Lập công thức hóa học của các hợp chất sau

admin October 17, 2019 Tin Tức Comments Off on Cách Lập Công Thức Đơn Chất – Hợp Chất Trong Hóa Học Lớp 8 1,304 Views

Lập công thức Hóa Học là một trong nhiều dạng bài cơ bản khi học môn Hóa Học lớp 8 có hướng dẫn giải đầy đủ. Chúng ta cần nắm được cách làm và một số lưu ý rất quan trọng thì lập công thức hóa học nhanh, chính xác rất nhiều

I.

Đang xem: Cách lập công thức hóa học

Công thức hoá học của đơn chất:

1.Đơn chất kim loại:

Hạt hợp thành là nguyên tử: Ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học.

Ví dụ: Cu, Na, Zn, Fe.

2.Đơn chất phi kim:

-Hạt hợp thành là nguyên tử : Ký hiêu hoá học là công thức hoá học.

Ví dụ:C, P, S.

-Hạt hợp thành là phân tử [Thường là 2]: Thêm chỉ số ở chân ký hiệu.

Ví dụ:O2, H2, N2.

Kêt luận

Công thức chung của đơn chất là: An

– Trong đó :

A là kí hiệu hóa học của nguyên tố

n là chỉ số [có thể là 1,2,3,4…], nếu n =1 thì ko phải viết.

Ví dụ: Cu, H2, O2

II.Công thức hoá học của hợp chất:

– Công thức dạng chung của hợp chất là

AxBy

AxByCz

Trong đó:

+A, B, C,…là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố

+x, y, z,…là các số nguyên , là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.

*Lưu ý: CaCO3 thì CO3 là nhóm nguyên tử.

VD:

– CTHH của nước là: H2O

– CTHH của muối ăn là: NaCl

– CTHH của khí cac bo nic là: CO2

Ví dụ:

1. Viết CTHH của các chất sau:

a. Khí me tan, biết trong p/tử có 1C và 4H.

b. Nhôm o xit , trong p/tử có 2Al và 3O.

c. Khí clo,biết trong p/tử có 2 ng/tử clo

d. Khí o zon biết p/tử có 3 ng/tử o xi.

2. Cho biết chất nào là đơn chất , chất nào là h/c?

Lời giải

1/ a. CH4

b. Al2O3

c. Cl2

d. O3

2/ Đơn chất: Cl2; O3

Hợp chất: CH4 ; Al2O

III. Ý nghĩa của CTHH

CTHH của 1 chất cho biết :

– Nguyên tố nào tạo ra chất .

– Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất .

– Phân tử khối của chất

Ví dụ: Công thức hoá học của axit sunfuric H2SO4 cho biết:

– Axit sunfuric do 3 ng/tố: H, S, O cấu tạo nên

READ:  Vôi Sống Có Công Thức Hóa Học Là Gì, Những Điều Cần Biết

– 1 p/tử axit sunfuric gồm 2H, 1S, 4O

– Phân tử khối H2SO4=98

Tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất

– Từ công thức hoá học [CTHH] đã cho AxBy ta dễ dàng tính được %A,%B theo công thức sau:

%

.100%

%

.100%

– Trong đó: MA, MB và MAxBy lần lượt là khối lượng mol của A, B và AxBy.

* Lưu ý: Công thức trên có thể mở rộng cho các hợp chất có 3, 4,.. nguyên tố.

* Ví dụ 1: Tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố sắt có trong sắt [III] oxit Fe2O3

 Hướng dẫn: Ta có: Fe = 56 ⇒”>⇒ MFe = 56 [g].

Xem thêm: 365+ Stt Thả Thính 20 10 Thả Thính Giúp Hội Phụ Nữ Việt Nam Thoát Ế

Fe2O3 = 2.56 + 3.16 = 160 ⇒”>⇒ MFe2O3 = 160g.

%mFe = 

.100%= 70%

⇒ Từ trên có thể tính % khối lượng của Oxi có trong Fe2O3 là: 100% – 70% = 30%

* Ví dụ 2: Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố có trong vôi tôi Ca[OH]2

 Hướng dẫn: Ta có Ca = 40, O = 16, H = 1; trong 1 mol Ca[OH]2 có 1 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử O, 2 nguyên tử H. MCa[OH]2 = 40 + 2.16 + 2.1 = 74

Thành phần % của các nguyên tử có trong hợp chất là:

%mCa = 

.100% = 54,05%

%mO = 

.100% = 43,25%

%mH = 

.100% = 2,70

hoặc %mH = 100% – %mCa – %mO = 100% – 54,05% – 43,25% = 2,7%

II. Tính tỉ số khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất

– Từ công thức hoá học đã cho AxBy ta có thể lập được tỉ số khối lượng của các nguyên tố:

mA : mB = x.MA : y.MB

* Ví dụ 1: Xác định tỉ số khối lượng của các nguyên tố cacbon và hidro trong khí metan CH4

 Hướng dẫn: Ta có: C = 12, H = 1;

trong 1 mol CH4 có 1 nguyên tử C, 4 nguyên tử H

mC : mH = 1.12 : 4.1 = 12 : 4 = 3 : 1

Lưu ý: Nếu đã biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố thì lập tỉ số theo tỉ lệ thành phần % này, ví dụ, theo như Fe2O3 ở trên ta đã tính được %mFe = 70% và %mO = 30% khi đó mFe : mO = 7:3.

* Ví dụ 2: Xác định tỉ số khối lượng của các nguyên tố lưu huỳnh và oxi trong đồng sunfat CuSO4

Hướng dẫn: Ta có Cu = 64, S = 32, O = 16; trong 1 mol CuSO4 có 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O

mS : mO = 1.32 : 4.16 = 32 : 64 = 1 : 2

III. Tính khối lượng của nguyên tố có trong một lượng chất đã biết

– Nếu có m là khối lượng của một hợp chất đã biết CTHH là AxBy ta có thể tính mA là khối lượng của nguyên tố A theo công thức sau:

* Ví dụ 1: Tính khối lượng của nguyên tố oxi có trong 8 [g] muối đồng sunfat CuSO4

 Hướng dẫn: Ta có: CuSO4 = 64 + 32 + 64 = 160 ⇒ MCuSO4 = 160g

* Ví dụ 2: Tính khối lượng của nguyên tố N có trong 0,2 mol muối kali nitrat KNO3

Hướng dẫn: Ta có: KNO3 = 39 + 14 + 3.16 = 101 ⇒ MKNO3 = 101g ⇒ mKNO3 = 101.0,2 = 20,2 g

Lưu ý: Khi biết thành phần % về khối lượng của nguyên tố thì ta tính theo giá trị % này, nhân nó với khối lượng cho biết của chất, ví dụ, tính khối lượng sắt có trong 5kg sắt [III] oxit, biết thành phần % về khối lượng của sắt là 70% : mFe = 0,7.5 = 3,5 [kg]

IV. Cách xác định công thức hoá học của hợp chất

1. Khi biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố và phân tử khối

– Cho biết %A, %B ta cần tìm các chỉ số x, y

* Ví dụ: Xác định CTHH của một oxit biết phân tử khối của oxit bằng 160 và thành phần % về khối lượng của nguyên tố sắt là 70%

 Hướng dẫn: Ta gọi CTHH của oxit cần tìm là FexOy

– Để tính các chỉ số x, y ta lập tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố và hợp chất:

 và 

Suy ra: 

⇒ CTHH của oxit là : Fe2O3

* Lưu ý: Khi không biết phân tử khối của chất, giả sử không biết số trị 160 trong ví dụ trên, ta tìm tỉ lệ giữa các chỉ số x, y [số nguyên]. Muốn vậy, ta viết x thay vào chỗ số trị 160 trong các phép tính trên, rồi lấy x chia cho y ta được:

Hướng dẫn: Ta gọi công thức hóa học cần tìm có dạng NxOy

– Ta có: x . 14 + y . 16 = 46 [1]

– Lập tỉ số khối lượng: mN : mO = x . 14 : y . 16 = 3,5 : 8

Rút ra tỉ lệ: x : y = [3,5/14]:[8/16] = 0,25 : 0,5 = 1:2

Suy ra: 2x = y, thay vào [1] và giải ta được: x = 1 và y = 2

⇒ Công thức hóa học của oxit là NO2

– Hoặc giải theo cách sau:

Từ tỉ lệ 1 : 2 có thể viết công thức ở dạng [NO2]n.

Phân tử khối của oxit là 46, tức n[14 + 2.16] = 46. Suy ra n = 1

Do đó x = n = 1 và y = 2n = 2. CTHH là NO2

3. Trong bài toán có thể cho dữ kiện để tìm phân tử khối

– Ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể để các em hiểu rõ cách tính

 Ví dụ: Biết axit HxSyOz có %S = 32,65% và y = 1. Tính phân tử khối của axit.

* Hướng dẫn:

Ta có %S = 

.100%

⇒ 

Vậy phân tử khối của axit HxSyOz là 98

* Hướng dẫn: Ta có: V = n.22,4 ⇒ n=V/22,4

mặt khác, ta có: M = m/n

Theo bài ra ta có: m = 1,16g, V = 1 lít

Vậy suy ra khối lượng mol của khí axetilen bằng M = 1,16.22,4 = 26 [g].

V. Bài tập về cách tính theo công thức hóa học

Bài 2 trang 71 sgk hóa 8: Hãy tìm công thức hóa học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau

a] Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 58,5g có thành phần các nguyên tố 60,68% Cl và còn lại là Na.

b] Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106g, thành phần 43,4% Na 11,3% C và 45,3% O.

Lời giải bài 2 trang 71 sgk hóa 8:

a] Ta có: %Cl = 60,68%

⇒ mCl = 

⇒ nCl = 

⇒ mNa = 58,5 – 35,5 = 23

nNa = 

Vậy trong 1 phân tử hợp chất A có : 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl.

⇒ CTHH của A là: NaCl

b] Tương tự: Ta tính được mNa = 46 [g]; mC = 12 [g]; mO = 48 [g]

⇒ nNa = 2 [mol]; nC = 1 [mol]; nO = 3 [mol]

Vậy trong 1 phân tử hợp chất A có : 2 nguyên tử Na,1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.

⇒ CTHH của A là: Na2CO3

Bài 4 trang 71 sgk hóa 8: Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.

Lời giải bài 4 trang 71 sgk hóa 8:

Ta có: mCu = 80.80/100 = 64g

⇒ nCu = 64/64 = 1 mol nguyên tử Cu.

Lại có: mO = 20.80/100 = 16.

⇒ nO = 16/16 = 1 mol nguyên tử O.

Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.

⇒ Công thức của oxit đồng màu đen là CuO.

Bài 5 trang 71 sgk hóa 8: Hãy tìm công thức hóa học của khí A.

– Khí A nặng hơn khí hiđro 17 lần.

Xem thêm: Cuoh2 Kết Tủa Màu Gì ? Cu[Oh]2 Là Kết Tủa Màu Gì

– Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.

Lời giải bài 5 trang 71 sgk hóa 8:

– Khối lượng mol của khí A : dA/H2 = 17 ⇒ MA = 17.2 = 34 [g]

– Theo bài ra ta có khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A:

⇒ mH =[34.5,88]/100 = 2 [g]

⇒ mS = 34 – 2 = 32 [g]

Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A là: nH = 2/1 = 2[mol]; nS = 32/32 = 1 [mol]

Vậy trong 1 mol phân tử chất A có : 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S

⇒ CTHH của khí A là H2S

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Công thức

Video liên quan

Chủ Đề