Kế hoạch dạy học an toàn giao thông THPT

Đáp án Mô đun 5 THPT

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học Mô đun 5 giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện lập kế hoạch và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn Module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm Mô đun 5 THPT để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 5 của mình đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH THPT VỚI CHỦ ĐỀ “AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG”

1. Xác định khó khăn của học sinh

Hiện nay, tai nạn giao thông là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới. Theo thông kê của UB An toàn giao thông quốc gia trong 9 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.135 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.237 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 2.898 vụ va chạm giao thông làm 4.146 người chết, 2.695 người bị thương và 2.932 người bị thương nhẹ. Đặc biệt tai nạn giao thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh một trong số đó phải kể đến là nhận thức của các em còn chưa được nâng cao, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông [lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ…] và các quy định về an toàn giao thông [chiếm dụng lòng đường…]

2. Xây dựng kế hoạch tư vấn hỗ trợ

2.1. Mục tiêu

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

- Tăng cường công tác quản lí nhằm đảm bảo khắc phục tình trạng vi phạm an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

- Nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh

- Tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần với nhà trường đảm bảo công tác an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

2.2. Kế hoạch tư vấn hỗ trợ cụ thể.

2.2.1. Nội dung tư vấn

- Kiến thức pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

- Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

- Tác hại, hậu quả của tình trạng vi phạm an toàn giao thông

- Kĩ năng, tình huống xử lí khi tham gia giao thông.

2.2.2. Cách thức tư vấn

- Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt lớp [GVCN], trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn.

- Mời các đồng chí cảnh sát giao thông về nói chuyện tuyên truyền về an toàn giao thông với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

- Giáo dục tích hợp trong quá trình dạy học các môn như [GDCD…]

- Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh, BCH Đoàn tổ chức tuyên truyền toàn trường với chủ đề: “Tuổi trẻ học đường nói không với vi phạm an toàn giao thông”

- Tổ chức cho HS xem các video, tranh ảnh… trong các tiết chủ nhiệm hoặc các hoạt động ngoại khóa

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về an toàn giao thông

- Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, hội thi rung chuông vàng về ATGT.

2.2.3. Hình thức tư vấn hỗ trợ học sinh

Tư vấn trực tiếp và gián tiếp

Giáo viên hoặc người phụ trách sử dụng nhiều phương pháp để tư vấn hỗ trợ học sinh [tuyên truyền toàn trường, tổ chứ các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, hoặc tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cũng như các giáo viên có thể tích hợp trong quá trình dạy các môn học]

Thành lập nhóm zalo, facebook để học sinh có thể mạnh dạn trao đổi những nội dung, kiến thức về an toàn giao thông.

2.2.4. Thời gian

- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.

- Hòm thư những điều em muốn nói sẽ được mở vào giữa tiết 2 thứ sáu hàng tuần.

2.2.5. Người thực hiện: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn, GVCN, GV bộ môn, Công an giao thông trên địa bàn huyện

2.2.6. Phương tiện, điều kiện thực hiện: Máy chiếu, ti vi, tranh ảnh, pa nô, áp phích, loa đài, bản kế hoạch tuyên truyền, tài liệu phục vụ.

2.2.7. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch

STTTiêu chí đánh giá kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT với chủ đề “An toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường”Điểm
1Xác định khó khăn của học sinh30
2Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ70
2.1 Xác định mục tiêu10
2.2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cụ thể60
2.2.1. Nội dung tư vấn10
2.2.2. Cách thức tư vấn10
2.2.3. Hình thức tư vấn, hỗ trợ học sinh10
2.2.4.Thời gian10
2.2.5. Người thực hiện10
2.2.6. Phương tiên, điều kiện thực hiện10
2.2.7. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch10
Tổng điểm100

Trên đây là kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh Trường THPT ....... năm học 2022 – 2023, đề nghị các cá nhân nghiêm túc thực hiện./.

SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI                              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT TRÀ BỒNG                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 03 /KH-ATGT                                                         Trà Bồng, ngày   06 tháng 10  năm 2021

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Năm học 2021 – 2022

Căn cứ Quyết định 1144/QĐ-SGDĐT ngày 17/9/2021 v/v ban hành kế hoạch công tác năm học 2021-2022 của sở GD&ĐT Quảng Ngãi;

Căn cứ công văn số 1633/SGDĐT-GDTrH ngày 20/9/2021 v/v hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPTứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022 của sở GD&ĐT Quảng Ngãi;

Cắn cứ và công văn số 1549/SGDĐT-CTTT ngày 10/9/2021v/v hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Chính trị và công tác học sinh năm học 2021-2022;

Căn cứ công văn số 1547/SGDĐT-CTTT ngày 10/9/2021 v/v triển khai công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông năm học 2021-2022 của sở GD&ĐT Quảng Ngãi;

  1. Mục đích
  2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học.
  3. Ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm an toàn giao thông trong học sinh, góp phần thực hiện hiệu quả an toàn giao thông năm học 2021 – 2022
  4. Yêu cầu
  5. Bám sát nội dung, yêu cầu công văn về triển khai công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông năm học 2021-2022 của sở GD&ĐT Quảng Ngãi;
  6. Kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục an toàn giao thông với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của Ngành và các hoạt động của nhà trường.
  7. Tăng cường phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức trong trường, đặc biệt là các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.
  8. Tổ chức họp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền nhắc nhở và ký cam kết việc không giao xe máy trên 50cc cho học sinh chưa đủ tuối, chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.

III. Nội dung tuyên truyền, giáo dục

  1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

– Giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy.

– Phổ biến cho học sinh các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm.

– Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh.

– Nếu đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ

– Đi xe đạp không lạng lách , không đi hàng hai, hàng ba, không chở quá số người quy định khi tham gia giao thông

  1. Một số khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trong nhà trường, cụ thể như sau:

“Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”;  “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.

  1. Nhiệm vụ trọng tâm
  2. Nhiệm vụ của Chi Bộ và Ban Giám Hiệu
  3. a. Chi Bộ :

– Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các bộ phận đoàn thể triển khai thực hiện đến giáo viên và học sinh trong toàn trường.

– Làm tốt công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ. Tạo điều kiện có thể để các bộ phận hoạt động đạt  hiệu quả

b.Ban Giám Hiệu :

– Thành lập ban chỉ đạo, ban ATGT nhà trường.

– Tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp về các hành vi bị cấm khi tham giao thông, về nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn;

– Phối hợp với các ban, ngành liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã ban hành các quy định và điều kiện đảm bảo công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trên địa bàn.

– Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận đoàn thể trong nhà trường, triển khai thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chỉ đạo quyết liệt việc nghiêm cấm học sinh chưa đủ điều kiện điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên các phương tiện, kể cả xe đạp điện, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận đoàn thể  trong việc triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.

– Tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn đầy đủ, lồng ghép giảng dạy về trật tự an toàn giao thông

– Tăng cường kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thực hiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng và xử lý kỷ luật nghiêm các trường hợp vi phạm.

  1. Nhiệm vụ của các bộ phận đoàn thể trong nhà trường

2.1. Đối với công đoàn cơ sở

– Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cho giáo viên theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Nhắc nhỡ CB, GV, NV để xe đúng nơi qui định.

– Lập danh sách CB – GV –NV trong trường đăng ký thực hiện tốt an toàn giao thông và ký cam kết, cuối năm đưa vào bình xét thi đua.

– Hỗ trợ nhà trường trong việc biểu dương khen thưởng

2.2. Đối với Đoàn thanh niên :

– Hỗ trợ BGH nhà trường quản lý học sinh sau giờ tan trường, hướng dẫn phụ huynh khi đón con em phải đứng xa cổng trường, không đứng lề đường gây ủn tắc giao thông trên trục đường lên trường.

– Quán triệt tư tưởng cho đoàn viên thanh niên thực hiện tốt luật giao thông đường bộ . Nắm bắt tình hình thực hiện an toàn giao thông của đoàn viên và học sinh báo cáo về BGH nhà trường hàng tháng.

-Phối hợp với cảnh sát giao thông huyện, tiếp tục thực hiện mô hình cổng trường an toàn giao thông.

-Quy hoạch khu để xe cho từng khối lớp, tránh để tràn lang.

2.3. Đối với Giáo viên chủ nhiệm :

– Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh.

– Tổ chức họp  phụ huynh học sinh cho  ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông.

– Đưa các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông để học sinh thảo luận và đề ra phương án giải quyết trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.

– Căn cứ vào những quy định về an toàn giao thông nếu học sinh lớp vi phạm căn cứ vào mức độ nặng nhẹ để xếp loại hạnh kiểm cuối năm.

– Để xe đúng qui định, thẳng hàng.

2.4. Đối với các tổ trưởng bộ môn:

– Chỉ đạo giáo viên trong tổ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy an toàn giao thông trong trường học, lấy thái độ, hành vi về thực hiện an toàn giao thông của học sinh là tiêu chí đánh giá rèn luyện, xếp loại.

– Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông theo quy định, chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các môn học và các hoạt động của tổ.

Lưu ý: Tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần và lông ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Việc tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy nội dung giáo dục ATGT   dự định thực hiện trong thời gian trên nhưng có thể thay đổi theo kế hoạch của Sở GDĐT nhà trường sẽ thông báo sau.

  1. Tổ chức thực hiện
  2. Chi Bộ và BGH xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các bộ phận đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện; báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về sở GD&ĐT, Ban ATGT huyện.
  3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vụ việc nghiêm trọng về an toàn giao thông xảy ra, các bộ phận cần khẩn trương báo cáo ngay về BGH nhà trường để biết và báo cáo cấp trên.

Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông của trường THPT Trà Bồng, yêu cầu các bộ phận đoàn thể, các tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm căn cứ để thực hiện nghiêm túc trong năm học 2021 – 2022.

Nơi nhận:                              

– Sở GD&ĐT [ Báo cáo]

– Các bộ phận, đoàn thể, TT chuyên môn

– Ban ATGT huyện [ Phối hợp ];

– Lưu: VT.

KT.HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Võ Hồng Trường

Video liên quan

Chủ Đề