Kỹ năng quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án xây dựng là một quá trình quản trị tổng quát từ giai đoạn lập kế hoạch đến phân chia nguồn lực, nghiệm thu bàn giao công trình. Công việc quản lý đối với các dự án xây dựng sở hữu nhiều đặc điểm riêng yêu cầu người đảm nhiệm phải nắm rõ. Cụ thể công việc này ra sao, đặt ra những yêu cầu gì, hãy cùng theo dõi chia sẻ dưới đây.

Hiểu về quản trị dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án xây dựng là gì?

Quản lý dự án xây dựng là gì? Đó chính là hoạt động quản trị các đầu việc từ chuyên môn kỹ thuật xây dựng cho đến giám sát lập kế hoạch để đảm bảo hoàn thành dự án xây dựng. Có thể nói quản lý của dự án xây dựng là bộ phận đại diện cho chủ đầu tư trong công tác tổ chức thực hiện dự án.

Mục đích của công việc này là kiểm soát tốt các chi phí, thời gian của dự án xây dựng và chất lượng công trình. Các yếu tố của dự án cần tương thích với toàn bộ hệ thống bao gồm từ khâu thiết kế bản vẽ cho đến nhà thầu xây dựng, quản lý tiến độ, giám sát mức độ an toàn cho công nhân…

Một dự án xây dựng hoạt động như thế nào?

Để quản lý dự án đầu tư xây dựng hiệu quả, trước tiên cần hiểu được cách thức hoạt động của nhiệm vụ này. 

Nhiệm vụ của người quản lý

Nhà đầu tư sẽ thiết lập nên bộ phận quản lý nhằm quản lý giảm sát toàn bộ dự án. Đơn vị quản lý sẽ trực tiếp thực hiện việc điều phối nhân công, kiểm soát tiến độ triển khai, chất lượng làm việc của các đơn vị có liên quan. Ban quản lý cũng trực tiếp làm việc với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm liên quan trong suốt thời gian dự án.

 Một dự án xây dựng liên quan tới nhiều đơn vị khác

Cụ thể theo từng giai đoạn, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sẽ thực hiện công việc khác nhau. Ở giai đoạn đầu tiên của dự án, đó là các công tác lập kế hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng hay xin cấp phép xây dựng… Công tác này khó kiểm soát tiến độ và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường kinh doanh, hệ thống cơ chế pháp lý của Việt Nam. Người quản lý cần am hiểu về pháp luật xây dựng, có mối quan hệ, có kỹ năng đàm phán, ứng xử khéo léo mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Các giai đoạn tiếp theo là việc lên phương án xây dựng, kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro, theo dõi tiến độ, giám sát chất lượng công trình. Thiếu đi công việc của người quản lý giám sát thì chất lượng công trình sẽ có phần bị ảnh hưởng. Ngay khi công trình xây dựng đã hoàn thành, việc hoàn thành thủ tục, nghiệm thu công trình vẫn thuộc về người quản lý. Với các dự án ở quy mô lớn, ban quản lý sẽ bao gồm nhiều thành phần ngoài chuyên viên quản lý các dự án như kỹ sư, kiến trúc sư, đại diện chuyên gia điện nước,kết cấu,…

Nhiệm vụ cụ thể của quản lý dự án xây dựng

Lập kế hoạch cho dự án: lập kế hoạch triển khai dự án, chờ phê duyệt, xin giấy phép của các bên liên quan, lên phương án triển khai

Chuẩn bị đầu tư: sau khi lập kế hoạch và phê duyệt thì tiến hành các công tác như quy hoạch lại xây dựng, tính toán phương án về cơ sở hạ tầng, cảnh quan có sự liên quan đến công trình, tiến hành giải ngân vốn đầu tư.

Các dự án xây dựng bao gồm rất nhiều đầu việc khác nhau

Thực hiện thi công: là công việc quan trọng, cốt lõi và chiếm nhiều thời gian. Nhiệm vụ thực hiện thi công của quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Hoàn thiện thiết kế, hoàn chỉnh mọi ý tưởng, hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, phân công nhiệm vụ, giám sát công trình, kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao và thanh toán.

 Ứng dụng Agile vào công tác quản trị dự án xây dựng

Với những dự án xây dựng, công tác quản lý bao gồm rất nhiều đầu việc khác nhau đòi hỏi người/bộ phận quản lý phải làm việc có khoa học, có phương pháp mới vận hành mọi thứ một cách mượt mà. Một trong những phương pháp vận hành theo dự án, đi theo tinh thần hiện đại ứng dụng công nghệ mới chính là Agile.

Agile được biết đến là một phương pháp làm việc thay đổi tư duy, mang lại giá trị lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực về công nghệ. Agile giúp nhân sự làm quen theo phong cách hoạt động của dự án, linh hoạt với những thay đổi của môi trường bên ngoài, sẵn sàng thích ứng, gia tăng sự tương tác phản hồi để việc giám sát tiến độ dự án đạt hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho nhà quản lý dự án  kiểm soát các rủi ro, quản trị nguồn tài chính hiệu quả.

Agile được các tập đoàn lớn như Google, Facebook hay tại Việt Nam là FPT, CMC,  Viettel… ứng dụng cho hình thức hoạt động theo dự án và đem về nhiều thành tựu to lớn. Học viện Agile là đơn vị tiên phong mang Agile về Việt Nam, đồng hành cùng với các tập đoàn để ngày càng cải thiện, phù hợp hơn với đặc thù doanh nghiệp Việt.

>> Tham khảo thêm thông tin về khoá học Quản lý dự án Agile TẠI ĐÂY.

Hoạt động quản lý dự án sẽ trở nên hiệu quả, vận hành có khoa học, mượt mà hơn khi người quản lý có đủ năng lực và sử dụng nguồn lực bổ trợ phù hợp.

Ban quản lý dự án là 1 trong những bộ phận quan trọng có nhiệm vụ được đại diện chủ đầu tư để tổ chức thực hiện toàn bộ dự án xây dự từ khi công trình bắt đầu và các khâu quan trọng khác như: thiết kế, khảo sát, quy hoạch, đền bù giải tỏa, thiết lập dự án, tổ chức đấu thầu, tư vấn giám sát thi công và nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

» Dịch vụ đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của doanh nghiệp lên website Bộ Xây Dựng
» Công việc của người làm kiến trúc sư là gì?
» Kiến thức và kinh nghiệm để trở thành người quản lý dự án giỏi
» Khóa học cấp chứng chỉ quản lý dự án trên toàn quốc

Chức năng ban quản lý dự án

Đơn vị quản lý dự án có chức năng điều phối, kiếm soát những tiến độ của những đơn vị kỹ thuật, thi công. Ngoài ra ban quản lý dự án còn đại chủ chủ đầu tư chính làm việc với các cơ quản quản lý nhà nước trong suốt quá trình công trình được triển khai. Công tác mà ban quản lý dự án cần có nhiều kinh nghiệm, sự khéo léo, khả năng thương lượng, hiểu biết về luật pháp, quy trình làm việc các ban ngành, đó là khâu đền bù và giải tỏa mặt bằng, trình duyệt các giấy phép xây dựng. Đây luôn là khâu khó kiểm soát được tiến độ nhất hiện nay.

Ban giám đốc quản lý dự án

Người làm việc trong ban giám đốc quản lý dự án thường là kỹ sự xây dựng, được sự hỗ trợ nhiều từ ban quản lý dự án, là những chuyên viên quản lý, thiết kế, kỹ sư, giám sát, điện nước, hạ tầng – kỹ thuật….. Kỹ năng quan trọng nhất của giám đốc quản lý dự án là kỹ năng quản trị PDCA: lập kế hoạch [Plan], thực hiện [Do], kiểm tra kiểm soát tiến độ [Check], và giải pháp, hành động sau khi kiểm tra [Action].

Kết luận

Trên đây là những kiến thức về vài trò và chức năng của ban quản lý dự án và ban giám đốc quản lý dự án, giúp cho các cán bộ có thêm thông tin cần thiết về vai trò của 2 ban quản lý này. Để có được thêm những kỹ năng làm việc tốt trong mội trường làm việc khắc nghiệt hiện nay, các cán bộ thường xuyên được các thủ trưởng cho đi học thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án. Vậy các cán bộ có nhu cầu tham gia khóa học quản lý dự án hãy liên lạc ngay với đơn vị chúng tôi – Viện Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng

Video liên quan

Chủ Đề