Kỹ năng nhận xét đánh giá người khác

Đừng để ấn tượng đầu tiên che mờ mắt bạn

Chúng ta thường đánh giá người lạ dựa vào bản năng và trực giác của mình khi lần đầu gặp họ. Gọi là cảm nhận đầu tiên về người đó. Tuy nhiên, đôi khi đó không phải cách tốt nhất, bởi vì có một số hạn chế nhất định.

Bởi vì đơn giản là hai người mới gặp lần đầu. Và một lần sẽ không bao giờ là đủ để bạn biết được họ là người như thế nào. Trực giác cũng chỉ để tham khảo mà thôi.

Nhiều người thường thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định đánh giá một ai đó. Bắt nguồn từ việc cực đoan hóa quan điểm và góc nhìn. Nói cách khác, họ chọn giữa 0% hoặc 100%. Như là chọn giữa trắng và đen. Ngoài ra, không có vùng đệm giữa.

Không thể đánh giá người khác theo cách này. Bởi vì đa số mọi người, mọi vật không phải giống như ngày và đêm. Nên, một người mà bạn tin rằng 100% họ tốt bụng, hào phóng có thể có một mặt tối nào đó bạn không thấy.

Ví dụ, bạn đọc một bản tin về một vụ cá mập tấn công cắn người làm đôi ở Nha Trang, chỗ bạn sắp đi tắm biển. Mặc dù đấy là vụ cá mập tấn công đầu tiên trong nhiều thập kỉ ở khu vực này và hàng triệu khách vẫn ghé qua đây mỗi năm. Nhưng thử hỏi nghe xong bạn có còn hứng đi tắm biển nữa không? Có khi bạn đã kịp cuốn gói đi lên Đà Lạt cho an toàn rồi.

Điều đó cho thấy quyết định của một con người có thể dễ dàng bị chi phối bởi những sự việc và hiện tượng nhất thời.Điển hình nhất là những cô gái khóc lóc trên mạng sau khi bị mấy gã đểu lừa tình.

Quyết định sai sẽ gây ảnh hưởng xấu

Tưởng tượng bạn phải làm tăng ca và dịch vụ trông trẻ cuối tuần ở trường mầm non như ‘shit’. Bạn cần tìm gấp một người trông trẻ 2 buổi/tuần. Rồi Loan – một cô gái 20 tuổi xuất hiện, bình tĩnh, tự tin và khá hòa đồng. Đồng thời còn có cả chứng chỉ nghề trông giữ trẻ. Loan lôi ra một tập hồ sơ chứa đầy đủ những lời chia sẻ, cảm nhận của hai gia đình từng thuê cô ấy trước đó. Và mọi thứ được ghi ở đó đều hoàn hảo.

Mọi thứ tiến triển thuận lợi, và cô gái này có đủ mọi tiêu chuẩn bạn yêu cầu. Thậm chí món sườn của Loan nấu cũng rất vừa miệng. Bạn đã ưng bụng và định đồng ý thuê cô ấy ngay rồi. Tuy nhiên, có điều gì đó trong bạn ngăn cản điều này. Một cái gì đó không thể diễn tả bằng lời.

Rốt cuộc, bạn nói với cô ấy: “Cảm ơn em đã đến. Có gì anh chị sẽ liên lạc với em sau nhé.”

Sau khi cô ấy rời đi, bạn quyết định làm một cuộc thăm dò nhỏ về con người này qua internet. Và bạn thực sự kinh ngạc với những gì mình tìm được. Rất nhiều câu chuyện kể rằng hai đứa con của Loan đã bị tách khỏi gia đình vì bị mẹ hành hạ bằng thắt lưng. Cô ta cũng từng dính một số vụ án và phải ngồi trại cải tạo một thời gian ngắn. Và từng bị đuổi việc ở một trung tâm trông trẻ tư nhân.

Hú vía…chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ giao phó con mình cho người phụ nữ này rồi. Nhưng thử nghĩ xem, bạn suýt chút nữa đã đồng ý. Và mọi thứ có thể nhanh chóng trở thành ác mộng. Như nhiều vụ bạo hành trẻ em ở Việt Nam từng rầm rộ suốt trên mặt báo.

Chúng ta thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình, để rồi vài năm sau lại sống theo quy chuẩn của người khác

Bài học cuộc sống Phong cách sống

Bản thân mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt không ai giống ai, vì lẽ đó mà những hành vi, thái độ, suy nghĩ cũng khác nhau. Nhưng thật kỳ lạ, rằng nếu có ai làm một việc gì đó chưa đúng hoặc không khớp với cách thức của bản thân thì chúng ta lại lôi người đó ra phán xét, đánh giá mà chẳng cần biết lý do tại sao họ lại làm như vậy?

Từ bao giờ sự đánh giá người khác lại trở thành một thú vui đến vậy?

Cuộc sống là muôn hình vạn trạng, bản thân mỗi cá thể là những gam màu khác nhau. Chính vì thế mà mỗi người trong chúng ta đều có quyền lựa chọn cho riêng mình những điều được bản thân cho rằng đó là giá trị nhất. Có người chọn danh tiếng, có người chọn địa vị, có người thì lại chọn cho mình một cuộc sống an nhàn để hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc, không bon chen với đời.

Thế nhưng, nếu mọi chuyện được diễn ra một cách thuận lợi như vậy thì đã chẳng bao giờ có sự xuất hiện của những lời soi mói, đánh giá hoặc chỉ trích. Đi làm trong cùng một tập thể, nếu như phong cách và thói quen sống của bạn bỗng trở nên “nổi trội” hơn so với mặt bằng chung của công ty, cách nghĩ và quan điểm làm việc của bạn cũng “khác” hơn so với nhiều người [ dù cho mọi điều đó không làm ảnh hưởng đến tiến trình công việc] thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được một tràng những lời đánh giá, nhận xét về sự dị biệt đó.

Trong tình yêu, nếu như bạn là một cô gái có gia thế bình thường, sinh ra đã không ở vạch đích như người ta, bỗng một ngày tiếng gọi tình yêu tìm đến. Bạn có cơ hội gặp gỡ và yêu một anh chàng có điều kiện hơn bạn rất nhiều lần, thay vì được nghe những lời chúc phúc, bạn sẽ nhận được nghe những lời mỉa mai, đại loại như “ Chắc gì nó đã yêu mày thật lòng, nó chỉ yêu mày vì tiền thôi. Đũa mốc mà chòi mâm son, muốn cố bám lấy trai phố để đổi đời đây mà….” Và còn muôn vàn những điều khác nữa mà tôi chẳng thể nào liệt kê hết được.

Tôi chỉ thắc mắc rằng, từ bao giờ mà việc đánh giá người khác lại trở thành thú vui đến vậy? Chúng ta không đủ để bao quát về mọi thứ, chỉ nhìn nhận phiến diện một lớp vỏ bên ngoài mà đã vội quy chụp cho họ bằng những lời nói mà đáng lẽ họ không đáng phải nhận nó. Nhận xét người khác thực sự vui đến vậy hay sao?

Đừng lấy cái thước đo chuẩn mực của bản thân mà khẳng định rằng điều đó hoàn toàn phù hợp với người khác

Cô bạn của tôi làm nghề thiết kế nội thất cho một công ty thiên về kiến trúc xây dựng.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như hàng ngày tôi không phải nghe những tiếng than thở, những lời tâm sự rằng luôn phải gồng mình để làm mọi thứ để thoải mái sáng tạo, miễn là nó nằm ở trong “khuôn khổ”.

Làm nghề thiết kế, vốn dĩ công việc luôn phải đòi hỏi tính sáng tạo cao và liên tục. Sự sáng tạo ở mỗi người là không thể giống nhau, một phần là do góc nhìn, phần khác là do tính cách. Một người cấp trên vốn dĩ luôn phải hiểu điều đó, nhiệm vụ của họ là định hướng sao cho để ra một sản phẩm hoàn thiện và bắt mắt nhất, chứ không phải dập khuôn bắt họ làm theo ý thích của mình, theo cái mà mình cho là đáng ra phải thế, từ việc đổ màu nào sao cho hơp, bản thiết kế này phải vẽ ra sao….Đừng quy chụp, đừng lấy cái thước đo của người đi trước mà bắt người khác phải tuân theo ý mình.

Mỗi người đều có cho mình một “khuôn thước” riêng, vì thế đừng lấy cái thước đo của riêng bản thân mình ra mà để khẳng định nó không hợp với người khác. Điều đó quả thực là quá khập khiễng.

Vài năm sau khi ngoảnh đầu nhìn lại, cái người mà bạn đánh giá khi xưa giờ đã trở thành “ông nọ bà kia” từ rất lâu rồi, chỉ có bạn là vẫn vậy, vẫn hì hục dậm chân tại chỗ như xưa.

Thời gian trôi qua chẳng chờ đợi ai, có bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi khi thời gian của bạn luôn phải dành ra để có chuyện nhằm đánh giá người khác?

Công việc đó của bạn liệu có tốt hay không? Có mang lại được cho bạn điều giá trị gì không? Hay đó chỉ là những câu nói mang tính tụ tập nhất thời, trong lúc bạn đang dành thời gian để nói về ai đó thì cũng là lúc họ dồn toàn lực để thể hiện sự nỗ lực phấn đấu mà vươn lên. Có thể hôm nay họ vẫn sống theo tiêu chuẩn của bạn, vẫn phải chịu sự xét nét từ chính bạn, nhưng sẽ chẳng có gì bất ngờ khi một thời gian sau bạn sẽ chính là người phải sống theo “quy chuẩn” của người khác đấy.

  • Tìm hiểu thêm về khóa học đã giúp hơn 50.000 có được những thay đổi tư duy tích cực trong cuộc sống suốt 7 năm qua

Mr. Why Phạm Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm:

Học 12 Điều Này Hoặc Bạn Sẽ Hối Tiếc Mãi Mãi

9 bài học vô giá từ cuộc sống mà bạn cần phải biết

Phát triển cuộc sống bằng việc sử dụng hiệu quả hơn quỹ thời gian của ngày nghỉ cuối tuần

Làm người cần có “tầm nhìn”, làm việc cần có “mánh khóe”: Làm tốt 6 điều này chắc chắn cuộc đời bạn sẽ thành nhiều hơn bại!

Danh mục

  • Phát triển cá nhân
  • Bài học cuộc sống
  • Kiến thức kinh doanh
  • Gương thành công
  • Chia sẻ cuối tuần
  • Video

Nổi bật

  • 7 lời khuyên từ chuyên gia để tiết kiệm nhiều hơn, nhanh hơn bạn nhất định phải biết
  • Nếu muốn “thảnh thơi” về tiền bạc, đừng quên 3 nguyên tắc sau đây
  • Những bài học kinh doanh và cuộc sống mà tôi đã học được…
  • Đừng bao giờ hối tiếc những gì đã qua trong quá khứ, bởi ở thời điểm ấy đó mới chính là những gì bạn muốn
  • Muốn thoát nghèo trước 40 tuổi, hãy lắng nghe lời khuyên của tỷ phú Lý Gia Thành: “Bạn cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc? Đó là vì bạn chẳng có tiền mà thôi!

Bài viết mới

  • Nếu muốn “thảnh thơi” về tiền bạc, đừng quên 3 nguyên tắc sau đây
  • Muốn thoát nghèo trước 40 tuổi, hãy lắng nghe lời khuyên của tỷ phú Lý Gia Thành: “Bạn cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc? Đó là vì bạn chẳng có tiền mà thôi!
  • ĐẶT CHO MỖI ĐỒNG TIỀN TIẾT KIỆM MỘT MỤC ĐÍCH
  • Người không kiểm soát được bản thân cũng sẽ không kiểm soát được tiền tài
  • 5 thói quen khiến bạn làm mãi vẫn nghèo, còn những người giàu lại không bao giờ mắc phải

Video

  • Video khóa học Nghĩ Giàu Làm Giàu
  • Trailer khóa học Wake up
  • Khóa học Wake Up Viet Nam
  • Làm sao để duy trì đam mê khởi nghiệp?
  • Khởi Nghiệp Với Số Vốn 0 Đồng

Kết bạn, nếu không cẩn thận sẽ không thấy được bộ mặt thật của người được gọi là “bạn”. Do vậy, thường khi bị "bạn" làm hại người ta phải thốt lên: “Đúng là tôi không có mắt !”.

Nghe cách nói, nhìn cách thức và sự biểu lộ tình cảm của một ai đó ta có thể phán đoán tính cách của người đó. Nếu như bạn không có khả năng nhìn người thì bạn sẽ gặp phải những người "xấu”. Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, chẳng lẽ ta không có một chút khái niệm về “nhìn người” hay sao ?


Vậy chúng ta phải nhìn người như thế nào ?

1. Dùng thời gian để nhìn người

Dùng thời gian để nhìn người là ám chỉ sự quan sát lâu dài, không phải là ngay từ lần đầu gặp mặt đã vội vàng đưa ra kết luận tốt xấu về một người nào đó. Kết luận vội vàng sẽ dẫn đến việc nhìn nhận lầm giữa kẻ xấu và người tốt, từ đó ảnh hưởng đến sự giao tiếp của mình với người đó sau này.

Ngoài ra con người còn vì lợi ích sinh tồn, đa số đều mang trên mình một chiếc mặt nạ. Khi gặp bạn họ thường đeo một chiếc mặt nạ giả. Đây là một hành vi có ý thức. Những chiếc mặt nạ chỉ có thể dùng khi gặp bạn, và chỉ thể hiện ra ở những góc độ mà bạn thích. Nếu bạn chỉ căn cứ vào những điểm này mà phán đoán sự tốt xấu của một người, từ đó quyết định mức độ giao tiếp với người đó thì bạn có thể đã mắc phải sai lầm.

Dùng thời gian để nhìn người tức là sau lần gặp đầu tiên cho dù giữa bạn và người đó “Mới gặp mà như đã quen thân nhau từ lâu !” hay là “Không hiểu sao không thích người này !” đều cần phải có một khoảng trống, không nên để cho yếu tố tình cảm chủ quan ,tốt xấu được chen vào. Sau đó mình sẽ bình tĩnh quan sát hành vi của đối phương mà đánh giá .

Thông thường, con người dù có che giấu tính cách của mình thế nào rồi cuối cùng sẽ lộ ra bộ mặt thật. Vì đeo mặt nạ là một hành vi có chủ ý nên lâu ngày sẽ tự mình cảm thấy mệt mỏi. Do vậy không còn cách nào khác cuối cùng đành tự tháo mặt nạ, từ đó tính cách thật cũng lộ ra. Nhưng người đó không hề biết rằng bạn đang kề bên bình tĩnh quan sát hành vi và cách cư xử của anh ta.

Tục ngữ có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết là người cố nhân”. Dùng thời gian để nhìn người chính là để áp dụng câu châm ngôn trên.

Dùng “thời gian” thường rất dễ để nhận ra mấy loại người dưới đây:

Người không thành khẩn:Vì anh ta không thành thực, do vậy lúc đầu rất nhiệt tình, sau đó lại thờ ơ; lúc đầu thân thiện, sau lại xa lạ. Dùng “thời gian” để nhìn nhận , ta có thể nhận ra sự thay đổi này.

Người nói dối:Loại người này thường không ngừng dùng sự dối trá để che lấp những lời nói dối. Nói dối lâu, sau đó sẽ lộ ra kẻ hở từ đầu đến cuối. Dùng “thời gian” chính là công cụ sắc bén để kiểm nghiệm những lời nói dối đó.

Người có lời nói không đi đôi với hành động:Loại người này nói và làm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Dùng “thời gian” để nhìn nhận có thể phát hiện ra sự không đồng nhất trong lời nói và hành động của họ .

Tóm lại, trên thực tế, dùng “thời gian” có thể nhìn ra bất kể loại người nào, bao gồm cả kẻ tiểu nhân và người quân tử.

Phải mất một thời gian dài mới có thể nhìn ra được tính cách thật của một người. Ở đây không có một tiêu chuẩn nào, mà chúng ta phải hoàn toàn dựa theo những tình huống khác nhau. Cũng có thể nói, có người ngay từ lần tiếp xúc thứ hai, thứ ba đã bị ta hiểu thấu bên trong. Nhưng cũng có người mà chơi với họ hai, ba năm, con người thật của họ vẫn còn nằm trong vòng “bí mật”. Họ có tài che dấu hoặc có cái gì đó sâu kín bên trong làm cho ta không thể nào hiểu rõ họ được.

Do vậy tiếp xúc với người lạ, giống như tiếp xúc với một miền đất mới, không nên quá vồn vã, nên lùi vài bước, dành cho mình thời gian để nghe ngóng, quan sát. Đây là cách bảo vệ bản thân tối thiểu nhất mà bạn cần phải làm.**

2. Dùng “nghe ngóng” để nhìn người

Dùng “thời gian” để nhìn người cũng có điểm tốt, nhưng cũng có lúc không đáp ứng được yêu cầu cấp bách: Chỉ qua một vài ngày phải quyết định có nên hợp tác với một người nào đó hay không, nhưng lại không hiểu người đó là người thế nào. Nếu dùng thời gian quan sát lâu dài thì không thể nào kịp được.

Gặp phải tình huống này, có người hoàn toàn dựa vào trực giác của mình: cho rằng tốt là tốt, không tốt là không tốt.

Liên quan đến trực giác, có người khá chính xác, đây là hiện tượng tâm lý rất hay, rất khó giải thích được. Nhưng cũng cần khuyên bạn nên ít dùng “trực giác” để nhìn người. E rằng có những kinh nghiệm trực giác đã qua là chính xác, nhưng cũng có những kinh nghiệm đã qua có thể dẫn đến việc nhìn lầm người trong tương lai. Vì tính nết của con người là vô cùng đa dạng, cái đúng với người này chưa chắc đúng với người khác, cái đúng trong quá khứ chưa chắc đúng trong tương lai.

Vì trạng thái tâm sinh lý của con người bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lúc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau, nên có thể trực quan của bạn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Trong trường hợp này nếu hoàn toàn dựa vào trực giác sẽ rất nguy hiểm.

Cách thức nhìn người bổ ích mà ta có thể dựa vào là nghe ngóng từ mọi phía. Con người ta luôn phải giao tiếp với người khác, đồng thời bản tính dễ bị lộ ra bởi người thứ ba không liên quan.

Cũng có thể người mà ta quan sát không biết người thứ ba, nhưng người thứ ba này lại biết người mà ta đang quan sát. Người thứ ba này sẽ giúp ta quan sát hành vi và cách cư xử của anh ta.

Con người làm sao đeo mặt nạ mãi được. Khi mà không có đối thủ trên vũ đài thì chiếc mặt nạ kia sẽ được gỡ xuống, lúc đó mọi người đều có cơ hội nhìn thấy bộ mặt của anh ta.

Khi một người giao tiếp, hợp tác với người khác, mọi người sẽ có những ấn tượng khác nhau về người đó. Bạn nên nghe ngóng những ý kiến khác nhau về hành vi và cách cư xử của anh ta. Đáp án của mọi người sẽ có sự chênh lệch vì mỗi người đều có cách nhìn nhận tốt xấu không giống nhau. Bạn có thể tập hợp những điều nghe thấy lại, tìm ra những điểm tương đồng nhất, qua đó bạn sẽ có thể hiểu một cách khái quát về tính cách thật của anh ta.

Điểm tương đồng giữa các nhận xét cũng có thể là điểm chủ yếu trong tính cách của anh ta. Nếu trong 10 người có 9 người nói “xấu”, vậy bạn cần phải cẩn thận. Nếu trong 10 người có 9 người nói “tốt”, vậy quan hệ với anh ta không có vấn đề gì cả.

Nhưng nghe ngóng cũng cần phải xem đối tượng. Nếu bạn nghe từ bạn thân của anh ta thì đương nhiên bạn chỉ nghe những lời nói tốt. Hãy nghe từ những đối thủ của anh ta bạn sẽ nghe được những lời nói xấu.

Tốt hơn, bạn nên hỏi những người không có quyền lợi hay lợi ích gì khi quan hệ với anh ta, không nhất định phải là bạn bè, mà có thể là đồng nghiệp, bạn cùng lớp, cùng xóm... ai ta cũng có thể hỏi. Quan trọng là phải tổng hợp lại những điều đã hỏi, không nên chỉ nghe từ một phía, từ một cá nhân nào đó.

Lẽ đương nhiên nghe ngóng cần có kỹ xảo. Hỏi quá trắng trợn sẽ làm đối phương hoài nghi, không dám nói thật với mình. Tốt nhất là dùng phương pháp nói chuyện rồi dần gợi chuyện để hỏi, kỹ năng này ta cũng cần phải luyện tập.

Chúng ta thường nói “Rau nào sâu nấy”, "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Điều này có nghĩa là người như thế nào sẽ chơi với người thế nấy. Cách nhìn nhận và quan điểm sống của những người bạn chơi cùng nhau phải có những điểm tương đồng thì họ mới có thể chơi với nhau.

Do vậy người có tính tình cương trực, thẳng thắn khó có thể hợp với người mưu lược; người thích rượu chè, cờ bạc không thể trở thành bạn thân của người mực thước. Quan sát bạn bè của một người, ta có thể biết được một cách khái quát về người đó.

Ngoài việc kết bạn, ta còn có thể nghe ngóng tình hình trong gia đình anh ta. Hãy xem anh ta cư xử với cha mẹ như thế nào, đối với anh chị em ra sao, đối với hàng xóm như thế nào. Nếu như bạn nghe được những điều không tốt về cách cư xử của anh ta trong gia đình thì bạn nên cẩn thận với người này. Vì nếu đối xử với người thân không tốt thì làm sao có thể đối xử tốt với bạn được. Nếu người đó đối xử tốt với bạn tất nhiên là có một mưu đồ gì khác.

Nếu anh ta đã có vợ con thì cũng có thể xem cách anh ta đối xử với vợ con ra sao. Nếu đối xử với vợ con không tốt, loại người này phải nên đề phòng. Nếu người mà bạn quan sát là phụ nữ, thì cũng phải quan sát cách cư xử của cô ta với chồng con, lý do cũng giống ở trên.

3. Dùng "điểm tương đồng, sở thích” để nhìn người

Có nhiều cách để nhìn nhận và đánh giá một con người, nhưng không phải ai cũng hiểu và áp dụng được một cách thành thục những cách này. Có một câu chuyện trong ngụ ngôn Hy Lạp rất đáng để tham khảo, câu chuyện như sau:

"Có một vị quân vương nuôi vài con khỉ trong nhà. Anh ta luyện cho chúng cách nhảy múa, và mặc cho chúng những bộ quần áo tuyệt đẹp, đeo cho chúng những chiếc mặt nạ hình mặt người. Khi lũ khỉ nhảy múa trông rất giống như những con người thật đang nhảy múa vậy. Một ngày kia, vị quân vương bắt bọn khỉ nhảy múa để cho các triều thần được thưởng thức.

Sự diễn xuất điêu luyện của lũ khỉ đã nhận được những tiếng vỗ tay khen ngợi từ mọi người. Nhưng trong số các triều thần, có một vị đã cố ý làm rơi một trái chuối trên sàn nhà. Những con khỉ thấy vậy đã tháo lớp mặt nạ, lao vào để tranh nhau trái chuối. Kết quả là cuộc trình diễn tinh vi của lũ khỉ đã trở thành trò chế giễu cho mọi người."

Câu chuyện ngụ ngôn này nói rõ bản tính của khỉ không thể thay đổi dù đã được học nhảy múa và đeo mặt nạ. Khỉ vẫn là khỉ, nhìn thấy trái chuối sẽ lộ nguyên hình.

Cũng vẫn đúng nếu ta đem so sánh giữa con người với các chú khỉ ở trên. Con người ta hàng ngày không phải đang đeo những chiếc mặt nạ để đóng các vai và để biểu diễn trên sân khấu của cuộc đời hay sao?

Do vậy kẻ tiểu nhân đang đeo mặt nạ nhiều khi sẽ làm cho bạn lầm tưởng đó là quân tử. Kẻ ác đeo mặt nạ nhiều khi làm cho bạn nhầm tưởng đó là người lương thiện. Kẻ háo sắc đeo mặt nạ làm bạn tưởng nhầm là người đoan chính, tử tế.

Những chiếc mặt nạ mà con người đang đeo làm chúng ta không thể đề phòng và lường trước được nhiều tình huống. Chúng ta đối nhân xử thế, tất nhiên không muốn làm hại đến ai, nhưng việc phòng ngừa người khác rõ ràng là điều cần thiết để tự bảo vệ mình. Do vậy khả năng nhận biết được những chiếc mặt nạ cũng là một kỹ năng sống quan trọng mà chúng ta cần rèn luyện. Bài học từ câu chuyện ngụ ngôn về lũ khỉ kể trên là một kinh nghiệm đáng lưu tâm trong cách nhìn nhận và đánh giá con người.

Khỉ không thay đổi bản tính thích ăn trái cây, do vậy khi nhìn thấy trái chuối nó quên ngay rằng nó đang nhảy múa mua vui mọi người. Biểu hiện của con người có thể không trực tiếp giống như khỉ, nhưng cho dù anh có cải trang thế nào, gặp phải thứ trong lòng yêu thích, anh ta sẽ vô thức và hiện rõ bộ mặt thật của chính mình.

Do vậy kẻ háo sắc bình thường rất tử tế nhưng nhìn thấy người đẹp, hai mắt sẽ dán chặt vào người đẹp, ngôn từ thất thái; kẻ thích đánh bạc bình thường không đam mê, nhưng nhìn thấy chiếu bạc không thể kìm nén được bản thân. Không phải họ không biết nếu lộ những bản tính này ra là không tốt, nhưng một khi đã gặp phải sở thích của mình họ liền lộ ra ngay bộ mặt thật cũng giống như lũ khỉ kia vậy.

Áp dụng trên thực tế, bạn có thể chủ động tạo tình huống để người đó bộc lộ những sở thích, ham muốn của mình. Có thể đưa ra ví dụ như, nếu bạn muốn tìm hiểu tính cách tốt xấu của một người, bạn có thể chủ động sắp xếp để người đó có cơ hội được bộc lộ con người thật của mình, không cần phải bộc lộ những mặt giả, thậm chí anh ta còn quên mất mình là ai, từ đó lộ rõ bộ mặt thật của anh ta. Trong những tình huống đó anh ta có thể thoải mái làm những điều mình muốn, mình thích.

Qua những tình huống, những hoàn cảnh mà con người được sống thật là mình bạn có thể hiểu thêm về những tính cách khác của người này và lấy đó để tham khảo cho việc kết giao với anh ta. Có một số nhà kinh doanh đã dùng phương pháp này để nắm bắt tâm lý khách hàng.

Nếu bạn không có năng lực sắp xếp tình huống, vậy thì bạn nên tận dụng mọi cơ hội để quan sát anh ta trong những tình huống mà anh ta không ngờ nhất, như khi tiếp xúc với một người phục vụ, một người ăn xin, một đứa trẻ con, một người xa lạ... Quan sát này có ý nghĩa sâu sắc hơn so với sự sắp đặt vì đối tượng bị quan sát không phòng bị, bộ mặt thật lộ ra tương đối sát thực.

Nhìn người thông qua những sở thích, điểm tương đồng của một người không nhất thiết có thể giúp bạn nhận ra anh ta là người quân tử hay kẻ tiểu nhân, nhưng có thể giúp bạn thấy được nhân phẩm, mà nhân phẩm của một người ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và cách cư xử của người đó, thậm chí ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa thiện và ác của người đó. Cho dù để kết bạn hay để tìm đối tác, đây là những tiêu chí tham khảo rất quan trọng.

Cách trả lời phỏng vấn “Người khác đánh giá về bạn như thế nào?”

Đưa ra ví dụ có liên quan đến công việc ứng tuyển

Trên tay nhà tuyển dụng đã có CV, hồ sơ của các bạn, nên họ chẳng muốn nghe lại bất kỳ những gì đã viết trong đó hay những câu chuyện lê thê. Với câu hỏi phỏng vấn “Người khác đánh giá về bạn như thế nào?”, thì những ông chủ tương lai của bạn muốn biết chính bạn đánh giá về bạn thế nào, mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh ra sao. Qua đó, họ còn có thể hiểu thêm đôi nét về tính cách của bạn, có hợp với văn hóa công ty của họ hay không. Vậy nên, hãy nhắc đến những tố chất mà bạn nghĩ là phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Ví dụ: “Xung quanh tôi có khá nhiều mối quan hệ. Trong công việc, sếp đánh giá tôi là người có trách nhiệm, cầu tiến nhưng lại không tự tin vào năng lực của mình. Với đồng nghiệp, tôi là một người luôn sẵn lòng giúp đỡ họ, kỹ năng làm việc nhóm của tôi rất tốt, tôi còn có những tài lẻ khiến họ thích thú. Với bạn bè, tôi được xem là “bảo mẫu” bởi tôi sẽ luôn là người đưa ra kế hoạch khi đi du lịch hay đưa ra lời khuyên giải quyết rắc rối.”

[“Around me, there are many relationships. At work, my boss judged me as a responsible, progressive person but not confident in my abilities. For colleagues, I’m always willing to help them, my teamwork skills are very good, I also have talents that make them excited. To my friends, I am considered a “nanny” because I will always be the one to make plans when traveling or give advice to solve problems.”]

>>> Xem thêm:30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời [Phần 2]

Không ngại thể hiện ưu điểm của mình khi trả lời câu hỏi phỏng vấn

Một cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp nữa cho câu hỏi trên là bạn hãy khéo léo tự nhận xét về tính cách của chính mình, đưa ra những ưu điểm của bản thân, để giúp nhà tuyển dụng biết rõ hơn bạn thật sự là ai. Từ đó, họ sẽ xem xét bạn có thể đảm đương công việc gì, chịu được áp lực ra sao.

Ví dụ: “Thật sự, tôi là một người không giảo hoạt và kỹ năng giao tiếp của tôi không được tốt. Nhưng tôi luôn biết cách học hỏi nó, bằng chứng là nhờ vào sự nhiệt thành cũng như tấm chân thành, mà tôi được mọi người xung quanh yêu quý dù công việc hay đời sống. Mọi người thường dùng những từ như ham học hỏi, không ngại khó khăn, lạc quan và khéo léo khi nói về tôi. Tôi rất vui vì điều đó”

[“Actually, I’m an inactive person and my communication skills are not good. But I always know how to learn it, as evidenced by the enthusiasm as well as sincerity, that I’m loved by everyone around me regardless of work or life. People often use words like eager to learn, not afraid of difficulty, optimistic and skillful when talking about me. I am so happy about that”].

>>> Xem thêm:Văn mẫu” cho cách viết CV và trả lời phỏng vấn

Trên đây, là các cách trả lời phỏng vấn cho ứng viên về câu hỏi “Người khác đánh giá về bạn như thế nào?” một cách chân thật và khiến nhà tuyển dụng quan tâm. Không chỉ vậy, câu trả lời còn giúp bạn ngầm thể hiện được giá trị và năng lực của bản thân mình. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi bước vào vòng phỏng vấn nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.

Đăng nhập Đăng ký

Nghịch lý của phán xét: Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình

Nhân: không bất chấp thủ đoạn là nhân

Tiêu chí đánh giá này là dựa trên cách thức đạt được những điều mà cá nhân mong muốn để đánh giá con người họ. Lấy cái thỏa mãn bên ngoài làm đối sánh với sự thỏa mãn giá trị bên trong.

Con người khi sinh ra hoặc buổi khởi nguyên vốn không nhận thức được gì ngoài những nhu cầu bản năng. Dần dần chúng ta học được cách hy sinh những nhu cầu trước mắt để đạt được cái lợi dài hạn hơn. Tụ họp lại trong cộng đồng là một trường hợp như vậy, khi con người cần hy sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác để có một tổng lợi ích lớn hơn trong tương lai.

Đạo đức theo nghĩa truyền thống chỉ là mộtkhía cạnh của yếu tố này khi các cá nhân hạn chế tự do của mình và tuân theo chuẩn mực chung để duy trì trật tự xã hội. Dần dần, từ phương tiện, đức hạnh trở thành, trong quá trình tiến hóa, một nhu cầu của con người. Những người có nhận thức và thâu nhận được văn minh của xã hội sẽ có nhu cầu tự thân tuân theo những chuẩn mực này và đấy là lý do cho tiêu chí thứ nhất.

Video liên quan

Chủ Đề