Khám bệnh tự kỷ cho trẻ ở đâu

 Trung Tâm Sao Mai

Trung Tâm Sao Mai  [số 06 ngõ 09 phố Hoàng Đạo Thúy -  Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội] có bề dày hoạt động trên 20 năm trong lĩnh vực chăm sóc, phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ. Trung tâm có phòng khám chất lượng, uy tín. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ, chuyên viên có chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Phòng khám do thầy thuốc ưu tú, BSCKII tâm thần Đỗ Thuý Lan phụ trách. Bà còn trực tiếp khám nội nhi và thần kinh nhi. Là bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực khám  tâm thần kinh và tự kỷ nên thăm khám rất cẩn thận, có những đánh giá chuyên sâu hơn so với một số phòng khám ở bệnh viện.

 Phòng khám có các bác sĩ chuyên khoa, các chuyên viên tâm lý khám và tư vấn. Lịch làm việc: sáng từ 8h đến 11h30, chiều từ 2h đến 4h30, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Để không phải mất thời gian đi lại và chờ đợi, phụ huynh có nhu cầu khám cho con nên gọi điện để đặt lịch hẹn trước [ĐT 04.35578135]. Bởi mỗi ngày Trung tâm chỉ nhận khám cho từ 7-8 trẻ. 

Trẻ đến TT khám, bước đầu lấy thông tin cơ bản, sau đó chuyên viên tâm lý sẽ tiến hành thực hiện test tâm lý để đánh giá trí tuệ, thang phát triển, kiểm tra rối nhiễu tâm lý. Chuyên viên tâm lý sẽ tư vấn cho gia đình hình thức can thiệp phù hợp.

Tiếp đến là khám nội nhi và thần kinh nhi. Khám dựa trên chơi tương tác với đứa trẻ và phỏng vấn phụ huynh. Một số trường hợp, trẻ cần làm thêm điện não đồ để kiểm tra bước sóng có ổn định không, xem có những bước sóng chưa hình thành hoặc sóng nhọn, sóng tăng động.... Từ đó bác sĩ đưa ra kết luận chẩn đoán,  tư vấn hỗ trợ về mặt y tế tốt nhất cho đứa trẻ.

Khoa Tâm Bệnh – Bệnh Viện Nhi Trung Ương

 Khoa tâm bệnh của Bệnh viện là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em có dấu hiệu rối loạn phát triển, nổi bật nhất là điều trị trẻ tự kỷ và chậm nói. Hiện Khoa tâm bệnh của Bệnh viện đã triển khai sử dụng test đánh giá hành vi cho những trẻ có rối loạn phát triển, trong đó có tự kỷ để dễ dàng theo dõi tiến triển bệnh của bé và giúp cho việc đánh giá được chính xác, hiệu quả. Chương trình can thiệp cho trẻ bao gồm: dạy cá nhân về ngôn ngữ và giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ và bằng tranh, điều hòa vận động cảm giác, dạy các kỹ năng tự lập sinh hoạt, chơi tương tác đôi và sinh hoạt nhóm về vận động, trò chơi, thể dục, âm nhạc, giao tiếp bằng hệ thống trao đổi tranh [PECS]. Các bác sĩ tại Khoa sẽ kết hợp tư vấn, dạy mẫu cho phụ huynh quan sát để việc điều trị trẻ tự kỷ có thể được thực hiện kết hợp ngay tại gia đình.

Quy trình khám trẻ ở phòng khám như sau: bác sĩ khám và hỏi bệnh, sau đó gửi trẻ đi làm một số xét nghiệm cần thiết và làm test tâm lý. Có kết quả cho trẻ quay lại bác sĩ để có hướng chẩn đoán. Sau đó trẻ và gia đình được tư vấn về điều trị. Nếu trẻ bị tự kỷ mức nặng sẽ được hẹn vào khoa điều trị một số đợt. Phụ huynh được dự tư vấn tâm lý nhóm hoặc cho trẻ đến khoa để được hướng dẫn làm mẫu dạy trẻ. Triển khai sử dụng test đánh giá hành vi cho những trẻ có rối loạn phát triển trong đó có tự kỷ đã giúp cho việc đánh giá trẻ nhiều mặt hơn và lượng giá tốt hơn để theo dõi tiến triển của trẻ tự kỷ. Cán bộ là các bác sĩ, tâm lý, giáo viên làm việc nhóm để đưa ra hướng can thiệp cá nhân cho mỗi trẻ.

 Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng- Bệnh Viện Bạch Mai

 Trung tâm phục hồi chức năng [Bệnh viện Bạch Mai] là cơ sở phục hồi chức năng duy nhất của Việt Nam hiện nay hoạt động chuyên môn theo nhóm kỹ thuật Phục hồi “Rehabilitation team” với đầy đủ các thành viên, đó là: Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, điều dưỡng Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, kỹ thuật viên Hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên Chỉnh hình-chân tay giả, kỹ thuật viên Âm ngữ trị liệu. Mỗi thành viên có chức năng, nhiệm vụ và kỹ thuật khác nhau nhưng luôn gắn bó chặt chẽ không thể tách rời trong hoạt động phục hổi chức năng nhằm cải thiện các chức năng của người bệnh một cách toàn diện. Với cách thức cung cấp dịch vụ Phục hồi chức năng đa chuyên ngành, phối hợp làm việc theo nhóm, lấy bệnh nhân làm trung tâm, các thành viên trong nhóm phục hồi sẽ phối hợp hoạt động với nhau để giúp cho bệnh nhân phục hồi tối đa. Tất cả bệnh nhân và người nhà đều được hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc, tập luyện trong quá trình nằm viện tại Trung tâm và sau khi ra viện để phòng ngừa các thương tật thứ cấp và các biến chứng có thể xảy ra, giúp tạo thuận cho quá trình tái  hòa nhập cộng đồng.

Trung Tâm Điều Trị Tâm Bệnh & Tự Kỷ – Bệnh Viện Vinmec

Với mong muốn chăm sóc tốt hơn sức khỏe tinh thần cho người lớn và trẻ em, ngày 05/05/2014, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính thức đưa Trung tâm Điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ đi vào hoạt động. Chức năng chính của Trung tâm Điều trị Tư vấn Tâm bệnh và Tự kỷ bao gồm: Khám và đánh giá tâm lý trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, chậm trí tuệ, rối loạn hành vi cảm xúc…;Điều trị ngoại trú và can thiệp tâm lý cho trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý; Đánh giá, tư vấn và điều trị tâm lý ngoại trú cho bệnh nhân người lớn: Các rối loạn Lo âu, trầm cảm, stress,mất ngủ, sang chấn PDSD, bệnh nhân ung thư, hiếm muộn, người già…

Lịch làm việc: các ngày trong tuần, từ thứ hai - thứ bảy, từ 8h-17h. Chủ nhật trung tâm nghỉ khám, chỉ nhận trị liệu tâm lý theo lịch đã hẹn của Bệnh nhân đăng ký trực tiếp với trung tâm và đã được trung tâm xác nhận lịch.

Trung tâm Điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ có  Phòng khám và Tư vấn, Phòng test tâm lý, Phòng trị liệu ngôn ngữ, Phòng chờ và là phòng trị liệu tâm vận động…Các bác sỹ của Trung tâm đều là những chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm, uy tín lâu năm.

                                                                           [Theo Web Hội CTTETTVN]

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Tùng - Kỹ thuật viên Tâm lý - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục.

Trên thực tế không ai muốn tới gặp bác sĩ. Đây là một cuộc viếng thăm mà khiến ai cũng cảm thấy lo lắng. Chính vì thế mà đối với rất nhiều người có dấu hiệu: Huyết áp lên cao chỉ khi ở bệnh viện, tỷ lệ mạch đập cũng tăng theo cảm xúc tại mỗi điểm đến thăm khám.

Đối với trẻ đặc biệt gặp nhiều khó khăn như trẻ tự kỷ, vậy làm thế nào để khiến con cha mẹ/ người thân thực sự dễ dàng hơn khi đưa con mình đến bệnh viện và thực hiện các thăm khám này một cách nhanh chóng. Trong quá trình tư vấn và tiếp xúc, làm việc với rất nhiều phụ huynh tự kỷ tại bệnh viện, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến của phụ huynh về việc đưa trẻ tự kỷ đi khám quả là một cực hình với cả trẻ và cha mẹ/ người thân của trẻ.

Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cho trẻ về:

  • Thông tin trước cho trẻ các thông tin về buổi thăm khám
  • Kể cho trẻ nghe một câu chuyện: Trong đó có kể về việc khi đến khám tại văn phòng – phòng khám bác sĩ như nào cho trẻ nghe và làm quen với điều sắp diễn ra [với trẻ tự kỷ trẻ sẽ phản ứng rất dữ dội với việc phải thích nghi hoặc đón nhận những điều rất bất ngờ mà trẻ chưa được biết trước hoặc trong môi trường mà trẻ không thấy an toàn]
  • Trước khi đến phòng khám/bệnh viện [nếu được] cha mẹ/ người thân cũng nên gọi điện hoặc nói trước với các nhân viên bệnh viện: Bác sĩ, y tá thăm khám và chăm sóc trực tiếp con mình các thông tin của con mình để họ biết và giúp đỡ
  • Nên cân nhắc thời điểm và thời gian thăm khám phù hợp nhất với con của mình.

Ví dụ: Nên là giờ sáng hay chiều – giờ mà trẻ có thể cảm giác thư giãn và thoải mái nhất hoặc ít ra là lúc mà trẻ không khó chịu vì: Đau, vì gắt ngủ, vì các thói quen ...

  • Nếu có thể: Cố gắng sắp đặt một cuộc hẹn đầu tiên hoặc cuối cùng với bác sĩ để bác sĩ và trẻ có thời gian tiếp xúc thoải mái hơn, trẻ không mất công chờ đợi hoặc có thể được khám mà ít tiếp xúc với những tác nhân gây khó chịu trước đó.
  • Nếu là đi tiêm chủng hoặc hoặc bị ốm cần phải tiêm thì chúng ta chắc chắn rằng chúng ta nên chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng: Dạy trẻ các cách thư giãn như: Hít thở, nhắm mắt hoặc kể các câu chuyện trẻ nghe về câu chuyện mà trẻ thích, đưa cho trẻ các đồ dùng trẻ thích thú, trấn an trẻ trước khi trẻ thực hiện các nội dung thăm khám như: Cân, đo, đo nhiệt độ, khám tai, mũi họng hoặc các can thiệp như: Chụp hình ảnh, tiêm, ...

Bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin về trẻ khi đi khám trẻ tự ky

Với một trẻ việc chấp nhận hay kháng cự với việc thăm khám của các bác sĩ là khác nhau, hoặc chấp nhận hay kháng cự với mỗi thủ tục hành chính hay mỗi địa điểm khám là khác nhau.

Ví dụ: Có trẻ đến bệnh viện cũ rất khó chịu vì khi đến đó nó gợi cho trẻ cảm giác đau đớn [nhổ răng, tiêm...] trước đó, có trẻ lại không khó chịu khi dịch vụ đó thực hiện ở bệnh viện khác/ phòng khám khác. Điều này cũng tùy vào cách tiếp cận của cả bác sĩ hoặc nhân viên y tế nơi đó với trẻ và tùy vào việc chuẩn bị tâm thế của gia đình cho trẻ trước mỗi cuộc thăm khám đó mà phản ứng cũng khác nhau.

Có những trẻ rất khó chịu, nhưng cũng có những trẻ lại rất hứng thú với các hoạt động thăm khám này... Vì thế, cha mẹ cũng tùy vào mỗi trẻ mà có được các phương án và lập kế hoạch chuẩn bị cho trẻ phù hợp hơn.

Cha mẹ có thể liên hệ trước [nếu được] với các bác sĩ và các nhân viên y tế nơi con cha mẹ/ người thân đến để biết trước một số công việc mà bác sĩ sẽ dự tính làm với con cha mẹ/ người thân, trình tự các bước ra sao để đưa cho trẻ xem trước danh sách ngắn gọn các công việc này.

Lưu ý: Danh sách này ngắn gọn, hay dài... nên được viết ra tùy thuộc vào khả năng của trẻ

Ví dụ:

Đây là một tờ giấy cha mẹ/ người thân có thể cầm theo con trong quá trình con đi thăm khám bác sĩ. Tờ giấy nên ghi ngắn gọn các bước trẻ cần thực hiện khi gặp bác sĩ tại phòng khám/bệnh viện: Điều này sẽ khiến con bạn yên tâm khi nhìn vào đó để biết lịch trình và biết điều gì tiếp theo đang chờ đợi mình để có tâm lý/hành vi phù hợp

Ví dụ 1 cuộc thăm khám nha khoa – nhổ răng cho trẻ tại bệnh viện

Thời gian đến nhà bác sĩ [a-b hay bệnh viện a,b]: 9h sángĐến bệnh viện gặp chú bảo vệ: chú cho giấy gửi xe, và đo nhiệt độ [chú hỏi chuyện bố mẹ 1-2 phút]Gặp cô y tá để đo cân nặng và đo chiều cao Ngồi ghế chờ - chờ đến lượt khámGặp bác sĩ: sẽ xem răng của mình xem có khỏe không? – Bác sĩ sẽ gắp con sâu ra [nhổ răng]Bác sĩ thưởng phiếu khen

Đi về nhà

Lưu ý: Trong bảng kế hoạch để nói chuyện với trẻ: Đối với nhiều trẻ tự kỷ hoặc trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ thì cha mẹ nên sử dụng hình ảnh minh họa đi kèm cùng các kế hoạch – hoạt động để trẻ dễ nhìn và hiểu tốt hơn.

Với những cách thực hiện trên đây cha mẹ đã chuẩn bị cho con mình các kiến thức tốt và tâm lý vững vàng hơn để việc trẻ đi khám ở phòng khám/bệnh viện không còn là một cuộc chiến tâm lý của trẻ và với cả cha mẹ trẻ nữa. Hơn nữa điều này cũng giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và chi phí khám chữa khi vẫn đề được giải quyết nhanh chóng.

Đơn nguyên Tâm lý giáo dục – Tự kỷ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị tiên phong áp dụng các phương pháp khoa học và nghệ thuật đánh giá và trị liệu trẻ tự kỷ, mang lại hiệu quả cao.

Các lĩnh vực can thiệp giáo dục trẻ tự kỷ tại Vinmec:

  1. Tâm thần nhi
  2. Tâm lý lâm sàng - tâm lý giáo dục
  3. Giáo dục đặc biệt
  4. Ngôn ngữ trị liệu
  5. Thiền – yoga trị liệu
  6. Âm nhạc trị liệu
  7. Mỹ thuật trị liệu

Các Bác sĩ, chuyên viên trị liệu và giáo viên tại Trung tâm được đào tạo tại ở các trường uy tín: Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện quản lý giáo dục... đồng thời thường xuyên học tập nâng cao tay nghề thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước với các chuyên gia hàng đầu từ Mỹ, Úc, Ấn Độ, Ý.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề