Lãnh đạo nguyễn thị trúc chi hoa là ai

Ngày 14-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đồng thời chuyển hồ sơ tới Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố bị can Nguyễn Đức Chung [cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội], Võ Tiến Hùng [cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội – Công ty thoát nước] và Nguyễn Trường Giang [Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic – Công ty Arktic] cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Đề nghị xử lý nghiêm cán bộ tại Sở KH-ĐT Hà Nội

Trong vụ án, cơ quan điều tra xác định, ông Chung có vai trò chủ mưu để định hướng mua chế phẩm Redoxy 3C thay thế hóa chất đang sử dụng. Mục đích là hướng yêu cầu mua chế phẩm hóa chất qua công ty của gia đình và người thân để hưởng lợi. 

Bị can Nguyễn Đức Cung khi còn là Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

Trong khi đó, Công ty Arktic do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa [vợ ông Chung] bỏ 100% vốn [5 tỷ đồng] và làm thủ tục thành lập lấy tên con trai [Nguyễn Đức Hạnh] trong giấy đăng ký kinh doanh.

Việc ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic để Công ty Arktic hưởng khoản lợi nhuận gộp không chính đáng với số tiền 36,1 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cho rằng, việc bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa làm giả hồ sơ thành lập, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Arktic.

Bản thân bà Nguyễn Thị Trúc Chỉ Hoa ký giả chữ ký của Nguyễn Đức Hạnh [con trai] từ khi thành lập Công ty Arktic để Nguyễn Đức Hạnh đứng tên sở hữu phần vốn góp của Công ty, trong khi đó, Nguyễn Đức Hạnh không nộp tiền vốn điều lệ, không tham gia quản lý, điều hành Công ty Arktic.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản kiến nghị Sở KH-ĐT TP Hà Nội xử lý đối với việc giả mạo hồ sơ, tài liệu thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 2, 3 [Cơ quan điều tra không thu thập được hồ sơ, tài liệu thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 1 của Công ty Arktic nên không xác định được có hồ sơ, tài liệu giả mạo hay không].

Cơ quan điều tra cũng xác định, sau khi làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của Nguyễn Đức Hạnh cho Nguyễn Thị Bích Hằng, Nguyễn Trường Giang, bà Hoa không tham gia quản lý, điều hành Công ty Arktic, không biết việc bà Nguyễn Thị Bích Hằng đứng tên sở hữu 40% vốn điều lệ Công ty Arktic hộ gia đình.

Việc làm thủ tục chuyển nhượng 40% vốn điều lệ Công ty Arktic từ Nguyễn Đức Hạnh sang Nguyễn Thị Bích Hằng là do bị can Nguyễn Đức Chung chỉ đạo để che giấu hành vi phạm tội.

Bà Nguyễn Thị Bích Hằng ký hồ sơ chuyển nhượng phần vốn góp do bị can Nguyễn Đức Chung đề nghị nhưng không tham gia bất kỳ hoạt động gì của Công ty Arktic, không biết Công ty Arktic là công ty nào.

Do đó, cơ quan điều tra khẳng định, hành vi của bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa, Nguyễn Thị Bích Hằng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hinh sự.

Việc này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định đối với cán bộ Sở KH-ĐT TPHà Nội làm mất hồ sơ, tài liệu đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 1 của Công ty Arktic.

Chỉ đạo cơ quan thanh tra phải kết luận theo ý mình

Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic để Công ty Arktic hưởng khoản lợi nhuận gộp không chính đáng. Vụ việc được phanh phui sau khi báo chí phản ánh việc gia đình ông Chung có liên quan đến việc mua, bán chế phẩm Redoxy 3C.

Ngay lập tức, cựu Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo ông Nguyễn Thế Hùng [lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội] thành lập đoàn thanh tra việc mua, quản lý, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C.

Tuy nhiên, quá trình thanh tra xác định có một số sai phạm, nhưng ông Chung nhiều lần tổ chức họp, chỉ đạo, định hướng cơ quan thanh tra Hà Nội kết luận theo hướng không có sai phạm.

Khai tại cơ quan điều tra, ông Chung cho rằng, lý do mình chỉ đạo như vậy là do nhận thấy "anh em ở Công ty thoát nước, Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành có liên quan làm việc rất vất vả cũng vì cái chung nên muốn bảo vệ, nói đỡ cho mọi người để không bị kiến nghị xử lý trách nhiệm". 

Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Chung cũng thừa nhận việc can thiệp, gây sức ép, ép buộc, đe dọa và chỉ đạo Chánh Thanh tra Thành phố và Đoàn Thanh tra liên ngành phải ban hành kết luận thanh tra không đúng sự thật là việc làm sai, đã vi phạm quy định tại Khoản 6 và khoản 7 điều 13, Luật Thanh tra.

Ông Chung cũng xin chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo các đơn vị và các cá nhân thực hiện mua chế phẩm Redoxy 3C để phục vụ công tác thử nghiệm. Tuy nhiên, ông chỉ chịu trách nhiệm đối với 2 hợp đồng đầu tiên [khoảng gần 20 tấn với giá trị khoảng 6,97 tỷ đồng], còn các hợp đồng sau, từ ngày 8-12-2016, do đã được Thường trực Thành ủy Hà Nội nhất trí cho mua.

Cơ quan điều tra cho rằng, hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Đức Chung là dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hợp thức hóa hồ sơ pháp lý, đổ tội cho người khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc cấp dưới nhằm che giấu hành vi phạm tội. Do đó, kiến nghị đây là tình tiết để tăng nặng trong quá trình xét xử. 

ĐỖ TRUNG

Trong một bài giới thiệu vào năm 2015, Minh Hoa từng cho biết sẽ phát triển theo hướng tập đoàn [Minh Hoa Group], tham vọng mỗi năm mở từ 3-5 siêu thị vừa và nhỏ tại Hà Nội.

Tuy nhiên với diễn biến giảm vốn vừa qua, tham vọng lớn của Minh Hoa xem chừng khó lòng thành hiện thực. 

Theo nguồn tin, CTCP Thương mại Minh Hoa ngày 20/12/2019 vừa tiến hành giảm vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng xuống còn 5 tỷ đồng, tương đương mức giảm 90%.

Siêu thị Minh Hoa tại 131 Thái Hà, địa chỉ 174 Thái Hà trước đó nhường chỗ phát triển một dự án địa ốc

Việc giảm vốn diễn ra khá bất ngờ bởi trước đó 1 năm, Minh Hoa cuối năm 2018 vừa điều chỉnh tăng vốn gấp đôi từ mức 25 tỷ đồng.

CTCP Thương mại Minh Hoa được thành lập từ năm 1996, phát triển từ nền tảng là siêu thị Thái Hà, một trong những siêu thị đầu tiên tại Hà Nội, đặt trụ sở tại 174 Thái Hà. Năm 2013, siêu thị đổi tên thành Minh Hoa - là một siêu thị hàng hoá nổi tiếng tại Hà Nội. Hiện nay, Minh Hoa có hai siêu thị là Siêu thị Minh Hoa Thái Hà tại số 131 Thái Hà và Siêu thị Minh Hoa Đặng Tiến Đông tại 12 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội.

Giám đốc kiêm Người đại diện theo phép luật của Minh Hoa là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa, sinh năm 1966, thường trú tại 174 Thái Hà, sinh sống tại 88 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.

Nữ doanh nhân năm nay 54 tuổi từng trực tiếp đứng tên sở hữu 90% cổ phần Minh Hoa, trước khi giảm xuống còn 45% trong đợt tăng vốn cuối năm 2018, hai cổ đông còn lại cùng địa chỉ thường trú với bà Hoa là ông Nguyễn Đức Hạnh nắm 30% và ông Nguyễn Đức Minh Hiền có 25%.

Trong một bài giới thiệu vào năm 2015, Minh Hoa từng cho biết sẽ phát triển theo hướng tập đoàn [Minh Hoa Group], tham vọng mỗi năm mở từ 3-5 siêu thị vừa và nhỏ tại Hà Nội. Tuy nhiên với diễn biến giảm vốn vừa qua, tham vọng lớn của Minh Hoa xem chừng khó lòng thành hiện thực.

Hiện nay, website chính thức của công ty tại địa chỉ sieuthiminhhoa.com cũng đã không còn truy cập được.

[Theo Nhà Đầu tư]

Ông Nguyễn Đức Chung khi còn đương chức Chủ tịch UBND TP.Hà Nội. 

Cuối tuần qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung - cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong vụ án mua hoá chất Redoxy 3C để xử lý ô nhiễm các hồ ở Hà Nội. Trước đó, ông Chung từng bị xử 5 năm tù giam về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, bị khởi tố với nghi vấn can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu liên quan Công ty Nhật Cường tại Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

Kết luận điều tra đã phơi bày những góc khuất mà dư luận bấy lâu băn khoăn, làm rõ những sai phạm của người từng đứng đầu thành phố hơn 8 triệu dân. Sự thật càng sáng tỏ thì càng thấy sự liều lĩnh, bất chấp pháp luật, bất chấp các nguyên tắc trong lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu. Quyền lực bị lợi dụng, lạm dụng cho những ý đồ cá nhân. Doanh nghiệp sân trước, sân sau, doanh nghiệp người thân, người nhà đã trở thành mục tiêu chi phối các quyết định của người lãnh đạo. Quyền lợi của nhân dân, lợi ích của số đông được xếp ở vị trí thứ yếu. Dùng quyền để có được tiền bạc, rồi lại dùng tiền bạc để đánh bóng tên tuổi.

Những sai phạm mà cơ quan điều tra kết luận về ông Nguyễn Đức Chung, không thể định nghĩa chính xác hơn trong 4 chữ mà người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhắc tới. Đó là “chủ nghĩa cá nhân”. Chủ nghĩa cá nhân đã bào mòn nhân cách khiến con người ta sa ngã một lần thì tiếp tục “nhúng chàm” ở lần tiếp theo. Sai phạm nọ nối tiếp sai phạm kia, cuối cùng cũng chỉ chung quy hai chữ “quyền” và “tiền”.

Nhưng “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!". Hơn một lần, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nhắc đến tiền bạc và danh dự đối với người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo. Đặt trong trường hợp ông Nguyễn Đức Chung thì càng thấy thấm thía và chua xót.  

Từng là tiến sĩ luật, từng là cán bộ hình sự, được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới 37 tuổi, được phong tướng khi mới 46 tuổi, rồi lần lượt giữ các chức vụ lãnh đạo ở đơn vị bảo vệ trật tự an toàn cho thủ đô, ông Chung được kỳ vọng sẽ là một nhà lãnh đạo quyết liệt, xông xáo, dám nghĩ dám làm…Nhưng hiện tượng đôi khi không phản ánh hết bản chất, đúng như Tổng Bí thư nói: Đừng thấy “đỏ” mà tưởng là “chín”.

Trước đại hội XIII của Đảng, vấn đề nhân sự được thảo luận sôi nổi ở các ngành, các cấp. Đặc biệt ở cấp Trung ương, hai chữ “tài”, “đức” lại được đưa ra làm thước đo để lựa chọn cán bộ. Cả hai vế đều được coi trọng nhưng có lẽ, thực tế công cuộc phòng chống tiêu cực, tham nhũng, suy thoái vừa qua cho thấy, “đức” phải là gốc, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các học trò của Người đã để lại tiếng thơm cho đời cũng chính bởi đề cao chữ “đức”, chữ “liêm”.

Không tham lam, không lóa mắt bởi đồng tiền, không dùng mọi thủ đoạn để đạt được địa vị; đề cao danh dự, đề cao phẩm chất đạo đức, đề cao sự liêm chính, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân thì có lẽ, đã bớt đi những cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật và xử lý hình sự.

Từng lãnh đạo “thủ đô Anh hùng” - trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, giá ông Chung ý thức được trách nhiệm của mình, cùng đảng bộ và chính quyền thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân thay vì can thiệp vào những dự án cụ thể có bóng dáng của người nhà, người quen thì lịch sử thành phố ngày hôm nay đã không bị một vết hoen ố như thế.  

“Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói câu này trong một hội nghị kín, mang tính tâm tình, chia sẻ. Nhưng nay, nó đã chính thức đi vào bài diễn văn tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, đủ thấy ông trăn trở thế nào đối với danh dự của người cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ vị trí lãnh đạo.

Ông Nguyễn Đức Chung đã đi theo vết xe đổ của một số cán bộ Trung ương biến chất khi sa vào chủ nghĩa cá nhân dẫn đến thân bại danh liệt. “Kẻ làm quan mà cái gì cũng rắp tâm mưu đoạt, việc gì cũng bằng mọi thủ đoạn mà làm thì sao mà thiên hạ không đoản, quốc gia không mất”- người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhắc nhở như vậy.

VOV.VN sẽ tiếp tục trở lại vụ việc này để làm rõ sự lộng quyền, lạm quyền, bất chấp luật pháp, bất chấp những nguyên tắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, vô hiệu hóa tập thể cấp ủy dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng, phải ký luật Đảng và xử lý hình sự. Rõ ràng, vụ việc ông Nguyễn Đưc Chung đã để lại những bài học sâu sắc về kiểm soát quyền lực./. 

Video liên quan

Chủ Đề