Lỗi đè vạch xương cá phạt bao nhiêu tiền?

Vạch xương cá là gì? Các loại vạch xương cá? Lỗi đè vạch xương cá bị phạt bao nhiêu tiền? Ý nghĩa của vạch xương cá? Đi qua vạch xương cá như thế nào để đảm bảo đúng luật và an toàn?

Trong quá trình tham gia giao thông, người tham gia giao thông có thể nhìn thấy rất nhiều loại vạch kẻ trên cung đường di chuyển, trong đó có “vạch xương cá”. Tuy nhiên, không ít người còn lạ lẫm với khái niệm “vạch xương cá” nên dẫn tới việc vi phạm luật giao thông khi đi lấn, chèn vạch xương cá mà không nắm rõ hành vi vi phạm cũng như mức phạt vi phạm đối với hành vi này. Vậy vạch xương cá là gì, nếu đi đường mà chèn lên vạch xương cá thì có bị phạt hay không, nếu phạt thì mức phạt như thế nào?

Mục lục bài viết

1. Vạch xương cá là gì?

Căn cứ quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trong hệ thống các vạch kẻ đường hiện nay không có vạch nào mang tên là vạch xương cá. Đây là thuật ngữ được mọi người sử dụng để chỉ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V. Việc sử dụng thuật ngữ “vạch xương cá” để giúp người dân dễ nhớ, dễ hình dung khi lưu thông trên đường. Theo đó, vạch xương cá được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

Vạch xương cá được biểu hiện theo dạng các nét liền màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

Xem thêm: Thế nào là đi sai làn đường? Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?

2. Các loại vạch xương cá:

Vạch xương cá được phân ra thành 03 loại khác nhau như sau:

2.1. Vạch xương cá 1.16.1: Đây là loại vạch chạy cắt chéo tạo thành hình tam giác. Vạch này quy định đảo phân chia dòng phương tiện di chuyển ngược chiều nhau.

2.2. Vạch xương cá 1.16.2: Khác với loại vạch xương cá 1.16.1 là hình tam giác, loại vạch này có phần gãy khúc ở bên trong tạo thành nhiều góc nhọn thẳng hàng với nhau. Vạch này xác định đảo phân chia dòng phương tiện đi ngược chiều.

2.3. Vạch xương cá 1.16.3: Loại vạch có phần gãy khúc bên trong với góc nhọn ngược với hướng của góc nhọn bên ngoài dùng để xác định đảo nhập dòng phương tiện.

Khi lưu thông trên đường, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều loại vạch xương cá, nhưng không phải ai cũng biết rõ ý nghĩa của các loại vạch này. Việc phân loại các vạch cá sẽ giúp người tham gia giao thông chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đúng hơn, hạn chế các lỗi vi phạm của người dân.

Xem thêm: Dừng xe quá vạch, đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

3. Lỗi đè vạch xương cá bị phạt bao nhiêu tiền?

Không phải trên các tuyến đường đều xuất hiện vạch xương cá, mà vạch này thường được sử dụng tại các khu vực như trạm thu phí [dùng để hướng dẫn xe xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí]; hoặc tại các nút giao cùng mức [dùng để kênh hóa các dòng xe ở ngã ba, ngã tư phức tạp].

Cũng như các loại vạch chỉ đường khác, khi lưu thông trên đoạn đường có xuất hiện vạch xương cá, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc chèn vạch, trừ những trường hợp khẩn cấp.

* Mức phạt khi vi phạm lỗi đè vạch xương cá:

– Căn cứ pháp lý:

+ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

+ Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng

– Mức phạt cụ thể:

a] Mức phạt đối với ô tô: Theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, các chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cụ thể ở đây là chèn, lấn, đè vạch xương cá là từ 300.000 – 400.000 đồng, kèm thêm biện pháp bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

b] Mức phạt đối với xe máy: Theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với xe máy phạm lỗi chèn, lấn, đè vạch xương cá tước là từ 000 – 200.000 đồng, kèm thêm biện pháp bổ sung là Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

c] Mức phạt đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng phạm lỗi chèn, lấn, đè vạch xương cá tước là từ 000 – 200.000 đồng, kèm thêm biện pháp bổ sung là tước Giấy phép lái xe [máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [xe máy chuyên dùng] từ 02 – 04 tháng.

d] Mức phạt đối với xe đạp: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với xe đạp là từ 80.000 – 100.000 đồng.

Xem thêm: Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41? Phân biệt và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường?

4. Ý nghĩa của vạch xương cá:

Về bản chất, mục đích sử dụng vạch xương cá là để giới hạn phần đường không dùng cho xe chạy mà chỉ sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Điều này có nghĩa là khi nhìn thấy vạch xương cá, các phương tiện giao thông phải đi đúng làn đường quy định, không được điều khiển phương tiện cắt ngang qua, không được đi lấn hoặc chèn lên vạch xương cá, trừ những trường hợp khẩn cấp được quy định tại Luật Giao thông đường bộ. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ quy định những xe được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự, không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, bao gồm các loại xe sau:

  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
  • Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
  • Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
  • Đoàn xe tang.

Khi các xe này thực hiện nhiệm vụ thì cần phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Các tín hiệu của xe được quy định tại Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

Xem thêm: Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

5. Đi qua vạch xương cá như thế nào để đảm bảo đúng luật và an toàn?

Khi trên đường xuất hiện vạch xương cá, người điều khiển phương tiện giao thông rất dễ vi phạm lỗi đè vạch, vì vậy, các phương tiện có thể tham khảo cách đi qua vạch xương cá như sau để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như không vi phạm lỗi chèn vạch xương cá. Cụ thể như sau:

– Di chuyển tăng tốc cùng tốc độ với xe khác nhưng vẫn phải đảm bảo trong phạm vi giới hạn vận tốc cho phép, các phương tiện nên di chuyển vào bên phải của mình qua vạch xương cá cho đến đoạn đường có vạch đứt.

– Các phương tiện bật đèn tín hiệu [xi nhan] để xin nhập làn chuyển dịch sang làn đường cần đi.

– Điều khiển phương tiện vào khoảng trống trong làn đường cần nhập.

– Di chuyển vào làn đường muốn đi khi thấy an toàn.

Việc hiểu rõ ý nghĩa của vạch xương cá sẽ giúp người điều khiển phương tiện giao thông đi lại an toàn, hạn chế xảy ra vi phạm giao thông, thậm chí là tai nạn giao thông. Hi vọng bài viết sẽ giúp người đọc có được những thông tin bổ ích để luôn an toàn trên cung đường mình đi.

Lỗi Cho đến đó để vạch phạt bao nhiêu tiện?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Như vậy đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Ô tô đè vạch liền phạt bao nhiêu tiện?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ mức xử phạt từ 100.000 – 400.000 VNĐ [tùy trường hợp] với hành vi vi phạm lỗi đè vạch.

Vạch xương cá màu vàng có tác dụng gì?

Vạch xương cá được sử dụng để giới hạn phần diện tích mặt đường không được phép chạy hoặc dừng xe. Như vậy, vạch xương cá sẽ được dùng để kênh hóa các dòng xe đang lưu thông trên đường.

Lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

5.2. Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xe máy không chấp hành vạch kẻ đường.

Chủ Đề