Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Mở Hà Nội ở đầu

Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX nhiều trường đại học nước ta đã cho ra đời loại hình đào tạo “mở rộng” [cho phép người học được đăng ký tự do mà không nhất thiết phải trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia]. Tuy nhiên, từ năm học 1993 – 1994, Nhà nước đã cho phép các trường đại học, cao đẳng được chủ động đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh khai thác thêm năng lực đào tạo của mình nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc tồn tại trong một trường cả hai hình thức chính quy và mở rộng rõ ràng là không cần thiết. Vì vậy,  từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định ngừng hệ đào tạo mở  rộng ở các trường đại học. Trong lúc đó kinh nghiệm giáo dục ở các nước trên thế giới cho thấy, để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, tạo cơ hội cho nhiều tầng lớp dân cư tiếp nhận nền học vấn đại học mà vẫn đảm bảo chất  lượng “đầu ra”, có thể mở hình thức đào tạo theo chế độ tuyển sinh tự do, nhưng cần tập trung ở những cơ sở đại học riêng gọi là “Đại học mở”.

Với những lý do nêu ở trên, ngày 3 tháng 11 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 535/TTg thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội với chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu các loại hình đào tạo mở, đào tạo  từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước;

– Là một đơn vị hoạt động trong hệ thống các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập. 

Tuy nhiên, khác với những trường đại học công lập khác, Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện tự chủ tài chính chi thường xuyên trong khi nguồn nhân sách nhà nước cấp cho Nhà trường chủ yếu thông qua việc thu học phí.

2. Hoạt động của Viện Đại học Mở Hà Nội

2.1. Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng

Để hoàn thành sứ mạng được Đảng và Nhà nước giao phó là góp phần đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, Viện Đại học Mở Hà Nội đã liên tục phát triển và mở rộng quy mô, các ngành nghề, trình độ đào tạo cũng như đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Đào tạo chính quy của Viện ngày càng khẳng định được chất lượng, thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học. Số sinh viên nhập học hằng năm luôn đạt chỉ tiêu được giao. Viện đào tạo đại học chính quy 12 ngành với 17 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Quản trị kinh doanh – Du lịch- Khách sạn; Hướng dẫn du lịch; Kế toán; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung Quốc; Công nghệ Thông tin; Công nghệ Sinh học; Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông; Kiến trúc; Đồ họa; Nội thất; Thời trang; Tài chính-Ngân hàng; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế; Luật học. Viện đào tạo thạc sỹ 8 ngành: Quản trị kinh doanh; Kỹ thuật Điện tử; Công nghệ Sinh học; Luật Kinh tế và Ngôn ngữ Anh; Kế toán; Công nghệ Thông tin; Kỹ thuật Viễn thông. Viện đào tạo trình độ tiến sỹ ngành Ngôn ngữ Anh.

Viện đã trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ đối với nhiều loại hình đào tạo khác nhau:tập trung chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, song song hai văn bằng, đào tạo từ xa. Quy mô đào tạo của Viện năm học 2015-2016 là: 32.885 sinh viên [trong đó đào tạo chính quy: 11.299, từ xa: 20.287, các hệ khác: 1.299 Sinh viên].

Trong hơn hai thập kỉ hoạt động, Viện đã đào tạo và cung cấp cho xã hội trên 150.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sỹ. Ngoài ra Viện kết hợp với các viện và trường sĩ quan quân đội đào tạo và cấp chứng chỉ Đại học đại cương cho hàng ngàn học viên sĩ quan. Viện đào tạo các chương trình Tin học Văn phòng, Tiếng Anh cơ bản, cấp Chứng chỉ nghề cho các đối tượng có nhu cầu trong thời gian dài. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp được xã hội đón nhận, có việc làm ổn định. Nhiều sinh viên tốt nghiệp của Viện hiện đang giữ các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, cơ quan và chính quyền các cấp.

Theo điều tra, khảo sát, số sinh viên tốt nghiệp năm 2015 có việc làm trung bình chiếm tỉ lệ 92% trong vòng 01 năm đầu tiên sau khi ra trường.

Với phương thức đào tạo từ xa, Viện đã mang lại cơ hội học tập đến với nhiều người dân trên mọi miền đất nước, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người khuyết tật,… góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của phương thức đào tạo từ xa trong chiến lược phát triển giáo dục và sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng theo học ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, Viện Đại học Mở Hà Nội một mặt không ngừng nâng cao, đổi mới công tác quản lý đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mặt khác thường xuyên tăng cường hợp tác với các cơ sở liên kết đào tạo. Viện đã liên kết với 75 cơ sở đào tạo thuộc hơn 40 tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam để mở các cơ sở đào tạo từ xa. Vì vậy, đào tạo từ xa của Viện ngày càng thu được những thành tựu đáng kể. Riêng trong năm học 2015-2016 có 20.287 người theo học tại 7 chuyên ngành. Kết quả này đã từng bước khẳng định được uy tín của Viện trong việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Viện Đại học Mở Hà Nội là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện mô hình “Giáo dục mở” để phát triển quy mô và liên tục đổi mới công nghệ đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo.

2.2. Hoạt động khoa học

Viện Đại học Mở Hà Nội không ngừng tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động khoa học. Viện đã có các chính sách động viên, hỗ trợ và thu hút cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động khoa học. Từ năm 2004 đến 2015, Viện đã thực hiện 05 đề tài cấp nhà nước, 38 đề tài cấp bộ, 01 đề tài cấp tỉnh/thành phố, 03 dự án và 241 đề tài cấp Viện. Trong năm 2016, Viện triển khai 01 đề tài cấp nhà nước, 04 đề tài cấp bộ và 23 đề tài cấp viện. Cùng với các đề tài thuộc các lĩnh vực chuyên ngành, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của Viện tập trung vào lĩnh vực giáo dục từ xa, các dự án về đầu tư, ứng dụng CNTT trong đào tạo từ xa. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng phục vụ tích cực cho giáo dục từ xa, triển khai các chuyên ngành đào tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện có quy mô ngày càng mở rộng, nội dung ngày càng sâu sắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt đào tạo từ xa.

Để cổ vũ phong trào học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo, Viện tổ chức các hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên, liên tục trong nhiều năm nay với hàng trăm báo cáo khoa học có chất lượng.

2.3. Hoạt động hợp tác quốc tế

Viện Đại học Mở Hà Nội rất quan tâm và chú trọng tới việc đẩy mạnh, mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học mở của các nước trong khu vực và trên thế giới. Viện Đại học Mở Hà Nội là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á [AAOU] và có đại diện trong Hội đồng quản trị  SEAMOLEC. Với sự tín nhiệm của tổ chức Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á, Viện đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 24 tại Việt Nam vào tháng 10 năm 2010 và tiếp tục được tín nhiệm đăng cai Hội nghị năm 2018.

Viện đã phối hợp với với các trường và Trung tâm Giáo dục từ xa trong khu vực tổ chức thành công nhiều Hội thảo, tập huấn về  đào tạo từ xa như: Hội thảo quốc tế về “Nghiên cứu khoa học trong các trường đại học mở ” [liên tục từ năm 2007 đến nay], các khoá tập huấn với chủ đề “Đổi mới phương pháp giảng dạy”, chủ đề “Ứng dụngcông nghệ trong đào tạo từ xa”, “Xây dựng giáo trình, học liệu đào tạo từ xa ”,…

Từ năm 2000, Viện đã thực hiện 4 Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế trình độ CĐ, ĐH với Viện Kỹ thuật Boxhill [Australia], Trường Đại học Công nghệ Quốc gia Nga [Mati] và một số trường đại học của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Israel. Hiện tại, Viện đang có các chương trình liên kết: Đào tạo sau đại học với  các trường đại học Segi- Malaysia, Victoria- Úc; Đào tạo Cử nhân tài chính với Trường Đại học Công nghệ Trùng Khánh; Đào tạo Cao đẳng An ninh mạng với Viện kỹ thuật Boxhill- Úc; Các chương trình thực tập ngắn hạn: Tiếng Trung với Trường Đại học Quảng Tây, Vân Nam, Công nghệ sinh học với trung tâm AICAT, Isarel.

Trường gồm các khoa:

  • Khoa Công nghệ Thông tin [Công nghệ Thông tin, Tin học ứng dụng];
  • Khoa Công nghệ Điện tử thông tin [Điện tử viễn thông];
  • Khoa Kinh tế [Quản trị kinh doanh, Kế toán];
  • Khoa Công nghệ sinh học;
  • Khoa Tạo dáng công nghiệp [Đồ họa, Thời trang, Nội thất];
  • Khoa Du lịch [Quản trị du lịch khách sạn, Hướng dẫn du lịch];
  • Khoa Tiếng Anh;
  • Khoa Tiếng Trung Quốc;
  • Khoa Luật [Chuyên ngành Luật kinh tế, quốc tế – tuyển sinh 2009];
  • Khoa Tài chính- Ngân hàng [tuyển sinh từ năm 2008].
  • Khoa đào tạo sau đại học [Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Điện tử Viễn thông và Tiếng Anh]
  • Khoa Kiến Trúc [Đào tạo Kiến Trúc sư ngành Kiến Trúc công trình]
  • Khoa Đào tạo từ xa [Luật, Luật Kinh tế, QTKD, Kế toán, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện tử – truyền thông, QTKD Du lịch – Khách sạn]
  • Trung tâm Đào tạo E-Learning [Kế toán, QTKD, TCNH, Công nghệ thông tin, Luật Kinh tế, Ngôn ngữ Anh]
  • Trung tâm Đại học Mở tại Đà Nẵng

Trường Đại học Mở Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh đại học chính thức năm 2022.

GIỚI THIỆU CHUNG

  • Tên trường: Trường Đại học Mở Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi Open University [HOU]
  • Mã trường: MHN
  • Trực thuộc: Bộ GD&ĐT
  • Loại trường: Công lập
  • Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học – Từ xa – Văn bằng 2 – Liên thông – Quốc tế – Ngắn hạn
  • Lĩnh vực: Đa ngành
  • Địa chỉ: Phố Nguyễn Hiền, Phường Bách khoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.62974545 | 024.62974646
  • Email:
  • Website: //hou.edu.vn/
  • Fanpage: //www.facebook.com/HOUNews

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022

[Dựa theo Thông báo tuyển sinh của trường Đại học Mở Hà Nội cập nhật mới nhất ngày 6/7/2022]

1. Các ngành tuyển sinh

Các ngành đào tạo trường Đại học Mở Hà Nội đào tạo năm 2022 như sau:

1.1 Các ngành tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022

  • Ngành Kế toán
  • Mã ngành: 7340301
  • Chỉ tiêu: 240
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Mã ngành: 7340201
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
    • Chuyên ngành Ngân hàng thương mại
  • Chỉ tiêu: 300
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Quản trị kinh doanh
  • Mã ngành: 7340101
  • Chỉ tiêu: 240
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Luật
  • Mã ngành: 7380101
  • Chỉ tiêu: 140
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Luật kinh tế
  • Mã ngành: 7380107
  • Chỉ tiêu: 140
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Luật quốc tế
  • Mã ngành: 7380108
  • Chỉ tiêu: 70
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Luật
  • Mã ngành: 7380101_C00
  • Chỉ tiêu: 60
  • Tổ hợp xét tuyển: C00
  • Ngành Luật kinh tế
  • Mã ngành: 7380107_C00
  • Chỉ tiêu: 60
  • Tổ hợp xét tuyển: C00
  • Ngành Luật quốc tế
  • Mã ngành: 7380108_C00
  • Chỉ tiêu: 30
  • Tổ hợp xét tuyển: C00
  • Ngành Công nghệ sinh học
  • Mã ngành: 7420201
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Thực phẩm
    • Chuyên ngành Y-Dược
    • Chuyên ngành Môi trường
    • Chuyên ngành Nông nghiệp
    • Chuyên ngành Mỹ phẩm
  • Chỉ tiêu: 100
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, D07
  • Ngành Công nghệ thông tin
  • Mã ngành: 7480201
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Phần mềm
    • Chuyên ngành Hệ thống thông tin
    • Chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện
    • Chuyên ngành Mạng và an toàn hệ thống
  • Chỉ tiêu: 340
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông
  • Mã ngành: 7510302
  • Chỉ tiêu: 180
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Mã ngành: 7510303
  • Chỉ tiêu: 180
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Công nghệ thực phẩm
  • Mã ngành: 7540101
  • Chỉ tiêu: 100
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, D07
  • Ngành Ngôn ngữ Anh
  • Mã ngành: 7220201
  • Chỉ tiêu: 330
  • Tổ hợp xét tuyển: D01 [Tiếng Anh hệ số 2]
  • Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
  • Mã ngành: 7220204
  • Chỉ tiêu: 230
  • Tổ hợp xét tuyển: D01, D04 [ngoại ngữ hệ số 2]
  • Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Mã ngành: 7810103
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn
    • Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch và Quản trị lữ hành
  • Chỉ tiêu: 150
  • Tổ hợp xét tuyển: D01

1.2 Các ngành tuyển sinh theo phương thức xét học bạ THPT

  • Ngành Công nghệ sinh học
  • Mã ngành: 7420201_HB
  • Chỉ tiêu: 50
  • Mã tổ hợp xét tuyển: A00HB, B00HB, D07HB
  • Ngành Công nghệ thực phẩm
  • Mã ngành: 7540101_HB
  • Chỉ tiêu: 50
  • Mã tổ hợp xét tuyển: A00HB, B00HB, D07HB

1.3 Các ngành xét tuyển thẳng

  • Ngành Công nghệ thông tin
  • Mã ngành: 7480201
  • Môn đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi: Môn Tin học
  • Ngành Công nghệ Sinh học
  • Mã ngành: 7420201
  • Môn đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi: Sinh, Hóa
  • Ngành Công nghệ thực phẩm
  • Mã ngành: 7540101
  • Môn đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi:Sinh, Hóa
  • Ngành Ngôn ngữ Anh
  • Mã ngành: 7220201
  • Môn đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi: Môn Tiếng Anh
  • Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
  • Mã ngành: 7220204
  • Môn đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi: Tiếng Trung Quốc
  • Ngành Thiết kế công nghiệp
  • Mã ngành:
  • Đạt giải chính thức môn Mỹ thuật tại các cuộc thi nghệ thuật quốc tế

1.4 Các ngành xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2022

  • Ngành Thương mại điện tử
  • Mã ngành: 7340122_HSA
  • Chỉ tiêu: 24
  • Xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức năm 2022

1.5 Các ngành xét kết quả thi đánh tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu vẽ

  • Ngành Thiết kế công nghiệp
  • Mã ngành: 7210402
  • Chỉ tiêu: 150
  • Mã tổ hợp xét tuyển: H00, H01, H06 [Năng khiếu hệ số 2]
  • Ngành Kiến trúc
  • Mã ngành: 7580101
  • Chỉ tiêu: 70
  • Mã tổ hợp xét tuyển: V00, V01, V02 [Năng khiếu hệ số 2]

1.6 Các ngành xét kết quả học bạ THPT THPT kết hợp thi năng khiếu vẽ

  • Ngành Thiết kế công nghiệp
  • Mã ngành: 7210402_HB
  • Chỉ tiêu: 100
  • Mã tổ hợp xét tuyển: H00HB, H01HB, H06HB [Năng khiếu hệ số 2]
  • Ngành Kiến trúc
  • Mã ngành: 7580101_HB
  • Chỉ tiêu: 50
  • Mã tổ hợp xét tuyển: V00HB, V01HB, V02HB [Năng khiếu hệ số 2]

2. Tổ hợp môn xét tuyển

Các khối thi và xét tuyển trường Đại học Mở Hà Nội năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối B00 [Toán, Hóa, Sinh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối C01 [Toán, Lý, Văn]
  • Khối D01 [Toán, Văn, Anh]
  • Khối D04 [Văn, Toán, tiếng Trung]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
  • Khối H00 [Hình họa, Bố cục màu, Văn]
  • Khối H01 [Hình họa, Toán, Văn]
  • Khối H06 [Hình họa, Văn, Anh]
  • Khối V00 [Vẽ mỹ thuật, Toán, Lý]
  • Khối V01 [Hình họa, Toán, Văn]
  • Khối V02 [Hình họa, Toán, Anh]

3. Phương thức xét tuyển

Trường Đại học Mở Hà Nội xét tuyển đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức sau:

  • Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
  • Xét học bạ
  • Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN [chỉ xét ngành Thương mại điện tử]

Thông tin chi tiết về từng phương thức như sau:

    Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [mã phương thức 100]

Thời gian, cách thức đăng ký: Thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển [không giới hạn số lần] trong thời gian từ ngày 22/7 – 17h00 ngày 20/8/2022 qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ Công quốc gia.

Lệ phí xét tuyển: Thực hiện theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.

    Phương thức 2: Xét học bạ THPT [mã phương thức 200]

Điều kiện xét tuyển: Điểm TB từng môn trong tổ hợp xét tuyển hoặc điểm TBC các môn xét tuyển theo kết quả học tập năm lớp 12 >= 6.0

Link đăng ký trực tuyến: //tuyensinh.hou.edu.vn

Thời gian nộp hồ sơ: Trước 17h00 ngày 7/7/2022.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

  • Phiếu đfăng ký xét học bạ THPT năm 2022
  • Bản sao công chứng học bạ THPT
  • 02 phong bì dán tem ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của thí sinh

Địa chỉ nhận hồ sơ: Phòng Quản lý Đào tạo – Trường Đại học Mở Hà Nội.

    Phương thức 3: Xét tuyển thẳng [mã phương thức 301]

Thời gian đăng ký: Trước ngày 15/7/2022.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng
  • Bản sao công chứng giấy tờ liên quan tới đối tượng tuyển thẳng

Địa chỉ nhận hồ sơ: Phòng Quản lý Đào tạo – Trường Đại học Mở Hà Nội.

Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

    Phương thức 4: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2022 [mã phương thức 402]

Điều kiện nhận hồ sơ:

  • Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá năng lực >= 75 điểm
  • Không có phần nào trong 3 phần bài thi =< 5.0 điểm

Cách tính điểm xét tuyển: ĐXT = Tổng điểm + [Điểm ưu tiên [nếu có] x15/3]

Thời gian đăng ký: Trước ngày 14/7/2022.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu [tải xuống]
  • Bản sao kết quả bài thi đánh giá năng lực HSA năm 2022 [kiểm tra bản gốc khi thí sinh nhập học]

    Phương thức 5: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu vẽ [mã phương thức 405]

Thời gian đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng: Từ ngày 22/7 – 20/8/2022 qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thí sinh tham gia thi vẽ năng khiếu do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức hoặc sử dụng kết quả thi tương đương của các trường Đại học khác trên toàn quốc và nộp phiếu điểm năng khiếu để tham gia xét tuyển trước ngày 14/7/2022.

Các môn năng khiếu tương đương được công nhận: Trang trí màu tương đương Bố cục màu [vẽ bằng màu], Hình họa tương đương Vẽ mỹ thuật [vẽ bằng chì đen]

    Phương thức 6: Xét kết quả học bạ THPT kết hợp thi năng khiếu vẽ [mã phương thức 406]

Thời gian đăng ký: Trước 17h00 ngày 7/7/2022.

Link đăng ký trực tuyến: //tuyensinh.hou.edu.vn

Hồ sơ đăng ký:

  • Phiếu đăng ký xét học bạ năm 2022
  • Bản sao công chứng học bạ THPT
  • 02 phong bì dán tem ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh

Địa chỉ nhận hồ sơ: Phòng Quản lý Đào tạo – Trường Đại học Mở Hà Nội.

4. Đăng ký xét tuyển

Quy định chung về đăng ký xét tuyển:

  • Thí sinh dự tuyển đợt 1 [gồm tất cả thí sinh đã dự tuyển theo phương thức trên] bắt buộc phải thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia từ ngày 22/7 – 17h00 ngày 20/8/2022 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; thí sinh đăng nhập hệ thống và đặt nguyenejv ọng yêu thích nhất là NV số 1.
  • Thí sinh tự do chưa thực hiện đăng ký thông tin cá nhân trên Hệ thống phải thực hiện đăng ký tại Sở GD&ĐT nơi thí sinh thường trú để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 12/7 – 18/7/2022.
  • Xét tổng điểm 3 môn [gồm điểm ưu tiên, không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển bị điểm liệt theo quy định của phương thức ĐKXT] theo từng ngành và từng tổ hợp xét tuyển.
  • Trường Đại học Mở Hà Nội không sử dụng kết quả miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trường thực hiện quy đổi điểm ngoại ngữ với các thí sinh có chứng chỉ quốc tế:
IELTS TOEFL PBT TOEFL CBT TOEFL iBT HSK Điểm quy đổi
5.5 513-530 183-195 65-70 HSK3 9.0
6.0 531-547 196-210 71-78 HSK4 9.5
6.5 >= 548 >= 210 >= 79 HSK5 10.0
  • Các chứng chỉ đang trong thời hạn có giá trị tính đến ngày 19/8/2022.
  • Các thí sinh có chứng chỉ trong bảng trên muốn sử dụng thay thế cho môn ngoại ngữ trong tổ hợp xét tuyển thực hiện theo hướng dẫn:

+ Nộp bản sao công chứng chứng chỉ về Phòng Quản lý Đào tạo trước 17h00 ngày 14/7/2022. Thí sinh cần ghi rõ số báo danh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [nếu có] ở phía trên góc phải của chứng chỉ;

+ Khi nhập học thí sinh phải nộp bản gốc chứng chỉ để kiểm tra, thí sinh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu chứng chỉ không hợp lệ.

+ Mức quy đổi điểm trên chỉ có giá trị khi xét tuyển ở trường Đại học Mở Hà Nội

  • Các hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức mã 200, 301, 402, 406: Phiếu điểm thi năng khiếu, phiếu điểm thi HSG, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có thể nộp trực tiếp tại Phòng Quản lý Đào tạo – Trường Đại học Mở Hà Nội hoặc gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện
  • Phương thức xét tuyển mã 100, 405: Trường nhận ĐKXT thí sinh có tổng điểm 3 môn thi [gồm cả điểm ưu tiên] >= ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của trường công bố ngày 2/8/2022.

5. Chính sách ưu tiên

Đại học Mở Hà nội thực hiện chính sách xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.

HỌC PHÍ

Học phí trường Đại học Mở Hà Nội năm 2022 dự kiến như sau:

Trường Đại học Mở Hà Nội thu học phí theo quy định của Nhà nước với trường Đại học công lập tự chủ toàn diện.

ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2021

Xem chi tiết điểm chuẩn học bạ, điểm sàn tại: Điểm chuẩn trường Đại học Mở Hà Nội

Cập nhật điểm chuẩn Viện Đại học Mở 2019 – 2018 – 2017 chính xác, nhanh chóng nhất tại Trangedu.com các bạn nhé.

Tên ngành Khối XT Điểm chuẩn
2019 2020 2021
Thiết kế công nghiệp 17.4 19.3 20.46
Luật A00, A01, D01 19.5 21.8 23.9
C00 24.45
Luật kinh tế A00, A01, D01 20.5 23 23.9
C00 25.25
Luật quốc tế A00, A01, D01 19 20.5 26.0
C00 24.75
Kế toán 20.85 23.2 24.9
Quản trị kinh doanh 20.6 23.25 25.15
Thương mại điện tử 20.75 24.2 25.85
Tài chính – Ngân hàng 19.8 22.6 24.7
Công nghệ sinh học 15 15 16.0
Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông 15.15 17.15 21.65
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 15.8 17.05 21.45
Công nghệ thông tin 20.3 23 24.85
Kiến trúc 20 20
Công nghệ thực phẩm 15 15 16.0
Ngôn ngữ Anh 28.47 30.33 34.27
Ngôn ngữ Trung Quốc 29.27 31.12 34.87
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 28.53 30.07 32.61
Quản trị khách sạn 33.18

Điểm chuẩn Viện Đại học Mở Hà Nội 2018

Điểm chuẩn Viện Đại học Mở Hà Nội 2017

Video liên quan

Chủ Đề