Không có bằng lái phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Theo quy định của pháp luật, khi điều khiển ô tô, xe máy, phương tiện giao thông nói chung tham gia giao thông, người điều khiển xe ngoài đủ độ tuổi, sức khỏe; còn phải mang theo các loại giấy tờ chứng nhận, giấy phép lái xe - GPLX (bằng lái xe) hợp pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Không có bằng lái phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Người điều khiển xe tham gia giao thông phải mang theo và xuất trình được Giấy phép lái xe khi lực lượng chức năng kiểm tra

Trong trường hợp không có hoặc có nhưng quên không mang theo trên đường, khi bị lực lượng chức năng dừng và kiểm tra, tài xế sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không có và không mang theo giấy phép lái xe (bằng lái xe) là hai lỗi khác nhau. Vì vậy, mức phạt cũng hoàn toàn khác nhau.

Không có Giấy phép lái xe phạt ra sao?

- Đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019 NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không có Giấy phép lái xe, sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, sẽ bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng.

Không có bằng lái phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Với Nghị định 123/2021 mới nhất, mức phạt hành chính đối với lỗi không có giấy phép lái xe được điều chỉnh tăng khá cao

- Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe gắn máy

Cũng theo Nghị định 123/2021 mới nhất, người điều khiển xe gắn máy có dung tích dưới 175 cc sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng với hành vi không có Giấy phép lái xe.

Đối với xe trên 175 cc và xe mô tô 3 bánh, mức phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng.

Không mang Giấy phép lái xe phạt ra sao?

Như đã đề cập, không mang theo Giấy phép lái xe cũng vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, lỗi này không nghiêm trọng bằng, vì vậy mức phạt cũng nhẹ hơn so với lỗi không có Giấy phép lái xe. Cụ thể như sau:

- Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Nghị định 123/2021 mới nhất quy định, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

- Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe gắn máy

Người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe máy không mang theo bằng lái xe khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Không có hoặc không mang Giấy phép lái xe có bị giam xe?

Bên cạnh mức xử phạt hành chính, khi kiểm tra và phát hiện người điều khiển các loại xe nói trên tham gia giao thông mà không có Giấy phép lái xe, lực lượng chức năng hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Thời gian tạm giữ phương tiện không quá 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ; nếu có tình tiết phức tạp hơn có thể giữ tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Không có bằng lái phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Không chỉ bị phạt hành chính, người vi phạm lỗi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe còn bị tạm giữ phương tiện

Đối với trường hợp không mang theo Giấy phép lái xe, khi bị CSGT kiểm tra và không xuất trình được trước tiên sẽ áp dụng xử phạt như lỗi không có Giấy phép lái xe, bị giữ phương tiện và có phiếu hẹn. Trong thời gian hẹn, nếu người vi phạm xuất trình được Giấy phép lái xe, sẽ được hạ mức phạt xuống thành lỗi "không mang theo Giấy phép lái xe".

Shop2banh chuyên bán Phụ tùng xe máy, Phụ kiện, Đồ chơi xe máy HCM, giao hàng trên toàn quốc khắp 63 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Biên Hòa, Đồng Nai, Thuận An, Dĩ An, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Theo đó, người tham gia giao thông cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể sau:

Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý gười lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Không có bằng lái phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Đủ tuổi nhưng không có bằng lái phạt bao nhiêu?

Đối với xe ô tô

Theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

– Trường hợp không có giấy phép lái xe:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3. Theo Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên. Theo Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi xử phạt ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định như sau:

Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, có thể bị phạt tiền lên đến 600.000 đồng.

Ngoài ra, đối với hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi lái xe (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng). Tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định có thể chịu các mức phạt như sau:

Chưa đủ tuổi lái xe 150cc phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo.

Đi xe máy không có bằng lái phạt bao nhiêu tiền?

Không bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người khi tham gia giao thông. Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng. Đối với xe máy, người điều khiển sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.

Mất giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Vậy nên, người lái xe vẫn bị xử phạt tương tự như không có giấy phép lái xe. Mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021).

Không có bằng lái xe phạt bao nhiêu 2024?

Như vậy, năm 2024 người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy quên mang theo giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô quên mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.