Lão phật gia hà giang là ai

 Chiều 14.10, TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục phần xét hỏi đối với bị cáo Nguyễn Thanh Hoài [50 tuổi, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục [Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hà Giang] về các tình tiết liên quan đến vụ gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT 2018 tại Hà Giang.

Bị cáo Hoài khai “Lão phật gia” nhờ nâng điểm thi ở Hà Giang

“Qua trình điều tra, cơ quan tố tụng thu tại nhà bị cáo mảnh giấy có ghi chữ “Lão Phật gia” và số báo danh, vậy đây là ai”, Chủ tọa phiên tòa hỏi. “Lão Phật gia là biệt danh của bà Tống Thị Bê, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục, hiện đã nghỉ hưu. Biệt danh này nhiều người biết chứ không riêng gì bị cáo”, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai.

“Thông tin số bao danh trên mảnh giấy có liên quan gì đến kì thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang?”, chủ tọa phiên tòa hỏi tiếp. Bị cáo Hoài khai, bà Bê không liên quan đến việc nâng điểm tại kỳ thì này mà là nhờ xem điểm kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Bị cáo Hoài cũng đưa ra dẫn chứng, số báo danh trong kỳ thi năm 2018 là do phần mềm quản lý thi tự động sắp xếp trên máy tính. Mã số có dãy số bắt đầu từ mã tỉnh là 05, trong khi đó số báo danh trên mảnh giấy ghi "Lão Phật gia" thể hiện dãy số khác.

Trước đó, trong bản kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang cho biết, trong số các vật chứng cảnh sát thu giữ có mẩu giấy khổ 10x9 cm có ghi “P.T.H.Tr, SBD: 070389; P 17; HĐT Hùng An [Lão phật gia nhờ]".

Nội dung này được hiểu là thí sinh H.Tr có số báo danh như trên, phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Hùng An [trụ sở tại huyện Bắc Quang, Hà Giang]. Người nhắn nhờ Nguyễn Thanh Hoài - nguyên Trưởng phòng Khảo thí có ghi biệt danh là “Lão Phật gia”. Dù có nêu nhưng kết luận điều tra không nêu rõ “Lão Phật gia” là ai.

Trong khi đó, cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Giang nêu 26 vật chứng thu giữ, trong đó có mẩu giấy khổ 10x9 cm có ghi: “P.T.H.Tr, SBD: 070389; P 17; HĐT An Hùng” được thu giữ tại nhà bị can Nguyễn Thanh Hoài.

Những thông tin về vật chứng là mẩu giấy này trùng khớp với mẩu giấy là vật chứng do cơ quan điều tra kết luận. Tuy nhiên, trong cáo trạng truy tố các bị cáo đã cắt đi chi tiết nêu trên.

Tin liên quan

Chiều 14-10, phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hà Giang tiếp tục với phần thẩm vấn. Trả lời thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Vũ Trọng Lương thừa nhận đã phối hợp với bị cáo Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho các thí sinh. 

Bị cáo Lương khai, đầu tháng 6, Hoài đưa cho Lương danh sách các thí sinh cần sửa điểm ghi trên tờ giấy A4. Hai lần sau đó, Hoài gửi tiếp cho Lương qua tin nhắn và email danh sách các thí sinh cần nâng điểm với tổng số 93 thí sinh. Lương khai “Trong mỗi danh sách, Hoài đã ghi sẵn họ tên, số CMND, hộ khẩu, bản đăng ký dự thi và điểm thi của các thí sinh”. 

Ngoài ra, Lương tự nâng điểm cho 14 thí sinh khác vì có quan hệ cá nhân. Về động cơ, mục đích của việc nâng điểm, Lương cho rằng, bị cáo là cấp dưới của Hoài nên khi Hoài bảo thì bị cáo thực hiện. Theo lời khai của lương, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án, Lương tải về file excel đã chuẩn bị sẵn và dán vào file bài làm của thí sinh.

“Sau khi nhận chìa khoá phòng và chìa khóa hòm đựng bài thi do anh Hoài đưa, tôi thuê xe tải đến nơi cất giữ bài thi là Trường THPT chuyên Hà Giang. Tại đây, tôi nhờ người bảo vệ bên ngoài và nhờ người chuyển bài thi về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, từ đó thực hiện việc sửa chữa điểm các bài thi. Việc sửa chữa điểm cho thí sinh, bị cáo chỉ mất 2 giây cho 1 bài thi”, Lương khai. 

Cũng theo lời khai của Lương “Sau khi sự việc bị lộ, tôi đến nhà anh Hoài và anh Hoài nói, cứ lôi chị Triệu Thị Chính vào vì khi con tôi thi trường chuyên chị Chính không giúp. Còn các trường hợp khác, anh Hoài yêu cầu tôi không khai”. Kết thúc phần trả lời thẩm vấn, bị cáo Lương thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và cảm thấy rất ân hận.

Trả lời thẩm vấn tiếp theo, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai, mình không nhận tiền, không được hứa hẹn giúp đỡ trong tác và cũng không bị ép buộc khi thực hiện việc nâng điểm thi cho các thí sinh. “Bị cáo làm điều này chỉ vì quan hệ tình cảm với những người nhờ mình”, Hoài khai. Tuy nhiên, lời khai này của bị cáo Hoài được HĐXX cho rằng, thiếu thuyết phục người nghe. 

Khi HĐXX truy hỏi về một mẩu giấy ghi chữ “Lão phật gia” kèm số báo danh của một thí sinh mà Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ trong quá trình điều tra vụ án, bị cáo Hoài cho biết, mẩu giấy đó không liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Theo lời khai bị cáo Hoài, “Lão Phật gia” là chị Tống Thị Bê, nguyên Chủ tịch Công đoàn giáo dục Hà Giang đã nghỉ hưu từ năm 2012.

Và mẩu giấy này có từ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 do chị Bê nhờ xem điểm. “Cơ sở để tôi khẳng định số báo danh trên mẩu giấy này không phải là thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vì mã số báo danh khác với số báo danh được dùng trong kỳ thi này”, Hoài khai.

Ngày mai [15-10], phiên toà tiếp tục.

Nguyễn Hưng

Cảnh sát thu mảnh giấy có số báo danh thí sinh kèm ghi chú "Lão Phật gia nhờ". Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai người này không liên quan vụ sửa điểm thi.

Chiều 14/10, khi xét hỏi Nguyễn Thanh Hoài [cựu Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT Hà Giang] để làm rõ vụ sửa điểm thi THPT năm 2018 ở địa phương này, chủ tọa đề cập việc cơ quan điều tra thu tại nhà bị cáo mảnh giấy ghi số báo danh kèm dòng ghi chú "Lão Phật gia nhờ".

"Lão Phật gia là ai. Thông tin trên giấy có liên quan gì đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 không?", thẩm phán Vương Thị Thu Hà truy vấn bị cáo Hoài.

Bị cáo vụ sửa điểm thi khai về 'Lão phật gia' ở Hà Giang Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai người có biệt danh "Lão phật gia" là Tống Thị Bê, cựu Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Hà Giang, đã nghỉ hưu.

"Lão Phật gia" là ai?

Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Hà Giang, quá trình khám xét nhà bị can Nguyễn Thanh Hoài, cảnh sát thu được mảnh giấy ghi “P.T.H.Tr, SBD: 070389; P 17; HĐT Hùng An [Lão Phật gia nhờ]”.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài. Ảnh: Việt Hùng.

Nội dung này được hiểu là thí sinh H.Tr có số báo danh như trên, phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Hùng An [huyện Bắc Quang, Hà Giang].

Người nhắn nhờ Nguyễn Thanh Hoài, cựu Trưởng phòng Khảo thí, có ghi biệt danh là “Lão Phật gia”.

Tuy nhiên, bản kết luận chưa làm rõ danh tính, chức vụ [nếu có] của người có biệt danh "Lão Phật gia". Cáo trạng vụ án sau đó cũng không nhắc đến bí danh này mà chỉ nêu thông tin về mảnh giấy.

Khai với HĐXX vào chiều 14/10, bị cáo Hoài nói người mang biệt danh "Lão Phật gia" là bà Tống Thị Bê, nguyên Chủ tịch Công đoàn giáo dục Hà Giang, nghỉ hưu từ năm 2012.

"Tôi nhớ không nhầm thì đó là việc nhờ xem điểm kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10", bị cáo Hoài trình bày và nói rằng số báo danh 070389 không liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Người đứng trước bục gỗ lý giải trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, mã số báo danh được máy tính sắp xếp tự động nên bắt đầu bằng 05. Còn số báo danh ghi trong mảnh giấy mà "Lão Phật gia" đưa có đầu số 07.

Do đó, bị cáo Hoài khẳng định thí sinh mang số báo danh 070389 không nằm trong số các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang.

"Biệt danh Lão Phật gia riêng bị cáo biết hay còn nhiều người khác biết?", nữ chủ tọa tiếp tục truy vấn. Đáp lời thẩm phán, bị cáo Hoài khai các cán bộ trong Phòng Khảo thí biết bí danh này.

Ai đưa tên con gái ông Triệu Tài Vinh để nhờ nâng điểm?

Trong phần trả lời HĐXX trước đó, Nguyễn Thanh Hoài khai bị cáo Triệu Thị Chính [cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT] đưa danh sách 13 thí sinh cho Hoài để nhờ nâng điểm và xem điểm thi.

Khi đưa danh sách, bà Chính nói với ông Hoài: "Đây là con em của lãnh đạo và đồng nghiệp. Anh xem xét nâng điểm môn văn cho những thí sinh này”.

Tiếp tục khai báo, bị cáo Hoài trình bày trong danh sách do bà Chính đưa, thí sinh Triệu Ngọc Mai [con gái ông Triệu Tài Vinh] xếp vị trí đầu tiên.

Sau đó, con trai của bị cáo Phạm Văn Khuông [cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT] nằm trong 3 thí sinh đứng đầu danh sách này.

Chủ tọa Vương Thị Thu Hà. Ảnh: Việt Hùng.

Theo cáo buộc, Nguyễn Thanh Hoài đã bàn bạc, thống nhất với Vũ Trọng Lương để nâng điểm môn trắc nghiệm cho các thí sinh. Dù bị cáo Hoài không trực tiếp can thiệp sửa kết quả bài thi nhưng Hoài đã đưa danh sách 93 thí sinh cần nâng điểm cho Lương.

Ngoài ra, Vũ Trọng Lương còn trực tiếp nhận giúp nâng điểm cho 14 thí sinh. Một mình bị cáo Lương thao tác trên máy tính để sửa kết quả bài làm của thí sinh. Phó trưởng Phòng Khảo thí đã sửa kết quả bài làm của 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi để nâng điểm cho 107 thí sinh.

Ông Phạm Văn Khuông không tham gia trong Hội đồng thi nhưng ông ta đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho con mang số báo danh 05000284. Sau đó, thí sinh là con của ông Khuông đã được nâng 13,3 điểm.

Bà Triệu Thị Chính đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của Trưởng Ban chấm thi mà còn vi phạm quy chế thi. Bà Chính đã đưa danh sách 12 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm môn Ngữ văn và 1 thí sinh nhờ xem điểm.

Hai bị can Triệu Thị Chính và Nguyễn Thanh Hoài thống nhất số điểm cần nâng nhưng vì khách quan nên bị cáo Hoài chưa nâng điểm được.

Video liên quan

Chủ Đề