Kinh nghiệm sales nội that

Trong những năm gần đây, làn sóng về bất động sản sôi động hơn, đồng thời xu hướng đời sống ngày càng được nâng cao nên việc kinh doanh nội thất tại thị trường Việt Nam càngcó tiềm năng để phát triển hơn nữa. Tuy nhiên rất nhiều người chuẩn bị kinh doanh nội thất nhưng lại chưa có kinh nghiệm, không biết phải bắt đầu từ đâu? Làm sao để mở cửa hàng kinh doanh nội thất? Và kinh doanh như thế nào với ngành nghề đầy tính cạnh tranh này? Bài viết sau, Nhanh.vn sẽ chia sẻ những các bước chi tiết về kinh doanh nội thất và những kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả.

Nội dung chính [hide]

1. Có nên kinh doanh nội thất không?

2. Các bước chuẩn bị để kinh doanh nội thất

2.1. Phác thảo ý tưởng kinh doanh

2.2. Khảo sát và tìm thị trường phù hợp

2.3. Lên kế hoạch chiến lược kinh doanh

2.4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh và thiết kế cửa hàng

2.5. Tìm nguồn hàng

2.6. Chuẩn bị các bước liên quan đến thủ tục pháp lý

2.7. Sắm thiết bị và thuê nhân viên

2.8. Hoạt động Marketing

3. Kinh nghiệm kinh doanh nội thất

3.1. Nắm bắt đúng xu hướng, tạo sự khác biệt

3.2. Có kiến thức về nội thất

3.3. Dịch vụ chất lượng

3.4. Áp dụng công nghệ vào kinh doanh

1. Có nên kinh doanh nội thất không?

Với sự phát triển của bất động sản, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao, kéo theo các dịch vụ, sản phẩm đi kèm cũng có mức cầu lớn, đặc biệt là các sản phẩm trang trí nội thất. Ngoài ra, thu nhập của người dùng đang tăng lên đáng kể, đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều người mong muốn có những ngôi nhà tiện nghi và sang trọng hơn. Mặt hàng nội thất đang là mặt hàng được rất nhiều người quan tâm bởi bất cứ ngôi nhà nào cũng cần phải sử dụng. Chính vì thế mà khi kinh doanh mặt hàng mày bạn có thể thu được lợi nhuận rất cao. Mặc dù, đây là ngành nghề có không ít cơ hội và tiềm năng tuy nhiên đi kèm với đó là không ít rủi ro. Nhưng khi có nguồn vốn, có chiến lược kinh doanh cụ thể, có kiến thức về sản phẩm, sản phẩm độc đáo, chất lượng thì việc thành công chỉ là vấn đề thời gian.

Kinh doanh nội thất

2. Các bước chuẩn bị để mở cửa hàng kinh doanh nội thất

Kinh doanh nội thất là một thị trường làm giàu tiềm năng được nhiều người lựa chọn. Nhưng không phải ai kinh doanh cũng thành công, nên muốn thành công, bạn phải có chiến lược cụ thể trước khi bắt đầu khởi nghiệp.

Các bước kinh doanh cửa hàng nội thất

2.1. Phác thảo ý tưởng kinh doanh

Bước đầu tiên khi lập kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh nội thất là phải phác thảo ý tưởng về cửa hàng tương lai của bạn. Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét vẽ phác thảo đầu tiên về cửa hàng của bạn như:

- Đặt tên cho cửa hàng: Khi lập kế hoạch mở cửa hàng nội thất, việc đặt tên cho cửa hàng cũng là việc hết sức quan trọng. Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác.

- Xác định phân khúc thị trường: Nên chọn cho mình 1 phân khúc thị trường phù hợp như nội thất cho các cửa hàng, văn phòng, chung cư,... Từ đó, xác định khách hàng mục tiêu để kinh doanh là ai để lựa chọn mô hình kinh doanh nội thất phù hợp:

+ Nội thất gia đình

+ Nội thất văn phòng công ty

+ Nội thất thông minh

+ Thiết kế và thi công nội thất

+ Nội thất cũ thanh lý,...

- Lựa chọn loạisản phẩm kinh doanh:

+ Nội thất sản xuất trong nước/nội thất nhập ngoại: Nội thất nhập khẩu thì chi phí đầu tư để nhập hàng thường sẽ cao hơn 2-3 lần. Nếu lựa chọn mặt hàng này, bạn có thể mở cửa hàng dưới hình thức đại lý phân phối cho các hãng nổi tiếng sản xuất tại nước ngoài như Ikea. Mẫu mã của những hãng này đẹp, tiện dụng lại không mất các chi phí thiết kế.

Ngược lại với nội thất nội, nội thất tự đóng thì giá cả sản phẩm có phần rẻ hơn, phù hợp với phần lớn người tiêu dùng Việt. Các sản phẩm làm ra nếu tự tin về chất lượng, mẫu mã thì không bao giờ lo không bán được. Tuy nhiên giá thành để tự đóng ra sản phẩm khá cao, thông thường cần phải mở thêm cả xưởng.

+ Nội thất truyền thống/hiện đại: Hai phong cách thiết kế có thể đưa bạn đến với hai thị trường hoàn toàn khác nhau. Đồ gỗ truyền thống hướng tới chất lượng gỗ và những chi tiết trang trí còn đồ hiện đại hướng đến sự đơn giản, tiện dụng và màu sắc. Đồ truyền thống thường có giá cao hơn đồ nội thất hiện đại do thời gian hoàn thành lâu hơn và chi phí nguyên vật liệu cao hơn. Hiện nay phong cách nội thất Hàn Quốc đang khá được khách hàng ưa chuộng, bạn có thể tham khảo hoặc tìm một phong cách mới để tạo sự khác biệt.

+ Nội thất có sẵn/thiết kế theo không gian: Đúng như tên gọi, đồ có sẵn sẽ được thiết kế hàng loạt và bạn có thể sử dụng ngay sau khi mua. Còn đối với đồ gỗ thiết kế theo không gian bạn chỉ thấy thiết kế hoặc các mẫu dùng thử tại showroom, sau đó sẽ đến tận nhà để bố trí sao cho phù hợp với không gian.

- Lựa chọn dịch vụ cung cấp cho thị trường:

Khi chuẩn bị kinh doanh nội thất, nhiều người có suy nghĩ là khi kinh doanh nội thất họ sẽ vừa thiết kế nội thất vừa thực hiện thi công cho khách hàng có nhu cầu sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên công việc thiết kế và thi công lại không hề dễ, bởi mỗi công trình yêu cầu trình độ kiến trúc, kinh nghiệm, quy trình, cũng như nhiều hạng mục như kính, sàn gỗ, thảm, vách, đều khác nhau. Do vậy, chỉ nên tập trung vào 1 trong 2, thi công nội thất hoặc thiết kế nội thất. Nếu tiềm lực của bạn có giới hạn thì bạn chỉ nên tập trung vào mảng kinh doanh, còn về thi công hay thiết kế thì chỉ nên ôm một hoặc hai hạng mục chính. Việc thi công và thiết kế bạn có thể kết hợp với bên thứ ba,những nhà thầu có trình độ chuyên môn hơn giúp khách hàng hài lòng hơn khi lựa chọn.

2.2. Khảo sát và tìm thị trườngphù hợp

Bạn cần khảo sát thị trường đang hướng đến là gì? Khảo sát mức sống của người dân khu vực xung quanh bạn. Trong vòng bán kính 5km, liệu có những cửa hàng khác cũng đang cạnh tranh sản phẩm với bạn không?Khi đã trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết thị trường nào phù hợp với mình và có tiềm năng nhất.

Hãy xác định một phân khúc thị trường cụ thể và tập trung vào phân khúc đó như:

- Nội thất gia đình

- Nội thất văn phòng công ty

- Nội thất thông minh,...

2.3. Lên kế hoạch chiến lược kinh doanh

- Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh nội thất

Sau khi xác định được các ý tưởng kinh doanh nội thất, tiếp theo bạn cần phải chuẩn bịnguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo mặt hàng kinh doanh, phân khúc khách hàng và quy mô cửa hàng bạn hướng tới mà số vốn kinh doanh có thể khác nhau. Số vốn còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như số lượng, chất lượng hay sự đa dạng các mặt hàng và dịch vụ kinh doanh. Trong đó, vốn để mở một cửa hàng nội thất có thể từ 100 triệu đến hàng tỷ đồng.

- Xác định khách hàng mục tiêu

Điều quan trọng trong mỗi một bản kế hoạch kinh doanh chính là xác định nhóm khách hàng mục tiêu. Dựa trên phong cách cũng như các mặt hàng sản phẩm bạn đang cung cấp, các yếu tố để xác định nhóm khách hàng mục tiêu cũng sẽ khác nhau. Do vậy, hãy dựa vào khu vực bạn đang kinh doanh thiết kế nội thất, tiến hành nghiên cứu những yếu tố liên quan đến nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, mức thu nhập để xác định cho mình nhóm khách hàng phù hợp với dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Ví dụ: Nếu khu vực bạn đang kinh doanh đồ nội thất có nhiều khu chung cư mini thì chủ các căn hộ này sẽ là nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, những khách hàng hàng thường có mức thu nhập trung bình, không quá cao để họ có thể chi tiền cho những đồ nội thất đắt tiền.

- Phân tích đối thủ cạnh tranh

Theo dõi những hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh cũng khá quan trọng. Hãy đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh của bạn. Truy cập trang website hoặc bất cứ kênh tiếp thị nào của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, thu thập càng nhiều thông tin về họ càng tốt. Hãy xác định xem điều gì giúp họ giữ chân các khách hàng trung thành. Có thể là bằng cách đánh giá cách họ nói chuyện với khách hàng qua các kênh marketing như chat online hoặc điện thoại hỗ trợ, dịch vụ họ cung cấp cũng như mức giá của sản phẩm.

Tiếp đó, so sánh điểm mạnh và điểm yếu của bạn với đối thủ cạnh tranh để xem bạn có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ qua những cách khác so với đối thủ hay không. Cố gắng phát huy tối đa thế mạnh của cửa hàng kinh doanh đồ nội thất của bạn.

2.4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh và thiết kế cửa hàng nột thất

Kinh doanh nội thất là ngành nghề kinh doanh mà ở đó bạn cần có mặt bằng kinh doanh phải đủ rộng để trưng bày các sản phẩm nội thất đi cùng với đó là nên nằm ở các mặt đường lớn, khu vực đông dân cư để có thể tiếp cận thêm nhiều khách hàng. Đặc biệt là các khu vực có mật độ xây dựng lớn hoặc có các dự án sắp xây dựng, khu vực người dân có mức sống cao hay ở các thành phố lớn.

Đây chính là các địa điểm thích hợp để bạn mở cửa hàng nội thất. Ngoài ra, bạn có thể mở cửa hàng nội thất ở các khu vực tập trung nhiều cửa hàng theo hình thức buôn có bạn, bán có phường. Bên cạnh đó là trang trí cửa hàng nội thất tạo sự thu hút hiệu quả đối với khách hàng và tạo nên phong cách riêng cho cửa hàng của bạn.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh cửa hàng nội thất

2.5. Tìm nguồn hàng

Điều quan trọng là bạn phải xác định xem mình sẽ nhập hàng ở đâu về bán, đảm bảo chất lượng, uy tín, tiến độ chuẩn bị đơn hàng của bạn,nhưng giá cả phải hợp lý để bạn có thể thu được lợi nhuận khi kinh doanh. Dưới đây là một số nguồn nhập hàng màbạn có thể tham khảo.

- Tự thiết kế và mở xưởng

Để tự thiết kế nội thất đòi hỏi bạn phải có xưởng, máy móc sản xuất, nhân lực có tay nghề, kỹ năng, gu thẩm mỹ hoặc đã từng tham gia một lớp học thiết kế nội thất nào đó, nếu đủ có điều kiện trên bạn nên tận dụng những ưu thế đó để tự thiết kế và cho ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo cung cấp cho cửa hàng của mình. Việc mở xưởng nội thất tốn kém nhiều chi phí, nhân sự nhưng cũng đem lại lợi ích vô cùng lớn nếu biết vận hành và phát triển nó.

- Lấy hàng tại xưởng sản xuất

Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp các nhà xưởng sản xuất nội thất tại Việt Nam. Tại đây sẽ có những sản phẩm theo mẫu của xưởng đó hoặc bạn có thể đặt làm theo các mẫu mà bạn muốn.

- Lấy hàng Trung Quốc

Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư qua trực tiếp Quảng Châu lấy hàng, Quảng Châu là địa phận mà bất kỳ người dân buôn bán nào cũng lựa chọn để đi. Bên đấy có rất nhiều mặt hàng và có cả nội thất với mẫu mã đa dạng. Đến tận nơi lấy hàng sẽ tốn thời gian và mất nhiều chi phí nhưng đảm bảo đa dạng hàng hóa, nhiều hàng hóa độc lạ. Đặc biệt là về nội thất thông minh với giá cả phải chăng. Hiện nay, thương mại điện tử phát triển, bạn có thể mua hàng trực tiếp từ các xưởng nội thất trên các trang web như 1688, Taobao,...

- Đại lý phân phối cho các hãng nổi tiếng

Kinh doanh dưới hình thức đại lý phân phối cho các hãng nổi tiếng sản xuất tại nước ngoài thì mẫu mã của những hãng này đẹp, tiện dụng lại không mất các chi phí thiết kế. Bên cạnh đó, các hãng này đã có tên tuổi trên thị trường được nhiều người biết đến, tuy nhiên khi kinh doanh dưới hình thức này bạn sẽ phải cạnh tranh mạnh với các đại lý khác. Tại Việt Nam, siêu thị nội thất Uma hay Ikshop,... cũngđang hoạt động với hình thức đại lý phân phối.

2.6. Chuẩn bị các bước liên quan đến thủ tục pháp lý

Khi muốn mở cửa hàng nội thất thì việc đăng ký kinh doanh cần tiến hành ngay từ đầu, trước khi chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Nếu là cửa hàng kinh doanh nhỏ, bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh hộ gia đình cá thể, còn xác định kinh doanh lớn thì nên đăng ký doanh nghiệp kinh doanh nội thất.

Thủ tục đăng ký kinh doanh hiện nay tương đối đơn giản, tùy theo từng loại hình đăng ký kinh doanh khác nhau mà bạn cần chuẩn bị giấy tờ phù hợp. Bạn có thể tự chuẩn bị giấy tờ đăng ký kinh doanh và nộp tại các cơ quan nhà nước hoặc thuê dịch vụ đăng ký kinh doanh từ các công ty luật nếu muốn nhanh chóng hơn.

2.7. Sắm thiết bị và thuê nhân viên

Nếu mở cửa hàng quy mô lớn bạn cần phải thuê từ 4 đến 6 nhân viên, gồm nhân viên bán hàng, nhân viên kho, nhân viên vận chuyển,... Khi thuê nhân viên cần có khiếu thẩm mỹ và có kinh nghiệm bán hàng, có kiến thức về nội thất.

Còn về trang thiết bị, ngoài những hệ thống cơ bản như đèn điện, máy lạnh, chống mối mọt thì bạn nên mua thêm phần mềm quản lý cửa hàng, máy in hóa đơn, máy in và quét mã vạch. Hệ thống POS sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều, tiết kiệm thời gian, công sức cho việc quản lý. Ngoài ra, bạn nên lắp đặt các thiết bị an ninh như camera quan sát để đảm bảo hệ thống an ninh của cửa hàng.

2.8. Hoạt động Marketing

Dù bạn kinh doanh nội thất qua cửa hàng hay kinh doanh nội thất online thì một công việc bạn không thể bỏ qua đó chính là triển khai hoạt động Marketing. Bởi Marketing chính là nền tảng giúp bạn có thêm khách hàng, thu hút các khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng cho cửa hàng của bạn. Có rất nhiều phương pháp Marketing mà bạn có thể lựa chọn để kinh doanh như phát tờ rơi, catalogue, băng rôn quảng cáo, quảng cáo qua báo chí, truyền hình. Ngoài ra, bạn có thể bán hàng trên một số sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo để có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh nội thất.

Bên cạnh đó, đừng bỏ qua việc triển khai Marketing Online để kinh doanh hiệu quả hơn khi Internet và công nghệ đang phát triển mạnh. Bạn có thể bán hàng thông qua Facebook, Zalo, Youtube và nên có một website để bán hàng. Thiết kế website nội thất giúp bạn có thể kinh doanh hiệu quả bởi thông qua website bạn có thể giới thiệu và trưng bày các mặt hàng một cách trực quan, đi cùng thông tin và giá bán. Hơn nữa, để chiến lược marketing hiệu quả thì phải đầu tư cho phần hình ảnh các mẫu thiết kế nội thất để thu hút khách hàng.

3. Kinh nghiệm kinh doanh nội thất

Để kinh doanh nội thất hiệu quả, bên cạnh xây dựng kế hoạch kinh doanh nội thất, bạn không nên bỏ qua các kinh nghiệm giúp việc kinh doanh thuận lợi và có thể gặt hái thành công trong kinh doanh.

3.1. Nắm bắt đúng xu hướng, tạo sự khác biệt

Trong kinh doanh nội thất, kiểu dáng và chủng loại đóng vai trò quan trọng. Một kinh nghiệm kinh doanh nội thất đó là bạn phải nắm bắt xu hướng của thị trường và thị hiếu của khách hàng để nhập các sản phẩm nội thất phù hợp. Nên tạo dựng cho mình sự khác biệt trong các sản phẩm cung cấp hay dịch vụ hướng tới khách hàng. Để làm được điều này, bạn cần có xưởng sản xuất riêng hoặc hợp tác với một xưởng sản xuất uy tín để đặt hàng thiết kế các kiểu dáng đồ nội thất theo yêu cầu.

Nắm bắt đúng xu hướng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm

Bên cạnh kiểu dáng thì bạn phải luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Sản phẩm có tốt, có chất lượng thì khách hàng mới quay lại mua hàng của bạn hay giới thiệu cho bạn bè, người thân đến với cửa hàng bạn mua hàng. Đây là cách Marketing truyền miệng hiệu quả.

3.2. Có kiến thức về nội thất

Để kinh doanh nội thất thành công, bạn không thể không có các kiến thức về ngành nghề này. Chính vì vậy, bạn nên có kiến thức về các loại đồ nội thất để tư vấn cho khách hàng lựa chọn các sản phẩm ưng ý, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả. Đi cùng với đó, nếu có thêm kiến thức về phong thủy và thiết kế nội thất thì đó là một lợi thế để cửa hàng của bạn kinh doanh hiệu quả hơn.

3.3. Dịch vụ chất lượng

Việc sáng tạo ra những sản phẩm nội thất với kiểu dáng, concept mới thì khá khó nhưng có một dịch vụ khác biệt và chất lượng thì lại nằm trong khả năng của bạn đặc biệt là với ngành nội thất. Một số khác biệt trong dịch vụ mà bạn có thể tạo ra như: quá trình giải quyết 1 đơn hàng nhanh chóng, tạo sự khác biệt trong khâu lắp đặt, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng, cung cấp kiến thức cho khách hàng trong quá trình bán hàng,... Mỗi điểm chạm với khách hàng bạn cần để lại ấn tượng và hình ảnh rõ rệt về thương hiệu của mình.

3.4. Áp dụng công nghệ vào kinh doanh

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm phù hợp cho các cửa hàng kinh doanh nội thất, giúp cửa hàng kinh doanh chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả tốt hơn. Nhanh.vn cung cấp phần mềm quản lý bán hàng có đầy đủ tính năng bạn cần để quản lý bán hàng, từ khi bạn mới bắt đầu kinh doanh cho tới khi bạn có chuỗi nhiều cửa hàng lớn. Với phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn quản lý chặt chẽ từ khâu nhập hàng đến khi bán hàng và còn có khả năng tính toán và thống kê, báo cáo hỗ trợ ra quyết định,... Từ đó sẽ tiết kiệm thời gian hơn, bạn dễ dàng theo dõi, so sánh hiệu quả hoạt động để đưa ra các cách quản lý tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ về việc kinh nghiệm kinh doanh nội thất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn hiểu thêm về việc kinh doanh nội thất. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề