Kỹ thuật khơi gợi hứng thú học tập của học sinh

KHƠI GỢI TÍNH TỰ GIÁC VÀ HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP Ở TRẺ

  • vietelite
  • 17/09/2019
  • 15:10
  • Chưa có bình luận
  • Thông tin VietElite
  • >
  • KHƠI GỢI TÍNH TỰ GIÁC VÀ HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP Ở TRẺ

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Nhiều bậc phụ huynh luôn than phiền về việc con mình khó tập trung, dễ bị phân tán tư tưởng và không cảm thấy hào hứng trong học tập.Giống như ngườilớn, trẻ sẽ chủ động và cố gắng làm nếu chúng thực sự yêu thích công việc đó. Để trẻ thích học,khơi gợi tính tự giác và hứng thú trong học tập ở trẻ. Nuôi dưỡng niềm vui được khám phá kiến thức ngay từ những năm tháng đầu đời.

Khơi gợi tính tự giác cho trẻ

Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học, điều chủ yếu nhất là phải biết cách học tập. Và điều mà những người làm cha làm mẹ mong mỏi nhất chính là để con cái biết cách học hỏi. Giúp con biết cách học hỏi, cũng chính là làm cho trẻ vừa ham muốn học tập lại vừa học giỏi, khiến cho việc học tập từ chỗ tự phát trở thành tự giác, coi trọng phương pháp và kỹ năng học tập và cuối cùng là cókhả năng tự học. Tuy nhiên, trong thực tiễn có một số trẻ hay chán học, trốn học, điều này khiến cha mẹ rất đau đầu.Bồi dưỡng năng lực học tập cho con cái phải bắt đầu từ việc bồi dưỡng hứng thú học tập, làm cho việc học tập không chỉ là Tiếp thu kiến thức mà còn có khả năng nắm vững và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Học tập phải có phương pháp, học mà chơi, chơi mà học, mục đích cuối cùng là trở thành con người tài năng có đầy đủ tri thức khoa học. Để giúp con cái biết cách học tập, các bậc cha mẹ nên hướng cho con say mê đọc sách. Đọc sách giúp trẻ mở rộng tầm mắt, mở mang kiến thức và thúc đẩy việc học tập tại lớp.
Đồng thời với việcdẫn dắt, khuyến khích con đọc sách, cha mẹ không nên áp đặt ý muốn của bản thân lên con trẻ. Nên lấy việc khai thác quỹ thời gian cũng như không gian học tập của con làm trọng điểm, nhằm kích thích hứng thú và tính tích cực của trẻ trong học tập. Theo điều tra cho thấy, ngày càng có nhiều cha mẹ ý thức được rằng, cha mẹ có vai trò và trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực học tập cho con cái. Là bậc cha mẹ, chỉ khi nào thực hiện tốt chức trách của mình theo đúng nghĩa, cha mẹ mối có thể đón nhận niềm vui từ những thành quả của việcgiáo dục con cáimang lại.

Giúp trẻ hứng thú tự giác học tập

Mình là học sinh lớp 7. Năm đầu cấp ở bậc Tiểu học, thành tích học tập của em đạt kết quả rất cao. Nhưng đến lớp năm, kết quả học tập của em bắt đầu đi xuống, khó khăn lắm em mới lên được cấp Trung học cơ sỏ. Do kết quả học tập yếu kém, Minh không vào được trường điểm. Cha mẹ mong con thành tài nên đã nhờ người xin cho em vào một trường điểm trong thành phố. Nhưng Minh lại không hiểu được mong muốn của cha mẹ, nên không tích cực học tập. Việc học tập của em vất vả và trầy trật vô cùng.Bố em phát hiện ra rằng, Minh học không tốt hoàn toàn không phải do em tối dạ, mà là do không có hứng thú với việc học. Minh lúc nào cũng lười nhác uể oải. Việc duy nhất khiến em hứng thú là chơi trò chơi. Bất chấp cha mẹ hết lời khuyên bảo cả ép buộc, dụ dỗ nhưng vẫn không có cách nào giúp em có hứng thú và mong muốn học tập. Hứng thú phát triển sẽ quyết định tới tài năng. Trẻ có khả năng nắm bắt một cách nhanh chóng bài học sẽ kéo theo hứng thú học tập. Việc giải được các bài toán khó và giành được kết quả cao sẽ mang lại niềm vui hứng thú cho trẻ.Sự hứng thú sẽ ảnh hưởng tới thái độ, phương pháp học tập trên lớp của trẻ, ảnh hưởng tối phương hướng cũng như sự lựa chọn nghề nghiệp của trẻ sau này. Hứng thú của trẻ càng nhiều thì việc tiếp thu bài học trên lớp càng tốt hơn, tầm mắt của chúng cũng được mở rộng, có thể lý giải một cách thấu đáo và toàn diện hơn một số môn khoa học. Khi con còn nhỏ, cha mẹ nên tạo dựng cho con một môi trường và điều kiện tốt để có thể bồi dưỡng niềm hứng thú, đồng thòi hướng dẫn con một cách đúng đắn.Đểkhơi gợi hứng thú đọc sách của trẻ, trước hết phải yêu cầu trẻ đọc to thành tiếng từng câu, sau đó hướng dẫn trẻ cách cảm nhận, đồng thời giới thiệu với trẻ các sách truyện phù hợp. Để khơi gợi hứng thú đối với môn vật lý, hãy giới thiệu các hiện tượng thú vị như: Ma sát sinh ra điện; Tại sao đế giày lại không nhẵn? Tại sao quả táo lại rơi xuống đất? Từ đó kích thích trí tò mò và tạo hứng thú suy nghĩ cho trẻ. Về phương diện này, cha mẹ của Minh vẫn chưa làm tốt. Trước hết, họ đã lơ là, không quan tâm, chú ý và quan sát mọi mặt, bỏ qua nhiều thiếu sót trong việc phát triển cá tính của con cái.Kết quả học tập của Minh khi học năm đầu Tiểu học là rất tốt, vì thế mà cha mẹ em đã chủ quan,không kịp thời bồi dưỡng hứng thú học các môn cũng như hứng thú tham gia các hoạt động ngoại khóa của em. Thành tích học tập tốt năm lớp một của Minh bắt nguồn từ sự kích thích bên ngoài [sự động viên về tinh thần, phần thưởng vật chất của cha mẹ] và động cơ bên ngoài. Nhưng sau khi Minh lên Trung học cơ sở, cùng với sự phát triển của ý thức, sự nâng cao năng lực tự phê bình, nên các kích thích và động cơ học tập bên ngoài này dần dần mất đi sức hấp dẫn vốn có. Lúc này, nếu cha mẹ không kịp thời bồi dưỡng hứng thú học tập cho con thì trẻ sẽ mất đi động lực học tập.Bồi dưỡng hứng thú không phải là một quá trình tự phát, nên cả cha mẹ và con cái đều cần nỗ lực. Các bậc cha mẹ cần ghi nhớ rằng, hứng thú học tập của con càng nhiều, thì thế giới tinh thần của chúng càng trở nên phong phú. Cha mẹ hãy trở thành người dẫn đường tạo dựng niềm hứng thú học tập tích cực cho con mình.Bố của Minh có thể hướng dẫn và giúp đỡ em theo những phương diện dưới đây: Giúp con phát triển và hình thành khả năng làm phong phú các sỗ thích hữu ích như âm nhạc, thể thao, đọc sách, hội họa, tìm tòi nghiên cứu, phát hiện, Bồi dưỡng hứng thú cho con một cách đa dạng, tránh sự giới hạn cục bộ của hứng thú. Trẻchỉ hứng thú với một việc đơn lẻ nào đó sẽ khiến cho kiến thức nghèo nàn và làm yếu đi sự phát triển tổng thể. Nhưng điều này không có nghĩa là loại trừ việc trẻ nên có một số hứng thú trung tâm, chủ đạo. Tăng cường các hứng thú hữu ích ngẫu nhiên nảy sinh của trẻ, đồng thời hướng cho chúng phát triển một cách lành mạnh. Hạn chế và xoá bỏ những hứng thú, say mê gây trở ngại cho việc học tập trên lớp trong giai đoạn này. Chẳng hạn, chơi các trò chơi điện tử không chỉ lãng phí thòi gian mà còn không có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Cần ngăn chặn kiểu hứng thú này phát triển.Ngoài ra, cha mẹ cũng cần nhắc nhở con về mối liên hệ giữa việc xử lý thích đáng những hứng thú khác với việc học tập. Không nên để hứng thú khác làm ảnh hưởng tới kết quả học tập. Hứng thú là người dẫn đường cho khao khát học hỏi của con cái. Cha mẹ là người dẫn đường cho việcbồi dưỡng hứng thú học hỏicủa con mình.

Bồi dưỡng năng lực tự học cho trẻ

Thành tựu đồ sộ với hơn 1000 phát minh khoa học kỹ thuật suốt cuộc đời nhà bác học Edison đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Trên thựctế, ông vua phát minh này đã tự học thành tài dưới sự hướng dẫn của người mẹ. Khi cha mẹ hướng dẫn con học, việc bồi dưỡng năng lực tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc học tập của con cái. Có thể nói, một đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc sẽ có năng lực tự học tương đối tốt. Kết quả học tập kém chủ yếu do năng lực tự học yếu kém, bởi học tập trong một môi trường bị thúc ép thì trẻ khó mà thu được hiệu quả cao. Hãy giúp trẻ nắm vững khả năng tự học theo đúng nghĩa, điều này còn quan trọng hơn việc học thêm, tăng điểm hay ghi nhớ một lượng lốn kiến thức sẵn có.Bởi một người cho dù nắm bắt được bao nhiêu kiến thức đi nữa rồi cũng có thể quên, songkhả năng tự họcthì không dễ mất đi. Vậy năng lực tự học của học sinh thể hiện ở những khía cạnh nào? Các chuyên gia cho rằng, năng lực này thể hiện chủ yếu ở một số khía cạnh như: Có khả năng tự đọc sách, nắm bắt tốt ý chính của cuốn sách; có năng lực phân tích vấn đề; năng lực vừa nghe giảng vừa ghi chép; khả năng chuẩn bị bài trước, ôn tập và tổng kết từng bài vừa học; có khả năng phân phối thời gian học tập một cách khoa học; vạch ra kế hoạch học tập và cóphương pháphọc tập tốt, phù hợp với đặc điểm của bản thân.Những khả năng này có thể được bồi dưỡngthông qua hướng dẫn một số khâu cơ bản khi học tập trên lớp hàng ngày.Điều chủ yếu cha mẹ cần làm là đôn đốc con cái nắm được và tuân theo phương pháp học tập trong khi học, học tập một cách chủ động. Làm như vậy, trẻ không chỉ nắm vững kiến thức mà còn nâng cao khả năng tự học của bản thân. Giống như vạn vật trên thế giới này đều vận động theo một quy luật có tính chu kỳ, việc học tập của con cái cũng có quy luật mang tính chu kỳ. Chu kỳ này có bốn mắt xích: Chuẩn bị bài, nghe giảng, ôn bài [bao gồm cả việc tổng kết bài học] và làm bài tập. Nhưng hiện nay có không ít trẻ mới chỉ chú trọng hai khâu nghe giảng và làm bài tập, còn hai khâu quan trọng khác là chuẩn bị bài và ôn bài thì lại không chú trọng.Nếu con bạn cũng như vậy, hãy nhanh chóng giúp chúng đưa việc học tập vào quỹ đạo học tập mang tính chu kỳ, nhất thiết không để lơ là hai khâu ôn tập và chuẩn bị bài. Bởi bốn khâu trên có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Chẳng hạn như, chuẩn bị bài tốt thì khi nghe giảng sẽ có mục đích, hiệu quả nghe giảng sẽ cao hơn, đồng thòi sẽ hình thành nên một năng lực mới để tiếp thu tri thức mới tốt hơn. Cứ tuần tự phát triển như vậy, trẻ sẽ vừa tiếp thu được kiến thức lại vừa bồi dưỡng được năng lực tự học của bản thân.Trẻ rất khó có đượcnăng lực tự học. Những trẻ tự giác học tập và có thành tích học tập cao phần nhiều do kết quả giáo dục lâu dài bền bỉ của cha mẹ.

Hướng dẫn trẻ say mê đọc sách

Một người mẹ giáo dục con thành công thường rất chú trọng đến việc phát triển trí lực của con. Chị cho rằng dạy con yêu thích đọc sách là bước đầu tiên để khai phá trí lực của trẻ. Chị nói: Một đứa trẻ say mê đọc sách không thể là trẻ hư. Con chị từ nhỏ đã bắt đầu đọc sách. Vậy cha mẹ cần giúp con tiếp cận với sách báo, đi mua sách và thưởng thức thú vui đọc sách như thế nào? Dựa trên kinh nghiệm bản thân, chị đã tổng kết ra sáu phương pháp giúp trẻ say mê đọc sách. Mỗi ngày đọc một mẩu tin cho trẻ nghe: Cha mẹ chỉ cần xem tiêu đề lớn hoặc một hai đoạn tin tức đầu để nắm được nội dung của mẩu tin. Khi bắt gặp những tin tức bổ ích hãy trích đọc cho con nghe, còn nếu không có tin nào thích hợp với trẻ, hãy kể chuyện cho trẻ nghe. Chọn lựa chương trình truyền hình phù hợp, cùng con thưởng thức và thảo luận nội dung. Khi có lịch phát các chương trình truyền hình hàng tuần, hãy cùng con lựa chọn ra chương trình mà mình muốn xem, các chương trình khác có thể không cần xem cũng được. Mới bắt đầuthường rất khó, nhưng một hai tuần sau trẻ sẽ quen dần. Một chương trình truyền hình hay có thể giúp ích rất lớn cho việc khơi gợi tri thức của trẻ, ngược lại các chương trình xấu sẽ tiêm nhiễm và làm tổn hại tâm hồn trẻ. Vậy các bậc cha mẹ có thể giúp con lựa chọn cẩn thận các chương trình được không?Thường xuyên khen ngợi, khích lệ sự say mê đọc sách của trẻ. Trẻ em cần được người lớn, nhất là cha mẹ yêu thương và quan tâm, cho nên việc thường xuyên khen ngợihứng thú say mê đọc sách của trẻlà cách bộc lộ tình cảm và sự động viên khích lệ mà cha mẹ dành cho con cái, từ đó tạo nên sự tự tin cho trẻ. Thường xuyên dẫn con tới các Thư viện, tham quan các phòng tranh, Viện bảo tàng, đi xem kịch, xem phim, Cha mẹ có thể mỗi tuần một lần đưa trẻ tối Thư viện, mỗi lần mượn vài cuốn sách, thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, lâu dần con bạn sẽ tự mình ngồi đọc say sưa. Chơi trò đố chữ hoặc trò chuyện với con có thể rèn luyện thính lực cho trẻ.Cha mẹ có thể vừa làm việc nhà vừa chơi trò đố chữ với con. Trước hết cha mẹ hãy nghĩ ra một vật gì đó, sau đó mô tả vật đó cho trẻ đoán. Ví dụ lời giải là cái xe, câu đố có thể là: Một vật làm bằng sắt, trong bụng có thể chứa được người, có bốn chân chạy rất nhanh. Ban đầu trẻ thường bị câu đố làm cho lẫn lộn mơ hồ, nhưng sau mỗi lần chơi trẻ sẽ nắm được bí quyết và có thể nhanh chóng tìm ra lời giải. Đôi khi có thể để trẻ ra câu đố cho cha mẹ đoán, qua đó kích thích trí tưởng tượng và năng lực biểu đạt của trẻ.
Một trò chơi khác do trẻ con nghĩ ra có tên gọi Nói ngược, cha mẹ sẽ nói ra tên chính xác của một đồ vật, sau đó yêu cầu bé nói ngược lại. Ví dụ cái xe, nói ngược lại thành xe cái, mưa rơi thành rơi mưa Nếu trẻ lớn hơn chút nữa có thể chơi trò đảo ngược cả câu. Mỗi lần chơi trò này, trẻ sẽ được dịp cười không ngớt vì các danh từ nói ngược rất buồn cười, thỉnh thoảng gặp phải câu khó, nhìn vẻ ngọng nghịu, dồn tâm sức của trẻ cũng hết sức lý thú! Cha mẹ hãy làm gương cho con: Muốn bồi dưỡng thói quen đọc sách cho con, điều quan trọng nhất là thái độ của cha mẹ. Cha mẹ có thể lấy mình làm gương, dẫn dắt con bước vào thế giới tri thức rộng lớn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong suốt cả cuộc đời sau này. Đương nhiên còn cần phải động viên, khích lệ trẻ luyện thói quen giữ gìn sức khỏe tốt, mỗi ngày đều phải ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đúng giờ và ăn uống cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng. Như vậy mới có thể giúp cho hứng thú đọc sách của con ngày càng dồi dào, dần dần trở thành một thói quen.Việc dạy dỗ của cha mẹ là khởi nguồn hình thành hàng loạt thói quen cho trẻ. Cha mẹ thích đọc sách, con sẽ thích đọc sách.

Nên để trẻ tự hoàn thành bài tập về nhà

Ninh là một học sinh lớp ba, dáng người em cao, nom ra dáng người lớn, nhưng em lại không nghiêm túc, không cẩn thận khi làm bài tập về nhà. Cảnh tượng cuối cùng khi Ninh hoàn tất bài tập về nhà thường như sau: vội vội vàng vàng, làm xong bài tập bất kể đúng sai thế nào, rồi nhanh chóng chạy ra trước màn hình ti vi, hay chạy ra ngoài chơi. Trên bàn học chất đống các loại vở bài tập, sách luyện tập, sách giáo khoa, và cả bút chì, bút màu. Thường mẹ Ninh phải dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng bàn học cho em.Đặt sách giáo khoa và hộp bút vào trong cặp, sau đó mới cẩn thận kiểm tra một lượt từ đầu đến cuối các bài tập em đã làm, dùng bút chì đánh dấu những lỗi sai [mà thường xuyên có lỗi sai, hơn nữa chẳng bao giờ ít cả], rồi chữa lại cho em. Đối với những lỗi sai mẹ chỉ ra, Ninh chẳng buồn để ý, cũng chẳng thắc mắc tại sao lại sai, chỉ lôi vở ra sửa lại. Và thường thì các bài tập đã sửa chữa rồi nhưng vẫn còn sai sót. Khi bị gọi lại sửa lỗi sai, em thường tỏ ra không kiên nhẫn, cứ hỏilớn: Thế mẹ bảo nên làm như thế nào? Mẹ em đành phải dạy em cách làm.

Các bậc cha mẹ nên làm như thế nào trong tình huống kể trên?

Không thể nói Ninh đã tự mình hoàn tất việc làm bài tập ở nhà. Viết xong bài tập không có nghĩa là bài tập đã hoàn tất. Trên thực tế, việc kiểm tra kết quả là một khâu quan trọng trong khi hoàn thành bài tập, mà công việc này thì cha mẹ lại đảm trách mất rồi. Cho nên, nhiệm vụ của trẻ chỉ là chép cho xong bài tập chứ không cần chịu trách nhiệm về chất lượng của bài làm. Sắp xếp cặp sách là công việc của ai đây? Ở đây cũng thành việc của cha mẹ. Vậy thì khi trẻ học tập tại trường, những việc này ai làm? Đương nhiên là trẻ phải tự làm. Vậy tại sao khi ở nhà cha mẹ lại đảm đương thay con mình?Tinh thần trách nhiệm và khả năng chịu trách nhiệm trong học tập của trẻ sẽ hình thành thông qua việc luyện tập. Luyện tập đồng nghĩa với việc hoạt động học tập phải do trẻ tự đảm nhận, và phải hiểu rõ được mục đích, các bước và yêu cầu của việc học tập. Cơ hội sớm nhất để trẻ luyện tập là do các bậc cha mẹ tạo ra, đồng thời đưa ra yêu cầu thích đáng kèm theo sự hướng dẫn chính xác của cha mẹ. Việc bản thân trẻ có thể hoàn thành việc học tập hay không, hoặc hoạt động học tập có mangtính thách thức hay không, điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cha mẹ.Thông qua hoạt động học tập, các phương diện như năng lực học tập, ý chí học tập, ý thức học tập của trẻ sẽ được không ngừng nâng cao và phát triển. Trẻ luôn khao khát được trở thành học sinh. Nhưng cha mẹ vô tình lại tước đoạt đi một vài nghĩa vụ và quyền lợi trở thành học sinh của trẻ. Bằng những phương thức dưới đây, cha mẹ có thể dần dần khiến con mình đánh mất đi quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân:Cách 1, chỉ trích con không nghiêm túc làm bài tập, sắp xếp cặp sách chưa gọn gàng. Thế là thay con làm luôn những công việc này.Cách 2, quan tâm quá mức, muốn con có thêm thời gian hoạt động, nên chủ động làm hộ con những công việc này.Cách làm thứ nhất sẽ khiến trẻ đánh mất sự tự tin vào bản thân. Chắc hẳn cha mẹ không muốn như thế chứ? Các bạn cứ việc làm đi, dần dần con bạn sẽ không coi những việc này thuộc trách nhiệm của mình nữa. Cách làm thứ hai sẽ không thể biến trẻ thành chủ nhân của việc học tập, không giúp trẻ ý thức được rằng những việc này thuộc phạm vi của trẻ. Cho dù cách làm nào thì kết quả cuối cùng đều như nhau, tức là đều tạo nên một đứa trẻ thiếu ý thức và năng lực chịu trách nhiệm, thiếuđi niềm tin và khả năng chủ động hoàn thành bài tập.Vậy nênhướng dẫn trẻ tự làm bài tập ở nhànhư thế nào? Cha mẹ có thể làm theo những kinh nghiệm dưới đây: Đề nghị con kiểm tra bài tập cùng với cha mẹ. Để con nói rõ xem một bài tập về nhà nào đó có chính xác hay không, và đưa ra lý do của riêng mình. Dần dần làm ra bộ không hiểu biết lắm về nội dung học của trẻ. Không nên bày tỏ ý kiến sửa chữa của mình đối với lỗi sai trong bài làm của trẻ, đề nghị trẻ tự suy nghĩ lại. Không can thiệp, hãy để trẻ tự kiểm tra bài làm.Còn về việc sắp xếp cặp sách, nói chung cha mẹ không cần phải lo lắng con mình sẽ quên trước sót sau. Cho dù trẻ có quên mang một quyển sách đi chăng nữa, qua một hai lần có thể bị phạt, nhưng từ sau chúng sẽ cẩn thận kiểm tra lại từng thứ trong cặp, nghiêm túc chịu trách nhiệm với việc mình làm. Dựa dẫm là kẻ thù của độc lập. Muốn trẻ chuyên từ dựa dẫm sang độc lập, chủ động thìcha mẹ cần có sự chỉ dẫn đúng đắn cho trẻ.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

PrevBài cũ hơn4 yếu tố để thành công trong việc học tập của học sinh
Bài mới hơnQUY TẮC QUẢN LÍ THỜI GIAN 40-30-20-10Next

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Comment

Name *

Email *

Website

ĐĂNG KÝ THI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ

Video liên quan

Chủ Đề