Khiêm tốn là một đạo đức mà người cách mạng phải luôn luôn trao dồi

26/03/2021 14:00

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ.

Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:

…Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo của thanh niên với tư cách là lực lượng xã hội đông đảo, trẻ tuổi, giàu tiềm năng. Điều đó đòi hỏi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải tiếp tục đổi mới hơn nữa, nâng cao hơn nữa chất lượng, nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả phong trào hành động cách mạng, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên. Để làm được điều đó, tôi mong các bạn trẻ và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm mấy vấn đề sau đây:

Một là, các đồng chí cần khẩn trương triển khai việc học tập, quán triệt, tuyên truyền và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng thành những chủ trương công tác lớn của Đoàn, coi đây là kim chỉ nam để triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ rõ những công việc cụ thể mà mỗi tổ chức Đoàn, Đội, mỗi thanh niên, thiếu niên, nhi đồng cần thực hiện để chung tay cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đặc biệt là nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng xây dựng đất nước và nhận thức rõ sứ mệnh, trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục kiên trì, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn; sáng tạo và thực chất trong việc tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cần coi trọng giáo dục qua thực tiễn phong trào, lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, bản thân mỗi thanh niên phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, cầu tiến bộ; dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn. Ra sức đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng, ích kỷ; chống tâm lý ngại khó, ngại khổ.

Ba là, cần chú ý xây dựng môi trường, điều kiện học tập, rèn luyện, lao động, giải trí để thanh niên phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về thể lực, trí tuệ và tâm hồn; có tình yêu lớn và trách nhiệm cao đối với gia đình, quê hương và đất nước. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp, phát huy vai trò quan trọng trong phát triển bền vững đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải là những người xung phong đi đầu trong thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; phải là những người đầu tiên, tích cực nhất trong hội nhập sâu rộng với thế giới. Cần tiếp tục nêu cao tinh thần tình nguyện, chia sẻ cùng cộng đồng, chăm lo cho thiếu nhi; xung phong đến với những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đến với những người nghèo, người yếu thế...

Bốn là, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động, thực sự trở thành đội quân xung kích của cách mạng, lực lượng nòng cốt của tuổi trẻ, đội dự bị tin cậy của Đảng. Tăng cường công tác quốc tế thanh niên; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; đầu tư chăm lo phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Đoàn Thanh niên phải tạo được môi trường bình đẳng, trong sáng, nghĩa tình để cán bộ, đoàn viên, thanh niên rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn cán bộ trẻ có chất lượng cho Đảng.

Thưa các đồng chí và các bạn,

Chăm lo cho thanh niên, công tác thanh niên là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Vì vậy, tôi cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp thực hiện thật tốt công tác thanh niên; tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi để tổ chức Đoàn và thanh niên lao động, rèn luyện, xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ trẻ nhiệt huyết, bản lĩnh, mẫu mực, có năng lực dẫn dắt, truyền cảm hứng…

TÒA SOẠN

[Nguồn báo Nhân dân điện tử]

Được đăng: Thứ năm, 26 Tháng 8 2021 17:04 Lượt xem: 2362

[TUAG]- Sau khi Hồng quân đánh tan kẻ thù ngoại xâm và bọn nội phản, tháng 10/1921, Lênin có bài viết quan trọng, chỉ ra 3 thứ kẻ thù “nội xâm” mà những người cộng sản Nga phải đấu tranh tiêu diệt. Trong đó trước nhất, nguy hiểm nhất là bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Người khẳng định: “Không có gì nguy hại và tai hại đối với chủ nghĩa cộng sản bằng thói lên mặt ta đây là cộng sản”.

Ở nước ta, ngay từ những năm chuẩn bị thành lập Đảng, bài học đầu tiên tại các lớp huấn luyện cán bộ do Bác Hồ trực tiếp giảng dạy là bài học về “Tư cách của người cách mạng”. Trong đó có một yêu cầu rất quan trọng là: “… Không hiếu danh, không kiêu ngạo”.

Trình bày Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, trước phần “Tình hình mới và nhiệm vụ mới ” là phần “Sửa chữa những khuyết điểm sai lầm”, Bác đã nghiêm khắc phê phán một số cán bộ: “Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là “cứu tinh” của dân, “công thần” của Đảng”. Ngay sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẩy năm châu-chấn động địa cầu”, Bác đã viết bài báo “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”. Người chỉ rõ: Bệnh cá nhân chủ nghĩa đẻ ra bệnh kiêu ngạo. Kiêu ngạo là: khi công tác có ít nhiều thành tích, ít nhiều thắng lợi, thì lên mặt anh chị, lên mặt công thần. Rồi đối với việc học tập thì lười biếng, không ra sức nâng cao trình độ của mình. Trong công tác thì xem thường nhân dân, xa rời quần chúng. ở trong Đảng thì không thực hiện chế độ dân chủ tập trung, không tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Phớt kỷ luật và chính sách của Đảng và của Chính phủ. Khinh rẻ ý kiến của cấp dưới. Xem thường chỉ thị của cấp trên. Không muốn chịu kiểm tra, không muốn nghe phê bình. Thân với những kẻ xu nịnh tâng bốc mình. Xa tránh những người tính trực nói thẳng… Kết quả của bệnh kiêu ngạo là: thoái bộ, xuống dốc, rồi đi đến bất mãn, hủ hóa.Trong nhiều năm trước đây, nhất là từ sau Đổi mới, do xao nhãng việc rèn luyện: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…Gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đặc biệt coi trọng, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt. Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng đề cao. Nhằm kịp thời chấn chỉnh tác phong công tác, lối sống xa hoa, lãng phí gây phản cảm trong xã hội. Nhìn chung việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên có tiến bộ; góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị.Tuy vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, vẫn còn có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…Bác Hồ chỉ dạy: Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải của anh hùng cá nhân. Cán bộ, đảng viên phải: “… cố gắng làm, cố gắng học, cố gắng tiến bộ mãi… Chúng ta phải tuyệt đối chống bệnh kiêu ngạo, phải luôn luôn khiêm tốn. Mọi công tác phải dựa hẳn vào quần chúng, hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra. Trong đoàn thể thì phải giữ vững dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, phải mở rộng tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên trên. Có như vậy mới tiến bộ chung, tiến bộ mãi. Thế là khiêm tốn”. Hiện nay, Đảng ta chủ trương kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ.

Mỗi đảng viên và cán bộ phải ra sức chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân; chống thói độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, định kiến với người góp ý, phê bình… Kiên quyết không hiếu danh, không kiêu ngạo. Phải khắc sâu và thực hiện tốt chỉ dạy của Bác: “Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi”.

Sự thật

Video liên quan

Chủ Đề