Khủng hoảng tinh thần là gì

Một cơn hoảng sợ là sự khởi phát đột ngột của một giai đoạn ngắn, rời rạc với các khó chịu căng thẳng, lo âu, hoặc sợ hãi kèm theo các triệu chứng cơ thể và / hoặc triệu chứng nhận thức. Rối loạn hoảng sợ là sự xuất hiện lặp lại của các cơn hoảng sợ thường kèm theo nỗi sợ về các cơn trong tương lai hoặc những sự thay đổi hành vi để né tránh những tình huống có thể đưa đến cơn. Chẩn đoán bằng lâm sàng. Các cơn hoảng sợ đơn thuần có thể không cần điều trị. Rối loạn hoảng sợ được điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý [ví dụ như liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp nhận thức-hành vi] hoặc cả hai.

Các cơn hoảng sợ thì phổ biến, ảnh hưởng đến 11% dân số trong một năm. Hầu hết mọi người đều hồi phục mà không cần điều trị; một vài trường hợp phát triển thành rồi loạn hoảng sợ.

Rối loạn hoảng sợ là không phổ biến, ảnh hưởng tới 2 đến 3% dân số trong 12 tháng. Rối loạn hoảng sợ thường bắt đầu vào cuối vị thành niên hoặc giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp 2 lần so với nam giới.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Một cơn hoảng sợ đòi hỏi sự khởi đầu đột ngột của sự sợ hãi hoặc khó chịu mãnh liệt đi kèm với ít nhất 4 trong số 13 triệu chứng được liệt kê trong Các triệu chứng của một cơn hoảng sợ Các triệu chứng của một cơn hoảng sợ Một cơn hoảng sợ là sự khởi phát đột ngột của một giai đoạn ngắn, rời rạc với các khó chịu căng thẳng, lo âu, hoặc sợ hãi kèm theo các triệu chứng cơ thể và / hoặc triệu chứng nhận thức. Rối... đọc thêm . Các triệu chứng thường đạt đỉnh điểm trong vòng 10 phút và hết trong vài phút sau đó, ít để lại các triệu chứng cho bác sĩ quan sát. Mặc dù không thoải mái - vào những lúc cực điểm - các cơn hoảng sợ không gây nguy hiểm về mặt y tế.

Các cơn hoảng sợ có thể xảy ra trong bất kỳ rối loạn lo âu nào, thường xuất hiện trong các tình huống gắn liền với các đặc trưng cốt lõi của rối loạn này [ví dụ: người có ám ảnh sợ rắn có thể có cơn hoảng sợ khi nhìn thấy rắn]. Những cơn hoảng sợ như vậy được gọi là cơn được dự đoán trước. Các cơn hoảng sợ không đoán trước là xuất hiện tự phát mà không có bất kỳ yếu tố kích hoạt rõ ràng nào.

Hầu hết những người có rối loạn hoảng sợ thường dự liệu và lo lắng về một cơn [lo âu điều sắp đến] và tránh những nơi hoặc tình huống mà trước đây họ đã có cơn hoảng sợ. Những người bị rối loạn hoảng sợ thường lo lắng rằng họ có một bệnh lý nguy hiểm về tim, phổi hoặc não và thường xuyên ghé thăm bác sĩ gia đình của họ hoặc phòng cấp cứu để được giúp đỡ. Thật không may, trong những đơn vị này, sự chú ý thường tập trung vào các triệu chứng y khoa chung, và đôi khi không đưa ra được chẩn đoán chính xác.

Nhiều người bị rối loạn hoảng sợ cũng có các triệu chứng của trầm cảm điển hình.

Chẩn đoán

  • Tiêu chuẩn lâm sàng

Rối loạn hoảng sợ được chẩn đoán sau khi các rối loạn về cơ thể có thể bắt chước sự lo âu được loại bỏ và khi các triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán được quy định trong Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Ấn bản thứ năm [DSM-5]. Bệnh nhân phải có các cơn hoảng sợ tái phát [tần số không được biệt hóa], trong đó có 1 cơn đã được theo sau bởi một hoặc cả hai triệu chứng sau đây kéo dài 1 tháng:

  • Lo lắng dai dẳng về việc có thêm các cơn hoảng sợ hoặc lo lắng về hậu quả của chúng [ví dụ, mất kiểm soát, phát điên]

  • Phản ứng hành vi không thích hợp với các cơn hoảng sợ [ví dụ, né tránh các hoạt động thông thường như tập thể dục hoặc các tình huống xã hội để đề phòng các cơn tiếp theo]

Điều trị

  • Thường là các thuốc chống trầm cảm, các benzodiazepin, hoặc cả hai

  • Thường là các biện pháp không dùng thuốc [ví dụ như liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp nhận thức hành vi ]

Một số người phục hồi mà không cần điều trị, đặc biệt nếu họ tiếp tục phải đối mặt với những tình huống mà các cơn hoảng sợ đã xảy ra. Đối với những trường hợp khác, đặc biệt là không điều trị, rối loạn hoảng sợ sẽ đến sau các đợt kéo dài lên xuống của triệu chứng.

Bệnh nhân nên được cho biết rằng điều trị thường sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng. Nếu các hành vi né tránh không có, việc làm vững tin, giáo dục về lo âu, và khuyến khích để tiếp tục quay trở lại và ở lại nơi xảy ra các cơn hoảng sợ có thể là tất cả những gì cần phải làm. Tuy nhiên, với một rối loạn kéo dài liên quan đến các cơn hoảng sợ và hành vi né tránh thường xuyên, điều trị có thể sẽ cần đỏi hỏi điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý chuyên sâu hơn.

Thuốc

Nhiều loại thuốc có thể dự phòng hoặc làm giảm đáng kể triệu chứng lo âu điều xắp đến, né tránh ám ảnh sợ, và số lượng và cường độ của các cơn hoảng sợ:

  • Các thuốc chống trầm cảm: Các nhóm khác nhau - Các SSRI, các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrin [SNRIs], các thuốc điều biến serotonin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng [TCAs] và các thuốc ức chế monoamine oxidase [MAOIs] - có hiệu quả tương tự nhau. Tuy nhiên, các SSRI và SNRI có thể có ưu thế tiềm ẩn là ít tác dụng không mong muốn hơn so với các thuốc chống trầm cảm khác.

  • Các Benzodiazepin: Những thuốc giải lo âu- [xem Bảng: Các benzodiazepin Các benzodiazepin Rối loạn lo âu lan tỏa [GAD] được đặc trưng bởi sự lo âu hoặc lo lắng quá mức về một số hoạt động hoặc sự kiện mà tình trạng kéo dài 6 tháng những ngày có triệu chứng hơn những ngày không... đọc thêm ] tác dụng nhanh hơn các thuốc chống trầm cảm nhưng có nhiều khả năng gây ra phụ thuộc về cơ thể và các tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, mất điều hòa, và các vấn đề về trí nhớ. Đối với một số bệnh nhân, sử dụng lâu dài các thuốc benzodiazepin là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất.

  • Các thuốc chống trầm cảm phối hợp thêm các benzodiazepin: Những loại thuốc này đôi khi được sử dụng kết hợp tại thời điểm ban đầu; Các benzodiazepin sẽ được giảm dần sau khi thuốc chống trầm cảm trở nên hiệu quả [mặc dù một số bệnh nhân chỉ đáp ứng với kiểu điều trị kết hợp này].

Các cơn hoảng sợ thường tái diễn khi ngừng thuốc.

Tâm lý trị liệu

Có nhiều phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả.

Liệu pháp phơi nhiễm, trong đó bệnh nhân đối diện với nỗi sợ hãi của họ, giúp giảm bớt sự sợ hãi và các biến chứng do né tránh sợ hãi. Ví dụ, bệnh nhân lo sợ rằng họ sẽ bị chếnh choáng khi bị cơn hoảng sợ được yêu cầu quay trên ghế hoặc thở quá mức cho đến khi họ cảm thấy chóng mặt hoặc chếnh choáng, theo cách ấy họ sẽ học được rằng họ sẽ không bị chếnh choáng khi bị cơn hoảng sợ.

Liệu pháp nhận thức-hành vi bao gồm việc dạy cho các bệnh nhân cách nhận ra và kiểm soát những suy nghĩ lệch lạc và những niềm tin sai lầm của họ và thay đổi hành vi của họ để nó trở nên thích nghi hơn. Ví dụ, nếu bệnh nhân mô tả nhịp tim của họ trở nên nhanh hơn hoặc thở dốc hơn trong những tình huống hoặc nơi nhất định và sợ rằng họ bị nhồi máu cơ tim, họ sẽ được dạy như sau:

  • Không nên tránh những tình huống đó

  • Để hiểu rằng những lo lắng của họ là vô căn cứ

  • Đáp ứng thay thế bằng động tác thở chậm, kiểm soát nhịp thở hoặc các phương pháp khác để thúc đẩy sự thư giãn

Video liên quan

Chủ Đề