Ký hiệu loại đất bhk là gì năm 2024

Để dễ dàng trong quản lý đất đai, các loại đất sẽ được phân biệt bằng các ký hiệu theo quy phạm của Nhà nước. Nhìn ký hiệu đất sẽ biết được ý nghĩa và mục đích sử dụng của đất đó. Hiện nay, nước ta có 3 nhóm đất chính gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Và ký hiệu BHK là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Đất BHK là gì?

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định về ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính quy định tại Thông tư 25/2014/BTNMT, BHK là ký hiệu của đất bằng trồng cây hàng năm khác thuộc loại đất nông nghiệp.

Ký hiệu loại đất bhk là gì năm 2024

Đất bằng trồng cây hàng năm là đất chuyên sử dụng để trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng cho tới khi thu hoạch không quá 1 năm, kể cả đất sử dụng với mục đích canh tác không thường xuyên, đất cả sử dụng với mục đích chăn nuôi gồm có trồng lúa, đất cỏ dùng chăn nuôi hoặc đất trồng cây hàng năm khác.

Đất BHK thường được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 1 năm, kể cả các cây được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm.

Quy định sử dụng đất BHK

Theo quy định tại Điều 129 Luật Đất Đai 2013 đã nêu rất rõ quy định về đất BHK, đối với đất thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc TW nằm trong khu vực ĐBSCL và khu vực Đông Nam Bộ, các cá nhân/hộ gia đình sẽ được giao đất trồng hằng năm không quá 3ha. Đối với đất thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc TW khác, sẽ được giao đất trồng cây hằng năm không quá 2ha.

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất BHK trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp theo hạn mức trên hoặc cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp.

Luật sư Hảo cho biết, luật cũng quy định các hành vi bị cấm như nhận chuyển sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với các hộ gia đình, cá nhân.

Về thời hạn sử dụng đất BHK gồm 2 loại là đất sử dụng ổn định lâu dài và đất có thời hạn sử dụng.

- Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn.

- Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

- Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định.

Có được xây nhà trên đất BHK?

Luật sư Hảo cho biết, là đất trồng cây hằng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, muốn xây nhà trên đất BHK cần chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ởsau đó mới tiến hành xây nhà trên đất, khi đó bắt buộc phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với trường hợp là cá nhân, hộ gia đình thì xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại UBND cấp huyện. Đối với tổ chức thì xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại UBND cấp tỉnh.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của huyện và dựa vào nhu cầu sử dụng đất trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất để xét duyệt hồ sơ.

Khái niệm đất BHK là gì hiện nay vẫn còn xa lạ với khá nhiều người. Những vấn đề xoay quanh đất BHK như đặc điểm, mức giá, quy định sử dụng,... thu hút quan tâm của nhiều người. Cùng Homedy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Đất BHK là ký hiệu của đất bằng trồng cây hàng năm khác, thuộc loại đất nông nghiệp. Việc ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính sẽ thuận tiện cho việc quản lý đất đai dễ dàng hơn, người sử dụng khi nhìn vào ký hiệu cũng hiểu được ngay ý nghĩa của loại đất mình đang sử dụng.

Ký hiệu loại đất bhk là gì năm 2024
Đất BHK hay còn gọi là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Đất bằng trồng cây hàng năm khác bao gồm các loại đất bằng phẳng ở khu vực đồng bằng, thung lũng hay cao nguyên chuyên dùng để trồng các loại cây hàng năm khác (cây trồng có thời gian gieo trồng, phát triển và thu hoạch trong năm). Trong đó, tùy theo yếu tố địa hình, vị trí thửa đất mà có sự phân biệt giữa đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) với đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK).

Mã đất BHK là gì? Mã ký hiệu các loại đất nước ta

Bên cạnh đất nông nghiệp trồng cây hằng năm, mỗi loại đất đều có mã ký hiệu riêng. Hệ thống ký hiệu đất đã được quy định rõ trong mục III, phục lục số 1 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.

Ký hiệu loại đất bhk là gì năm 2024
Ký hiệu BHK là đất gì? Các loại mã đất theo quy định

Mục đích sử dụng đất BHK là gì?

Theo quy định tại Phụ lục số 01, Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất BHK là loại đất chuyên dụng để trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn. Thời gian kể từ lúc gieo trồng cho tới thu hoạch không quá 1 năm. Kể cả đất sử dụng với mục đích canh tác không thường xuyên hay đất chăn nuôi, trồng lúa, trồng cỏ để chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc đất trồng các loại cây hàng năm khác.

Một số loại cây trồng hàng năm phổ biến được trồng trên đất BHK như: rau màu các loại (su hào, bắp cải, rau muống,...), cà chua, ngô, khoai tây, khoai lang, cây họ đậu, cây dược liệu, cói, đay, sả, mía, dâu tằm, đất trồng cỏ, đất có cỏ mọc tự nhiên dùng để chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, đất trồng lúa được xếp vào phân nhóm riêng nên sẽ không thuộc đất BHK.

Phân biệt đất BHK và đất CLN là gì?

Khi tìm hiểu về đất BHK là gì, nhiều người thường nhầm lẫn với đất CLN. Vậy hai loại đất này có điểm gì giống và khác nhau? Cùng Homedy tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Đất CLN là gì? Đất CLN là đất trồng cây lâu năm. Nó cũng thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất CLN dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng tính từ thời điểm gieo hạt đến khi thu hoạch kéo dài trên 1 năm.

Đồng thời, vẫn có thể áp dụng với các loại cây sinh trường hằng năm nhưng thu hoạch trong thời gian dài như: thanh long, nho, bưởi,...

Tóm lại, đất BHK và CLN khác nhau ở loại cây trồng. Đất BHK sử dụng để trồng cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng ngắn, không quá 1 năm. Còn đất CLN sử dụng trồng các loại cây nông nghiệp lâu năm, hoặc khai thác dài hạn.

Bên cạnh đó, cả hai loại đất này đều có thể sử dụng để xây nhà ở. Tuy nhiên, để hợp pháp hóa, cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

\>>> XEM THÊM:

  • Đất lâm nghiệp là gì? Phân loại đất lâm nghiệp
  • CLN là đất gì? Thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất ở mới nhất

Một số quy định sử dụng đất BHK

Bên cạnh khái niệm đất BHK là đất gì, ký hiệu đất bhk là gì, cần nắm được một số quy định về việc sử dụng loại đất này như: thời hạn sử dụng, điều kiện tách thửa,...

Ký hiệu loại đất bhk là gì năm 2024
Quy định sử dụng đất BHK

Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm BHK

Thời hạn sử dụng đất BHK gồm 2 loại, đã được quy định tại Điều 125 và 126, Luật 2013:

  • Loại 1: Sử dụng đất ổn định lâu dài (không giới hạn thời gian) chủ yếu là do cộng đồng dân cư sử dụng
  • Loại 2: Đất có thời hạn sử dụng

Bên cạnh đó, quy định còn nêu rõ thời hạn sử dụng đất trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng và chuyển quyền sử dụng đất:

  • Trường hợp thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của địa phương thì thời hạn sử dụng không quá 5 năm.
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất do Nhà nước giao, công nhận quyền sử dụng có thời hạn sử dụng là 50 năm. Sau 50 năm, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được xem xét gia hạn thêm 50 năm.
  • Cá nhân, hộ gia đình thuê đất nông nghiệp thì có thời hạn không quá 50 năm. Nếu hết thời hạn thuê đất mà vẫn nhu cầu sử dụng thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê.
  • Tổ chức được giao hoặc cho thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất không quá 70 năm.

Khi hết thời hạn sử dụng đất BHK là gì, nếu không được hoặc không muốn gia hạn, không tiếp tục thuê thì sẽ bị thu hồi.

Điều kiện tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm BHK

  • Thứ nhất, phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thứ hai, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Thứ ba, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất bhk phải phù hợp với điều kiện và tập quán tại từng địa phương.

Bên cạnh đó, tùy từng tỉnh sẽ có thể có các điều kiện khác được quy định cụ thể tại quyết định của UBND tỉnh.

Những câu hỏi liên quan đến đất BKH

Quy hoạch BHK là gì?

Quy hoạch đất BHK có thể được hiểu là việc bố trí, sắp xếp, tính toán việc khai thác sử dụng đất bằng trồng cây hàng năm khác một cách hợp lý, cân đối, góp phần phát triển toàn diện nền nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả và lâu bền.

Quy hoạch đất BHK tùy theo từng đặc điểm của từng khu vực, được thực hiện hàng năm và sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đất đai ở mỗi địa phương. Đây cũng là căn cứ để nhà nước tiến hành giao đất, thu hồi đất.

Giá đất BHK hiện nay?

Khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác được pháp luật hiện hành quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ, cụ thể:

Ký hiệu loại đất bhk là gì năm 2024
Khung giá đất trồng cây hàng năm (đơn vị tính: nghìn đồng/m2)

Đất BHK có được xây nhà không?

Nếu muốn xây nhà trên đất BHK, trước hết cần xin chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó mới tiến hành xây nhà trên đất.

Theo quy định pháp luật, đối với hộ gia đình, cá nhân thì xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất. Đối với tổ chức thì xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đất BHK có lên thổ cư được không?

Đất BHK có chuyển đổi sang đất ở được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, mảnh đất cần thỏa mãn những điều kiện sau:

  • Mảnh đất BHK có sổ đỏ, không phải là đất thuê hay có thời hạn sử dụng, không có tranh chấp, kiện tụng.
  • Đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính (thuế đất,...)
  • Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt

Khi chuyển đổi đất BHK sang đất ở cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, cụ thể:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được phê duyệt, cùng với nhu cầu sử dụng đất trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất để xét duyệt hồ sơ.

Xây nhà tạm trên đất nông nghiệp được không?

Nhà tạm được hiểu là những công trình xây dựng đơn giản, tạm bợ, không mang tính lâu dài nên không được đầu tư nhiều về thiết kế. Vật liệu xây dựng chủ yếu là tre, gỗ, tường đất, mái lá hoặc mái rạ,...

Trên đất nông nghiệp có xây nhà tạm được không? Câu trả lời là “không”. Vì đất nông nghiệp cần phải được sử dụng đúng mục đích là để sản xuất nông nghiệp, tất cả những hoạt động trái với mục đích trên đều không được phép thực hiện. Người sử dụng đất muốn xây nhà trên đất nông nghiệp, kể cả nhà tạm nhất thiết phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi có đất.

Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết về đất BHK là loại đất gì, các quy định về việc sử dụng đất BHK. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua đất BHK, đất nông nghiệp vị trí đẹp, pháp lý rõ ràng, truy cập ngay Homedy.com để tham khảo các tin đăng bán đất nông nghiệp mới nhất!

Đất BHK và CLN khác nhau như thế nào?

Đất BHK sử dụng để trồng cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng ngắn, không quá 1 năm. Còn đất CLN sử dụng trồng các loại cây nông nghiệp lâu năm, hoặc khai thác dài hạn. Bên cạnh đó, cả hai loại đất này đều có thể sử dụng để xây nhà ở.

Ký hiệu BHK trên bản đồ quy hoạch là gì?

Để giải đáp đất BHK là đất gì, cần căn cứ tại bảng ký hiệu các loại đất mục số III, Phụ lục 1 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Theo đó, ký hiệu đất BHK là biểu thị của nhóm đất trồng cây hàng năm, thuộc loại đất nông nghiệp.

Ký hiệu BHK ODT là đất gì?

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC); - Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK); - Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK)… Như vậy, có thể thấy BHK là ký hiệu của đất bằng trồng cây hàng năm khác, đây là một loại đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

HNK và BHK là đất gì?

Theo đó, tại Thông tư 25 năm 2014 không còn quy định về ký hiệu đất HNK. Thay vào đó, đất trồng cây hàng năm khác được phân thành 2 loại khác nhau là đất bằng trồng cây hàng năm khác có ký hiệu là BHK và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác ký hiệu là NHK.