Làm cách nào để biết mình nhóm máu gì

Nhóm máu là một đặc điểm sinh học cơ bản của con người và do gen quyết định. Để biết mình thuộc nhóm máu nào thì bạn phải thực hiện xét nghiệm. 

Sau khi tiến hành lấy mẫu máu, dựa vào loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh, Bác sĩ sẽ xác định nhóm máu của bạn.

Nhóm máu gồm những loại nào?

Có rất nhiều loại nhóm máu nhưng hiện nay người ta thường sử dụng hai hệ nhóm máu phổ biến bao gồm hệ ABO và hệ Rh.

  • Nếu phân loại theo hệ ABO thì sẽ có 4 nhóm máu chính đó là: Nhóm máu O, nhóm máu Anhóm máu Bnhóm máu AB. Người mang nhóm máu A đồng nghĩa với việc có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, nhóm máu B thì sẽ có kháng nguyên B, nhóm máu O thì trên hồng cầu của bạn sẽ không có 2 kháng nguyên trên. Còn nếu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B thì bạn thuộc nhóm máu AB.
  • Hệ nhóm máu Rh có các loại kháng nguyên chính gồm D, C, c, E, e, trong đó kháng nguyên D là có ý nghĩa thực tế hơn cả. Bởi vậy hệ Rh còn gọi là Rh [D]. Việc bạn mang nhóm máu Rh [+] hay Rh [-] phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu của bạn có hay không có mặt kháng nguyên D.

Rh [-] là nhóm máu hiếm. Đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh [+], chỉ có khoảng 0,04 - 0,07% dân số có nhóm máu Rh [-]. Nhóm máu này bình thường sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, truyền máu,... đây lại là một yếu tố quan trọng cần đặc biệt lưu ý.

Tại sao nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu? 

Thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu nào, rất có ý nghĩa khi bạn cần truyền máu.

Bởi trong nhiều trường hợp khi thiếu máu thì việc truyền máu là rất cần thiết, người bệnh thậm chí có thể là tử vong nếu không được truyền máu kịp thời. Hoặc nếu bị truyền nhầm nhóm máu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, đau ở lưng, hai bên sườn,... Những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị ngưng kết bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu. Các phản ứng đồng loạt này có thể gây ra sốc và dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Đối với phụ nữ mang thai, việc xác định nhóm máu giúp kiểm soát những nguy cơ do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con – điều có thể dẫn đến nhiều tai biến trong và sau khi sinh.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu

  • Trước khi đi xét nghiệm bạn không nên sử dụng chất kích thích.
  • Không cần nhịn ăn trước khi đi xét nghiệm nhóm máu, uống thật nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
  • Đối với phụ nữ mang thai việc thực hiện xét nghiệm nhóm máu thường được chỉ định cùng với các loại xét nghiệm khác vì thế nên nhịn ăn để có kết quả chính xác. Nếu bạn có đã ăn uống trước khi xét nghiệm thì phải thông báo tới Bác sỹ
  • Việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm này.

Thực hiện xét nghiệm nhóm máu ở đâu?

Trên thực tế việc xét nghiệm nhóm máu đã có nhiều trường hợp có thể xảy ra sự nhầm lẫn. Kết quả không chính xác gây ra những ảnh hưởng rất xấu đến người được làm xét nghiệm. Vì vậy khi muốn xét nghiệm bạn nên tìm đến những cơ sở y tế có uy tín để tránh các trường hợp sai sót xảy ra.

Đặc điểm nhóm máu O là gì? Cách nhận biết nhóm máu O như thế nào?

Nhóm máu O là một trong bốn nhóm máu phổ biến, được cho là nhóm máu khá đặc biệt so với ba nhóm còn lại. Vậy đặc điểm nhóm máu O là gì?Cách nhận biết nhóm máu O như thế nào?Hãy cùng META tìm hiểu nhé!

Đặc điểm nhóm máu O là gì? Cách nhận biết nhóm máu O như thế nào?

Đặc điểm nhóm máu O là gì?
  • Nhóm máu là gì?
  • Đặc điểm của nhóm máu O
Cách nhận biết nhóm máu O như thế nào?
  • Thông qua xét nghiệm
  • Không thông qua xét nghiệm

Đặc điểm nhóm máu O là gì?

Nhóm máu là gì?

Con người không có chung một nhóm máu mà phân thành nhiều nhóm máu dựa trên các loại kháng nguyên có trên bề mặt tế bào hồng cầu.Máu người lần đầu tiên được phân loại thành 4 loại lớn vào những năm đầu thế kỷ 20 bởi bác sĩ người Áo Karl Landsteiner.Hiện nay, khi xét đến nhóm máu, người ta thường nhắc đến haihệ thống nhóm máuchính là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rhesus.Việc xác định nhóm máu rất quan trọng để hiến hoặc nhận máu.

Hệ thống nhóm máu ABOđược phân làm 4 nhóm là O, A, B và AB dựa vào sự có mặt hay không của kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể chống A, chống B trong huyết tương. Nhóm máu O là nhóm máu duy nhất không có sự có mặt của cả hai kháng nguyên A và B.

4 nhóm máu lớn còn được chia nhỏ hơn theo hệ nhóm máu Rhesus. Cụ thể, hệ Rhesusđược chia làm 2 nhóm là nhóm Rh+ và nhóm Rh-,nếu trên tế bào hồng cầu có kháng nguyên Rh, nghĩa là dương tính với Rh [Rh+], ngược lại họ mang Rh-.Yếu tố này quy định nhóm máu dương hay âm tính, viết ngay sau tên nhóm máu [ví dụ nếu viết nhóm máu là O+ thì nghĩa là nhóm máu O Rh+].

Đặc điểm của nhóm máu O

Nhóm máu O có khá nhiều khác biệt so với những nhóm máu khác, vậy những đặc điểm của nhóm máu O là gì?

Nhóm máu O có mấy loại?

Như trên đã nói, mỗi nhóm máu đều được chia thành 2 hệ nhóm máu nhỏ hơn là Rh+ và Rh-, vì vậy, nhóm máu O cũng có 2 loại là nhóm máu O Rh+ [nhóm máu O+] và nhóm máu O Rh- [nhóm máu O-].

Nhóm máu O có hiếm không?

Nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trong tế bào hồng cầu nhưng có cả kháng thể A và B trong huyết tương. Nhóm máu này cũng là nhóm máu phổ biến nhất, chiếm từ 37 - 53% dân số thế giới.

Nhóm máu O truyền được cho những nhóm máu nào?

Nhóm máu O+ có thể truyền cho cho cả 4 nhóm nhưng chỉ truyền được cho những loại máu có protein Rh [O+, A +, B+, AB+], trong khi nhóm máu O- có thể truyền cho mọi loại máu do nhóm máu này không có kháng nguyên A, B và Rh nên không bị hệ miễn dịch của người nhận tấn công. Nhờ vậy, đây là loại máu thường được truyền trong các trường hợp khẩn cấp, ngay cả khi chưa biết được nhóm máu người bệnh và cũng an toàn nhất để truyền cho trẻ sơ sinh vốn cóhệ miễn dịchchưa hoàn thiện.

Nhóm máu O nhận được nhóm máu nào?

Vì không có sự xuất hiện của kháng nguyên A và B nên người nhóm máu O chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu với mình.Những người có nhóm máu O+ có thể nhận máu từ người có nhóm máu O+ và O-, trong khi những người có nhóm máu O- chỉ có thể nhận từ những người có cùng nhóm máu. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp khi nhóm máu O- bị thiếu hụt, nhóm máu O+ có thể được thay thế nhưng cần sự theo dõi y tế đặc biệt.

Nhóm máu O có tốt không?

Một số nghiên cứu cho rằng, những người thuộc nhóm máu O sẽ dễ bị tấn công bởi những loại vi khuẩn và virus nhưquai bị, dịch hạch, tả, lao hơn những người mang các nhóm máu khác. Nguy cơ bịloét dạ dày tá tràng ở người nhóm máu O cũng cao hơn 35% so với những người có nhóm máu A, nhóm máu B và nhóm máu AB. Mặc dù vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi những người nhóm máu O cũng có ít nguy cơ mắcbệnh tim mạch vànhvà ung thư tuyến tụy, giảm thiểu được nguy cơ mắc phải các bệnh về hệ tuần hoàn và rối loạn nhận thứcso với những người có nhóm máu A, B và AB.

Nhóm máu O có hay bị muỗi đốt không?

Theo nhiều nghiên cứu thì những người nhóm máu O có nguy cơ thường xuyên bị muỗi "ghé thăm" lớn hơn gấp 2 lần so với những người thuộc nhóm máu A, B. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc này là gì thì đến nay vẫn chưa được xác định rõ, nhiều chuyên gia cho rằng việc này có thể đến từ lượng protein có trong máu của mỗi người. Mặc dù vậy, nếu bạn là người thuộc nhóm máu O thì hãy cứ cẩn thận trang bị đèn diệt côn trùng, đèn xông tinh dầu hay vợt muỗi... trong nhà nhé!

Xem thêm

  • Đèn bắt muỗi có hiệu quả không và đèn bắt muỗi loại nào tốt nhất?
  • Top 10+ cây đuổi muỗi hiệu quả vừa làm cây cảnh trang trí trong nhà

Cách nhận biết nhóm máu O như thế nào?

Hiện nay, có 2 cách nhận biết nhóm máu O đó là thông qua xét nghiệm và không thông qua xét nghiệm.

Thông qua xét nghiệm

Xét nghiệm máu là cách thông thường và chính xác nhất để xác định nhóm máu của bản thân. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để tự yêu cầu xét nghiệm nhóm máu của bản thân hoặc trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm nhóm máu để chuẩn bị cho công tác điều trị. Hoặc khi đi hiến máu bạn cũng có thể được xét nghiệm nhóm máu, tuy nhiên, việc nhận kết quả xét nghiệm khi đi hiến máu thường lâu hơn so với việc tự yêu cầu xét nghiệm hoặc xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

Không thông qua xét nghiệm

Ngoài việc thông qua xét nghiệm thì cũng có nhiều cách nhận biết nhóm máu O khác như:

  • Sử dụng công cụ thử máu: Đây là cách nhận biết nhóm máu O nhanh nhất với quy trình thực hiện cũng rất đơn giản.Các bộ thử máu tại nhà bạn hoàn toàn có thể đặt mua trên mạng hoặc những cơ sở y tế tầm trung trở lên. Sau đó, bạn chỉ cần chíchlấy một giọt máu lên trên dụng cụ này là sẽ có kết quả bởi vì trên các bộ thử đều sẽ chứa kháng thể. Thông thường, dấu hiệu nhận biết nhóm máu O thể hiện qua việc máukhông có hiện tượng vón cục lại trên thẻ. Tuy nhiên, bạn nên chú ý mua những bộ thử máu chất lượng, đảm bảo đầy đủ dụng cụ từ kim nhọn cho đến thẻ kiểm tra để đưa ra xác nhận chính xác.

  • Nhận biết qua tuyến nước bọt và mồ hôi:Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 80% dân số trên thế giới có kháng nguyên nhóm máu trong nước bọt hay mồ hôi. Nếu ai sợ chích lấy máu thì phương pháp nhận biết qua tuyến nước bọt hoặc mồ hôi cũng khá hiệu quả cho họ. Bạn có thể thử máu thông qua tuyến nước bọt bằng các dụng cụ tại nhà, tất nhiên giá cả của nó sẽ cao hơn so với các bộ test máu bình thường.
  • Nhận biết bằng cách xét di truyền: Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể biết mình có thuộc nhóm máu O hay không thông qua di truyền, tuy nhiên, cách này thường không hiệu quả lắm. Nếu bố mẹ của bạn cùng nhóm máu O thì chắc chắn bạn sẽ có nhóm máu O. Nhưng nếu chỉ bố hoặc mẹ có nhóm máu O thì bạn có thể thuộc nhóm máu khác, lúc này, chúng ta cần sử dụng các phương pháp trên để nhận biết chính xác hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu O mà META muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp bạn tìm đượccách xác nhận nhóm máu phù hợp với bản thân, từ đó biết được cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập vào META.vn để tham khảo nhiều thông tin thú vị khác nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Chỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong máu
  • Uống sắt khi nào tốt nhất mà không làm hại đến dạ dày?
  • Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng ăn gì?
  • Tính cách người nhóm máu O trong tình yêu, hôn nhân, công việc, cuộc sống
  • Nhóm máu A là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu A
  • Hiến máu có tốt không? Hiến máu có mập không?
  • MCV là gì? Chỉ số MCV trong máu thấp hoặc cao là bệnh gì?

Xem thêm: các nhóm máu, chăm sóc sức khỏe

Video liên quan

Chủ Đề