Kênh phân phối nào mô tả đúng nhất cầu nối nhà sản xuất đến gõ của bán hàng

Kênh phân phối là một yếu tố chính trong tất cả các chiến lược tiếp thị xoay quanh sản phẩm. Kênh phân phối giúp tiếp cận khách hàng theo cách tối đa hóa doanh thu và nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp .

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối đề cập đến mạng được sử dụng để nhận sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc người tạo ra nó và mục đích cuối là đưa đến người sử dụng. Khi kênh phân phối là “trực tiếp” [kênh bán hàng trực tiếp], nhà sản xuất bán trực tiếp cho người dùng mà không thông qua bên trung gian. Khi kênh phân phối là “gián tiếp”, sản phẩm sẽ thay đổi vài lần trước khi tiếp cận đến người tiêu dùng. Trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong kênh phân phối gián tiếp có thể bao gồm:

  • Bán sỉ / nhà phân phối
  • Người buôn bán
  • Nhà bán lẻ
  • Tư vấn
  • Đại diện của nhà sản xuất

Kênh phân phối là gì? – [Nguồn: Marketingland]

Nhìn dưới góc độ này, nó bao gồm tất cả các hoạt động diễn ra trong khâu lưu thông. Là cầu nối liên kết sản phẩm của nhà sản xuất với người tiêu dùng. Nội dung của kênh phân phối là hàng loạt các dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng.

Phân biệt giữa kênh phân phối và hình thức phân phối

Trong marketing, cần phân biệt rõ giữa kênh phân phối và hình thức phân phối. Theo định nghĩa trên, kênh phân phối chỉ tập hợp các tổ chức và cá nhân, trong khi đó, hình thức phân phối chỉ cách thức khách hàng mua hàng: mua trực tiếp tại các đại lý, cửa hàng, văn phòng [brick and mortal] mua qua điện thoại hoặc Internet [click and mortal]

Kênh phân phối được chia làm 4 cấp: Kênh 0 cấp – phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng; kênh phân phối cấp 1, cấp 2 và cấp 3 có thêm các trung gian phân phối khác.

❖ Kênh phân phối trực tiếp:

Là kênh phân phối ngắn nhất, hàng hóa được chuyển trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng mà không qua bất kỳ một trung gian phân phối nào.

❖ Kênh phân phối gián tiếp:

Ngược lại với kênh phân phối trực tiếp, sản phẩm từ kênh gián tiếp từ nhà sản xuất phải đi qua ít nhất một trung gian phân phối mới đến tay người tiêu dùng. Có 2 loại kênh phân phối gián tiếp:

  • Kênh phân phối truyền thống được chia thành 3 loại nhỏ hơn dựa theo số trung gian phân phối có trong kênh:
  • – Kênh 1 cấp: Sản phẩm từ nhà sản xuất chỉ qua 1 trung gian phân phối là đến tay người tiêu dùng.
  • – Kênh 2 cấp bao gồm 4 thành phần: Nhà sản xuất- nhà bán buôn – nhà bán lẻ- người tiêu dùng.
  • – Kênh 3 cấp bao gồm 5 thành phần: Nhà sản xuất – Đại lý – Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng.

❖ Phân phối hiện đại:

Trong kênh phân phối hiện đại, nhà sản xuất và các trung gian phân phối hợp lại thành thể thống nhất, dòng chảy sản phẩm lưu thông trực tiếp đến tay người tiêu dùng qua thể thống nhất đó.

Ví dụ: hệ thống siêu thị Vinmart, Big C đã bán một số sản phẩm do chính Vingroup, Big C sản xuất. Đó chính là sự hợp nhất giữa nhà sản xuất và trung gian phân phối, giúp chủ động trong lượng sản xuất, lượng tiêu thụ của nhà phân phối.

Đây là kênh được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển. Trong đó, hệ thống trung gian phân phối nằm trong nhà sản xuất và họ cũng chính là người tiêu dùng.

Với loại hình kênh phân phối này, nhà sản xuất sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí truyền thông, quảng cáo nhưng bù lại, họ sẽ phải trả một mức phí hoa hồng khác cao cho các trung gian phân phối hay chính người tiêu dùng.

Hình thức phân phối này giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng hơn và người tiêu dùng được mua sản phẩm với một mức giá thấp hơn do không mất phí quảng cáo hay đi qua một chuỗi các nhà phân phối.

Tại Việt Nam, kênh phân phối đa cấp vẫn phát triển với nhiều biến tướng và không được chào đón, vì các đơn vị kinh doanh sử dụng hình thức này cho những mục đích không lành mạnh, lừa đảo người tiêu dùng.

Xem thêm:  Truyền thông nội bộ là gì? Làm sao để truyền thông nội bộ đạt hiệu quả?

Chức năng của kênh phân phối


1/ Đối với nhà sản xuất: 

– Giúp nhà sản xuất bao phủ thị trường bằng cách đưa sản phẩm đến những nơi có nhu cầu. – Nhà phân phối phải tổ chức một quy trình đặt và giao hàng thuận tiện, làm chiếc cầu nối giữa người sản xuất ra sản phẩm và người sử dụng sản phẩm. – Là công cụ giúp nhà sản xuất nắm bắt thị trường để hiểu được nhu cầu và mục đích của khách hàng về sản phẩm.Hơn nữa là tìm hiểu nhu cầu, thông tin của đối thủ cạnh tranh.

– Giúp nhà sản xuất làm tốt hơn khâu chăm sóc khách hàng ở các dịch vụ: bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng,..

– Kênh phân phối có chức năng đảm bảo luôn có sẵn sản phẩm khi khách hàng cần.
– Là nơi trưng bày sản phẩm thuận tiện cho khách hàng chọn lựa. Với nhiều điểm phân phối còn thay mặt nhà sản xuất cung cấp dịch vụ đến khách hàng như: tư vấn,hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn về sản phẩm,..

Các loại kênh phân phối trong marketing hiện nay

Kênh phân phối hiện tại được chia ra làm 3 nhóm chính bao gồm: Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối đa cấp. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại kênh phân phối kể trên.

Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối mà trong đó những thành phần tham gia chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các hàng hóa sản xuất sẽ được phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng mà sẽ không phải thông qua bất kỳ khâu trung gian nào cả. Bạn có thể hiểu kênh phân phối trực tiếp là: P [producer] –> C [Consumer].

Kênh phân phối gián tiếp

Với kênh phân phối gián tiếp cũng sẽ được 2 loại chính bao gồm: Kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.

Kênh phân phối truyền thống: Được hiểu là hàng hóa khi sản xuất ra sẽ được phân phối theo trình tự từ nhà sản xuất qua các trung gian phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối trực tiếp sẽ có 3 cấp bao gồm: P[Producer] -> R-> C. Nhà sản xuất –> Nhà bán lẻ –> Người tiêu dùng, P -> W -> R -> C. Nhà sản xuất –> Nhà bán sỉ/nhà bán buôn –> Nhà bán lẻ –> Người tiêu dùng, P -> A&B [Agents and Brokers] -> W -> R -> C. Nhà sản xuất –> Cò mối –> Nhà bán sỉ/nhà bán buôn –> Nhà bán lẻ –> Người tiêu dùng.

Kênh phân phối hiện đại: Nhà sản xuất và các trung gian sẽ sẽ hợp lại thành 1 thể thống nhất và hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ thể thống nhất đó.

Kênh phân phối đa cấp

Là những thành phần tham gia trong kênh phân phối ngoại trừ nhà sản xuất nó đóng vai trò là trung gian phân phối và cũng là người tiêu dùng. Với kênh phân phối đa cấp có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí dành cho quảng cáo, tuy nhiên họ lại phải tiền hoa hồng cho các thành phần trung gian.

Xem thêm:  Hàng rào phi thuế quan là gì?

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Winerp.com.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Nhân viên kinh doanh là một vị trí công việc chuyên mua bán hàng hóa [cụ thể là các sản phẩm và dịch vụ] cho một đơn vị doanh nghiệp nào đó. Là một nhân viên kinh doanh, bạn có nhiệm vụ thường xuyên giao tiếp với khách hàng và tư vấn cho họ về các sản phẩm, cũng như dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang sở hữu, từ đó họ có thể chọn được loại sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bản thân mình. Và mục đích chung của việc này là nhằm bán hàng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Có thể nói rằng vị trí việc làm này đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống doanh nghiệp, nhất là ở bộ phận bán hàng. Thông thường, nhân viên kinh doanh sẽ thường có những cuộc trò chuyện với khách hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc qua điện thoại để trao đổi cụ thể về các nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời giới thiệu các loại sản phẩm và dịch vụ chủ chốt mà doanh nghiệp đang cung ứng đến với từng khách hàng. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên cần phải tinh ý trong việc hiểu rõ và nắm bắt các nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra hình thức tư vấn hợp lý và thuyết phục khách hàng lựa chọn doanh nghiệp của mình.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu mô tả việc làm nhân viên kinh doanh cần phải làm hàng ngày một cách cụ thể , nhằm giúp các đối tượng có quan tâm hiểu rõ hơn về vị trí việc làm này:

  1. Nhanh chóng phân tích và hiểu rõ thông tin về tất cả các loại sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung ứng, chẳng hạn như: mã sản phẩm, xuất xứ, hình dáng, màu sắc, hướng dẫn sử dụng, v.v.
  2. Phải tập trung và chú ý quan sát khách hàng để phân tích thái độ, mục đích mua hàng của khách hàng, nhằm hướng đến các hình thức tư vấn hợp lý giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của mình.
  3. Tích cực tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng: Gặp gõ  hoặc Gọi điện liên hệ giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ, nắm bắt nhu cầu tư vấn, cho khách dùng thử sản phẩm,  giúp khách tiếp cận được các sản phẩm đang cần mua.
  4. Thương lượng và ký kết hợp đồng với khách hàng.
  5. Thống kê số lượng hàng hóa đã tiêu thụ và báo cáo doanh thu với cấp trên.

Nhân viên kinh doanh còn được xem là hình ảnh đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp. Vì vậy, thái độ ứng xử của họ đối với khách hàng là tiêu chí quan trọng quyết định sự thành bại của toàn hệ thống. Danh tiếng tốt hay xấu đều nằm ở tiêu chí này.

Trong giai đoạn hiện nay hầu hết các đơn vị doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân viên kinh doanh đều quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ nhân viên của mình trước khi ký hợp đồng làm việc chính thức. Ngoài trình độ và hiểu biết chuyên môn, nhân viên còn phải có tư chất và thái độ chấp hành nội quy của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các nhiệm vụ công việc được thực hiện tốt nhất. Đồng thời, nhân viên cần phải sở hữu các kỹ năng cá nhân như sau:

  1. Kỹ năng giao tiếp tốt: Đây là kỹ năng đầu tiên để đánh giá một nhân viên giỏi trong giới kinh doanh hiện nay. Có được kỹ năng này, bạn sẽ có khả năng tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng, và giúp doanh nghiệp cung ứng đủ số lượng hàng hóa vào mỗi tháng.
  2. Xử lý công việc linh hoạt: Trong mỗi hợp đồng, bạn cần phải linh hoạt trong việc hiểu rõ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
  3. Nắm rõ thông tin các sản phẩm và dịch vụ sẵn có của doanh nghiệp
  4. Luôn giữ thái độ hòa nhã và nụ cười trên môi
  5. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và sử dụng ứng dụng văn phòng tốt.
  6. Khả năng tổ chức và làm việc nhóm tốt

Chúc bạn có những lựa chọn đúng đắn và có những bước tiến thành công trên con đường sự nghiệp của chính mình!

Nhà đầu tư để đánh giá một dự án thông qua phân bổ nguồn vốn có phương pháp dùng chỉ số NPV để xem tính khả thi của dự án. Vậy NPV là gì, công thức tính NPV và ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng NPV như thế nào. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn trả lời những câu hỏi trên.

NPV là từ viết tắt của cụm từ Net Present Value được dịch sang tiếng việt là “giá trị hiện tại ròng”. Tất cả dự án đầu tư đều có dòng tiền vào, dòng tiền ra và một khoản tiền luôn sẵn sàng để thực hiện dự án đầu tư mong muốn đem lại lợi nhuận. Để dự đoán khoảng đầu tư có đem lại lợi nhuận không thì nhà đầu tư phải tổng hợp toàn bộ dòng tiền. Nhưng ứng với từng khoảng thời gian khác nhau, mỗi dòng tiền sẽ có giá trị nhất định theo thời điểm đó. Nên để tổng hợp được dòng tiền vào và ra của dự án đầu tư, thì cần chiết khấu mỗi dòng tiền về tại một thời điểm nhất định. NPV là giá trị chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra dự kiến, được chiết khấu cho đến hiện tại. NPV dùng trong việc lập các kế hoạch đầu tư và lập ngân sách vốn để có thể phân tích mang lại lợi nhuận của khoản đầu tư.

Trong đó:

  • r là tỷ lệ chiết khấu.
  • t là thời gian tính dòng tiền.
  • Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t.
  • n là toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
  • C0 là chi phí vốn ban đầu để bắt đầu thực hiện dự án.
  • Ý nghĩa của chỉ tiêu NPV

Chỉ số NPV có giá trị dương hoặc âm được dùng để đánh giá một dự án về khả năng tạo ra lợi nhuận rằng dự án có tiềm năng hay lỗ ròng:

Khi chỉ số NPV có giá trị dương cho thấy khoản đầu tư hay lợi nhuận dự kiến của dự án đem lại cao hơn chi phí dự kiến.

Khi chỉ số NPV có giá trị âm thì khoản đầu tư, dự án được đánh giá có tỷ lệ chiết khấu lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng của dự án mà khoản đầu tư đó đem lại. Nhưng không phải dự án nào cũng lỗ mà có khả năng tạo thu nhập ròng. Ngoài ra, khi tỷ lệ chiết khấu cao hơn tỷ suất lợi nhuận nên dự án được xem là không đem lại giá trị.

Khi chỉ số NPV có giá trị bằng 0 thì dự án hay khoảng đầu tư đó không có lợi nhuân cũng không gây lỗ được đánh giá là hòa vốn.

Đánh giá qua chỉ số NPV nhà đầu tư thường lựa chọn thực hiện khoảng đầu tư có NPV > 0 [dương], ngược lại nên bỏ qua không đầu tư vào khoảng đầu tư có NPV < 0 [âm] vì nó không đem lại giá trị. Để lựa chọn được lựa chọn đầu tư tối ưu có lợi nhuận nhà đầu tư nên chọn phương án có NPV cao nhất không âm.

  • Ưu điểm và nhược điểm của NPV.

Ưu điểm: Nhà đầu tư dễ dàng so sánh đánh giá dự án qua chỉ số NPV, so sánh được tính khả thi của từng dự án, nhà đầu tư có thể lựa chọn dự án có NPV cao nhất không âm sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất, nếu không có dự án NPV dương thì không nên đầu tư. Còn được dùng để xét độ hấp dẫn của một dự án tiềm năng, xác định được lãi và lỗ của dự án dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, tỷ số chiết khấu có thể thay đổi để đánh giá những rủi ro.

Nhược điểm: Tuy nhiên tồn tại ở chỉ số NPV là khó cập nhật chính xác hoàn toàn quy mô dòng tiền, tỷ lệ chiết khấu, thường những điều này rất khó xác định. NPV không chứa chi phí cơ hội nên chỉ sử dụng để so sánh các dự án khi cùng một thời điểm. Ngoài ra, khi đánh giá qua chỉ số NPV không cung cấp được tổng thể rủi ro, lợi ích mà dự án đó được thực hiện. NPV không tính đến một yếu tố quan trọng là quy mô dự án nên thiếu sự cân bằng giữa tài sản được tạo ra trên mỗi đơn vị đầu tư.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn NPV là gì, công thức tính NPV và ưu, nhược điểm của NPV. Tuy nhiên khi dùng chỉ số NPV để đánh giá một dự án bạn nên chú ý những hạn chế trên và nên kết hợp cùng với một số phương pháp khác để hiệu quả hơn.

Thuật ngữ accumulated depreciation nghe có vẻ xa lạ với chúng ta, tuy nhiên nghĩa tiếng Việt của nó lại rất quen thuộc, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, đó là khấu hao lũy kế. Việc tính toán giá trị khấu hao lũy kế này rất quan trọng cho tình hình tài chính của công ty. Vậy thực chất accumulated depreciation là gì? Và phương pháp tính accumulated depreciation là gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Accumulated depreciation có nghĩa tiếng Việt là khấu hao lũy kế hoặc khấu hao tích lũy.

Như đã biết, lũy kế là số liệu tổng hợp trước đó được cộng dồn vào quá trình hạch toán tiếp theo. Khấu hao là giá trị hao mòn của tài sản cố định sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Khấu hao lũy kế là tổng các giá trị khấu hao của tài sản tại một thời điểm. Chi phí khấu hao lũy kế tại kỳ một kỳ là tổng chi phí khấu hao trong kỳ với giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước đó. Do đó vào thời điểm cuối vòng đời thực hiện của dự án, thì tổng giá trị sổ sách của tài sản cũng chính bằng với mức giá trị còn lại của tài sản.

Ví dụ: công ty mua dây chuyền sản xuất với giá 10 tỷ, giá trị khấu hao năm đầu tiên của dây chuyền là 1 tỷ, năm thứ hai là 3 tỷ, vì thế tổng khấu hao lũy kế của dây chuyền sản xuất tại năm thứ hai là 4 tỷ.

  • Phân loại accumulated depreciation

Khấu hao lũy kế tài sản cố định hữu hình: là chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để trích khấu hao qua từng năm tùy thuộc vào tuổi thọ sử dụng tương ứng với nguyên giá của tài sản cố định đó. Tài sản cố định hữu hình có hình thái vật chất rõ ràng, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ máy móc, nhà cửa, trang thiết bị,…

Khấu hao lũy kế tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình không có hình thái vật chất, có thể là quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, dây chuyền sản xuất,… Giá trị khấu hao tài sản cố định vô hình là khoản chi phí hao mòn của tài sản vô hình đó khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng. Ví dụ chi phí khấu hao của bằng sáng chế sẽ được tính dựa trên lợi nhuận/lợi ích mà một doanh nghiệp thu về từ tài sản đó.

  • Phương pháp tính accumulated depreciation

Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức khấu hao lũy kế tài sản cho doanh nghiệp, tuy nhiên có hai phương pháp tính được nhiều doanh nghiệp sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Đây là phương thức cơ bản được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay, công thức như sau:

Chi phí khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định : Thời gian sử dụng

Ví dụ: Máy móc doanh nghiệp đang sử dụng có giá trị là 12 tỷ đồng, có thời gian sử dụng là 6 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng thì giá trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau và bằng 200 triệu đồng/ năm. Do đó, khấu hao tích lũy năm thứ nhất là 200 triệu, năm thứ hai là 400 triệu,…

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

Mức trích khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh [%] = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng [%] = [1/Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định] x 100

Hệ số điều chỉnh được quy định như sau: t

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề