Lên kế hoạch đánh giá học kỳ và cả năm

Module Lập kế hoạch đánh giá - Kiểm tra đánh giá trong giáo dục - Dành cho giáo viên phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [549.75 KB, 18 trang ]

Hà N i, 2014ộ
Hà N i, 2014ộ


KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
TRONG GIÁO DỤC
TRONG GIÁO DỤC
[Dành cho giáo viên ph thông]ổ
[Dành cho giáo viên ph thông]ổ
Mục tiêu
Mục tiêu

Mục tiêu chung: nhằm tăng cường năng lực cho GV thực
hiện công tác kiểm tra, đánh giá HĐHT của HS trên lớp.

Mục tiêu cụ thể:
-
Lập kế hoạch đánh giá;
-
Thiết kế các công cụ đánh giá;
-
Tổ chức thực hiện đánh giá;
-
Cải tiến chất lượng học tập dựa trên kết quả đánh giá
-
Vận dụng hiệu quả các qui định hiện hành về kiểm tra
đánh giá vào thực tế nhà trường và môn học.
Nội dung

Module 1: Lập kế hoạch đánh giá và tổ chức thực hiện kiểm tra


đánh giá

Module 2: Thiết kế, cải tiến, hoàn thiện các công cụ kiểm tra
đánh giá

Module 3: Cải tiến chất lượng dạy và học dựa trên kết quả kiểm
tra đánh giá
Module 1:
LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ
Nội dung

Các khái niệm cơ bản liên quan đến kiểm tra đánh giá;

Triết lý và các mục tiêu kiểm tra đánh giá trong giáo dục

Các loại hình đánh giá cơ bản trên lớp học

Quy trình và cách thiết lập một kế hoạch đánh giá lớp học phù
hợp
Các khái niệm cơ bản
Các khái niệm cơ bản
6
Khái niệm đánh giá và một số khái niệm liên quan
Khái niệm đánh giá và một số khái niệm liên quan
Đánh giá [Evaluation]
Đánh giá [Evaluation]
Mô hình bản chất của đánh giá :
Đánh giá
Đo lường - Định lượng

[vd: test]
Không đo lường - Định tính
[vd: quan sát]
Nhận định về giá trị
[vd: có tiến bộ trong học tập]
và/ hoặc
7
Quick test

Ghép các tình huống từ 1-10 với các công tác A hoặc B hoặc C
tương ứng.

Trong đó:

A: Kiểm tra

B: Đo lường

C: Đánh giá
8
1. Đối chiếu kết quả bài làm của học sinh với mục tiêu, yêu cầu của
bài học
2. Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
3. Bạn Hà có những tiến bộ vượt bậc trong môn Toán
4. Kết quả bài làm cho thấy Hà được 8/10
5. Quan sát và chấm điểm học sinh trong giờ thực hành
6. So sánh điểm số của 1 học sinh với trình độ trung bình của cả lớp
7. Tuy chỉ đạt 8/10 môn Toán nhưng Tuấn có cách giải hay và độc
đáo
8. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài trắc nghiệm khách quan

9. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Liên vẫn đứng đầu lớp
10. Vì thể lực kém nên Cường học không tốt
9
Đánh giá không nhất thiết phải dựa trên đo
lường mà chỉ cần những thông tin định tính.
Tuy nhiên, có đo lường thì kết quả đánh giá sẽ có
tính thuyết phục cao hơn.
Mục đích và triết lý đánh giá
Mục đích và triết lý đánh giá


Triết lý:
Triết lý:



Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập



Đánh giá như là quá trình học
Đánh giá như là quá trình học



Đ
Đ
ánh giá để phát triển học tập
ánh giá để phát triển học tập

Mục tiêu của đánh giá trên lớp học
Mục tiêu của đánh giá trên lớp học




Phân loại học sinh


Lên kế hoạch và điều chỉnh hoạt động giảng dạy




Phản hồi và khích lệ


Chẩn đoán các vấn đề của học sinh

Phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ
tiến bộ
Các loại hình đánh giá
Các loại hình đánh giá

Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình

Đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán

Đánh giá cá nhân và đánh giá cơ sở giáo dục


Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan

Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức

Đánh giá trong và đánh giá ngoài

Đánh giá dựa theo tiêu chí và đánh gía dựa theo chuẩn mực

Đánh giá trên lớp học, đánh giá theo nhóm

Suy ngẫm, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng

Đánh giá xác thực [Authentic Assessment]

Đánh giá năng lực sáng tạo [Alternative Assessment]
12
Hôm nay là một ngày bình thường trong lớp học của cô giáo
Liên, cô phải thực hiện nhiều công việc như:
-
Chấm điểm bài kiểm tra môn Văn của học sinh
-
Xếp các học sinh đạt điểm thấp hơn điểm sàn trong bài kiểm tra giữa
kỳ vào nhóm học sinh yếu
-
Khen ngợi Tuấn vì đạt được điểm tốt, nhưng lại động viên Hoàn học
chăm hơn để đạt điểm tốt hơn Tuấn
-
Gọi Hoa hai lần mặc dù cô bé không chịu giơ tay phát biểu
-
Xếp lại sơ đồ lớp để tách Cường ra khỏi Vũ và cho Ngọc lên ngồi bàn

đầu để em có thể nhìn bảng rõ hơn
-
Gặp bố mẹ Hân sau giờ học
-
Dừng học bài mới để ôn tập cho học sinh những kiến thức của bài
trước
-
Cho thêm học sinh thời gian để hoàn thành bài tập về nhà
-

Câu hỏi thảo luận:
Câu hỏi thảo luận:



Để đưa ra những quyết định trong quá trình dạy học,
Để đưa ra những quyết định trong quá trình dạy học,
cô giáo Liên đã sử dụng những hình thức đánh giá
cô giáo Liên đã sử dụng những hình thức đánh giá
nào?
nào?
Thu thông tin làm cơ sở để đưa ra quyết định
15
Câu hỏi thảo luận:
Câu hỏi thảo luận:



Hãy nghiên cứu tài liệu Mục 1.4 “Các loại hình đánh
Hãy nghiên cứu tài liệu Mục 1.4 “Các loại hình đánh

giá trong giáo dục” trang 14 và cho biết về khả năng áp
giá trong giáo dục” trang 14 và cho biết về khả năng áp
dụng chúng trong hoạt động đánh giá học sinh của
dụng chúng trong hoạt động đánh giá học sinh của
thầy cô ở trên lớp?
thầy cô ở trên lớp?
II. Quy trình và năng lực thiết
lập một kế hoạch đánh giá
Quy trình đánh giá lớp học

Giai đoạn 1: Xác định mục đích đánh giá

Giai đoạn 2: lựa chọn hoặc tạo ra các công cụ để đánh
giá và thủ tục để cho điểm theo phương pháp đã chọn

Giai đoạn 3: thử nghiệm công cụ và chỉnh sửa nếu cần
thiết.

Giai đoạn 4: Thực hiện đánh giá

Giai đoạn 5: Xử lý, phân tích kết quả

Giai đoạn 6: viết báo cáo giải thích kết quả và phản hồi
kết quả đánh giá
Mỗi giai đoạn này có thể được chia nhỏ hơn thành các
bước.
18

Kế hoạch đánh giá Mô đun 3 - Tập huấn GDPT 2018

Chủ đề: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá

Yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái niệm của siêng năng, kiên trì, biểu hiện của siêng năng kiên trì.

- Nhận biết được của ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

Phẩm chất chăm chỉ

Thành tốChỉ báo

Ham học

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tôt trong học tập.

- Thích đọc sách báo, tìm hiểu tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.

Năng lực chung: Tự chủ và tự học

Thành tốChỉ báo

Tự học, tự hoàn thiện

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập, lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bảng đồ khái niệm, bảng, các từ khóa, ghi chú các bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi

Thành tốChỉ báo

- Nhận thức chuẩn mực hành vi

- Nhận biết được biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Hiểu vì sao mọi người cần phải siêng năng, kiên trì.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác.

- Đồng tình ủng hộ với thái độ, hành vi biểu hiện siêng năng, kiên trì. Phê phán thói lười nhác, ỷ lại vào người khác, làm gánh nặng cho người khác.

- Điều chỉnh hành vi

- Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì.

- Nhắc nhở, khích lệ, động viên bạn bè luôn siêng nắng, kiên trì trong học tập và trong lao động.

Bước 2: Bảng mô tả mức độ biểu hiện của từng yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạtMức độ biểu hiện

1. Nêu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được khái niệm, kể được một vài biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M2. Nêu được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M3. Nêu được được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì và lấy được ví dụ minh họa

2. Hiểu vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M2. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

- M3. Phân tích được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động

- M1. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

- M2. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân người thân bạn bè trong học tập, lao động.

- M3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh trong học tập, lao động.

4. Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong trong lao động

- M2. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong trong lao động, học tập

- M3. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, và cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình cải tạo cảnh quan nhà trường và giúp đỡ cộng động]

5. Khích lệ, động viên bạn bè siêng năng, kiên trì phê phán thói lười biếng ỷ lại người khác

- M1. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập, phê phán thói lười học

- M2. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động giúp đỡ gia đình phê phán thói lười học lười lao động–

- M3. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng] phê phán thói lười học lười lao động cuộc sống hàng ngày [giúp gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng].

Bước 3: Lập bảng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Hoạt động họcYêu cầu cân đạtMức độ biểu hiện [Chủ đề: Siêng năng, kiên trì]Phương pháp dạy họcKiểm tra đánh giá
Phương phápCông cụ

Khởi động [xem tình huống sắm vai và trả lời câu hỏi]

Quan sát tình huống sắm vai, trả lời câu hỏi

- M1. Nhớ được nội dung, trả lời được câu hỏi

- M2. Hiểu được nội dung, trả lời được câu hỏi

- M3. Hiểu được nội dung, trả lời được câu hỏi mở rộng

Nêu vấn đề

Sắm vai

Quan sát

Câu hỏi

Khám phá

1. Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được khái niệm, kể được một vài biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M2. Nêu được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M3. Nêu được được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì và lấy được ví dụ minh họa

Nêu vấn đề

Đàm thoại

Hỏi - đáp

Quan sát

Đánh giá qua sản phẩm học tập

Câu hỏi

Hồ sơ học tập

Phiếu đánh giá theo tiêu chí

2.Trình bày được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì;

- M1. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M2. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

- M3. Phân tích được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

Trò chơi

Thảo luận nhóm [Kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật phòng tranh]

Hỏi – đáp

Quan sát

Đánh giá qua sản phẩm học tập

Câu hỏi

Bảng kiểm đánh giá

Học sinh xem video quà tặng cuộc sống

3.Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động

- M1. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

- M2. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

- M3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh trong học tập, lao động.

Nêu vấn đề

Hỏi – đáp

Quan sát

Phiếu đánh giá cá nhân

Phiếu ĐG theo Rubric

Luyện tập

Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập

- M2. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động giúp đỡ gia đình

- M3. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình, cải tạo cảnh quan nhà trường và cộng động]

Nêu vấn đề

Thảo luận

[Nhóm đôi]

Hỏi – đáp

Quan sát

Phiếu đánh giá cá nhân

Phiếu ĐG theo Rubric

Thực hành

Khích lệ, động viên bạn bè siêng năng, kiên trì phê phán thói lười biếng ỷ lại người khác

- M1. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập, phê phán thói lười học

- M2. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động giúp đỡ gia đình phê phán thói lười học lười lao động.

- M3. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình, lao động giúp cộng đồng phê phán thói lười học lười lao động giúp gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng

Nêu vấn đề

Hỏi đáp

Kiểm tra viết

Ghi chép sự kiện thường nhật

- Phiếu đánh giá Rubric

- Hồ sơ học tập

Vận dụng: Thực hiện được việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập

- M2. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động giúp đỡ gia đình

- M3. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình cải tạo cảnh quan nhà trường và giúp đỡ cộng động]

Dự án

Quan sát

Bảng kiểm đánh giá sản phẩm

Phiếu đánh giá sự hợp tác của học sinh trong hoạt động nhóm

Nhóm: ……………….. Lớp…………………

Các tiêu chíCác mức độ
4321

1. Nhận nhiệm vụ

Xung phong nhận nhiệm vụ

Vui vẻ nhận nhiệm vụ

Miễn cưỡng, không thoải mái khi nhận nhiệm vụ

Từ chối nhận nhiệm vụ

2. Tham gia thảo luận nhóm

Tích cực đóng góp ý kiến

Biết tham gia đóng góp ý kiến

Còn ít tham gia đóng góp ý kiến.

Không tham gia đóng góp ý kiến

3. Thực hiện nhiệm vụ và giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác

- Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, nhưng chưa chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Ít cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, ít hỗ trợ các thành viên khác.

- Không cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, khộng hỗ trợ các thành viên khác.

4. Tôn trọng quyết định chung

Tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Đôi khi không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Nhiều lúc không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

5. Kết quả thảo luận

Có sản phẩm tốt, vượt mức thời gian

Có sản phẩm tốt, đảm bảo thời gian

Có sản phẩm tương đối tốt, không đảm bảo thời gian

Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

6. Trách nhiệm với kết quả thảo luận chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Công cụ Bảng kiểm đánh giá việc thực hiên nhiệm vụ của học sinh

Bảng kiểm đánh giá học sinh tham gia nhiệm vụ học tập

Họ tên học sinh được ĐG:...................................Lớp:.......................

Biểu hiện

Không

1. Tự giác, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ

2. Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian

3. Nội dung trình bày đủ ý, thể hiện được việc làm cụ thể thể hiện siêng năng kiên trì, tính khả thi cao

4. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học, đẹp

5. Chưa chủ động, tập trung khi thực hiện nhiệm vụ

6. Chưa hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu

Phiếu đánh giá nhiệm vụ

Họ và tên người tự đánh giá:................

Phiếu tự đánh giá nhiệm vụ

TT

Nội dung/ Tiêu chí đánh giá

Hoàn thành tốt [3]

Hoàn thành

[2]

Chưa hoàn thành[1]

1

Trả lời câu hỏi tìm hiểu truyện

2

Liệt kê những chi tiết trong truyện thể hiện tính siêng năng, kiên trì

3

Chỉ ra dấu hiệu đặc trưng của siêng năng, kiên trì

4

Phân biệt được những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.

Kết quả đạt được

Phiếu bài tập [3 phút]

Họ và tên……………………………..Lớp……………….

Hãy viết suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim”

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Bảng kiểm đánh giá kĩ năng lắng nghe, phản hồi.

Tiêu chíĐạtKhông đạt
1. Lắng nghe tích cực
1.1. Chăm chú nghe
1.2. Nhớ các ý chính
1.3. Không ngắt lời người nói
1.4. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực
1.5. Đặt câu hỏi gợi mở
2. Phản hồi tích cực
2.1. Đưa ra ý kiến của mình một cách xây dựng [không phê phán, đưa ra phương án để mở rộng suy nghĩ, gợi ý phương pháp thay thế]
2.2. Có thể hỏi về vấn đề được nghe
2.3. Có thể cung cấp thêm thông tin
2.4. Không nhắc lại ý bạn đã nói
2.5. Có thể tiếp nối, phát triển vấn đề một cách hợp lí.

Ban hành Thông tư đánh giá học sinh trung học theo CT GDPT 2018

Cỡ chữ Màu chữ:

Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] vừa ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở [THCS] và học sinh trung học phổ thông [THPT]. Thông tư có hiệu lực từ ngày 5/9/2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới [CT GDPT 2018] đối với cấp trung học.

Cụ thể, từ năm học 2021-2022 áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 6. Từ năm học 2022-2023 áp dụng tiếp cho lớp 7 và lớp 10. Từ năm học 2023-2024 thực hiện tiếp nối việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 8 và lớp 11. Từ năm học 2024-2025 thực hiện đánh giá theo Thông tư này cho 2 lớp còn lại là lớp 9 và lớp 12.

Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế cho hai Thông tư 58 và 26 quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT được ban hành trước đó.

Đánh giá vì sự tiến bộ của người học

Kế thừa Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, Thông tư 22 yêu cầu việc đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học. Theo đó, việc đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT; bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan. Việc đánh giá thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Hoạt động này phải coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh này với học sinh khác.

Mục đích của việc đánh giá là xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT. Hoạt động này nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập; cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên thông qua đó cũng có sự điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp.

Nhiều môn chỉ đánh giá bằng nhận xét

Thông tư 22 quy định 2 hình thức đánh giá là bằng nhận xét và bằng điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên, còn có sự tham gia phối hợp của học sinh, phụ huynh, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Cả đánh giá bằng nhận xét và điểm số đều được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ.

Tuy nhiên, khác với các Thông tư quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT trước đây, Thông tư 22 cho phép một số một chỉ thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Cụ thể, các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, kết quả học tập theo môn học chỉ được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, Chưa đạt.

Đối với các môn học còn lại, kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 và phải làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất nếu điểm là số nguyên hoặc số thập phân.

Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn học

Nếu Thông tư 58 có quy định về điểm trung bình học các môn để lấy căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì ở Thông tư 22 mới, quy định này đã không còn. Điểm trung bình học kì và năm học chỉ được tính của riêng cho từng môn học.

Thay vì xếp loại học lực Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 vì đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số và 2 mức “Đạt, Chưa đạt” đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét.

Khi tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có đạt từ 8,0 điểm trở lên, thì học sinh được đánh giá kết quả học tập là “Tốt”.

Nếu học sinh có kết quả học tập tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt, đồng thời tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn đạt từ 6,5 điểm trở lên, thì được đánh giá mức “Khá”.

Kết quả học tập của học sinh được đánh giá mức “Đạt” khi có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức “Chưa đạt” và có ít nhất 06 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có môn học nào dưới 3,5 điểm.

Các trường hợp còn lại, học sinh được đánh giá là “Chưa đạt”.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở Thông tư 22 được đánh giá theo một trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt; thay vì xếp loại Hạnh kiểm: Tốt, khá, trung bình, yếu như Thông tư 58.

* Xem nội dung Thông tư trong file đính kèm./.

Gửi email
In trang
Tweet

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề