Khái niệm nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì năm 2024

Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Trần Tùng. Tôi đang làm kế toán viên cho một daonh nghiệp tư nhân. Tôi có một thắc mắc liên quan đến công việc mà mình đang làm mong nhận được sự trợ giúp từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Ban biên tập có thể cho tôi biết về định nghĩa theo Luật của khái niệm nghiệp vụ kinh tế, tài chính hay không? Định nghĩa đó được quy định tại điều khoản nào, của văn bản nào? Mong nhận được hồi âm từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cám ơn!

  • [ảnh minh họa]
  • Nghiệp vụ kinh tế, tài chính được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật kế toán 2015 như sau: “15. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.” Trên đây là định nghĩa về nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại khoản Luật kế toán 2015. Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: [028] 7302 2286 E-mail: nhch@lawnet.vn

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của kế toán viên doanh nghiệp. Theo đó nhân viên kế toán phải xác định, theo dõi nghiệp vụ trong quá trình sản xuất để ghi sổ. Vậy thực tế nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì? [Chi tiết 2022]. Mời khách hàng cùng theo dõi.

1. Khái niệm nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xảy ra rất nhiều nghiệp vụ. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì để xác định ghi sổ kế toán. Bởi vì không phải nghiệp vụ nào phát sinh cũng là nghiệp vụ kinh tế.

Vậy nên về cơ bản bạn có thể ghi nhớ nghiệp vụ kinh tế phát sinh là nghiệp vụ đáp ứng đủ 2 điều kiện. Bao gồm:

  • Nghiệp vụ đã diễn ra
  • Nghiệp vụ gây ra biến động về tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp

Hiểu nôm na, nghiệp vụ kinh tế phát sinh là sự kiện đã xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó sự kiện đã có những tác động gây ra biến động về tài sản hay nguồn vốn doanh nghiệp.

2. Các nghiệp vụ kế toán cơ bản phát sinh trong quá trình sản xuất

Để hiểu hơn về nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì bạn hãy điểm qua các nghiệp vụ cơ bản. Chính xác hơn đó là những nghiệp vụ kinh tế cơ bản phát sinh trong quá trình sản xuất. Và thực tế chủ yếu là những nghiệp vụ kinh tế liên quan đến sử dụng đối tượng lao động. Bao gồm như sau:

Nghiệp vụ liên quan đến xuất nguyên liệu

Trong quá trình sản xuất thì xuất nguyên vật liệu [NVL] là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh điển hình. Theo đó cơ bản các nghiệp nghiệp vụ được ghi nhận là:

  • Khi xuất NVL phục vụ hoạt động sản xuất phân xưởng.
  • Khi xuất NVL phục vụ công tác quản lý
  • Khi xuất NVL xuất dùng không phân bổ

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh

Nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp sẽ được ghi nhận khi doanh nghiệp tính lương trả cho nhân viên. Theo đó các nghiệp vụ nợ phát sinh là Nợ TK 622, nợ TK 627. Ngoài ra, các khoản trích theo lương cũng được xác định là nghiệp vụ kinh tế cơ bản. Bao gồm như:

  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Kinh phí công đoàn
  • Bảo hiểm thất nghiệp

Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản khác

Ngoài ra, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản khác có thể điểm danh như là:

  • Xuất công cụ, dụng cụ để phục vụ sản xuất
  • Máy móc, tài sản cố định hao mòn
  • Thu hồi phế liệu nhập kho sau quá trình sản xuất
  • Sản phẩm sản xuất hoàn thành

3. Quy trình ghi sổ kế toán của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Ghi sổ kế toán là công việc quan trọng của một kế toán viên doanh nghiệp. Bản chất của công việc là kế toán viên thực hiện ghi chép hay hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ. Vậy cụ thể quy trình ghi sổ KT của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì? Về cơ bản bạn có thể tham khảo quy trình như sau:

Xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bước đầu trong quá trình ghi sổ kế toán là xác định các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tức là bạn cần làm rõ trong quá trình sản xuất đã xảy ra những nghiệp vụ kinh tế nào. Đây là điều quan trọng, cần thiết kế mà kế toán viên cần quan tâm, chú ý thực hiện.

Xác định chứng từ chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần có chứng từ chứng minh. Tuy nhiên kế toán viên phải xác định sự hợp pháp của chứng từ. Bởi vì chỉ những chứng từ đảm bảo hợp lệ mới có thể căn cứ để ghi sổ kế toán. Cụ thể chứng từ chứng minh sự phát sinh của nghiệp vụ kinh tế cần đảm bảo 3 tiêu chí:

  • Chứng từ hợp pháp
  • Chứng từ hợp lệ
  • Chứng từ hợp lý

Ghi sổ kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Quy trình ghi sổ kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ kết thúc với công đoạn ghi sổ kế toán. Theo đó kế toán viên chỉ cần căn cứ vào chứng từ. Rồi sau đó ghi số kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh chuẩn xác. Mọi số liệu, thông tin ghi sổ kế toán bắt buộc phải chính xác, phù hợp chứng từ.

Đặc biệt hiện nay kế toán viên có thể thực hiện ghi số kế toán với nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Ghi sổ nhật ký chung
  • Ghi sổ nhật ký – sổ cái
  • Ghi sổ chi tiết

4. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh

4.1 Chứng từ liên quan đến hạch toán tiền mặt là gì ?

– Phiếu thu, phiếu chi.

– Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng.

– Chứng từ ghi sổ.

– Các hợp đồng, hóa đơn GTGT….

4.2 Các bước định khoản kế toán cơ bản

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán – Cần xác định nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đó ảnh hưởng tới những đối tượng kế toán nào.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán liên quan – Xác định chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng.

– Tài khoản dùng cho đối tượng kế toán là tài khoản nào.

Bước 3: Xác định hướng tăng, giảm của các tài khoản – Xác định loại tài khoản [tài khoản đầu mấy?].

– Xu hướng biến động của từng tài khoản [tăng hay giảm].

Bước 4: Định khoản – Xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào ghi Có.

– Ghi số tiền tương ứng.

4.3 Cách sử dụng các tài khoản để định khoản

Kết cấu chung của tài khoản kế toán

– Bên Trái: Bên Nợ.

– Bên Phải: Bên Có.

– Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước.

Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ.

Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có.

5. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

\>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì? [Chi tiết 2022]. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì?

Hiểu nôm na, nghiệp vụ kinh tế phát sinh là sự kiện đã xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó sự kiện đã có những tác động gây ra biến động về tài sản hay nguồn vốn doanh nghiệp.

Có bao nhiêu loại định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

Có 2 loại định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là định khoản đơn giản và định khoản phức tạp. Ngoài ra, nếu phân loại dựa trên tiêu chí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tại doanh nghiệp sẽ có nhiều loại định khoản khác nhau, do hoạt động doanh nghiệp phát sinh hàng loạt các nghiệp vụ kinh tế.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi nào?

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những sự kiện đã diễn ra và gây nên biến động về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những sự kiện đã xảy ra trọng doanh nghiệp mà gây nên những biến động về tài sản hoặc nguồn vốn là mối quan tâm của kế toán, kế toán cần phải theo dõi.

Nghiệp vụ kinh tế là gì?

Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán. Theo đó, nghiệp vụ kinh tế tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ Đề