Loại hình công ty nào được phát hành cổ phiếu năm 2024

Hiểu đơn giản, cổ phiếu là giấy tờ xác nhận quyền sở hữu cổ phần. Hiện nay, cổ phiếu có mấy loại, tên các loại cổ phiếu này là gì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cổ phiếu là gì? Cổ phiếu có mấy loại?

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu 01/một số cổ phần của công ty đó (theo khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020) .

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 cũng quy định:

2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ phiếu có 02 loại chính: Cổ phiếu phổ thông (hay còn gọi là cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi. Trong đó, cổ phiếu ưu đãi lại được chia thành 04 loại: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác.

Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp năm 2020 yêu cầu cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  1. Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
  1. Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
  1. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;

  1. Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
  1. Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

Như vậy, có thể nói, cổ phiếu chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông công ty cổ phần đó. Và công ty cổ phần có 02 loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

Loại hình công ty nào được phát hành cổ phiếu năm 2024
Cổ phiếu có mấy loại theo Luật Doanh nghiệp 2020? (Ảnh minh họa)

Tên các loại cổ phiếu hiện nay

Như đã nêu ở trên, có 02 loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi theo Luật Doanh nghiệp 2020.

Loại hình công ty nào được phát hành cổ phiếu năm 2024
Tên các loại cổ phiếu hiện nay (Ảnh minh họa)

Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông sẽ có các quyền quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 trong đó nổi bật là quyền dự họp, phát biểu, biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Còn cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được hưởng một số đặc quyền đồng thời bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông. Cụ thể:

  • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác (trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế).
  • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông/mức ổn định hằng năm nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (trừ trường hợp Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức).
  • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước. Nhưng người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (trừ khi cổ phiếu ưu đãi hoàn lại chuyển thành cổ phiếu phổ thông hoặc Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại).

Bên cạnh, cách phân loại dựa vào quyền lợi của chủ sở hữu cổ phiếu thì cổ phiếu còn được phân loại theo hình thức như sau:

  • Cổ phiếu ghi danh: Ghi rõ tên người sở hữu trên cổ phiếu. Cổ phiếu này khá chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.

Cổ phiếu vô danh: Không ghi tên người sở hữu trên cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu này.

Xác định loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mới là công việc rất quan trọng. Theo quy định, hiện nay tại Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu, nhược điểm khác nhau.

Loại hình công ty nào được phát hành cổ phiếu năm 2024

Có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam hiện nay

1. Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam?

Loại hình doanh nghiệp là hình thức mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, thể hiện mục tiêu mà doanh nghiệp muốn xây dựng. Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một hình thức xây dựng và phát triển riêng đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam và mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất. Các loại hình doanh nghiệp đó là:

1.1 Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp 100% vốn điều lệ do nhà nước nắm giữ, có thể theo cơ cấu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế tự chịu trách nhiệm quản lý, vận hành thu chi và được pháp luật bảo hộ.

1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): là doanh nghiệp có vốn điều lệ do các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu theo tỷ lệ góp vốn.

Các đặc điểm của một Công ty trách nhiệm hữu hạn là:

- Có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Có thể được thành lập bởi một thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc từ hai đến tối đa 50 thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) quy định tại Khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác theo quy định của luật và điều lệ công ty.

Loại hình công ty nào được phát hành cổ phiếu năm 2024

Công ty TNHH một thành viên do 1 cá nhân sở hữu

1.2.1 Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp có vốn điều lệ do một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có các đặc điểm sau:

- Có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- không được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho người khác, trừ trường hợp được quy định khác bởi luật đặc biệt.

- Không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần).

- Được phát hành trái phiếu theo quy định.

Về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 1 thành viên là:

- Được tổ chức và hoạt động theo một trong hai mô hình: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc, hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp Nhà nước thì công ty bắt buộc thành lập Ban kiểm soát, trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, kiểm soát viên thực hiện theo đúng quy định.

- Chủ sở hữu công ty là cá nhân thì có Chủ tịch công ty, giám đốc, hoặc Tổng giám Đốc.

1.2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ hai đến tối đa 50 thành viên, là các cá nhân, tổ chức hoặc cả cá nhân và tổ chức, sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty theo tỷ lệ góp vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Đặc điểm của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Có thể chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác theo quy định của luật và điều lệ công ty.

- Phần vốn góp chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51, 52, 53 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Công ty được phát hành trái phiếu theo quy định.

Về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

- Công ty có Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Công ty là doanh nghiệp là Nhà nước theo quy định và công ty con của doanh nghiệp Nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát, các trường hợp khác do công ty tự quyết định.

Hiện nay, các cá nhân tổ chức khi cần biết các thông tin cơ bản về một công ty (mã số thuế, chủ sở hữu, địa chỉ...) có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.

Loại hình công ty nào được phát hành cổ phiếu năm 2024

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

1.3 Công ty cổ phần

Công ty Cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần gọi là cổ phần và thành viên của công ty là các cổ đông sở hữu một hoặc nhiều cổ phần. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn từ nhiều nguồn.

Đặc điểm của công ty cổ phần gồm có:

- Cổ phần: Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau.

- Cổ đông: Có thể là cá nhân, hoặc tổ chức, trong đó, tối thiểu là 3 cổ đông, không giới hạn số cổ đông tối đa.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp.

- Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán của công ty.

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần có thể hoạt động theo 1 trong 2 mô hình sau:

  1. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Lưu ý, trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% cổ phần thì không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát.
  1. Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị , giám đốc/ Tổng giám đốc. Trong đó, ít nhất 20% thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập, có UB kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của UB kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

1.4 Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh, là các cá nhân có uy tín và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của công ty và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có các thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đặc điểm của công ty hợp danh là:

- Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, kinh doanh dưới một tên chung. Bên cạnh các thành viên hợp danh, công ty còn có thể có thêm thành viên góp vốn.

- Thành viên hợp danh là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

- Thành viên góp vốn: là tổ chức hoặc cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Không được niêm yết cổ phiếu hay phát hành trái phiếu.

1.5. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm của Doanh nghiệp tư nhân là:

- Không có tư cách pháp nhân và không được phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay cơ sở kinh doanh

- Không được phát hành chứng khoán.

- Có quyền sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật

- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư vấn, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Chủ doanh nghiệp quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân:

- Có toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty, sử dụng lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

- Có thể trực tiếp điều hành hoặc thuê người khác làm giám đốc để quản lý thay, nhưng vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật, với tư cách người yêu cầu giải quyết các việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn… trước Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định.

Trên đây là những chia sẻ từ phần mềm BHXH eBH về các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho Quý độc giả.

Công ty phát hành cổ phiếu khi nào?

Điều kiện để doanh nghiệp được phát hành cổ phiếuVốn đăng ký điều lệ đã đóng góp từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị được ghi nhận trên sổ sách kế toán. Hoạt động kinh doanh liên tục trong 2 năm liền trước thời điểm đăng ký chào bán phải đạt được lợi nhuận và không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký chào bán.

Tại sao công ty hợp danh không được phát hành cổ phiếu?

Theo quy định trên, trái phiếu được xem là một loại chứng khoán, mà công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, công ty hợp danh không được phát hành trái phiếu.

Công ty phát hành chứng khoán là gì?

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán với tự cách là thành viên của sở giao dịch chứng khoán. Công ti chứng khoán là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, được thành lập theo hình thức được pháp luật quy định; đối tượng kinh doanh chủ yếu và mang tính chất nghề nghiệp là chứng khoán.

Có bao nhiêu loại hình công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam?

Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. ... .

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. ... .

Công ty cổ phần. ... .

Công ty hợp danh. ... .

Doanh nghiệp tư nhân..