỗi tháng] hoặc, nếu muốn mang thai, dùng clomiphene. Nếu lặp lại các xét nghiệm niêm mạc tử cung cho thấy tồn tại dai dẳng và tiến triển quá sản không điển hình, có thể cần phải cắt bỏ tử cung.

Quá sản tuyến nang hoặc u tuyến lành tính có thể thường được điều trị bằng thuốc cyclic progestin liều cao [ví dụ cyclic medroxyprogesterone acetate] hoặc IUD giải phóng progestin hoặc levonorgestrel; mẫu bệnh phẩm được làm lại sau khoảng 3 tháng.

  • 1. Mentrikoski MJ, Shah AA, Hanley KZ, và cộng sự: Đánh giá sự tăng sản nội mạc tử cung và ung thư biểu mô được điều trị bằng liệu pháp progestin. Am J Clin Pathol 38 [4]:524–534, 2012.

  • Chảy máu tử cung bất thường do rối loạn chức năng phóng noãn là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu tử cung bất thường.

  • Kiểm tra các nguyên nhân gây chảy máu; các xét nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm thai, CBC, đo nồng độ hormone [TSH, prolactin, progesterone], và thường là siêu âm hoặc nội soi và lấy mẫu niêm mạc tử cung.

  • Ở phụ nữ có nguy cơ, hãy kiểm tra và điều trị quá sản nội mạc tử cung.

  • Nếu thuốc cần thiết để kiểm soát xuất huyết, kê toa NSAID, axit tranexamic, OCs hoặc các hormone khác, thường có hiệu quả.

Chủ Đề