Không để ai bị bỏ lại phía sau là gì

Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau

Tối 17/10, tại Thủ đô Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia, Đài truyền hình Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Chương trình cả nước chung tay vì người nghèo năm 2020. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại chương trình. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội; Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Vũ Đức Đam, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư và địa phương; các đồng chí đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố; Các đại biểu và lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, công ty và các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm.

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chuyển lời thăm hỏi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh bị bão lũ, đồng thời, kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn khó khăn: “Những ngày vừa qua, một số tỉnh miền Trung đã xảy ra lũ lụt nghiêm trọng làm nhiều người chết, bị thương và mất tích, gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi xin bày tỏ sự cảm thông sâu sắc chia sẻ những mất mát, đau thương, gửi lời chia buồn đến những gia đình có người thân bị nạn do lũ lụt. Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể khẩn trương phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả, kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động từ thiện ủng hộ, giúp đỡ kịp thời hiệu quả. Tôi rất mong đồng bào ta ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân hết lòng động viên, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, khó khăn, những người nghèo, hộ nghèo để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do thiên tai gây ra”.

Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một chủ trương lớn, một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của phát triển bền vững và cũng là một chương trình mang tầm quốc gia, thể hiện truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc ta. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo đã biến thành những hoạt động cụ thể được triển khai ở mọi cấp, mọi ngành, lan tỏa đến mọi miền của Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đại biểu quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung

10 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội: Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ giảm nghèo bình quân là 2%/năm; giai đoạn 2016-2020, đưa tỷ lệ nghèo từ 9,88% năm 2015 còn 3,75% vào cuối năm 2019, dự kiến chỉ còn dưới 3% năm 2020 – đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo.

Đặc biệt, 5 năm qua, cùng với các chương trình của Nhà nước, chúng ta cũng chứng kiến sự tham gia sâu rộng, sôi nổi và trách nhiệm cao của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm vào hoạt động vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ người nghèo bằng cả tấm lòng với các hình thức khác nhau, các sáng kiến thiết thực, hiệu quả.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Ở đâu có người nghèo là ở đó có sự hỗ trợ, sẻ chia, có những tấm lòng yêu thương, đùm bọc”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ gần 20 nghìn tỷ đồng và xây dựng 170 nghìn ngôi nhà “Đại đoàn kết”, hỗ trợ hàng triệu người nghèo về y tế, giáo dục, phát triển sản xuất, xây mới hàng ngàn trường học, trạm y tế, cầu dân sinh...

Những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và sự chung tay của cộng đồng, xã hội đã tạo thành sức mạnh tổng hợp, giúp công cuộc giảm nghèo đạt được những kết quả vượt bậc, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao; trên 650 xã, 1.200 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; nhiều xã, thôn đã bứt phá, chuyển mình, vươn lên trở thành những xã, thôn nông thôn mới trù phú, khang trang. Thành quả trên được nhân dân cả nước ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Thủ tướng nêu rõ, trận bão lũ lớn đang diễn ra ở miền Trung đã phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của rất nhiều địa phương, sẽ làm cho rất nhiều gia đình rơi vào cảnh đói nghèo và kiệt quệ về kinh tế, sức khỏe, rất cần được đặc biệt quan tâm, giúp đỡ. Trên quy mô cả nước, chúng ta vẫn còn gần 1,9 triệu người trong 500 nghìn hộ nghèo không đủ khả năng lao động để thoát nghèo; vẫn còn nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang ven biển, vùng biên cương, hải đảo đang gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, khó khăn về kinh tế và an sinh xã hội; hàng nghìn xã, thôn còn rất khó khăn. “Nhiệm vụ giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội sẽ ngày càng khó khăn hơn nữa, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn do tác động bởi dịch bệnh và thiên tai, đòi hỏi chúng ta phải thực sự đoàn kết, đồng lòng, phải có cách làm chủ động, sáng tạo và cần cố gắng huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa, sử dụng nguồn lực hỗ trợ hiệu quả từ nhiều phía”.

“Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” không phải là lời hô hào suông, đó là sự đồng cảm, tình thương yêu đùm bọc và mệnh lệnh trong trái tim mỗi chúng ta, Thủ tướng bày tỏ. Bên cạnh việc bổ sung kiến thức, kỹ năng sản xuất cho người nghèo, khơi dậy ý chí vươn lên và nghị lực thoát nghèo của mỗi người dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi và mong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành, chung tay cùng Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam có các hoạt động thiết thực, đóng góp to lớn hơn nữa cho công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt, quan tâm ủng hộ, giúp đỡ đồng bào Miền trung thân yêu đang rất khổ cực, chịu thiệt hại nặng nề do bão lụt gây ra.

Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi và trực tiếp quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Theo Ban tổ chức, thông qua chương trình, các tổ chức, đơn vị, tập thể, cá nhân đã quyên góp khoảng 2.400 tỷ đồng ủng hộ người nghèo.

Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội

Tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh Vĩnh Long [xã Phú Quới, H.Long Hồ], Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc tết, tặng quà cho 150 công nhân lao động nghèo trên địa bàn tỉnh. Mỗi phần quà gồm 1 triệu đồng và nhu yếu phẩm, góp phần động viên công nhân, người lao động vượt qua khó khăn, có cái tết ấm áp.

Cũng trong chiều cùng ngày, Thủ tướng cũng đã đến thăm, chúc tết và tặng 100 căn nhà đại đoàn kết và 100 phần quà cho gia đình chính sách, gia đình khó khăn, nạn nhân chất độc da cam/dioxin của hai huyện Vũng Liêm và Tam Bình.

Thủ tướng đánh giá cao Vĩnh Long với những biện pháp hỗ trợ hiệu quả người dân: Đã hỗ trợ số tiền trên 190 tỉ đồng cho trên 81.000 người lao động; hơn 33 tỉ đồng cho hơn 11.000 hộ kinh doanh; gần 7 tỉ đồng cho gần 13.800 hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do dịch bệnh.

Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục quan tâm công tác an sinh xã hội sau những tác động nặng nề của dịch bệnh, chăm lo người có công, hộ nghèo, cận nghèo, các hộ khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, các anh, chị, em công nhân lao động khó khăn, các cháu bị mồ côi do dịch Covid-19…, rà soát lại để bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau, mọi người đều có điều kiện vui xuân đón tết cùng gia đình.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, tặng quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, thân nhân có người mất vì Covid-19, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và người bị ảnh hưởng chất độc da cam tại TP.Cần Thơ. Dịp này, Thủ tướng còn tặng quà, động viên y bác sĩ Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị người nhiễm Covid-19; đến thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và Công an TP.Cần Thơ.

Báo cáo với Thủ tướng về kết quả chăm lo cho gia đình chính sách, người nghèo dịp tết trên địa bàn, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, cho biết TP.Cần Thơ đã dành trên 59 tỉ đồng để tặng quà cho 58.790 hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người thuộc diện bảo trợ xã hội và người nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở xã hội. TP.Cần Thơ cũng đã rà soát lập danh sách 45 trẻ em có cha hoặc mẹ mất vì Covid-19 để hỗ trợ cũng như đề nghị T.Ư hỗ trợ ăn tết và học tập...

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề