Kính nhi viễn chi nghĩa là gì năm 2024

Lá thư sau đây được gửi đến VietNamNet.vn mục phản hồi ngày 21 tháng 6 năm 2008, nhân đọc bài phỏng vấn Ông Lê Xuân Thân – UBND tỉnh Khánh Hòa v/v Nha Trang và Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008

————————————-

Trích câu hỏi của phóng viên VietnamNet và câu trả lời của ông Lê xuân Thân đăng trên VietnamNet (http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/06/789567/) ngày 20 tháng 6 năm 2008.

Cuộc thi được tổ chức ở nhiều thành phố trên đất nước Việt Nam, nhưng những sự kiện chính và thời gian dài nhất lại diễn ra ở Nha Trang…. Đó cũng là thời điểm các nhân vật nổi tiếng của thế giới (giới truyền thông quốc tế, ông trùm bất động sản, các nghệ sĩ danh tiếng thế giới, các đại gia,…) sẽ có mặt tại địa phương, vậy UBND tỉnh có tận dụng cơ hội này để tạo ra những cơ hội về du lịch, văn hóa, kinh tế cho địa phương không?

– Điều đó là đương nhiên rồi. Tuy nhiên, các quan khách, ông trùm bất động sản, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới… đến với Nha Trang, Khánh Hòa, mặc nhiên thiên nhiên tươi đẹp và con người thân thiện sẽ tác động trực tiếp đến họ để cảm mến vùng đất này, từ đó, họ sẽ cảm thấy phải đầu tư, đến thăm hoặc nghỉ hè. Đây là cuộc thi sắc đẹp mà, nên cứ để mọi thứ ’’hữu xạ tự nhiên hương’’ cũng là cách tốt hơn.

Kính Ông Thân,

Chữ Kính trong lời chào ông biểu lộ tính chất Kính hàm chứa với số lượng cao trong cái nhìn và cách xử sự xuyên suốt cổ kim của ông về cuộc đời.

Thời cổ, chữ Kính ấy gói trọn trong thành ngữ Kính Nhi Viễn Chi chứng tỏ tinh thần xuyên suốt và chuyên chính của ông đối với bọn ma quỷ Hồng Mao. Ông rất chí lý khi suy nghĩ phàm làm việc gì ích cho dân lợi cho nước, ta cần phải tránh xa bọn thừa của dư tiền như trùm bất động sản và các đại gia, và đó là cái trí của kẻ sĩ như ông Khổng Tử nhận xét.

Thời nay, cũng chữ Kính trong tinh thần và ý nghĩa thực tiễn cận đại, chứng tỏ trọn gói khả năng và cách hành xử ưu việt của ông trong thời đại mới. Dĩ nhiên ta có mùi thì tự nhiên bốc lên cần gì phải xun xoe quảng cáo. Khi làm việc ở Angola, đứng cách một người Phi châu mười mét tôi cũng có thể nhắm mắt biết được hắn là người Phi châu. Hoa hậu trên thế giới sẽ không bao giờ quên được những cây dương “đầu đinh” nằm dọc đường biển Trần Phú biểu lộ đường nét tân tiến của Nha Trang, không quên được hàng dãy quán nhậu hải sản nằm trên đường Phạm văn Đồng (nối dài Trần Phú phía bắc cầu Trần Phú B) mang tính dân gian thuyền chày. Không quên vì thực ra chẳng có gì đặc biệt để mà nhớ để cạy Nha Trang ra khỏi ký ức dày đặc những phố biển trên thế giới, để gọi đó là đặc tính của phố biển này. Phàm khi người ta được cơ hội quảng cáo qua truyền hình cho cả làng họ thế giới như cơ hội tổ chức Hoa Hậu Hoàn Vũ mà không phải tốn tiền, người ta chụp bắt và sướng rên mé đìu hiu mông quạnh. Ấy vậy mà ông chê, ông bảo đứa nào ngửi mùi hương thấy thích thì cứ tự tìm đến. Đấy là cái cách làm chảnh cao sang con nhà quyền quý đâu cần phải quảng cáo. Ta đâu cần phải bon chen xun xoe như bọn Thái, bọn Ế Quá Độ làm mất đi phẩm giá cao quý của xứ sở quê hương cá mắm của ta. Ông nói đến con người thân thiện làm tôi nhớ đến bún sứa cá Loan và Năm Beo, đến quán nem Đặng văn Quyền nơi mà hoa hậu sẽ được ngồi trên lề đường ở ghế thấp vừa ăn vừa được mời mua vé số trong cái nóng và khói của lò nướng kế cận.

Đôi khi thân thiện cũng chưa đủ, đẹp cũng chưa xong, nếu chẳng ai phát hiện ra!

Thế cho nên, tôi xin…

Kính Ông Thân,

Ông Khanh


Trích từ vi.wikipedia.org (http://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh_nhi_vi%E1%BB%85n_chi):

Thành ngữ này có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong “Luận ngữ – Ung dã” (論語•雍也):

Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ”(務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣。).

Tạm dịch như sau:

Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần (ý nói bề trên) nhưng không cầu cạnh quỷ thần, mà nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.

Có thể nói rằng, “Kính nhi viễn chi” chính là cách nói rút gọn từ câu “Kính quỷ thần nhi viễn chi”(敬鬼神而遠之).

Ngày nay, trong tiếng Việt, thành ngữ “kính nhi viễn chi” thường được dùng trong các trường hợp: Bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào đó, nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với đối tượng đó; hoặc thường dùng trong các trường hợp mỉa mai, châm biếm khi mình không muốn tiếp cận với một đối tượng nào đó. Ví dụ:

Họ là những người có quyền uy thế lực, hô mưa hoán gió, giao du với họ là họa phúc vô lường, tôi chỉ dám “kính nhi viễn chi” thôi.

Nghĩa của từ kính nhi viễn chí là gì?

Ngày nay, trong tiếng Việt, thành ngữ "kính nhi viễn chi" thường được dùng trong các trường hợp: Bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào đó, nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với đối tượng đó; hoặc thường dùng trong các trường hợp mỉa mai, châm biếm khi mình không muốn tiếp cận với một đối ...

Viên chỉ có nghĩa là gì?

Đây là một loài cỏ nhỏ, cây thân thảo, sống được rất lâu. Cây viễn chí có chiều cao khoảng từ 10 đến 20cm, từ gốc tỏa ra nhiều cành. Cành cây viễn chí có hình sợi và xung quanh phủ lông mịn. Trên cành, các lá có nhiều hình dạng khác nhau mọc so le.