Kiểm tra 15 phút bài ôn dịch, thuốc lá

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ôn dịch thuốc lá này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Kiểm tra 15 phút bài ôn dịch, thuốc lá

Câu hỏi: Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nào?

Trả lời:

- Kiểu văn bản: văn bản nhật dụng

Câu hỏi: Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” có sự kết hợp của những phương thức tạo lập văn bản nào?

Trả lời:

- Phương thức: thuyết minh, lập luận

Câu hỏi: Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản “Ôn dịch thuốc lá”.

Trả lời:

- Ý nghĩa nhan đề: : Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

- Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê sợ).

Câu hỏi: Tác giả đã đưa ra những lí lẽ gì cho thấy tác hại của việc hút thuốc lá trong văn bản “Ôn dịch thuốc lá” ?

Trả lời:

Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim... khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.

Câu hỏi: Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản “Ôn dịch thuốc lá” .

Trả lời:

Có thể nêu như sau: Mỗi người phải có ý thức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hạn chế và chống hút thuốc lá. Phải cùng nhau chống thuốc lá như chống nạn dịch nguy hiểm. Cùng nhau đứng lên chống lại nạn dịch này chính là cách mà bản thân chúng ta tự cứu lấy chính chúng ta

Câu hỏi: Tìm hiểu tình trạng hút thuốc ở một số người thân hoặc bạn bè quen biết. Dựa vào cách lập bảng thống kê của bài đọc thêm số 1 để phân loại nguyên nhân.

Trả lời:

Sau khi tìm hiểu những người thân trong gia đình và khu phố nơi em sinh sống, em nhận thấy tình trạng hút thuốc lá có thể do nhiều nguyên nhân

- Lứa tuổi hút thuốc nhiều: 20 – 25 tuổi.

- Lý do:

+ Vui bạn, nể bạn 30%.

+ Bắt chước 60%.

+ Vì lịch sự, xã giao 10%.

Ngoài ra lứa tuổi dưới 20 có hút thuốc lá cũng chiếm một tỉ lệ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu do tò mò, ra vẻ người lớn.

Câu hỏi: Dùng 5 dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2.

Trả lời:

Bản tin với nội dung ngắn gọn về cái chết của một người trẻ tuổi, con một gia đình tỉ phú ở Mỹ, đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vì khối tài sản kếch xù được thừa kế từ gia đình, cậu thanh niên Ra-pha-en đã lao vào ăn chơi sa đọa. Như vậy, con người chỉ thực sự trân trọng những giá trị vật chất khi chính họ tạo dựng lên. Hãy giáo dục con cái hiểu về giá trị đồng tiền được làm ra bởi công sức lao động của chính họ. Đó là một thông điệp sâu sắc và rất ý nghĩa thông qua bản tin.

Câu hỏi: Viết đoạn văn kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch thuốc lá.

Trả lời:

Tại sao chúng ta cần đẩy lùi ôn dịch thuốc lá? Bởi thuốc lá gây ra rất nhiều những tác hại cho con người và môi trường xung quanh. Với người trực tiếp hút thuốc, chất ni-cô-tin trong thuốc lá có khả năng gây nghiện và cùng với các chất độc khác sẽ bào mòn dần sức khỏe của họ với những căn bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, ho lao hay nặng nề hơn là ung thư phổi.. Không chỉ gây hại cho chính mình, thuốc lá còn ảnh hưởng đến những người xung quanh bởi khói thuốc, những người hít phải khói thuốc sẽ chịu độc gấp 4 lần những người trực tiếp hút thuốc. Thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe và thuốc lá còn gây ô nhiễm với môi trường bởi đầu thuốc hay tàn thuốc lá. Ở Thái Lan, các tình nguyện viên phải rất vất vả để dọn các đầu mẩu thuốc lá do khách du lịch vứt lại trên các bãi biển. Với rất nhiều tác hại đó, chúng ta cần chống lại ôn dịch thuốc lá. Mỗi người cần tích cực tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến người thân, bạn bè xung quanh mình. Hãy khuyến khích, khen ngợi khi mọi người có cố gắng để từ bỏ thuốc lá. Nếu bạn bè có ý định thử hút thuốc lá, hãy khuyên can và ngăn chặn. Cuộc sống của chúng ta sẽ an toàn hơn khi sống trong bầu không khí trong sạch, không khói thuốc lá. Vì vậy, chúng ta cần chung tay để đẩy lùi ôn dịch thuốc lá vì một xã hội văn minh và phát triển.

Họ tên:Lớp 8ABài kiểm tra 15 phútmôn ngữ vănĐiểm Lời phê của cô giáoTrả lời câu hởi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhấtCâu 1: Việc đa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?A. Giới thiệu nhân vật, cốt truyện, tình huốngB. Trình bày diễn biến sự việc, hành động, nhân vậtC. Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành độngD. Bày tỏ trực tiếp thái độ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật và ngời viết trớc sự việc , nhân vật, hành độngCâu 2. Văn bản Ôn dịch thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào?A. Tự sự B. Biểu cảmC. Thuyết minh D. Nghị luậnCâu 3: Câu nào dới đây sử dụng biện pháp nói quá?A. Bác đã đi rồi sao Bác ơiMùa thu đang đẹp nắng xanh trờiB. Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nớc nonC. Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức ngời sỏi đá cũng thành cơmD. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng támTựa nhau trông xuống thế gian cờiCâu 4:Từ Này trong trích: Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!(Lão Hạc Nam Cao) thuộc từ loại nào?A. Thán từ B. Quan hệ từC. Trợ từ D. Tình thái từCâu 5: Trông các câu sau câu nào là câu đơn?A. Vì bị lừa nên anh ấy bị mất hết tài sản B. Tôi đi họcC. Bạn càng nói càng sai D. Cuối cùng mây tan và trời tạnhCâu 6: Cách lập luận trong văn bản Bài toán dân số là gì?A. Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủB. Sử dụng phơng pháp thuyết minhC. Sử dụng chính xác và hiệu quả các dấu câuD. Cả 3 phơng án trên đều đúngCâu7: Văn bản Thông tin Ngày trái đất năm 2000 chủ yếu nhằm thuyết minh cho sự kiện nào?A. Cần bảo vệ khí quyển B. Cần bảo vệ nguồn nớcC. Không nên sử dụng bao ni lông D. Cần bảo vệ cây xanhCâu 8: Nghệ thuật kể chuyện trong văn bản Lão Hạc là?A. Kể chuyện lết hợp với miêu tả và biểu cảm B. Kể chuyện kết hợp với nghị luậnC. Kể chuyện kết hợp với thuyết minhD. Kể chuyện kất hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luậnCâu 9: Nghĩa của từ Hào kiệt là ?A. Ngời có vẻ ung dung B. Có tài năng, chí khí hơn ngờiC. Có dáng vẻ lịch sự, trang nhã D. Giỏi võ nghệCâu 10: Trong các từ sau từ nào là ytừ địa phơng?A. Bể B. VỡC.. Ngã C .Chơi

Câu 1: Nội dung văn bản "Ôn dịch, thuốc lá " là:

  • A. Nêu lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá với cá nhân, cộng đồng.
  • B. Kêu gọi mọi người hãy quyết tâm phòng chống nạn hút thuốc lá.
  • C. Chỉ cho mọi người thấy tác hại của "ôn dịch, thuốc lá".

Câu 2: Ý nào được tác giả đề cập đến trong bài viết không nói đến tác hại của thuốc lá?

  • A. Gây ho hen, đờm dãi và sau nhiều năm gây viêm phế quản
  • B. Gây ung thu vòm họng và ung thư phổi
  • D. Làm tăng huyết áp, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim
  • E. Làm cho thai nhi bị nhiễm độc, mẹ đẻ non và con sinh ra đã suy yếu

Câu 3: Dòng nào nêu đúng nghệ thuật của văn bản " Ôn dịch, thuốc lá":

  • A. Sử dụng phương thức nghị luận, thuyết minh; biện pháp so sánh, liệt kê.
  • B. Sử dụng phương thức thuyết minh; các kiểu câu linh hoạt.
  • D. Kết hợp tất cả các phương thức biểu đạt.

Câu 4: Trọng cụm từ “tằm ăn dâu”, “tằm” được ví với cái gì?

  • B. Con người
  • C. Khói thuốc lá
  • D. Bác sĩ

Câu 5: Tác giả  so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị nhằm mục đích gì?

  • A. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở thành phố lớn nước ta cao ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mĩ.
  • B. Các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.
  • C . So sánh với nước họ, chúng ta còn quá nhiều bệnh dịch cần phải thanh toán.

Câu 6: Theo em, câu văn “nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A. Nhân hóa
  • C. Liệt kê
  • D. Tương phản

Câu 7: Trong bài, tác giả đã so sánh tác hại của thuốc lá với việc gì?

  • B. Với việc lan truyền nhanh của các loại ôn dịch
  • C. Với việc bị giặc ngoại xâm đánh phá
  • D. Với việc sử dụng bao bì ni lông

Câu 8: Nguyên nhân nào khiến thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá:

  • A. Do đua đòi theo bạn bè
  • B. Do bị bạn bè rủ rê
  • C. Bắt chước người lớn để thể hiện sự “quý trọng”

Câu 9: Trong cụm từ “tằm ăn dâu”, “dâu” được ví với cái gì?

  • B. Thuốc lá
  • C. Khói thuốc lá
  • D. Giặc ngoại xâm