Tomino là ai

Ở bất kỳ một quốc gia, nền văn hóa nào thì cũng tồn tại những câu chuyện kinh dị. Đó có thể những truyền thuyết, truyện cổ hoặc một thứ gì đó tồn tại ngầm trong cuộc sống con người. Trong xã hội hiện đại, tưởng như con người ta sẽ không còn tin vào những câu chuyện đó. Tuy nhiên, “Địa ngục Tomino” lại gây nên nỗi ám ảnh trong các đô thị Nhật Bản. Hãy cùng KU11 tìm hiểu nhé. 

Địa ngục Tomino là gì?

“Địa ngục Tomino” là tên của một bài thơ được viết vào năm 1919 bởi Saijou Yaso. Bài thơ này được in trong quyển tuyển tập thơ Sakin. Đây tưởng như chỉ là một bài thơ thông thường, nhưng sau đó nó lại gây nên những cái chết bí ẩn. Chính vì điều đó mà nhiều người vẫn đồn đại về lời nguyền trong bài thơ này. 

Đáng nói hơn là nội dung bài thơ tạo sự ám ảnh khá nặng nề. Đó là câu chuyện của một người đi qua địa ngục và kể lại cuộc hành trình đó. Nếu là người đam mê các bộ phim kinh dị, thì có vẻ như câu chuyện này không đến nỗi ghê rợn. Nhưng những chuyện kì lạ liên quan đến bài thơ này đã liên tục xuất hiện. Nó trở thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân Nhật Bản suốt nhiều thập kỷ. 

Năm 1983, bài thơ này được đạo diễn Terayama Shuji lấy ý tưởng làm thành phim. Bộ phim dù rất được mong đợi nhưng lại liên tục gặp các sự cố. Sự cố lớn nhất là cái chết của vị đạo diễn sau khi đã hoàn thành bộ phim được 9 năm. Bên cạnh đó là cái chết của một nữ sinh đại học khi cô cố gắng đọc thật to bài thơ này. Có lẽ đó chính là những yếu tố để bài thơ trở thành nỗi sợ.

Nội dung của bài thơ Tomino

Đầu tiên ta sẽ cùng nói kĩ hơn về nội dung của bài thơ kì bí này. “Địa ngục Tomino” nói về một cuộc hành trình của nhân vật chính tên là Tomino. Cậu bé này bị đày đọa xuống địa ngục và bắt đầu cuộc hành trình ở đó. Cậu đã đánh mất linh hồn mình, lang thang ở một nơi đầy âm khí. Trải qua những nỗi đau, sự trừng phạt và một màu sắc u ám đầy tuyệt vọng bao trùm lấy bài thơ.

Theo một số người, thì bài thơ này hoàn toàn mang ẩn ý rất sâu. Nếu đọc và ngẫm kĩ thì nó tượng trưng cho nỗi đau của con người. Mượn nỗi đau thể xác, những sự trừng phạt của địa ngục. Tác giả muốn truyền tải đến sự đau thương của con người trong tâm hồn khi chia lìa người thân. Tất nhiên, giả thuyết này cũng khá hợp lý, vì Saijou Yaso vốn thuộc trường phái siêu thực.

Một số ý kiến khác cũng đồng ý với phép ẩn dụ trong bài thơ. Tuy nhiên, họ cho rằng bài thơ đang ẩn dụ cho sự tàn phá của chiến tranh. Ngay trong lời thơ, người ta nhận thấy sự xuất hiện của mũi khâu senninbari. Đây là mũi khâu từ các sợi chỉ đỏ trên các mảnh vải trắng mà người lính sẽ mặc khi ra trận. Nó mang ý nghĩa như một lời chúc may mắn, sớm quay trở về. Nếu người lính bại trận và bỏ mạng trên chiến trường thì xác sẽ được đưa về nhà. Nhưng có vẻ như trong bài thơ, người ta không tìm được mũi khâu Senninbari của Tomino. Có lẽ như cậu đã chết và mất xác luôn trên chiến trường.

Xem thêm: Điểm mặt 5 Pokemon hệ nước được yêu thích nhất hiện nay

Thực hư về lời nguyền Địa ngục Tomino

Mặc dù bài thơ được sáng tác năm 1919, nhưng đến 2004 mới thành truyền thuyết đô thị. Có nhiều thông tin cho rằng, truyền thuyết bắt nguồn từ cái chết của Terayama Shuji. Kéo theo đó là những lời đồn về những cái chết bí ẩn liên quan đến bài thơ này. Bỏ qua nội dung kinh dị thì những cái chết không lời giải cũng khiến nhiều người rùng mình.

Hiện nay, lời đồn về bài thơ “Địa ngục Tomino” vẫn tồn tại ở Nhật Bản. Tất nhiên, nhiều người trên thế giới cũng sẽ nghe qua và tò mò về nó. Thậm chí, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nội dung bài thơ trên mạng. 

Tuy nhiên về tính thực hư thì vẫn chưa có một lời giải đáp chính xác. Hiện tại vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn, vì tỷ lệ tự tử tại Nhật cũng khá cao. Điều này không thể chắc chắn được mọi cái chết đều liên quan đến bài thơ. Tuy nhiên, đây vẫn là bài thơ gây nên nỗi ám ảnh cho người dân tại Nhật. 

Nhiều người cho rằng, với nội dung bài thơ đầy ám ảnh, thì người đọc sẽ dễ bị ảnh hưởng. Đối với những ai đang gặp tổn thương về tinh thần, thì bài thơ như khiến họ nghĩ đến cái chết nhiều hơn. Và nếu một ai đó sau khi đọc bài thơ này rồi tự tử thì cũng là giả thuyết rất hợp lý. Vậy nên, nếu các bạn tò mò về nó, thì hãy suy nghĩ kĩ và chuẩn bị tinh thần thật tốt.

Kết luận

“Địa ngục Tomino” là một bài thơ đáng sợ và thách thức sự gan dạ của mọi người. Mặc dù việc bài thơ có bị nguyền rủa hay không vẫn còn là bí ẩn. Nhưng, các bạn cũng không nên thử qua việc đọc to bài thơ này thành lời. Chúng ta không thể biết được điều gì có thể xảy ra. Nên nếu quá tò mò, hãy chỉ tìm hiểu và đọc nhẩm trong đầu thôi nhé.

Hẳn bạn đã từng một lần nghe qua câu chuyện về các cấm khúc [bài hát bị cấm], tử khúc [bài hát ám ảnh chết người],... phổ biến rộng rãi khắp các nền văn hóa từ Á đến Âu. Tại Nhật Bản cũng tồn tại một "thứ" như vậy. Đó chính là bài thơ bị "nguyền rủa": Địa ngục Tomino.

"Địa ngục Tomino", hay còn có tên gọi khác là "Tomino no Jigoku". Đây là một bài thơ được nhà thơ Saijou Yaso viết vào năm 1919, thuộc tuyển tập thơ Sakin. Bài thơ nói về một người tên Tomino và cuộc hành trình đi qua địa ngục của người đó.

Ảnh: Devianart.

Theo những lời đồn truyền tai trong dân gian, nếu bạn đọc bài thơ này thành tiếng thì bạn sẽ phải gánh chịu một họa kiếp vô cùng lớn trong cuộc đời mình hoặc có thể bị tước đi mạng sống. Năm 1983, một đạo diễn tên là Terayama Shuji đã làm một bộ phim dựa trên bài thơ này. Không lâu sau đó, như sự ứng nghiệm của lời đồn, vị đạo diễn này đã qua đời. Có lẽ cái tên "bài thơ nguyền rủa" cũng bắt đầu được công nhận từ đó.

Thực hư câu chuyện bài thơ chết chóc

Một phát thanh viên đã từng kể lại rằng: "Tôi từng đọc "Địa ngục Tomino" trên một chương trình radio tên là "Những truyền thuyết đô thị". Lúc đầu, mọi chuyện vẫn bình thường, bỗng tôi đột nhiên cảm thấy cơ thể thật khó chịu. Tôi chỉ đọc được một nửa bài thơ rồi ném nó xuống đất. Hai ngày sau, tôi bị tai nạn và phải khâu bảy mũi. Tôi không muốn nghĩ rằng bài thơ ấy là nguyên nhân gây ra tai nạn cho mình nhưng vẫn không thể ngăn được suy nghĩ đó."

Như những gì khái quát về bài thơ này, "Địa ngục Tomino" là cuộc hành trình xuyên địa ngục của một người tên Tomino. Nhưng Tomino là ai ? Giới tính của nhân vật này chưa bao giờ được tiết lộ, và Tomino cũng không phải là một cái tên phổ biến dành cho bé trai hay bé gái.

Ảnh: Devianart.

Ngay cả với người thông thạo tiếng Nhật, ý nghĩa đằng sau Tomino cũng thật sự khó có thể giải thích. Có vô số bài viết, bài đăng trên diễn đàn để mọi người bàn luận về ý nghĩa của bài thơ. Và hàng ngàn câu hỏi được đặt ra rằng liệu có ai đủ can đảm để đọc bài thơ thành tiếng hay không. Cũng có một số cách giải thích rằng, ý nghĩa của bài thơ sẽ được hiểu tùy theo từng người.

Trên mạng có khá nhiều bản dịch tiếng Anh cho bài thơ này, tuy nhiên những bản dịch Tiếng Anh lại có rất nhiều thông tin sai lệch. Kilala sẽ bổ sung thêm bản phiên âm Romaji, tiếng Nhật và tiếng Việt bên dưới để xem nó đáng sợ đến cỡ nào nhé.

Địa ngục Tomino – Bản Tiếng Nhật và phiên âm Romaji

トミノの地獄Tomino no Jigoku姉は血を吐く、妹(いもと)は火吐く、ane wa chi wo haku, imoto wa hihaku,可愛いトミノは 宝玉(たま)を吐く。kawaii tomino wa tama wo hakuひとり地獄に落ちゆくトミノ、hitori jigoku ni ochiyuku tomino,地獄くらやみ花も無き。jigoku kurayami hana mo naki.鞭で叩くはトミノの姉か、muchi de tataku wa tomino no ane ka,鞭の朱総(しゅぶさ)が 気にかかる。muchi no shuso ga ki ni kakaru.叩けや叩きやれ叩かずとても、tatake yatataki yare tatakazu totemo,無間地獄はひとつみち。mugen jigoku wa hitotsu michi.暗い地獄へ案内(あない)をたのむ、kurai jigoku e anai wo tanomu,金の羊に、鶯に。kane no hitsu ni, uguisu ni.皮の嚢(ふくろ)にやいくらほど入れよ、kawa no fukuro ni yaikura hodoireyo,無間地獄の旅支度。mugen jigoku no tabishitaku.春が 来て候(そろ)林に谿(たに)に、haru ga kitesoru hayashi ni tani ni,暗い地獄谷七曲り。kurai jigoku tanina namagari.籠にや鶯、車にや羊、kagoni yauguisu, kuruma ni yahitsuji,可愛いトミノの眼にや涙。kawaii tomino no me niya namida.啼けよ、鶯、林の雨にnakeyo, uguisu, hayashi no ame ni妹恋しと 声かぎり。imouto koishi to koe ga giri.啼けば反響(こだま)が地獄にひびき、nakeba kodama ga jigoku ni hibiki,狐牡丹の花がさく。kitsunebotan no hana ga saku.地獄七山七谿めぐる、jigoku nanayama nanatani meguru,可愛いトミノのひとり旅。kawaii tomino no hitoritabi.地獄ござらばもて 来てたもれ、jigoku gozaraba mote kite tamore,針の御山(おやま)の留針(とめはり)を。hari no oyama no tomebari wo.赤い留針だてにはささぬ、akai tomehari date niwa sasanu,可愛いトミノのめじるしに。

kawaii tomino no mejirushi ni.

Địa ngục Tomino – Bản dịch tiếng Việt

Người chị nôn ra máu, người em thì nôn ra lửa,Tomino đáng yêu thì nôn ra trang sức quý báu.Tomino rơi xuống địa ngục một mình,Nơi bóng tối Địa Ngục khiến hoa không thể nởCó phải chị gái Tomino là cán roi kia?Những vệt máu thấm trên cán roi ám ảnh tâm trí TominoCứ vung lên, vụt xuống liên hồi nhưng lại không đánh,Chỉ có một con đường duy nhất đến tầng thứ tám, nơi đau đớn nhất Địa NgụcBạn có muốn được dẫn dắt đến nơi địa ngục tối tăm Bởi những chú chim họa mi và bầy cừu vàng không?Đúng rồi ! Đặt vào bao da càng nhiều càng tốt,Để cùng chuẩn bị cho cuộc hành trình tiến vào nơi đau đớn nhất của thế giới bên kia.Mùa xuân đã ngập tràn qua những cánh rừng Và nơi thung lũng của 7 tầng địa ngục tối tămTrong lồng là một chú họa mi, trong xe kéo là một chú cừuTrong mắt của Tomino đáng yêu thì toàn là nước mắt.Khóc đi, họa mi, khóc trong những rừng mưaTa hét to để thương xót cho người em gái.Tiếng khóc vang vọng khắp nơi Địa ngục,Và Những đóa hoa mẫu đơn nởNhững đóa hoa mẫu đơn đã nở.Qua bảy ngọn núi và bảy thung lũng Địa ngục,Là cuộc độc hành của Tomino đáng yêuNếu bạn đã đến địa ngục, hãy mang đến đây Những cây ghim của những ngọn núi nhọn hoắtĐừng đâm vào ghim đỏ

Đó là cột mốc chỉ đường của Tomino đáng yêu.

Bạn có thể nghe  bài thơ Tomino được đọc bằng tiếng Nhật trong đoạn video này. Nhưng một điều đặc biệt là đoạn video này được sử dụng phần mềm đánh vần bởi vì chính người đăng cũng không dám đọc bài thơ này thành tiếng.

kilala.vn

Tags:

Video liên quan

Chủ Đề